SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thị Hưởng trong giai đoạn hiện nay

 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

Sáng kiến trình bày cách thức tổ chức công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà

trường đạt hiệu quả, thực hiện từ năm học 2014 – 2015 đến 2017 - 2018 và những năm

tiếp theo.

Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Ngay từ đầu

cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Toàn dân tham gia diệt giặc dốt” và vạch

rõ phương châm làm “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng

xong”. Ngày nay, xã hội hóa giáo dục trở thành một trong những quan điểm để hoạch

định hệ thống các chính sách xã hội. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Nghị

quyết TW2 (Khóa VIII) chỉ rõ: “Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà

nước và của toàn dân” và Nghị Quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định

về xã hội hóa giáo dục là: “Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy

động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục”. Vì vậy, xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa

cực kỳ quan trọng, là một tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của

xã hội tham gia vào công tác giáo dục là điều kiện tiên quyết để phát triển toàn diện và

có hiệu quả sự nghiệp giáo dục.

Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường trong những năm qua đã đem lại hiệu

quả thiết thực, giúp nhà trường từng bước ổn định cơ sở vật chất, công tác dạy và học,

nâng cao hiệu quả giáo dục từng bước được nâng lên.

pdf11 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thị Hưởng trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả trên nhà trường 
đã thực hiện một số biện pháp sau: 
3.1. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền về công tác xã hội hoá giáo 
dục. 
Xã hội hoá giáo dục là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân 
dân, của mọi người cùng làm giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người. Trách nhiệm 
 5 
của ngành giáo dục và nhà trường là phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của 
giáo dục đối với đời sống cộng đồng. 
Để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, bước đầu tiên là phải có nhận thức đầy đủ về nội 
dung, tầm quan trọng và ý nghĩa của nhiệm vụ đó, từ đó mới có thể đánh giá, đề ra các 
biện pháp và thể hiện tinh thần quyết tâm thực hiện. Vì vậy, phải tăng cường công tác 
tuyên truyền, vận động cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, mục đích, chủ 
trương, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của nhà trường 
trong từng năm học nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính 
quyền địa phương, các tổ chức xã hội, Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh 
 theo hướng tích cực về vị trí hàng đầu của giáo dục để có hiểu biết về mục đích và 
chủ động tham gia vào giáo dục cùng với nhà trường. 
- Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã 
hội, các cuộc họp phụ huynh, họp ban đại diện cha mẹ học sinh, các mối quan hệ với 
hình thức thư ngõ,  để tuyên truyền sâu rộng, thiết thực về tình hình cơ sở vật chất của 
trường, những vấn đề khó khăn cần phải giải quyết nhằm đáp ứng tốt cho công tác dạy 
và học. Từ đó, nhằm giúp cho phụ huynh, mạnh thường quân thấy được những khó khăn 
của trường gặp phải để cùng tham gia vào công tác vận động xã hội hoá của nhà trường. 
- Nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục có chiều sâu và chiều rộng, toàn 
thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh, mạnh thường quân cần được 
quán triệt một cách đầy đủ, khoa học và chính xác về nội dung và ý nghĩa của công tác 
vận động xã hội hoá giáo dục, công tác xã hội hóa phải gắn với mục tiêu từng năm nhằm 
chỉnh trang, tu sửa cơ sở vật chất ngày càng khang trang đáp ứng nhu cầu học tập của 
học sinh, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục theo đề án đã được Uỷ ban nhân tỉnh phê 
duyệt, tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường lớp, tạo một bước 
đột phá trên nhiều lĩnh vực, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức 
về xã hội hóa giáo dục trong toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh, nhất là 
cán bộ quản lý, từ đó góp phần tuyên truyền trong cha mẹ học sinh, các mạnh thường 
quân, tạo sự đồng thuận với chủ trương xã hội hoá giáo dục của nhà trường. 
- Đẩy mạnh hoạt động khuyến học trong nhà trường, để huy động mọi nguồn lực, 
tài lực phục vụ cho công tác giáo dục. Duy trì và phát huy phong trào khuyến học, 
khuyến tài nhằm tranh thủ các nguồn tài trợ, học bổng góp phần tạo điều kiện các em 
tiếp tục đến trường. 
3.2. Xây dựng kế hoạch công tác vận động xã hội hóa một cách khoa học 
Trong quá trình quản lý, lập kế hoạch là khâu quan trọng đầu tiên nhằm định hướng 
cho các hoạt động giáo dục. Đây là biện pháp giúp xác định các nội dung, phương pháp, 
đối tượng, thời gian thực hiện Kế hoạch đảm bảo tính thống nhất với mục tiêu giáo 
dục toàn diện của nhà trường, các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục, của bộ Giáo dục 
về công tác vận động xã hội hóa, huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng 
giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, triển khai đồng bộ, thường xuyên, chặt 
chẽ và có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời. 
Để xây dựng kế hoạch, trước hết, cán bộ quản lý phải nắm rõ và đánh giá được tình 
hình, thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện. Những chủ trương nhằm phát 
động trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, những tấm lòng vàng, mạnh 
 6 
thường quân, cựu học sinh, gia đình tâm huyết với giáo dục,  ủng hộ cho nhà trường 
trong việc xây dựng, sửa chữa trường lớp khang trang, tạo cảnh quan sư phạm xanh, 
sạch, đẹp. Các hạng mục công trình nào đòi hỏi phải có ý nghĩa thiết thực được tập thể 
nhà trường, cha mẹ học sinh bàn bạc và đi đến thống nhất qua các lần hội, họp, trong đó 
cần cụ thể hoá các hạng mục tu sửa cơ sở vật chất với kinh phí là bao nhiêu? thời gian 
bao lâu? ai chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo suốt thời gian vận động  
Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên vừa là đội ngũ trí thức, vừa là một tuyên 
truyền viên cần nhận thức sâu sắc được ý nghĩa xã hội hoá giáo dục từ đó tuyên truyền 
giáo dục, vận động trong cha mẹ học sinh, mạnh thường quân  làm thế nào đó để tạo 
được sự tin tưởng và tích cực tham gia cùng với nhà trường chăm lo cho sự nghiệp giáo 
dục. 
Hằng năm, nhà trường phải xác định được hiện nay trường mình đang đứng ở đâu, 
có những thuận lợi, khó khăn gì ? Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể rõ ràng, 
phần nào đầu tư từ ngân sách, phần nào cần huy động sự tham gia đóng góp của phụ 
huynh. Xây dựng kế hoạch phải thiết thực cụ thể, phải được sự đồng tình cao của tập thể 
cán bộ, giáo viên, nhân viên, hội cha mẹ học sinh của trường và khi bắt tay vào thực hiện 
cần quán triệt quan điểm trong tập thể là không thể sợ thiếu mà không làm. 
Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, các ban ngành, kế hoạch thực hiện 
vào đầu năm học, trong ngày khai giảng với sự có mặt của các đại biểu nên đem vấn đề 
này ra bàn bạc, nêu lên những thuận lợi, khó khăn mà trường gặp phải cũng như công 
việc sắp thực hiện cần có sự hỗ trợ của địa phương, các mạnh thường quân và các nhà 
hảo tâm. 
Cần có kế hoạch và chủ trương đúng trong việc đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục. 
Đồng thời xin chủ trương của cấp quản lý nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ 
để thực hiện xã hội hoá giáo dục đúng hướng, đặc biệt là đảm bảo đúng theo qui định. 
3.3. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia xã hội hóa giáo dục 
Cũng với mục đích tăng cường thêm cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ dạy và 
học nhằm nâng cao chất lượng, cần quan tâm tới việc huy động sự đóng góp tài chính, 
tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, các mạnh thường quân, cán bộ, giáo viên, 
nhân viên nhà trường, các cựu học sinh thành đạt đang làm việc trong và ngoài tỉnh và 
các bậc phụ huynh học sinh có tâm quyết với sự nghiệp giáo dục cũng như có con em 
đang học tại trường. 
Nhà trường phải biết tranh thủ những mối quan hệ, tìm hiểu về các đối tác để có cơ 
hội trao đổi với họ về kế hoạch phát triển của nhà trường thông qua đó sẽ kêu gọi sự ủng 
hộ, giúp đỡ của họ cho các vấn đề liên quan đến giáo dục của nhà trường. Có thể nêu 
một số minh hoạ cụ thể: 
Vào đầu năm học mới, nhà trường đều phải chỉnh trang tu sửa cơ sở vật chất nhằm 
thực hiện tốt tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, cơ sở vật chất đã xuống 
cấp, thiếu phòng học, thiếu sân chơi, bãi tập phục vụ cho các hoạt động giáo dục trái 
buổi  trước thực tế như vậy mà kinh phí nhà trường không đáp ứng được, Do đó nhà 
trường tham mưu đề xuất với lãnh đạo Sở Giáo dục hỗ trợ kinh phí cũng như xin chủ 
trương và tổ chức họp phụ huynh, ban đại diện cha mẹ học sinh  vận động để đầu tư 
phòng học, trang thiết bị dạy và học, lót dal sân trường, làm hàng rào tol sát cạnh nhà 
dân  để tạo vẽ mỹ quan và phục vụ cho công tác dạy và học. Cũng trong các năm học 
 7 
từ 2014-2015 đến 2017-2018 nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục mà nhà 
trường đã nhận được sự đóng góp của các bậc phụ huynh, mạnh thường quân, cựu học 
sinh  bằng vật chất để tiến hành sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phục vụ 
tốt cho công tác giáo dục của nhà trường. 
Như vậy, cần nhận thức được rằng chỉ có thể làm tốt xã hội hoá giáo dục thì nhà 
trường mới từng bước cải tạo, sửa chữa, trang bị các trang thiết bị, cảnh quang sư phạm 
xanh, sạch, đẹp đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay. 
3.4. Tổ chức tổng kết hội nghị rút kinh nghiệm về công tác xã hội hoá giáo dục 
hàng năm 
Rút kinh nghiệm và tổng kết là một việc làm rất có ý nghĩa, thể hiện sự công khai 
minh bạch sự tham gia đóng góp của cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân ... một 
cách hợp lý, tích cực. 
Hằng năm nhà trường cần tổ chức tổng kết về công tác xã hội hoá giáo dục, thể 
hiện sự trân trọng. Qua đó nhằm tuyên dương những nhà hảo tâm, các cá nhân có nhiều 
tâm huyết đóng góp chăm lo cho sự nghiệp giáo dục . Tổng kết toàn bộ công sức đóng 
góp của phụ huynh học sinh và các mạnh thường quân, sau đó công khai rõ ràng, minh 
bạch kinh phí đã sử dụng với những việc làm thiết thực, tạo niềm tin với các cấp lãnh 
đạo và phụ huynh, mạnh thường quân ... trong sự đóng góp nhằm định hướng cho công 
tác này tiếp tục thực hiện tốt trong thời gian tới. 
V- Hiệu quả đạt được: 
Thực hiện theo Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18 tháng 10 năm 2010 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự 
nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo; Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ 
GD&ĐT ban hành Điều lệ hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Vì vậy, việc cụ 
thể hóa thông tư văn bản này đôi khi còn gặp nhiều khó khăn đối với nhà trường, nhà 
trường không có nguồn kinh phí để cải tạo xây dựng các công trình nhỏ phục vụ học 
sinh, kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh hạn hẹp. Tuy nhiên, nhờ thực 
hiện tốt công tác vận động xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông Huỳnh Thị 
Hưởng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu. Cụ thể như sau: 
Kết quả công tác vận động xã hội hoá từ năm học 2014-2015 đến nay 
Năm học 
Hạng mục/công trình 
vận động đóng góp 
Số tiền 
Tổ chức/cá nhân 
đóng góp 
Hàng rào Tol phía trước sát nhà dân 25.000.000đ Ban ĐDCMHS 
Hỗ trợ học sinh nghèo, cận nghèo 
vui xuân đón tết 
10.000.000đ 
Quỹ đêm 
văn nghệ 
2014-2015 
Trao 9 suất học bổng học sinh nghèo 9.000.000đ 
Mạnh thường 
quân TP.HCM 
02 phòng học tiền chế 100.000.000đ Ban ĐDCMHS 
Quỹ hội PHHS 19.062.000đ PHHS 
2015-2016 
Trao 54 suất học bổng học sinh nghèo 10.850.00đ 
Quỹ đêm 
văn nghệ 
 8 
Khen thưởng học sinh 70.000.000đ Cựu học sinh 
Khen thưởng học sinh 5.000.000đ Cựu học sinh 2016-2017 
Trao học 24 suất bổng học sinh nghèo 9.200.000đ 
Quỹ khuyến học 
trường 
Mái che lưới lan và lót dal sân trường 100.000.000đ 
Mạnh thường 
quân, PHHS, 
GV, NV  
2017-2018 
02 Ti vi 55 inch 19.800.000đ 
Mạnh thường 
quân, cựu học 
sinh  
Nâng cấp sân trường, nhà xe cho giáo 
viên và học sinh, làm lại cột cờ 
165.000.000đ 
Mạnh thường 
quân, PHHS, 
GV, nhân viên 
Quà tiếp bước đến trường 3.000.000đ Cựu học sinh 
Trao học bổng học sinh nghèo 49.000.000đ 
Cựu học sinh, 
mạnh thường 
quân  
2018-2019 
Trao học bổng cho học sinh 
và giáo viên 
16.000.000đ Cựu học sinh 
2019-2020 Quà tiếp bước đến trường 16.500.000đ Cựu học sinh 
* Qua số liệu trên, công tác vận động xã hội hoá giáo trong thời gian qua cơ bản 
đạt hiệu quả rất cao. Từ đó, đã góp phần trong việc giải quyết vấn đề về cơ sở vật chất, 
phòng học, sân chơi, bãi tập cho học sinh học trái buổi cũng như các hoạt động giáo dục 
ngoại khoá, trang bị các trang thiết bị ứng dụng CNTT, chỉnh trang, cải tạo vẻ mỹ quang 
nhà trường xanh, sạch, đẹp, hỗ trợ giúp đỡ học sinh nghèo góp phần nâng cao chất lượng 
chung nhà trường từng bước tạo sự niềm tin trong phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, nhà 
trường còn phối hợp tốt với hội khuyến học Chợ Mới, Hội Khuyến học Tỉnh An Giang, 
Cựu Giáo chức đã trao nhiều suất học bổng cho học sinh như Xổ số kiến thiết An Giang, 
Doãn Tới, Trí Tuệ, AIC  Từ đó, tạo điều kiện giúp các em tiếp tục đến trường. 
VI. Mức độ ảnh hưởng: 
1. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm 
 Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề công tác xã hội hóa 
giáo dục trong nhà trường nhằm từng bước tu sửa, chỉnh trang cơ sở vật chất ngày càng 
tốt hơn, phục vụ tốt nhu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đánh giá 
thực trạng công tác này trong thời gian qua. 
 Đề xuất một số biện pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa 
giáo dục trong nhà trường. 
 Tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn thể sư phạm nhà trường, có sự phối kết 
hợp chặt chẽ giữa các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh, mạnh thường quân  về công 
tác xã hội hóa giáo dục từ đó có biện pháp vận động kịp thời trong việc hỗ trợ cho nhà 
trường về cơ sở vật chất, cấp phát học bổng cho học sinh. 
 9 
 Sáng kiến này có thể làm tài liệu nghiên cứu trong công tác tuyên truyền về xã hội 
hóa giáo dục ở các trường học nói chung, trường trung học phổ thông Huỳnh Thị Hưởng 
nói riêng trong việc vận động đóng góp tu sửa cơ sở vật chất cho nhà trường. 
2. Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà 
trường mà bản thân đề ra nếu được thực hiện thường xuyên, đồng bộ, huy động được sức 
mạnh toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường theo đúng chức năng, nhiệm vụ của các bộ 
phận, sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường thì chắc chắn sẽ tạo 
được niềm tin, sự đóng góp to lớn từ các phụ huynh học sinh, mạnh thường quân ... 
trong việc tu sửa, trang bị cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo nên một môi trường giáo 
dục lành mạnh, an toàn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó không chỉ áp 
dụng riêng ở Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng mà có thể áp dụng đối với các trường 
trên phạm vi toàn quốc. 
3. Những điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo 
dục 
Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia, giám 
sát các hoạt động của công tác xã hội hoá giáo dục. 
Tăng cường phối hợp tốt trong các vấn đề khi thực hiện với Ban đại diện cha mẹ 
học sinh, phải bàn bạc thống nhất, phải công khai, minh bạch. Phải có người kiểm tra cụ 
thể, chặt chẽ, tránh hư hỏng, mất mát, lãng phí. Vấn đề về tài chính phải hết sức minh 
bạch, chặt chẽ, tránh tư lợi, thương mại hóa 
 Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục. Thành lập 
ngày truyền thống nhà trường và tổ chức họp mặt hằng năm nhằm ôn lại truyền thống 
đồng thời là dịp để các thầy cô giáo cũ đã từng công tác ở trường, các thế hệ học sinh 
của trường gặp gỡ và cùng chung tay đóng góp xây dựng trường, làm cho trường ngày 
càng xanh, sạch đẹp hơn. 
Đăng tải các hoạt động trong công tác xã hội hóa giáo dục và các cá nhân, tổ chức 
 thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trên website nhà trường nhằm tạo sức lan 
tỏa sâu rộng. 
Xây dựng kênh thông tin, cung cấp số điện thoại đường dây nóng, email của Ban 
vận động nhà trường để đảm bảo thông tin liên lạc xuyên suốt với các mạnh thường 
quân, các nhà hảo tâm muốn đóng góp, hỗ trợ cho nhà trường. 
Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh 
tích cực", thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc 
nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục. 
 4. Những bài học kinh nghiệm: 
Để đạt hiệu quả trong công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường hiện nay là 
một vấn đề hết sức quan trọng. Nghiên cứu vấn đề này nhằm đánh giá lại thực trạng. 
Qua đó, bản thân rút ra những bài học kinh nghiệm sau: 
- Cần phải xây dựng được các giải pháp đồng bộ. Các giải pháp này vừa đảm bảo 
chức năng quản lý, vừa chú ý đúng mức đến đặc trưng của hoạt động của công tác xã hội 
hóa giáo dục theo các văn bản hướng dẫn của các ngành, các cấp. 
 10 
- Phải biết tập trung sức mạnh tổng hợp, huy động mọi lực lượng xã hội tham gia 
vào công tác xã hội hóa giáo dục. Thường xuyên tổ chức biểu dương, khích lệ mọi thành 
phần cá nhân, tập thể, các nhà mạnh thường quân, các tổ chức từ thiện để họ ngày 
càng có nhiều đóng góp vật chất cho trường. Đặc biệt trong thời gian tới, kêu gọi được 
các thế hệ học sinh của trường chung tay đóng góp phát triển nhà trường ngày càng tốt 
hơn. 
- Xây dựng Ban đại diện hội cha mẹ học sinh thật sự vững mạnh, những thành 
viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh phải thật sự là những thành viên tích cực, có 
tâm huyết với công tác giáo dục. Là cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh trong việc 
giáo dục học học sinh cũng như tuyên truyền các chủ trương của nhà trường đến tất cả 
phụ huynh học sinh. 
- Tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các cấp lãnh đạo, với các ban 
ngành của địa phương, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các tổ chức, các mạnh 
thường quân, phụ huynh học sinh . Tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần xã hội 
có thể đóng góp vật chất, đóng góp ý kiến cho việc phát triển của nhà trường. Giám sát 
các hoạt động của nhà trường, tạo môi trường giáo dục lành mạnh 
- Thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để có biện pháp 
phù hợp trong công tác vận động xã hội hóa giáo dục trong tình hình hiện nay. 
VII- Kết luận: 
Những kết quả đạt được về thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường 
rất khiêm tốn, tuy chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện 
nay. Song, đó là thành quả rất đáng trân trọng, vì là kết quả của sự nỗ lực vượt lên nhiều 
khó khăn của tập thể sư phạm nhà trường, sự chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, 
chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh và các tổ chức tập thể, cá nhân các mạnh 
thường quân, các nhà hảo tâm hỗ trợ trực tiếp xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan nhà 
trường, để học sinh có môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các em phát triển toàn diện. 
Công tác xã hội hóa giáo dục ở nhà trường trong thời gian qua đã làm thay đổi 
đáng kể diện mạo của trường về cảnh quan trường lớp, tạo sân chơi, bãi tập phục vụ tốt 
công tác học tập và vui chơi của học sinh. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường 
từng bước được nâng lên. 
Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất 
trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, là một chủ trương, 
nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện ngay, thường xuyên và liên tục có chiều sâu và chiều 
rộng. Đó là nhiệm vụ hết sức lớn lao và to lớn đòi hỏi trong mỗi chúng ta ngày một 
hoàn thiện hơn nữa về cơ sở lý luận, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hoá giáo 
dục, nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội về nhận thức và tổ chức thực hiện. 
Xã hội hoá giáo dục phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả đòi hỏi mỗi cán bộ, 
giáo viên phải làm tốt công tác dân vận, từ nhiệm vụ chính trị trên ít nhiều chúng ta cũng 
sẽ giải quyết, khắc phục những thực trạng của nhà trường qua các mặt thuận lợi và khó 
khăn đan xen trong đời sống xã hội. Chúng ta tranh thủ chủ động phát huy tiềm năng sẵn 
có ở nhà trường, qua đó để vận động đạt được hiệu quả về công tác xã hội hoá giáo dục 
bằng những giải pháp cụ thể phù hợp với thực tiễn địa phương, đem lại lợi ích chính 
đáng bằng sự đầu tư cho giáo dục và chăm lo cho giáo dục có chất lượng theo đúng 
nghĩa “Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển”. 
 11 
Một số biện pháp mà bản thân đã đề xuất trong quá trình thực hiện công tác xã hội 
hoá giáo dục ở nhà trường, đặc biệt là trong tình hình hiện nay đã cho thấy các việc làm 
này có tính cấp thiết và tính khả thi cao, kể từ năm học 2014 – 2015 đến nay việc vận 
động xã hội hoá đã đem lại hiệu quả rất lớn, cơ sở vật chất, cảnh quang sư phạm ngày 
càng khang trang đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học cũng như các hoạt động ngoại khoá so 
với chưa áp dụng sáng kiến, góp phần vào công tác giáo dục toàn diện cho học sinh nói 
chung, đồng thời thực hiện thắng lợi Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá XI của 
đảng về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo. 
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, rất 
mong sự góp ý, chia sẻ chân thành của quí đồng nghiệp để một số biện pháp thật sự phát 
huy trong thực tiễn ngày càng tốt hơn trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả 
công tác xã hội hoá trong nhà trường hiện nay. 
 Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
 Nguyễn Hữu Thọ 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_xa_hoi_hoa.pdf
Sáng Kiến Liên Quan