SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao kết quả học tập của lớp 2/2 Trường Tiểu học Kim Đồng

Đây là một việc làm quan trọng có ý nghĩa then chốt quyết định đến việc rèn kĩ năng tự quản nói riêng và công tác chủ nhiệm nói chung. Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Để xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp, tôi tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn đối tượng học sinh

Ngay từ đầu năm học, tôi đã lưu ý xây dựng đội ngũ ban cán sự cho lớp, lựa chọn các em học sinh có thể đạt các yêu cầu sau: Nhận thức tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn, tự tin và có trách nhiệm cao trong các công việc được giao.

Bước 2: Huấn luyện học sinh

- Huấn luyện cách làm việc cho đội ngũ ban cán sự lớp.

- Phân công việc làm phù hợp với từng thành viên ban cán sự lớp.

Bước 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp

Sau khi lựa chọn được ban cán sự lớp, tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau:

- Lớp trưởng – Phạm Thị An Khuyên: Theo dõi chung mọi hoạt động của lớp, nếu có gì thay đổi báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm. Tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên của lớp trong các hoạt động, báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần cho giáo viên chủ nhiệm, ví dụ như: theo dõi sĩ số lớp, nhắc nhở các bạn xếp hàng ra vào lớp đúng quy định. Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài, ôn lại những bài đã học trong tuần qua; hoặc ôn lại các bảng nhân, bảng chia.

- Lớp phó học tập – Trịnh Ái Lâm: Theo dõi các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ, học tập nghiêm túc. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các tổ và báo cáo lại cho cô giáo vào 15 phút truy bài; làm cơ sở tổng kết thi đua cuối tuần.

- Lớp phó kỉ luật - lao động – Hoàng Thị Thu Hiền: Nhắc nhở các bạn thực hiện lao động tập trung, lao động trực tuần, hàng ngày; theo dõi các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp. Kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức. Bên cạnh đó, phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.

- Lớp phó phụ trách văn nghệ - Võ Thị Kiều My: Tổ chức theo dõi, khuyến khích các bạn tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do liên đội và nhà trường tổ chức. Báo cáo chung cho lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm khi yêu cầu.

- Tổ trưởng, tổ phó: kiểm tra và nhắc nhở thành viên của tổ sắp xếp đồ dùng học tập ngay ngắn, truy bài đầu giờ, theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, phát biểu xây dựng bài, tiến bộ trong học tập.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao kết quả học tập của lớp 2/2 Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mã số:../TH - KĐ
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao 
kết quả học tập của lớp 2/2 Trường Tiểu học Kim Đồng.
 2. Mô tả bản chất của sáng kiến
 Ngày nay đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa để tiến tới dân giàu 
nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh. Một trong những chiến lược để 
thực hiện thành công sự nghiệp đó chính là yếu tố con người. Để đào tạo được con 
người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo cần phải giải quyết 
hàng loạt những vấn đề quan trọng, trong đó tính chiến lược trong công tác chủ 
nhiệm là đổi mới nề nếp học tập, nề nếp lớp tự quản; từng bước áp dụng các 
phương pháp giáo dục giúp học sinh hình thành thói quen tự quản lí bản thân mình. 
 Trong trường Tiểu học, người giáo viên chủ nhiệm hầu như chịu hoàn toàn 
trách nhiệm về lớp mình phụ trách. Họ trực tiếp giảng dạy các môn học, đồng thời 
tổ chức, hướng dẫn tất cả các hoạt động giáo dục. Trong mỗi giờ tới lớp, giáo viên 
chủ nhiệm lúc nào cũng ở cạnh các em. Vì vậy, họ là người “mẹ thứ hai” của các 
em bởi luôn gần gũi, dõi theo mọi hành động, hành vi của từng em trong lớp. Học 
sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2, các em còn nhỏ, chưa có kĩ năng tự phục 
vụ bản thân, vì thế giáo viên phải là người tổ chức các hoạt động, làm sao cho từng 
em học sinh bộc lộ được khả năng của mình, giúp các em mở rộng và khơi sâu trí 
thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức tự giác và ứng xử văn hoá, thỏa mãn nhu 
cầu, kích thích sự hứng thú, phát triển năng lực của học sinh. 
 Việc hình thành cho các em kĩ năng về nề nếp học tập đúng đắn chính là 
hình thành nhân cách sống trong tương lai. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy học 
sinh Tiểu học, tôi nhận thấy việc rèn luyện cho học sinh xây dựng tốt nề nếp lớp tự 
quản là điều cần thiết nhất trong mỗi tiết học. Đây là một trong những kĩ năng khó 
đạt nhất mà mỗi giáo viên phải dày công vun đắp hằng ngày, bởi hiệu quả giờ dạy 
phụ thuộc rất nhiều vào nề nếp học tập và tự quản của bản thân học sinh. Muốn 
thực hiện được thì giáo viên phải nghiên cứu tình hình thực tế của lớp mình để xây 
dựng nề nếp cho phù hợp. Với nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, lúc nào tôi 
cũng rất chú ý đến các nề nếp học tập và rất yên tâm khi lớp đã xây dựng được nề 
nếp lớp tự quản. 
 Trong những năm học qua, bản thân tôi được phân công giảng dạy lớp 2. 
Vào đầu năm học, tôi thực hiện ngay việc kiểm tra khả năng tiếp thu bài cũng như 
tìm hiểu tính cách kĩ năng của từng học sinh. Tôi rất băn khoăn khi thấy lớp học có 
35 em, đa số các em chưa nắm chắc được yêu cầu của việc hình thành nhân cách 
và nề nếp lớp tự quản là gì? Thậm chí còn có một số em hiếu động gây ồn ào trong 
cả tiết học. Tìm hiểu thêm hoàn cảnh và nguyên nhân của các em trong lớp cũng 
như ở những lớp 2 khác qua các giáo viên chủ nhiệm, tôi được biết học sinh được 
 1 - Thông tin từ giáo viên dạy lớp năm học trước: Có thể khẳng định đây là 
nguồn cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích cho chúng ta về đặc điểm tình 
hình lớp: như số học sinh nam, nữ, dân tộc, khuyết tật, hộ nghèo, con gia đình 
chính sách... thậm chí đặc điểm cụ thể từng học sinh, hoàn cảnh gia đình của từng 
em. Cuối mỗi năm học, theo quy định giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thiện và cung 
cấp các loại biên bản bàn giao về cơ sở vật chất của lớp cũng như các báo cáo khác 
có liên quan.... Thông qua giáo viên chủ nhiệm của các năm học trước này, chúng 
ta sẽ có cái nhìn tổng quan về tập thể lớp, về từng học sinh. Ở đây, tôi muốn lưu ý 
đó là chúng ta phải khách quan và thu thập thông tin mang tính tổng hợp, có chọn 
lọc, nắm bắt đặc điểm tình hình của từng học sinh để tìm phương pháp giáo dục 
phù hợp. 
 - Thông tin từ học sinh trong lớp: tôi nắm bắt thông tin thông qua ý kiến học 
sinh trong lớp học, nhằm phát hiện những ưu điểm, hạn chế của các em nhằm tạo điều 
kiện và làm cơ sở xây dựng để các em cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như 
trong sinh hoạt.
 - Thông tin từ cha mẹ học sinh: đây là nơi tin cậy và nắm rõ được tính cách 
của con em mình nhất, có những học sinh ra ngoài rất lễ phép và tự giác trong mọi 
hoạt động nhưng ở nhà thì hoàn toàn ngược lại. Tôi dành nhiều thời gian khai thác 
và ghi chép cẩn thận những thông tin thu thập được trong lần tiếp xúc với phụ 
huynh trong buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm, các buổi đi thực tế tại gia đình các 
em.
 Bước 2: Phân loại đối tượng học sinh 
 Qua việc nắm được đối tượng, đặc điểm học sinh, tôi tiến hành phân loại đối 
tượng học sinh để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:
 HS hạn chế về 
 HS khuyết HS cá biệt về HS gặp hoàn HS có khả năng 
 khả năng nhận 
 tật đạo đức cảnh khó khăn nhận thức tốt
 thức
 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
 1 2,8 2 5,8 6 17,2 1 2,8 25 71,4
 Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp 
tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và 
đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. 
 Bước 3: Phân tổ trong lớp: Trên cơ sở thu thập thông tin, tôi tiến hành phân 
học sinh theo tổ, nhóm. Điều đó giúp cho các em có thể hỗ trợ nhau trong học tập và 
rèn luyện ý thức trên tinh thần “đôi bạn cùng tiến”. Trên cơ sở đó, tôi tiến hành 
phân học sinh theo tổ. Giữa các tổ có sự đồng đều về số lượng, tương đương về 
giới tính, về xếp loại năng lực và phẩm chất cũng như nơi ở, sở thích... Sau đó các 
thành viên trong lớp họp lại bầu bạn có uy tín làm ban cán sự lớp. Ban cán sự lớp 
nhận thấy được trách nhiệm của mình và nỗ lực hơn trong học tập, sinh hoạt, góp 
phần nâng cao chất lượng giáo dục và phong trào thi đua của lớp.
 3 Sự trưởng thành của một tập thể lớp gắn liền với chức năng tự quản của tập 
thể lớp đó. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch bồi dưỡng ban cán sự lớp 
thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động giáo dục của học sinh. 
 Các biện pháp bồi dưỡng ban cán sự lớp:
 - Thiết kế sổ theo dõi năng lực tự quản. Hàng ngày, hàng tuần ban cán sự 
lớp sẽ theo dõi và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm những việc các bạn đã thực 
hiện đúng và những việc các bạn chưa làm được.
 - Trong giai đoạn đầu hình thành tập thể lớp tự quản, giáo viên chủ nhiệm 
thường xuyên đối thoại với ban cán sự lớp. Cứ mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp, giáo 
viên chủ nhiệm lại tổ chức một cuộc “đối thoại nóng” với ban cán sự lớp để biết cụ thể 
tình hình của từng học sinh trong lớp và khả năng tự quản của ban cán sự lớp. Cuộc 
đối thoại có thể thường bắt đầu bằng các gợi ý “mềm” của giáo viên: “Theo các em 
thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ?” hoặc “Các em vi phạm nội quy của trường sẽ ảnh 
hưởng như thế nào đến tập thể lớp?” Để các em tự nói, tự chia sẻ cho giáo viên và cả 
lớp cũng là cách để các em tự đòi hỏi bản thân mình phải tự điều chỉnh làm sao cho 
đúng. Đồng thời, tôi dành thời gian cuối tiết sinh hoạt lớp để động viên, khen ngợi 
những việc ban cán sự đã làm tốt và hướng dẫn các em cách khắc phục những khó 
khăn để phát huy năng lực tự quản tốt hơn.
 Như vậy, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là người cố vấn và bồi dưỡng đội 
ngũ ban cán sự lớp. Giáo viên chủ nhiệm không được khoán trắng hoặc biến ban 
cán sự lớp thành công cụ để quản lí lớp.
 Biện pháp 3: Giáo viên thay đổi bản thân, kiến tạo hạnh phúc phát huy 
tính tích cực của học sinh
 Tôi rất tâm đắc một câu nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một câu nói bao 
hàm tất cả những giá trị và vị ngọt hướng gửi đến những ai làm nghề giáo “Thầy 
cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới”. Từ đó bản thân tôi bắt đầu tự điều chỉnh và 
thay đổi bản thân. Việc thay đổi bắt đầu từ việc nhìn nhận và tự thay đổi bản thân, 
đó là bản thân phải luôn có tinh thần lạc quan, duy trì cảm xúc tích cực để từ đó 
làm việc tốt, sống tốt. Qua đó ta thấy rằng, việc mang đến hạnh phúc với học sinh 
sẽ được xuất phát từ những việc làm, hành động đơn giản nhất.
 Bên cạnh việc tự bản thân mình thay đổi, tôi còn học cách lắng nghe và chấp 
nhận lỗi sai của học trò vì nhờ đó tôi mới hiểu học trò của mình, có thể giúp các 
em điều chỉnh lỗi một cách hiệu quả. Quan trọng hơn cả là chúng ta hãy học cách 
sống hạnh phúc trong từng khoảnh khắc, học cách cảm nhận hạnh phúc từ những 
điều bình dị nhất như ánh mắt học trò sáng lên mỗi khi hiểu bài hay một câu nói 
hồn nhiên, biểu cảm yêu thương từ các em. 
 Cũng từ việc lắng nghe và thấu hiểu tôi nhận ra rằng, những thay đổi của cô 
đã được học sinh nhìn thấy và hưởng ứng tích cực. Tôi đặt mục tiêu gần hơn là 
thấu hiểu, quan tâm đến cảm xúc của trò. Tôi học được ở các em bài học vô cùng 
quý giá, đó là lòng bao dung. Mặc dù hôm nay chúng ta có nghiêm khắc với các 
em nhiều đi chăng nữa thì ngày mai, các em vẫn dành cho mình tình yêu thương, 
lòng kính trọng vô bờ bến. Từ thấu hiểu ấy nên tôi không bắt học trò của mình phải 
 5 Việc xoá rào cản ấy còn được lồng ghép sự hài hước vào trong lớp học bằng 
lời nói, biểu cảm, hành động của giáo viên. Ví dụ, học sinh mắc lỗi khi đang nói, 
thay vì cắt ngang hay sửa lại, tôi thường làm khuôn mặt khôi hài để giúp học sinh 
nhìn ra được lỗi của mình mà sửa sai. Những lời khen, khuyến khích trong lớp học 
không còn hiếm hoi như trước. Tôi đã bớt dần nét mặt nghiêm khắc và căng thẳng 
khi chỉ ra những lỗi sai của trò lúc làm bài, viết vở,...Tôi thường xuyên dùng công 
thức “khen” trước “góp ý” sau, nghĩa là, dù tệ đến đâu cũng cố gắng tìm ra vài 
điểm tích cực để khen. 
 Mỗi ngày đến trường, niềm vui của tôi là những học sinh vui vẻ chào đón tôi 
ngay từ cổng trường với nụ cười thật tươi và những cái bắt tay, cái ôm thật thân 
thiện. Tôi luôn cởi mở, làm cho các em cảm thấy được chào đón, được thấy mình 
là một phần của lớp, của trường.
 Học sinh vui vẻ đón cô ở cổng trường
 Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện đúng các quy định của lớp, 
của trường
 Do đặc thù của bậc Tiểu học là mỗi giáo viên đứng lớp phải làm đồng thời 
hai nhiệm vụ: Giảng dạy các môn học và kiêm chủ nhiệm lớp do chính lớp mình 
giảng dạy cho nên việc quản lí, theo dõi được liên tục, giám sát chặt chẽ học sinh 
(đặc biệt những học sinh chậm tiến, những học sinh cá biệt) so với các bậc học 
khác giúp học sinh có thói quen tốt như: Đi học chuyên cần, ngồi học ngay ngắn 
đúng cách, không nói leo, trả lời đầy đủ câu. Khi nói với người lớn tuổi phải "thưa, 
gửi" lễ phép. Khi phát biểu cần giơ tay đúng kiểu; ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ, 
 7

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_de_nang_cao.doc
Sáng Kiến Liên Quan