SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Thực trạng của hoạt động tư vấn tâm lý học đường nói chung
2.1.1. Thuận lợi
- Hiện nay, vai trò của công tác tư vấn học đường đã được đề cao. Nhiều nhà trường đã xem tư vấn tâm lý là một nhân tố chủ động, sáng tạo, có tác động nhiều mặt, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường học hạnh phúc. Cán bộ quản lý một số trường đã bước đầu có những chương trình, hoạt động để tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh.
- Lãnh đạo ngành GD&ĐT các cấp đã rất quan tâm về công tác tư vấn tâm lý học đường: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 31/2017/TT-BGD&ĐT ngày 18/12/2017; Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 hướng dẫn các vấn đề liên quan tư vấn tâm lý học đường. Ở tỉnh Nghệ An, Sở GD&ĐT cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường THPT; tổ chức nhiều đợt tập huấn hữu ích cho cán bộ quản lý các nhà trường để nâng cao kỹ năng tư vấn tâm lý . Nhờ sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo ngành các cấp, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đã được thực hiện khá nghiêm túc và đã đạt được những kết quả bước đầu ở các nhà trường trong tỉnh Nghệ An.
2.1.2. Khó khăn
- Tư vấn tâm lý học sinh là một hoạt động mới trong trường học, chưa có sự thống nhất đồng bộ về mô hình tổ chức lẫn quy định về chuyên môn, biên chế, chế độ chính sách.
- Một bộ phận cán bộ quản lý nhà trường chưa quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức về hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh. Có chăng chỉ là những hoạt động mang tính “thời vụ”, tự phát, đối phó, chưa đề ra được những biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường nên công tác tư vấn tâm lý chưa đạt hiệu quả; người làm công tác tư vấn tâm lý còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức về tư vấn tâm lý.
- Nhiều học sinh, phụ huynh và cả một số giáo viên chưa quan tâm đến đời sống tâm lý: học sinh còn ngại chia sẻ; giáo viên và phụ huynh chưa hiểu vai trò, ý nghĩa của việc tư vấn tâm lý học sinh nên còn thờ ơ, thiếu sự phối hợp.
n biến tâm lý của học sinh với phụ huynh; lắng nghe ý kiến của phụ huynh, làm cho phụ huynh cảm thấy yên tâm, tin tưởng vì con em mình khi học tập rèn luyện tại trường rất được quan tâm, yêu thương và tôn trọng; đề nghị phụ huynh cam kết, phối hợp, hỗ trợ cùng nhà trường trong việc giáo dục, tư vấn tâm lý cho các em; Tổ chức họp phụ huynh theo định kỳ 2 lần/năm học và các cuộc họp đột xuất. Hình thức họp: toàn trường/theo nhóm/theo lớp hoặc gặp riêng từng phụ huynh tùy vào đặc điểm tình hình và mức độ tâm lý của các em ... Ví dụ 1: Trong chương trình họp phụ huynh đầu năm học 2020 – 2021, tôi tham mưu cho Hiệu trưởng chia thành 2 phần: Phần 1: Họp chung tất cả phụ huynh toàn trường. Ngoài việc phổ biến chung các nội dung quan trọng khác của trường, tổ tư vấn thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và tác động của những thay đổi đó đối với học sinh. Nhắc nhở phụ huynh thường xuyên quan tâm, phát hiện, trao đổi, cung cấp thông tin và có biện pháp hỗ trợ kịp thời cùng với nhà trường khi có biểu hiện bất thường về tâm lý của học sinh. Phần 2: họp riêng từng lớp do giáo viên chủ nhiệm trực tiếp chủ trì. Ngoài triển khai các nội dung quan trọng khác, giáo viên chủ nhiệm trao đổi cụ thể với từng phụ huynh về những biểu hiện tâm lý của con em họ (gồm cả những em ngoan và chưa ngoan) bằng nhiều hình thức: trao đổi chung trước lớp, hoặc gặp gỡ riêng một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ 2: Tháng 11/2020, tổ tư vấn tâm lý cùng với nhà trường đã tổ chức một cuộc họp với phụ huynh của những học sinh có các hành vi trốn học, gây gổ làm mất trật tự an toàn trường học và một số e vi phạm các quy định khác của nhà trường. Thành phần tham gia cùng tổ tư vấn gồm đại diện Ban thường trực hội và các phụ huynh của những học sinh vi phạm. Cuộc họp đã nhận được sự đồng thuận cao của phụ huynh, 100% phụ huynh được mời đã có mặt đầy đủ. Các bậc cha mẹ đã rất phấn khởi vì được nhà trường quan tâm con em mình và họ được biết đến những biểu hiện chưa tốt của con em, từ đó có biện pháp phối hợp nhắc nhở, nghiêm khắc răn đe để các con sữa chữa, tiến bộ. - Phối hợp với chính quyền địa phương: Việc phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, giúp học sinh có điều kiện tốt nhất để phát triển cả đạo đức và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, kỹ năng đặc biệt chú ý đến 5 phẩm chất, 10 năng lực mà Chương trình giáo dục phổ thông mới đang hướng tới. Để nâng cao hiệu quả về công tác phối hợp với chính quyền địa phương vùng tuyển sinh, chúng tôi đã thực hiện như sau: + Cung cấp thông tin về tình hình học sinh cho chính quyền địa phương các xã: Sau khi tìm hiểu, nắm bắt, thu thập thông tin, chúng tôi lập danh sách học sinh, phân loại theo từng nhóm đối tượng cần quan tâm, hỗ trợ, phân theo từng đơn vị xã và gửi về chính quyền địa phương các xã nơi các em sinh sống để cùng phối hợp quan tâm, hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả tư vấn tâm lý cho các em. + Tổ chức các cuộc họp để bàn công tác phối hợp và xây dựng Quy chế phối hợp với chính quyền địa phương. + Xây dựng kế hoạch phối hợp: Sau cuộc họp, căn cứ vào tình hình thực tế tình hình nhiệm vụ chính trị của 2 bên, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương trong việc nâng cao chất lượng tư vấn tâm lý cho học sinh: phối hợp với cấp ủy, chính quyền; phối hợp với Đoàn thanh niên, Công an các xã trong vùng tuyển sinh; phối hợp với Trạm y tế .... Kế hoạch ghi rõ nội dung phối hợp (giáo dục đạo đức; giáo dục pháp luật, kỹ năng sống; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh), thời gian thực hiện, lực lượng tham gia và đặc biệt lưu ý đến mục đích phối hợp nhằm đạt hiệu quả trong công tác giáo dục tư vấn tâm lý cho học sinh. Căn cứ vào nhiệm vụ đã được phân công, các thành viên trong Ban giám hiệu và tổ tư vấn tâm lý chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện công tác phối hợp để nâng cao hiệu quả. + Triển khai thực hiện công tác phối hợp. Trong quá trình thực hiện, thường xuyên có trao đổi thông tin 2 chiều giữa nhà trường với chính quyền địa phương về tình hình diễn biến tâm lý và hiệu quả giáo dục, tư vấn cũng như mức độ tiến bộ của học sinh. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, kịp thời giải quyết những vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình thực hiện. Kết quả: Nhờ công tác phối hợp, các địa phương đã tích cực tuyên truyền về các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho học sinh, giáo dục cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn về việc thực hiện đạo đức, lý tưởng, thực hiện đúng pháp luật; quản lý tốt các sản phẩm văn hóa, các dịch vụ văn hóa như các tụ điểm vui chơi, giải trí, dịch vụ internet, văn hóa phẩm; ngăn chặn văn hóa phẩm độc hại và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, ngăn chặn bạo lực học đường; gắn xây dựng môi trường văn hóa gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị”, thực hiện tốt công tác sinh hoạt hè cho học sinh tại địa phương; Đặc biệt, chính quyền địa phương đã phối hợp cùng với nhà trường đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục, cảm hóa học sinh chậm tiến bộ. Các lực lượng như Y tế, văn hóa thông tin, công an xã, đoàn thanh niên đã tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống, pháp luật, văn hóa văn nghệ thể dục thể thao; tuyên truyền, cổ động về giáo dục dân số, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội Nhờ vậy, đa số học sinh nhà trường được tham gia vào các hoạt động bổ ích ở trường và địa phương, chất lượng đời sống tinh thần của các em được nâng lên rõ nét Ví dụ: Để thực hiện tốt công tác phối hợp, góp phần nâng cao hiệu quả tư vấn tâm lý học sinh, tháng 9/2020 tổ tư vấn tâm lý cùng Ban giám hiệu nhà trường tổ chức gặp mặt lãnh đạo địa phương các xã trong ùng tuyển sinh của trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. Thành phần mời dự cùng nhà trường gồm: Đại diện cấp ủy, UBND, Trưởng công an, Bí thư Đoàn các xã vùng tuyển sinh, trạm y tế xã Thanh Dương. Tại cuộc họp, nhà trường và tổ tư vấn tâm lý cùng với lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể địa phương bàn bạc đi đến thống nhất cao trong việc kế hoạch, quy chế phối hợp dựa trên vào các văn bản pháp luật của ngành, của cơ quan đoàn thể để xây dựng hợp lý và thực hiện tốt các biện pháp góp phần giáo dục tư vấn tâm lý, kỹ năng sống cho học sinh. Tổ tư vấn, BGH trường THPT Nguyễn Sỹ Sách và chính quyền địa phương các xã trong vùng tuyển sinh họp bàn công tác phối hợp tư vấn giáo dục học sinh, tháng 9/2020 3.7. Xây dựng nhà trường thành “trường học hạnh phúc” Để xây dựng trường học hạnh phúc, tạo môi trường thoải mái cho học sinh có đời sống tâm lý vui vẻ, tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện tốt các nội dung sau: - Thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên, tránh hiện tượng bảo thủ, áp đặt đối với học sinh. tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa thầy cô với trò. Thầy cô phải là người vừa nghiêm khắc mô phạm vừa gần gũi, để học sinh thấy tin tưởng chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của mình. Bản thân tôi đã thay đổi trước, tôi luôn có tác phong làm việc gần gũi; thay vì áp đặt ý kiến chủ quan, tôi cho học sinh được thoải mái trao đổi, trình bày những suy nghĩ của mình. Nhờ vậy, nhiều học sinh đã rất cởi mở, chia sẻ với tôi về những khó khăn, vướng mắc trong trâm lý, trong học tập và rèn luyện giúp cho việc tư vấn tâm lý học sinh có đối tượng cụ thể, trọng tâm và đạt hiệu quả cao hơn. - Xây dựng môi trường học tập an toàn về thể chất và tinh thần: Ngay từ đầu năm học tôi tham mưu với lãnh đạo nhà trường tiếp tục cải tạo, xây dựng môi trường vật chất bên ngoài, tiếp tục cải tạo sân chơi học thể dục sao cho đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và Đoàn trường tổ chức hiệu quả các trò chơi, chương trình văn nghệ, thể dục thể thao, câu lạc bộ ... tạo sân chơi bổ ích giúp các em có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất, kỹ năng, trí tuệ và tinh thần ... - Xây dựng lớp học hạnh phúc: Lớp học là nơi hằng ngày học sinh được học tập, vui chơi, trải nghiệm. Vào đầu năm học, tôi tham mưu cho ban cơ sở vật chất chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm vận dụng xã hội hóa từ phụ huynh triển khai trang trí lớp học theo quan điểm: sạch sẽ, rộng, thoáng, đủ ánh sáng, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Mỗi lớp đều có trang bị quạt, đèn, tường sạch sẽ, cửa thông thoáng thực sự là nơi các em cảm thấy gần gũi, gắn bó khi tham gia học tập tại trường. - Xây dựng khuôn viên trường xanh sạch đẹp với nhiều cây xanh, bóng mát, nhiều bồn hoa cây cảnh thẫm mĩ. IV. Kết quả nghiên cứu Sau khi áp dụng các biện pháp (năm học 2020 – 2021), công tác tư vấn tâm lý học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách đạt được một số kết quả như sau: - Thành lập được tổ tư vấn tâm lý đúng đủ thành phần. Tổ hoạt động chất lượng, hiệu quả. - Cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường có nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác tư vấn tâm lý học sinh; giáo viên chủ nhiệm quan tâm, sát sao, kịp thời nắm bắt những diễn biến tâm lý học sinh và có cách giải quyết các tình huống tâm lý hiệu quả, giúp đỡ học sinh tháo gỡ những vướng mắc trong học tập, rèn luyện, trong các mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè. Nhờ vậy, đa số học sinh của nhà trường đều chăm ngoan, hoạt bát, hòa đồng, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Số học sinh vi phạm nội quy giảm hẳn. - Huy động, tạo nguồn kinh phí và có những đầu tư thỏa đáng cho tư vấn tâm lý. Phòng tư vấn tâm lý được bố trí phù hợp, là nơi gần gũi để học sinh tìm đến khi cần thiết. - Các hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả tư vấn tâm lý được triển khai nghiêm túc, đầy đủ, phù hợp, hiệu quả; được học sinh tham gia nhiệt tình, vui vẻ. Các hoạt động, chương trình tư vấn tâm lý của nhà trường bài bản hơn, có hệ thống, khoa học và chuyên nghiệp hơn - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh được nâng lên: Số học sinh xếp loại học lực yếu; hạnh kiểm yếu và trung bình đã giảm rõ rệt. - Kỹ năng sống của học sinh được phát huy. Số học sinh có biểu hiện bất ổn tâm lý như lo âu, căng thẳng, trốn học, buồn rầu, hay bị kích động ... không còn nhiều. Đa số học sinh có đời sống tâm lý thoải mái, vui vẻ, kỹ năng sống được cải thiện, tự tin thể hiện bản thân mình một cách đúng mực. Các em đã biết tìm đến phòng tâm lý và thầy cô khi có những bất ổn để nhờ hỗ trợ, tư vấn là việc làm thường xuyên, cần thiết. Bảng so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng các biện pháp Biểu hiện Năm học 2019 – 2020 (Khi chưa áp dụng biện pháp) Năm học 2020 – 2021 (Sau khi áp dụng biện pháp) So sánh kết quả của năm 2020 – 2021 với kết quả năm 2019 - 2020 Tổng số học sinh toàn trường: 1209 Tổng số học sinh toàn trường: 1225 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Mức độ Tỉ lệ (%) Số học sinh khó khăn cần hỗ trợ về mặt tâm lý 272 22,5 71 5,8 Giảm 16,7 Số học sinh tàn tật được quan tâm 0 0,0 1 2,5 Tăng 2,5 Số HS có kết quả xếp loại Hạnh kiểm Yếu và Trung bình 50 4,1 20 1,6 Giảm 2,5 Số HS có kết quả xếp loại Học lực yếu 30 2,5 2 0,16 Giảm 2,34 Số HS thiếu các kỹ năng sống, ngại giao tiếp xã hội 503 41,6 97 7,9 Giảm 33,7 Số HS vi phạm nội quy (nhuộm tóc, trang phục, ngôn ngữ...) 102 8,4 25 2,1 Giảm 6,3 Số học sinh vi phạm ATGT 37 3,0 7 0,57 Giảm 2,43 Số HS hút thuốc lá 45 3,7 9 0,73 Giảm 2,97 Số học sinh gia đình thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ 20 0,16 130 10,6 Tăng 10,44 Số học sinh tìm đến phòng tâm lý hoặc thầy cô để nhờ tư vấn tâm lý 0 0,0 250 20,4 Tăng 20,4 - Những kết quả về hoạt động tư vấn tâm lý của nhà trường được học sinh, phụ huynh và chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao. Một trong những ý kiến đánh giá của học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách về công tác tư vấn tâm lý của nhà trường sau khi áp dụng các biện pháp (khảo sát ngày 19/3/2021) Phần C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận về hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện và nâng cao hiệu tư vấn tâm lý cho học sinh là mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới nên người làm công tác quản lý cần phải sáng tạo trong sử dụng các biện pháp để đổi mới cách làm, giúp công tác tư vấn tâm lý trở nên hấp dẫn, sinh động. Việc áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả tư vấn tâm lý thể hiện sự tìm tòi, đầu tư của người làm công tác quản lý, giúp học sinh tự uốn nắn, điều chỉnh bản thân mình, có thái độ tích cực, tự tin trong cuộc sống. Vì thế, sử dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THPT là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Điều đó không những góp phần làm ổn định tâm lý cho các em mà còn giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng quan trọng để vận dụng vào thực tiễn đời sống. Để nâng cao hiệu quả tư vấn tâm lý học sinh, người làm công tác tư vấn cần biết sử dụng các biện pháp, huy động các lực lượng cùng tham gia; phải luôn tâm huyết với nhiệm vụ; tự học, tự nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm, tự sưu tầm những phương pháp nắm bắt tâm lý học sinh để công tác tư vấn đạt hiệu quả. Qua nhiều năm làm công tác quản lý và được phân công phụ trách thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường, bản thân tôi đã chú ý đến đời sống tâm lý học sinh, luôn muốn tìm cách phát triển các kỹ năng cần thiết giúp đời sống tâm lý của các em luôn vui vẻ, thoải mái nên tôi đã nghiên cứu đề tài này. Tôi mong muốn đề tài sẽ được nhiều cán bộ quản lý và giáo viên quan tâm, ứng dụng tốt vào việc tư vấn tâm lý để học sinh có đời sống tâm lý thoải mái, ổn định, giúp các em luôn yêu cuộc sống, hiểu được giá trị của cuộc sống và học tập, rèn luyện đạt hiệu quả, góp phần hình thành những chủ nhân tương lai cho đất nước. 2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài - Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THPT là nhiệm vụ cần kíp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Thông qua sử dụng các biện pháp đã nâng cao chất lượng công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong nhà trường, học sinh đã hiểu hơn về vai trò của công tác tư vấn tâm lý, đã mạnh dạn hơn trong việc trao đổi những tâm tư tình cảm cần được giải tỏa. Phụ hunh và các tổ chức đoàn thể đã hiểu được tầm quan trọng của tư vấn tâm lý nên đã có những định hướng, nắm bắt, giáo dục tâm lý phù hợp cho con em mình. - Là kinh nghiệm cho đồng nghiệp trong công tác giáo dục tâm lý, bồi dưỡng giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THPT. - Nội dung sáng kiến đề cập góp phần thực hiện chương trình GDPT 2018: rèn luyện 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh. - Việc phát triển năng lực tự điều chỉnh hành vi nhờ tư vấn tâm lý cho học sinh cấp THPT không quá phức tạp, giáo viên với trình độ, kĩ năng sư phạm và những hiểu biết tâm sinh lý lứa tuổi học sinh hoàn toàn có thể làm được. Mặt khác, tư vấn tâm lý là một hoạt động có nhiều ích lợi trong việc góp phần hình thành nhân cách, nên quá trình hình thành năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp chuẩn mực xã hội qua công việc này cũng không phải là vấn đề quá khó khăn, do đó đề tài có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. - Đề tài có thể được sử dụng lồng ghép trong khi thực hiện một số môn học và các chương trình ngoại khóa ... ở các nhà trường. 3. Kiến nghị * Đối với cán bộ quản lý và giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý học sinh: Để đạt hiệu quả cáo trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THPT, trước hết cán bộ quản lý và giáo viên làm công tác tư vấn phải có niềm yêu thích, say mê, nhiệt tình, sáng tạo. Để sử dụng các biện pháp hiệu quả, người làm công tác tư vấn phải có kiến thức về tâm sinh lý học sinh; có tâm, yêu thương học sinh như con của mình; phải tự học, tự nghiên cứu qua sách vở, báo chí và các nguồn internet để tích lũy kinh nghiệm. Các nhà trường cần tích cực đổi mới, thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục. * Đối với học sinh: Để có đời sống tâm lý ổn định, thoải mái, học sinh phải thấy được vai trò và tầm quan trọng của tư vấn tâm lý, phải mạnh dạn trao đổi với thầy cô những trạng thái tâm lý của bản thân. Phải rèn luyện sự sáng tạo, óc tư duy trong quá trình học tập, tu dưỡng; biết sử dụng các kỹ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Biết tìm tòi, hợp tác, quản lí thời gian, lập kế hoạch, huy động kiến thức trong quá trình học tập, rèn luyện để nâng cao các kỹ năng sống. * Đối với chính quyền địa phương và lãnh đạo ngành giáo dục: Chính quyền địa phương cần quan tâm hỗ trợ, tích cực phối hợp với nhà trường để nâng cao chất lượng tư vấn tâm lý cho học sinh. Lãnh đạo ngành giáo dục các cấp cần tổ chức nhiều hơn nữa các đợt tập huấn, tạo cơ hội giao lưu để cán bộ quản lý và giáo viên làm công tác tư vấn có điều kiện học hỏi trao đổi kinh nghiệm. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đúc rút được trong quá trình làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. Vì thời gian, phạm vi và khả năng bản thân có hạn nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện và có thể ứng dụng sâu rộng hơn. Xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO Cẩm nang tâm lý học đường (Dành cho cha mẹ, giáo viên và học sinh). Cẩm nang phòng chống bạo lực học đường. Chương trình bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm lớp trường phổ thông, Khoa Giáo dục, Trường Đại học Vinh, tháng 5/2019. Chương trình GDPT, 2018. Giải mã hành vi bắt gọn tâm lý – Danh mục kỹ năng sống, Lộc Dã, Nhà xuất bản Lao động. Giáo dục và định hướng tuổi học đường – Hãy để yêu thương lên tiếng. Giáo viên với công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường THPT, Bài giảng của PGS.TS. Phạm Minh Hùng – Trường Đại học Vinh. Khi người ta lớn, BS. Đỗ Hồng Ngọc, Nhà xuất bản Trẻ. Những đòn tâm lý trong thuyết phục, Rober.Cialdini. Nguồn “Sức khỏe và đời sống” Nguồn: Internet. Tài liệu tập huấn công tác Tư vấn tâm lý cho học sinh THPT, Bài giảng của nhà giáo Nguyễn Trọng Bé, Trưởng phòng CTTT Sở GD&ĐT Nghệ An, tháng 9/2019. Tư vấn tâm lý học đường, Ths. Nguyễn Thị Oanh – Báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ. Thấu hiểu tâm lý học đường, Ánh Hòa (sưu tầm và biên soạn), Nhà xuất bản Dân trí. Thông tư số 16/2017/TT-BGDDT ngày 12/7/2017, Bộ GD&ĐT. Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017, Bộ GD&ĐT. Vị thành niên, Hoàng Vũ Quỳnh Trang, khoa phát triển hành vi, chuyên viên Tâm lý Lâm sàng Nhi khoa, khoa Tâm lý, Bệnh viện nhi đồng 1. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Phần A: Đặt vấn đề 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 2 III. Đối tượng, thời gian phương pháp nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Thời gian nghiên cứu 2 3.3. Phương pháp nghiên cứu 2 IV. Phạm vi nghiên cứu 2 V. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 VI. Đóng góp mới của đề tài 2 Phần B: Giải quyết vấn đề 4 I. Cơ sở lí luận 4 1.1. Khái quát về tư vấn tâm lý học đường 4 1.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi vị thành niên nói chung 4 1.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinhTHPT nói riêng 5 II. Cơ sở thực tiễn 6 2.1. Thực trạng của hoạt động tư vấn tâm lý học đường nói chung 6 2.2. Thực trạng công tác tư vấn tâm lý học sinh tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách 6 III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách 9 3.1. Thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tư vấn tâm lý 9 3.2. Xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác tư vấn tâm lý 10 3.3. Đầu tư kinh phí, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tư vấn tâm lý 11 3.4. Tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh của học sinh để có cách tư vấn tâm lý phù hợp 13 3.5. Triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh đầy đủ về nôi dung, đa dạng về hình thức 16 3.6. Phối hợp với các bộ phận trong và ngoài nhà trường để thực hiện công tác tư vấn tâm lý 32 3.7. Xây dựng nhà trường thành “trường học hạnh phúc” 36 IV. Kết quả nghiên cứu 37 Phần C: Kết luận và kiến nghị 40 1. Kết luận về hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 40 2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài 40 3. Kiến nghị 41 Phụ lục
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_tu_van_tam.docx