SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 4
Thuận lợi :
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Phòng Giáo dục, chính quyền địa phương, của hội cha mẹ học sinh.
- Ban giám hiệu nhà trường hết sức năng động, sáng tạo, nhạy bén, nhiệt tình trong việc chỉ đạo dạy và học của giáo viên, học sinh để phù hợp với mô hình trường Tiểu học mới hiện nay.
- Giáo viên nhiệt tình, năng nổ đưa hết khả năng, tâm huyết của mình để hỗ trợ, giúp đỡ cho học sinh kịp thời.
- Đa số học sinh ham học và ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Các em yêu thích đến trường.
Khó khăn :
a) Về giáo viên:
- Khi tổ chức hoạt động dạy học giáo viên chưa mạnh dạn, tự tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Còn lúng túng khi xử lý tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học giải các bài toán có lời văn cho học sinh lớp 4 bằng các phương pháp cho phù hợp với từng dạng toán nên hiệu quả giải toán có lời văn chưa cao.
- Môn toán là môn học khô khan và trừu tượng nên giáo viên gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp với từng bài và phù hợp với trình độ nhận thức của các em.
- Giáo viên đôi khi vận dụng chưa nhịp nhàng, linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học nên chưa gây hứng thú cho học sinh tích cực học tập.
- Giáo viên cũng còn hạn chế và ít có điều kiện để tiếp xúc với công nghệ thông tin để tìm tòi thêm tư liệu giảng dạy.
b) Về học sinh:
- Môn toán là môn học khó, học sinh dễ chán. Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều. Một số học sinh còn chậm, chưa mạnh dạn, chưa tự tin, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán thường dẫn tới nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Kĩ năng tính nhẩm với các phép tính (hàng ngang) và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc.
- Học sinh đọc đề vội vàng, chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng tâm của đề toán không chịu phân tích đề toán khi đọc đề.
- Đa số học sinh bỏ qua một bước cơ bản trong giải toán là tóm tắt đề toán. Học sinh chưa xác định các kiểu tóm tắt đề toán khác nhau phụ thuộc vào từng dạng bài cụ thể.
- Học sinh chưa có kĩ năng phân tích và tư duy khi gặp những bài toán phức tạp. Hầu hết, các em làm theo khuôn mẫu của những dạng bài cụ thể mà các em thường gặp trong sách giáo khoa, khi gặp bài toán đòi hỏi tư duy, suy luận một chút các em không biết cách phân tích dẫn đến lười suy nghĩ.
- Trình bày bài giải chưa khoa học.
- Sai lời giải.
- Sai cách viết phép tính.
- Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước kiểm tra lại bài, dẫn đến nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn ỷ lại vào thầy, cô giáo. Một số phụ huynh đi làm ăn xa, gửi con lại cho ông bà chăm. Vì vậy những học sinh này gặp khó khăn trong việc làm bài và chưa mạnh dạn giao tiếp với các bạn trong lớp.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Môn Toán là một môn học chiếm một vị trí rất quan trọng và then chốt trong nội dung chương trình các môn học bậc Tiểu học. Bởi các kiến thức kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần cho người lao động, rất cần thiết để học các môn khác ở Tiểu học và các lớp trên. Môn Toán góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thẩn, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học... Việc học toán của học sinh lớp 4, phần lớn thời gian là dành cho việc thực hiện bốn phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia và giải các bài toán có lời văn, trong đó việc học bốn phép tính thường không khó đối với đa số học sinh, nhưng còn việc học giải các bài toán có lời văn lại không dễ đối với hầu hết các em. Đó là vì trong các bài toán có lời văn, bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia không hiện ra một cách rõ ràng mà chúng ẩn đằng sau các câu chữ mô tả những tình huống trong đời sống, sinh hoạt trong xã hội thường ngày. Nếu không biết phương pháp suy nghĩ, tìm hiểu, thì khó phát hiện ra cách giải. Cho nên đa số học sinh khó khăn trong việc giải các bài toán có lời văn. Khi gặp các bài toán có lời văn các em thường lúng túng rồi dẫn đến làm sai, ngại làm, nhất là đối với một bộ phận học sinh có khả năng tiếp thu chậm, trí nhớ kém. Có thể nói dạy học giải toán là “Hòn lửa thử vàng” của dạy toán ở tiểu học. Vì vậy, để giúp học sinh tháo gỡ vướng mắc này tôi luôn băn khoăn trăn trở và mạnh dạn tiến hành nghiên cứu tìm giải pháp thích hợp, giúp các em hiểu được thực chất của vấn đề cần tìm, có phương pháp suy luận logic thông qua cách trình bày lời giải đúng ngắn gọn sáng tạo. Từ đó giúp các em hứng thú say mê học và giải toán có lời văn.Với những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4" PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng việc dạy học giải các bài toán có lời văn cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học. Bản thân tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4 nhiều năm liền. Thực tế qua thời gian giảng dạy tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1.1. Thuận lợi : - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Phòng Giáo dục, chính quyền địa phương, của hội cha mẹ học sinh. 3 - Học sinh chưa có kĩ năng phân tích và tư duy khi gặp những bài toán phức tạp. Hầu hết, các em làm theo khuôn mẫu của những dạng bài cụ thể mà các em thường gặp trong sách giáo khoa, khi gặp bài toán đòi hỏi tư duy, suy luận một chút các em không biết cách phân tích dẫn đến lười suy nghĩ. - Trình bày bài giải chưa khoa học. - Sai lời giải. - Sai cách viết phép tính. - Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước kiểm tra lại bài, dẫn đến nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn ỷ lại vào thầy, cô giáo. Một số phụ huynh đi làm ăn xa, gửi con lại cho ông bà chăm. Vì vậy những học sinh này gặp khó khăn trong việc làm bài và chưa mạnh dạn giao tiếp với các bạn trong lớp. 1.3. Kết quả khảo sát: Năm học 2021 - 2022 tôi được phân công dạy lớp 4D với 36 học sinh. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát: Kết quả như sau (phần giải toán có lời văn): Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % 3 8,3 6 16,7 14 38,9 13 36,1 Xuất phát từ thực trạng trên và tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn trong chương trình toán lớp 4, tôi đã tìm hiểu và tiến hành một số biện pháp giúp học sinh lớp tôi giải toán có lời văn như sau: 2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4. 2.1. Nắm vững nội dung và một số ghi nhớ của các dạng toán có lời văn điển hình trong chương trình Toán lớp 4. * Mục tiêu: Biện pháp giúp học sinh nắm vững nội dung và một số ghi nhớ các dạng toán có lời văn điển hình ở chương trình lớp 4 * Cách thực hiện: 2.1.1. Tổng hợp các dạng toán có lời văn điển hình: - Tìm số trung bình cộng. 5 + Một trong các số đã cho lại bằng trung bình cộng của các số còn lại thì số đó đúng bằng số trung bình cộng của tất cả các số đã cho. b. Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. + Tổng và hiệu hai số phải tìm có thể là số tự nhiên, phân số, các dạng của số đo đại lượng Tổng và hiệu có thể được nêu dưới dạng một dãy số. + Quy tắc tính số lớn và số bé Cách 1: Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2 Số lớn = Số bé + Hiệu (Hoặc Số lớn = Tổng - Số bé) Cách 2: Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 (Hoặc Số bé = Số lớn - Hiệu) c. Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. + Tổng và tỉ số của hai số phải tìm có thể là số tự nhiên, phân số, các dạng của số đo đại lượng + Tỉ số của hai số có thể được nêu dưới những dạng sau: - Số này gấp mấy lần số kia. - Số này bằng mấy phần số kia. - Thương của hai số phải tìm, hoặc thương của hai số có liên quan đến các số phải tìm. - Phân số được coi là thương của số bị chia và số chia. - Tỉ số của hai số. + Các bước chủ yếu trong việc giải bài toán này * Bước 1: Xác định tổng của hai số phải tìm (hoặc tổng của hai số liên quan đến các số phải tìm). Xác định tỉ số của hai số phải tìm (hoặc tỉ số của hai số liên quan đến các số phải tìm) * Bước 2: Biểu thị từng số đó thành số các phần bằng nhau tương ứng (vẽ sơ đồ đoạn thẳng). Thực hiện tìm tổng số phần bằng nhau * Bước 3: Thực hiện phép chia tổng của hai số phải tìm cho tổng số phần bằng nhau để tìm giá trị một phần. * Bước 4: Tìm mỗi số theo số phần được biểu thị theo sơ đồ. d. Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 7 - Đến đây, các em có thể suy nghĩ thêm điều gì? (đề bài nói đến 2 năm: năm ngoái và năm nay. Do năm ngoái ít hơn năm nay 80 600 cây, nên có thể tính được số cây năm ngoái). Điều quan trọng là các em biết tìm hiểu rõ nội dung câu hỏi của bài toán. Có hiểu rõ được câu hỏi của bài toán mới biết được người ta yêu cầu mình cần phải làm gì? Và như thế mới giúp các em có hướng suy nghĩ để giải bài toán một cách thích hợp với đề bài. Các em hiểu được bài toán yêu cầu tính tổng số cây cả 2 năm trồng được là bao nhiêu, thì các em mới thấy cần biết số cây trồng của mỗi năm. Biết được số cây của năm nào đã có rồi, năm nào chưa có cần phải đi tìm. Có như thế các em sẽ giải được bài toán một cách chính xác, đạt yêu cầu đưa ra của đề toán. 2.2.2. Tóm tắt đề toán: Để tóm tắt một đề toán, giáo viên có thể hướng dẫn các em tóm tắt bằng nhiều cách: Bằng sơ đồ đoạn thẳng, hình vẽ, hoặc ngôn ngữ, ký hiệu ngắn gọn. Thông qua đó để thiết lập mối quan hệ giữa những cái đã cho và cái phải tìm. Khi tóm tắt đề toán cần hướng sự tập trung suy nghĩ của học sinh vào những điểm chính yếu của đề toán, tìm cách biểu thị chúng bằng các hình vẽ, ngôn ngữ, ký hiệu ngắn gọn để ghi lại thật vắn tắt, thật cô đọng. Như bài ở ví dụ 1, gợi ý các em có thể dùng đoạn thẳng để tóm tắt như sau: ? Cây 80 600 Cây Năm ngoái: ? Cây Năm nay: 214 800 cây Tóm tắt bài toán có lời văn, có rất nhiều cách để tóm tắt: Bằng sơ đồ đoạn thẳng; ngôn ngữ, ký hiệu ngắn gọn; bằng các hình tượng trưng; sơ đồ; bằng bảng kẻ ô; quan hệ những công thức bằng lời; Để rèn cho các em có được kĩ năng tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng cần giới thiệu cho các em cách biểu thị một số mối quan hệ toán học cơ bản như sau: - Nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị: Ít hơn 5 đơn vị Nhiều hơn 5 đơn vị Số lớn: Số lớn: Số bé: Số bé: 5 5 - Gấp hơn một số lần hoặc bằng một phần mấy số lớn: 1 Số lớn gấp 3 lần số bé (hoặc số bé bằng số lớn) 3 9 - Có số cây trồng được năm ngoái rồi, các em sẽ tìm được cái gì? (Số cây trồng được cả 2 năm) Việc phân tích ngược từ câu hỏi bài toán để trở về với những dữ kiện đã cho không phải bài nào cũng có thể phân tích một cách dễ dàng như thế. Nhưng đây cũng là cách cơ bản cần thiết để giúp học sinh có hướng suy nghĩ tìm tòi cách giải một bài toán có căn bản. Riêng những bài toán điển hình, sau khi đọc và tìm hiểu kĩ đề toán về những mối quan hệ giữa các dữ kiện, các em có thể dự đoán xem đây là dạng toán điển hình nào? Và đâu là Tổng, đâu là Hiệu và đâu là Tỉ số của chúng. Nếu là những bài toán điển hình thì yêu cầu các em phải xác định được 2 thành phần cần thiết để trở về cách giải quen thuộc đã biết. Ví dụ 2: Tuổi của bố và tuổi của con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? (Bài 1, trang 47) Sau khi đọc kĩ đề toán sẽ biết được 58 tuổi là Tổng số tuổi của 2 người. Bố hơn con 38 tuổi, chính là Hiệu của tuổi cha và con. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? Tức là bảo chúng ta đi tìm 2 số là số tuổi của bố và tuổi của con. Các em sẽ biết giải bài toán này với dạng quen thuộc là: Tìm 2 số khi biết Tổng và Hiệu. ? tuổi Tóm tắt: - Tuổi bố: 58 tuổi - Tuổi con: 38 tuổi ? tuổi Bài giải: Tuổi của bố là: (58 + 38) : 2 = 48 (tuổi) Tuổi của con là: 48 - 38 = 10 (tuổi) Đáp số: Bố: 48 tuổi Con: 10 tuổi 2.2.4. Kiểm tra và thử lại kết quả vừa tìm được: Đây là một bước rất quan trọng nhưng đại đa số các em thường bỏ qua bước này. Tôi tập cho các em có thói quen kiểm tra và thử lại kết quả là một điều vô cùng cần thiết. Kịp thời khắc phục những sai sót nếu có trong quá trình suy nghĩ và
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giai_toan_co_loi_v.docx
BAO CAO HUY.pptx
BIA GIÁO ÁN.docx
BIA.docx
Kế hoạch bài dạy-GVG.docx