SKKN Một số biện pháp giúp học sinh thêm yêu thích môn học Âm nhạc trong trường Trung học cơ sở

Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường THCS mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi.

 Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò. Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Nhưng riêng bộ môn Âm nhạc thì bản thân nó cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Việc tạo cho các em hứng thú trong học tập và yêu thích môn âm nhạc không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làm cho các em vui tươi phấn khởi thoải mái hơn về tinh thần và phát triển toàn diện cá nhân.

Đặc biệt giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới cái Chân - Thiện - Mĩ

Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, bản thân tôi nhận thấy đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Đó chính là động lực để tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh thêm yêu thích môn học Âm nhạc trong trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một số biện pháp giúp học sinh thêm yêu thích môn học Âm nhạc trong trường THCS
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
 MÃ SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp giúp học sinh thêm yêu thích môn học 
 Âm nhạc trong trường Trung học cơ sở
 Lĩnh vực: Âm nhạc
 Năm học 2022-2023
 1/22 Một số biện pháp giúp học sinh thêm yêu thích môn học Âm nhạc trong trường THCS
 I. PHẦN MỞ ĐẦU.
 1. Lý do chọn đề tài.
 Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan 
bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh, nhịp điệu. Với học sinh 
THCS môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện 
nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn 
diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con 
người mới. Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn 
học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy 
và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hoá âm nhạc 
cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức sơ giản các kỹ năng 
nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, 
khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố 
thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.
 Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả 
năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác 
phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, 
đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường 
thêm vui tươi lành mạnh. Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn 
học âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy đó là một hướng đi và là một 
phương pháp giáo dục đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái 
đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan trọng vào việc hình 
thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Trong nghệ 
thuật âm nhạc, sự sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng. Sáng 
tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi 
hệ thống nguyên tắc. Học sinh THCS đang trong thời kì phát triển nhanh về thể 
chất, tâm sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều ước mơ, suy nghĩ về cuộc sống. 
Trong quá trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy tính 
sáng tạo của học sinh.
 Ba mức độ biểu hiện của học tập tích cực là bắt chước - tìm tòi - sáng tạo. 
Sẽ thiệt thòi cho các em về nghệ thuật âm nhạc nếu giáo viên không tạo điều 
kiện để HS học tập, rèn luyện và thể hiện sự sáng tạo của mình. Dạy âm nhạc để 
phát huy tính sáng tạo có nhiều mức độ, từ dễ đến khó, từ sáng tạo ở mức độ 
thấp đến cao. Môn âm nhạc ở THCS gồm 4 nội dung là: Học hát, tập đọc nhạc, 
nhạc lí và âm nhạc thường thức. Vậy, phải dạy như thế nào để phát huy được 
tính sáng tạo của học sinh và giúp các em yêu thích môn học?
 3 Một số biện pháp giúp học sinh thêm yêu thích môn học Âm nhạc trong trường THCS
 II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI.
 1. Cơ sở lý luận.
 Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến 
những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc 
sống của con người. Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường THCS mặc dù không 
nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên 
nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ 
thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm 
nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, 
nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi.
 Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý 
của lứa tuổi, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và 
thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò. Môn học nào cũng có khả 
năng gây hứng thú cho học sinh. Nhưng riêng bộ môn Âm nhạc thì bản thân nó 
cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Việc tạo cho các em hứng thú trong 
học tập và yêu thích môn âm nhạc không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà còn 
làm cho các em vui tươi phấn khởi thoải mái hơn về tinh thần và phát triển toàn 
diện cá nhân.
 Đặc biệt giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn 
mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm 
nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng 
âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con 
người tới cái Chân - Thiện - Mĩ
 Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, bản thân tôi nhận thấy đó là 
một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Đó chính là động lực để tôi đi sâu 
nghiên cứu đề tài này.
 2. Thực trạng vấn đề.
 Qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi thấy để giúp học sinh học tốt môn 
Âm nhạc và có hứng thú với bộ môn thì giáo viên phải có những biện pháp để 
phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên thực trạng dạy và học môn Âm 
nhạc trong trường còn gặp phải một số vấn đề như sau:
 2.1. Về phía nhà trường.
 * Thuận lợi: 
 - Nhà trường và BGH quan tâm thường xuyên. 
 - Nhà trường có kết nối mạng internet thuận lợi cho việc tìm kiếm thông 
tin phục vụ giảng dạy. 
 - Có máy tính, máy chiếu để phục vụ dạy học.
 5 Một số biện pháp giúp học sinh thêm yêu thích môn học Âm nhạc trong trường THCS
 GV đàn cho HS hát với tiết tấu polka rồi lần lượt chuyển tiết điệu 
Chacha, Disco..., yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn.
 ? Các em hãy cho biết sự thay đổi tiết tấu mà các em vừa trình bày có phù 
hợp với bài hát không?
 HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân.
 *Ví dụ 2: Bài hát Tiếng ve gọi hè.
 Giáo viên thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 115 xuống 90 hoặc thay 
đổi tiết tấu từ Disco sang Beat ballat.
 ? Em có nhận xét gì nếu thay đổi tốc độ cũng như tiết tấu cho bài hát như 
chúng ta vừa trình bày?
 HS trả lời: bài hát Tiếng ve gọi hè nếu hát ở tốc độ chậm cũng như tiết tấu 
nhẹ nhàng mềm mại sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát có tính 
chất vui tươi, rộn ràng, trong sáng.
 GV giải thích: Cơ bản một bài hát có thể sử dụng nhiều tiết tấu và tempo 
khác nhau tuy nhiên dựa vào tính chất của bài để lựa chọn tiết tấu và tempo phù 
hợp như thế mới truyền tải được sắc thái cũng như ý tưởng của tác giả.
 Với cách trình bày như vậy chắc chắn từng ngày học sinh sẽ có những 
cảm nhận mới trong mỗi lần hát và nghe hát.
 3.2. Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác 
nhau.
 Trong học tập, so với bắt chước thì tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất 
thể hiện tính tích cực chủ động học tập của học sinh, hãy bắt đầu khuyến khích 
các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát. Học 
sinh có thể không ủng hộ ý kiến của giáo viên, của bạn bè, có thể trình bày 
những ý kiến, tư tưởng của mình. Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn. 
Giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để 
có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực. 
 *Ví dụ: Cách 1: 
Sau khi cho học sinh nghe hát mẫu và đọc lời ca, giáo viên đặt câu hỏi: 
 ? Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát Chúng em cần hoà bình?
 Học sinh sẽ trả lời qua phần gợi mở của giáo viên. 
 VD: Nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua 
bài hát này bản thân em học tập được gì? Em sẽ phải làm gì để xứng với những 
điều mà nội dung bài hát muốn chuyển tải tới? 
 Có thể học sinh trả lời chưa được trôi chảy hoặc ý tứ chưa được sâu sắc 
song qua nhận xét và khắc họa của giáo viên thì học sinh từ chỗ hiểu nội dung 
 7 Một số biện pháp giúp học sinh thêm yêu thích môn học Âm nhạc trong trường THCS
 Bài hát Tuổi hồng giáo viên hướng dẫn một vài động tác trẻ trung sông 
động Như vậy những điều đó sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài hát 
thêm sinh động mà các em còn được tìm hiểu về những điệu múa mang tính chất 
đặc trưng vùng miền hay các động tác vui nhộn của tân nhạc rất cuốn hút và đặc 
sắc.
 Vận động nhẹ nhàng
 Thông qua những tiết học như vậy HS sẽ có những áp dụng sáng tạo trong 
những lần hội diễn văn nghệ trong nhà trường, các hoạt động ngoại khoá, biết 
cách dàn dựng và sử dụng những động tác múa phụ hợp với thể loại bài hát
 Khi học giáo viên đưa ra yêu cầu học sinh tự chọn nhóm 4 - 5 học sinh và 
biểu diễn bài hát có động tác phụ hoạ. Giáo viên không nên áp đặt các em vào 
từng nhóm, để các em tự chọn sẽ làm học sinh phấn khởi, vui thích khi được làm 
việc trong nhóm phù hợp về sở thích, về âm vực, chất giọng
 9 Một số biện pháp giúp học sinh thêm yêu thích môn học Âm nhạc trong trường THCS
 Ví dụ 2: Khi học hát bài Đi cắt lúa dân ca Hơ Rê giáo viên hướng dẫn 
học sinh tự sưu tầm và gõ đệm bằng hòn đá nhỏ phát ra âm thanh tượng trưng 
cho đàn đá. Bài hát có tiết tấu nhanh, sôi nổi khi hát kết hợp gõ đệm bằng đá 
nghe rất lạ không những giữ được tính chất của bài mà còn nhấn mạnh hơn nữa 
để học sinh cảm nhận âm điệu vùng miền Tây Nguyên khi hát.
 Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã tự thay đổi cách gõ đệm cho 
học sinh trong rất nhiều các bài hát lúc gõ bằng vỏ dừa, lúc gõ đệm bằng đá, lúc 
lại cho học sinh dậm chân theo nhịp hoặc gõ cốc kết hợp với hát thay cho việc 
gõ bằng thanh phách và song loan. Bên cạnh đó giáo viên cũng có thể cho học 
sinh có năng khiếu tự đệm bằng đàn Guitar, trống, sáo....nhằm thay đổi không 
khí học tập và làm mới cho bộ môn Âm nhạc
 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_them_yeu_thich_mon_hoc_a.doc
Sáng Kiến Liên Quan