SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp 11 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú cấp 2,3 tỉnh Vĩnh Phúc

Một số nét cơ bản về nhiệm vụ của GVCN

Ngoài công việc giảng dạy chuyên môn, giáo viên còn tham gia các hoạt động của nhà trường, xã hội, và một số giáo viên còn được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp.

Thứ nhất: GVCN lớp phải tìm hiểu và nắm vững học sinh về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp.

Thứ hai: GVCN cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các GVBM, Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, các tổ chức xã hội liên quan trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm;

Thứ ba: GVCN phải nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, đề nghị khen thưởng và kỉ luật HS, đề nghị HS được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;

Thứ tư: GVCN phải báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Ban giám hiệu nhà trường.

Thứ năm: GVCN phải thực hiện một số công việc khi nhận lớp chủ nhiệm như:

- Lập danh sách lớp, xếp tên học sinh theo thứ tự A, B, C

- Tiến hành cho HS viết lý lịch đầu năm cần chính xác. Trên cơ sở lý lịch đầu năm của học sinh, GVCN phải lập được các danh sách thông tin riêng của em học sinh: Các em thuộc diện HS nghèo hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Diện gia đình HS không hạnh phúc: Cha, mẹ li dị, sống không hợp pháp, ly thân vì đối tượng học sinh này cần được quan tâm nhiều hơn.

- Lập danh sách và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, khu vực.

Thứ sáu: GVCN luôn luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với HS, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các tiết sinh hoạt chủ nhiệm cũng như các giờ dạy học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp 11 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú cấp 2,3 tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tập giữa các thành viên trong tổ, cũng như trong lớp học. Giải quyết các vần đề liên quan với tổ mình khi không có tổ trưởng.
- Các thành viên trong tổ cố gắng phấn đấu học tập tốt và hỗ trợ tổ trưởng, tố phó để tổ đạt được thành tích tốt về mọi mặt.
1.5. Tổ chức cho học sinh học tập nội quy của học sinh, nội quy của nhà trường: Tổ chức thi vấn đáp giữa các nhóm trong lớp về tác hại của thuốc lá và học tập quy định cấm sử dụng thuốc lá trong nhà trường, học tập quy định về việc sử dụng điện thoại trong nhà trường.
1.6. Phương hướng thi đua của lớp dựa trên cơ sở nội dung thi đua của nhà trường. 
Trí dục: Giỏi: 5,6%; Khá: 55,6%; TB: 38,8%
Đức dục: Tốt: 72,2%; Khá: 27,8%
	Danh hiệu: Lớp tiên tiến
1.7. Phổ biến các hình thức khen thưởng của lớp, của trường
Căn cứ vào quy định và quyết định khen thưởng của nhà trường đầu năm.
1.8. Công bố các khoản thu đầu năm do trường quy định
Đồng thời công bố chế độ miễn, giảm và những thủ tục miễn, giảm cho học sinh. Thời gian hết hạn giải quyết chế độ miễn, giảm và các khoản thu nộp theo quy định của nhà trường đầu năm.
2. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm
Tổ chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó là chìa khóa mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hội nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn.
Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành một số công việc sau:
- Viết thư mời (mẫu của trường) và gọi điện thông báo đồng thời gửi qua học sinh đợt được về nhà cho phụ huynh. Yêu cầu các em nhắc nhở phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ, đúng địa điểm trong thư mời.
- Tổ chức phiên họp: Trang trí phòng họp, ghi bảng chào mừng, văn nghệ 
- Giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành một số nội dung sau:
+ Điểm  danh: Giáo viên chủ nhiệm thu lại thư mời từ phụ huynh. Cho phụ huynh kí tên vào danh sách đại diện cho từng em theo danh sách tên HS của lớp, Phụ huynh ghi địa chỉ hoặc số điện thoại để liện lạc nhanh nhất, trong các trường hợp cần thiết. Lưu ý cho các phụ huynh chữ ký là minh chứng cho việc ký xin phép cho con em vắng học khi cần thiết. 
+ Tiết mục văn nghệ ( lớp phó văn thể chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ)
+ Tuyên bố lý do: Với cơ chế thị trường hiện nay làm thay đổi bộ mặt của đất nước về kinh tế cũng không ít có sự tác động tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức của con người mà trong đó có cả học sinh chúng ta. Trên thực tế cho thấy các em ở lứa tuổi 16–17 có những thay đổi về tâm sinh lý, thích bắt chước, đua đòi, thích chơi hơn là học và cũng dễ bị lôi kéo trước những cám dỗ của bạn bè xấu. Trước tình hình chung như vậy, nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm lo lắng cho con em mình. Đây cũng là nỗi băn khoăn, trăn trở của mọi người Thầy từ các cấp trong nhà trường. Cho nên việc tổ chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó là chìa khóa mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hội nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn. 
- Giới thiệu thành phần tham dự của cuộc họp
- Phổ biến bằng văn bản quy định về:
+ Nội quy trường. 
+ Những thuận lợi và khó khăn của lớp. 
+ Phổ biến về nội quy của trường của lớp. Xin ý kiến đóng góp của quý phụ huynh biểu quyết để thống nhất thực hiện.
+ Thông qua các bậc phụ huynh, GVCN tìm hiểu và thu thập thêm một số thông tin về từng đối tượng HS về tính cách, sở thích, các hoạt động ở nhà của các em nhằm có cách cư xử hợp lý đối với từng cá nhân. Để có những kiến nghị thỏa đáng về tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh và ngược lại những thông tin liên lạc cần thiết từ nhà trường gởi đến phụ huynh. 
+ Đề cử 3 phụ huynh vào ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp tham gia phiên họp phụ huynh của trường.
	Anh: Nguyễn Văn Hợp - Trưởng ban
	Chị: Dương Thị Ngọc- Phó ban
	Chị: Viên Thị Bốn – Thành viên
 + Thư kí ghi vào biên bản, kể cả các ý kiến đóng góp của phụ huynh.
3. Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường
Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của HS. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp cho nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội.
Có một thực trạng tồn tại là các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút chơi game,  cũng xuất hiện, làm đảo lộn vẩn đục môi trường giáo dục đạo đức, không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách và lối sống của HS. Như trung tuần tháng 3 báo chí đưa tin “Trốn học chơi game”. Đều này cho thấy nhà trường dù là một pháo đài vững chắc nhưng vẫn có thể bị "tập kích" từ phía ngoài. Nhà trường không tách khỏi xã hội, không tách xa thực tiễn. Thực tiễn cuộc sống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố kinh tế thị trường tác động đến nhà trường. Xã hội ô nhiễm, luồng văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, bạo lực... len lỏi vào các tầng lớp nhân dân ảnh hưởng sâu đậm đối với các em.
GVCN biết kết hợp và phát huy nhằm giáo dục về tình hình và nhiệm vụ của đất nước, chủ quyền biển đảo, tình hình thời sự, chính trị trong nước và thế giới (có định hướng chính trị rõ ràng), giáo dục về tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội - chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, về quyền tự do, dân chủ và trách nhiệm công dân.
- Công tác phối hợp với Ban quản sinh
Song song với hoạt động học tập, sinh hoạt; tham gia phong trào trong nhà trường. Sau những giờ học căng thẳng là giờ nghỉ giải lao, các em được tự do vui chơi thoải mái, tinh nghịch. Bởi tính hiếu động mà học sinh không nghĩ đến hậu quả có khi xảy ra tai nạn, có khi các em trốn học Chính vì thế, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp một cách chặt chẽ với Ban quản sinh để tiếp nhận thông tin của cá nhân; của lớp một cách kịp thời nhằm hạn chế đến mức tối đa những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
- Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh
GVCN phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại hoặc gặp trực tiếp). Khi đặt mình vào vị trí của người phụ huynh, thì hãy suy nghĩ họ mong muốn điều gì ở người GVCN, thì lúc đó chúng ta sẽ hiểu được sự mong muốn của họ.
Vì thế GVCN phải thật sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với ban đại diện phụ huynh của lớp đặc biệt là phụ huynh của các em có học lực yếu, kém cũng như những HS cá biệt, để cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất, nhằm hạn chế những tiêu cực làm sa sút về nhân phẩm, đạo đức con người mà trong đó có con em chúng ta.
GVCN có thể đến nhà các em thường xuyên vi phạm để có thể nắm tình hình một cách chính xác nhất, đừng chờ PHHS đến rồi mới phản ánh ý kiến của HS.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn 
GVCN còn phải phụ trách các bộ môn vì thế việc phối hợp với GVBM là hết sức quan trọng và cần thiết, do đó GVCN phải chủ động phối hợp với các GVBM, để nắm thông tin của các em về học tập, chuyên cần, trật tự, nề nếp, tác phong làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, khi đó giáo dục không đảm bảo được tính chất toàn diện. Đồng thời thông qua giáo viên bộ môn cũng giúp GVCN biết và hiểu sâu sắc hơn về đối tượng học sinh của mình để có cách cư xử khéo léo, có phương pháp giảng dạy thích hợp cho lớp nhằm đạt hiệu quả cao của tiết dạy giúp cho các em ý thức được việc học là hết sức cần thiết.
- Phối hợp cùng Đoàn TNCS HCM
Kết hợp với đoàn TNCS HCM lên kế hoạch hoạt động cụ thể trong tuần, tháng, học kỳ. Tổ chức cho HS tham quan nhằm giúp các em tham gia các cuộc thi do đoàn TNCS HCM tổ chức thi như: Tìm hiểu Điều Lệ Đoàn, Học tập theo tấm gương Bác Hồ, tìm hiểu Luật An toàn Giao Thông, mỗi tuần một câu hỏi, văn nghệ (20/11), hội trại mừng xuân,.
Phối hợp cùng tập thể lớp lựa chọn những Đội viên ưu tú giới thiệu và kết nạp vào hàng ngũ của Đoàn làm hạt nhân, nòng cốt thúc đẩy phong trào lớp đi lên cố gắng phấn đấu đạt tập thể lớp vững mạnh về mọi mặt.
 - Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường - Ban cán sự lớp - Tập thể lớp 
Căn cứ vào thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục, đánh giá xếp loại hai mặt giáo dục của HS. Căn cứ vào biểu quyết của tập thể lớp, GVCN họp và bình bầu xét thi đua đề nghị nhà trường khen thưởng cho những HS có thành tích trong học tập và trong hoạt động đảm bảo tính công bằng, dân chủ có sức thuyết phục đối với HS. Đồng thời kỷ luật những HS không tiến bộ và mắc phải những sai lầm nghiêm trọng.
Khen trước lớp trong giờ sinh hoạt: Những HS có biểu hiện tốt về hành vi đạo đức, học tập và các hoạt động văn-thể-mỹ. (hội phụ huynh lớp thưởng).
Khiển trách trước lớp: Những em vi phạm ở mức độ nhẹ như nói tục, chửi thề, nghỉ học không xin phép xử lý theo các cấp độ của nhà trường quy định.
Khen thưởng trước toàn trường: Do BGH nhà trường, hội khuyến học, ban đại cha mẹ học sinh biểu dương và tặng giấy khen.
Khiển trách trước toàn trường do BGH quyết định: Những học sinh vi phạm nhiều lần, mắc thái độ sai như: đánh nhau trong và ngoài nhà trường, vô lễ với Thầy (cô), có hành vi phá hoại tài sản công, đọc sách báo đồi trụy hoặc có sai phạm khác với mức độ tương đương. 
Khen thưởng đặc biệt: Những học sinh có thành tích cao nhất ở hội khoẻ phù đổng vòng cụm, vòng tỉnh, các cuộc thi do đoàn trường tổ chức
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về công tác chủ nhiệm
- Điều tra thực trạng thuận lợi, khó khăn về công tác chủ nhiệm
- Xây dựng quy trình tổ chức chủ nhiệm lớp
- Sáng kiến còn có khả năng áp dụng cho công tác chủ nhiệm tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
9.1. Đối với các cấp lãnh đạo:
Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn đổi mới trong giờ sinh hoạt, họp phụ huynh học sinh.
9.2. Đối với giáo viên:	
Không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ làm chủ công tác chủ nhiệm lớp.
9.3. Đối với học sinh:
Có ý thức trách nhiệm, tích cực chủ động trong việc lĩnh hội và làm chủ kiến thức, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua quá trình tìm hiểu về công tác chủ nhiệm của những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
- Phải thương yêu, gần gũi, quan tâm lo lắng các em như những đứa con yêu quí của mình như học sinh đã nói “Cô như mẹ hiền”. Thiết nghĩ, nếu con của mình đến trường mà không chịu học, không có đạo đức thì hậu quả thật đáng sợ, tương lai các em đi về đâu? Bởi có đi học, mở mang tri thức thì dù ít hay nhiều chúng ta cũng góp phần xây dựng xã hội phồn vinh. Vì thế hãy thể hiện hết khả năng và tinh thần trách nhiệm của mình để việc giáo dục này đạt kết quả cao hơn.
- Một yếu tố không thể thiếu là: Người Thầy luôn trau dồi, tìm kiếm, trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, xây dựng nên phương pháp giáo dục thích hợp, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của các em, giúp các em nhận ra lỗi và có hướng khắc phục. Bên cạnh đó phát huy những tài năng sẵn vốn có “Cây nhà, lá vườn” của các em học sinh, nâng cao ý thức tự giác, tự quản.
- Nghiêm túc – liên tục thực hiện đúng qui định các kế hoạch đã đề ra của lớp. Tránh tình trạng “Đầu voi, đuôi chuột”. Sẽ phản tác dụng nếu giáo viên chủ nhiệm không thực hiện đúng yêu cầu này. Đây cũng là một yếu tố giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt công tác “dạy người” trong nhà trường.
- Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Muốn vậy, người thầy phải gương mẫu chấp hành tốt mọi điều mình đã đề ra. Vì vốn các em thích học theo người lớn, thích bắt chước nên trong tư duy các em cũng có những suy luận nhất định. Các em sẽ phân vân, nghi ngờ khi người thầy nói lý thuyết suông mà không thực hành.
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em, biết yêu thương, đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mạnh dạn phê và tự phê để thấy rõ khuyết điểm hay khó khăn cần vượt qua thử thách để làm chủ bản thân. Luôn hướng tới cuộc sống “Khỏe – đẹp, có ích cho gia đình và xã hội” đạt tới đỉnh “Chân – thiện – mỹ”.
- Phải bao dung, tha thứ cho những học sinh mắc sai lầm, động viên, khuyên bảo, đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em cả vật chất lẫn tinh thần bởi “Nhân vô thập toàn”. Từ đó cảm hóa các em trở thành người tốt.
- Không nên nói về bản thân Giáo viên trước tập thể lớp, học sinh dễ có ấn tượng là Thầy / Cô đang khoe khoang cái gì đó.
- Không lấy giờ chuyên môn để làm công tác chủ nhiệm, học sinh bị tâm lý nặng nề trong giờ học, thiếu tập trung trong các giờ học sau đó.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Sáng kiến thực hiện tốt được mục tiêu đổi mới giáo dục, bên cạnh việc trang bị kiến thức, sáng kiến còn giúp các em học sinh phát triển toàn diện, có khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống có ý nghĩa và làm việc hiệu quả. 
Cần phát huy, mở rộng và xây dựng nhiều chủ đề, ví dụ để áp dụng trong công tác chủ nhiệm.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Trường THPT DTNT C2,3 tỉnh Vĩnh Phúc
Đồng Tâm, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Chủ nhiệm 11
......., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
........, ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Yên, ngày 25 tháng 02 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Vũ Thu Trang
Phụ lục 1: DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự
Chữ/cụm từ viết tắt
Chữ/cụm từ đầy đủ
1
GV
Giáo viên
2
HS
Học sinh
3
THPT
Trung học phổ thông
4
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
5
GVBM
Giáo viên bộ môn
6
PHHS
Phụ huynh học sinh
7
BGH
Ban Giám hiệu
8
Đoàn TNCS HCM
Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
Phụ lục 2: 
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT DTNT C23 TỈNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Ảnh 
3 x 4
 -----------------	 ---------------
BẢN TỰ KHAI LÝ LỊCH HỌC SINH
1. Họ tên học sinh (chữ in hoa):..Lớp:Năm học:.
2. Ngày tháng năm sinh : Nơi sinh :...... Mã số học sinh :.
3. Dân tộc : Tôn giáo:................... Nam ( nữ ):...
4. Số chứng minh thư:..nơi cấp: ...ngày cấp:..
5. Sở thích:..
6. Năng khiếu:.
7. Học sinh cá biệt:Nghề yêu thích:....................Môn học yêu thích:.........
8. Bỏ học: Từ ngàytháng.năm..Lý do:
9. Chuyển đi: Từ ngàytháng .nămNơi đến:
10. Đoàn viên:Hội viên:Đội viên:
11. Nghề phổ thông (G, K, TB):
12. Những chức vụ đã qua: (Lớp trưởng, phó, bí thư chi đoàn)
13. Điểm chuẩn tuyển sinh:Năm học:
14. Kết quả năm học trước: Lớp: Học lực:Hạnh kiểm:..
	Khen thưởng:.Kỹ luật:
15. Địa chỉ và số điện thoại liên hệ nhanh nhất khi cần thiết:....
16. Thành phần gia đình:
	- Con LS:	Mồ côi cha:	 Mồ côi mẹ:	Con TB:	 Con BB:
 - Số anh chị em:.Là con thứ mấy:
	- Nếu có anh chị em đi học thì ghi rõ trường lớp:.
Khoảng cách từ nhà đến trường:.......Km. Phương tiện đến trường:..........................
17. Hoàn cảnh gia đình:	
	Có sổ nghèo:	Cận nghèo:	Khó khăn:	
18. Đã nhận tài trợ trong năm học:Số lần:...Ngày..tháng ..năm
 Tên đơn vị tài trợ:....
19. Hộ khẩu thường trú: tên chủ hộ: (số nhà)  (thôn):  Phường (xã ):  Quận ( huyện ): ...Tỉnh ( Thành phố ) ..điện thoại:..............
20. Địa chỉ liên lạc (Tạm trú): (số nhà) đường (thôn) :Phường (xã ):..
.Quận (huyện): .Tỉnh ( Thành phố ) .điện thoại:.......
21. Họ tên cha (hoặc người nuôi dưỡng):....... Tuổi: 
 - Nghề nghiệp : Nơi công tác:
22. Họ tên mẹ (hoặc người nuôi dưỡng) :...........................................Tuổi :
 - Nghề nghiệp : .Nơi công tác :
Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 	Ngày .tháng năm 201..
	Học sinh ký tên
	(Ghi rõ họ tên)
NỘI DUNG VÀ CÔNG TÁC THI ĐUA CỦA TỔ
Tuần:Từ: ngày..tháng..nămđến, ngày..tháng..năm
Lớp: 11D. 
Tổ:.Tổng số HS của tổ:..hs.
Tổ trưởng:
Tổ phó:.
Điểm trừ:
Tiêu chí
Tên học sinh
Điểm trừ
Tổng 
Đi học muộn
-20 đ/lần
Không đồng phục
-5 đ/lần
Không chuẩn bị bài (không làm BT)
-20 đ/lần
Không thuộc bài ( 0 điểm)
-20 đ/lần
Điểm xấu:
Từ 1-2:
-20 đ/lần
Từ 3-4:
-10 đ/lần
Cúp tiết (kể cả chào cờ)
-50 đ/lần
Vô lễ với thầy cô
-50 đ/lần
Tồ không xếp ghế chào cờ
-50 đ/lần
Sử dụng tài liệu trong kiểm tra
-50 đ/lần
Nghỉ học có phép
-5 đ/lần
Nghỉ học không phép
-20 đ/lần
Không sinh hoạt 15’ đầu giờ
-10 đ/lần
Đùa giỡn, nói chuyện trong giờ học
-20 đ/lần
Làm việc riêng trong giờ học
-50 đ/lần
Chửi thề, nói tục
-100 đ/lần
VS không tốt bị phê bình
-20 đ/lần
Không thực hiện sự phân công 
-50 đ/lần
Vi phạm khác
-30 đ/lần
Tổng điểm trừ
 * Điểm cộng:
Tiêu chí
Tên học sinh
Điểm cộng
Tổng điểm 
Điểm tốt
Từ 7-8:
+ 10 đ/ lần
Từ 9-10:
+ 20 đ/ lần
Phát biểu đúng 
+ 10 đ / lần
Học sinh được khen
+ 50 đ / lần
Đạt giải trong các cuộc thi trường tổ chức
Giải I:
+ 50 đ / lần
Giải II:
+ 40 đ / lần
Giải III:
+ 30 đ / lần
Giải KK:
+ 20 đ / lần
Có tham gia:
+ 10 đ / lần
Điểm có 
+ 100 điểm
+100 điểm
Tổng điểm cộng
Tổng cộng điểm thi đua trong tuần:
(Tổng điểm cộng + Tổng điểm trừ = .) Hạng:..
Những lưu ý:..
Tổ trưởng tổ:..
KẾ HOẠCH TUẦN
Lớp: 11D
Tuần:Từ: ngày..tháng..nămđến, ngày..tháng..năm
Thứ / ngày / tháng / năm
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Người thực hiện
Thứ 2
../../..
-Kiểm tra sĩ số lớp, ổn định trật tự trong lớp.
Nhắc các bạn tham gia chào cờ. 
....
Lớp Trưởng (Lớp phó HT)
..
.
.
.
.
Thứ 3
../../..
-Kiểm tra sỉ số lớp, ổn định trật tự trong lớp.
Lớp Trưởng (Lớp phó HT)
..
.
.
.
.
.
Thứ 4
../../..
-Kiểm tra sỉ số lớp, ổn định trật tự trong lớp.
....
....
Lớp Trưởng (Lớp phó HT)
..
.
.
.
.
.
.
Thứ 5
../../..
-Kiểm tra sỉ số lớp, ổn định trật tự trong lớp.
Lớp Trưởng (Lớp phó HT)
..
.
.
.
.
.
..
Thứ 6
../../..
-Kiểm tra sỉ số lớp, ổn định trật tự trong lớp.
Lớp Trưởng (Lớp phó HT)
..
.
.
.
.
Thứ 7
../../..
-Kiểm tra sỉ số lớp, ổn định trật tự trong lớp.
Lớp Trưởng (Lớp phó HT)
..
.
.
..
.
SƠ KẾT HÀNG TUẦN
Tháng: .
Nội dung sơ kết
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Ghi chú
Số đi muộn:
Số học sinh bỏ tiết:
Số không chuẩn bị bài:
Số bị dưới điểm 5,0:
Mắc thái độ sai:
Số điểm tốt:
Số việc tốt:
Học sinh được khen:
Học sinh bị phê bình:
Số tiết trống:
Số tiết tự quản tốt:
Xếp loại cả lớp:
Thứ hạng xếp hạng dưới cờ:
Ý kiến đề xuất:
MẪU THEO DÕI CÁC THÀNH VIÊN TRONG TỔ
Các tổ trưởng tổng hợp:
Tháng: ..
Tuần: 1 Từ ngày.// đến ngày.././.
STT
Tên học sinh
Vi phạm
Điểm trừ
Điểm cộng
Lý do
Tổng điểm
Ghi chú
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Tuần: 2 Từ ngày.// đến ngày.././.
STT
Tên học sinh
Vi phạm
Điểm trừ
Điểm cộng
Lý do
Tổng điểm
Ghi chú
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Tuần: 3 Từ ngày.// đến ngày.././.
STT
Tên học sinh
Vi phạm
Điểm trừ
Điểm cộng
Lý do
Tổng điểm
Ghi chú
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Tuần: 4 Từ ngày.// đến ngày.././.
STT
Tên học sinh
Vi phạm
Điểm trừ
Điểm cộng
Lý do
Tổng điểm
Ghi chú
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
BẢNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TỔ
HÀNG TUẦN TRONG THÁNG
Lớp trưởng tổng hợp.
Tháng: ..
Tuần: 1 Từ ngày.// đến ngày.././.
Tổ
Điểm trừ
Điểm cộng
Tổng điểm
Xếp hạng
1.
2.
3.
4.
Tuần: 2 Từ ngày.// đến ngày.././.
Tổ
Điểm trừ
Điểm cộng
Tổng điểm
Xếp hạng
1.
2.
3.
4.
Tuần: 3 Từ ngày.// đến ngày.././.
Tổ
Điểm trừ
Điểm cộng
Tổng điểm
Xếp hạng
1.
2.
3.
4.
Tuần: 4 Từ ngày.// đến ngày.././.
Tổ
Điểm trừ
Điểm cộng
Tổng điểm
Xếp hạng
1.
2.
3.
4.
 DANH SÁCH PHỤ HUYNH CỦA HỌC SINH DỰ HỌP
STT
Họ và tên học sinh
Người đại diện dự họp
Chữ ký
Địa chỉ

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_chu_nhiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan