Đơn công nhận Sáng kiến Phương pháp giảng dạy bài Âm nhạc thường thức Lớp 6: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến

Âm nhạc thường thức (ANTT) là một trong số 3 phân môn của chương trình Âm nhạc của bậc học Trung học cơ sở (THCS). Nội dung này chủ yếu là hoạt động tìm hiểu và cảm nhận về âm nhạc thông qua các tác phẩm, nhạc sĩ và nhạc cụ , không có các hoạt động ca hát. Chính vì vậy thường các bài âm nhạc thường thức rất khô khan không tạo được hứng thú với học sinh.

Ở bài ANTT: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến, mục tiêu là giới thiệu tới học sinh một số nhạc cụ dân tộc của Việt Nam. Đây là một nội dung hay giới thiệu văn hóa âm nhạc của Việt Nam nhưng cũng là điểm khó mà mỗi một giáo viên âm nhạc có thể nhận thấy, đó là nền âm nhạc dân tộc Việt Nam trước giờ chưa thực sự phổ biến với mọi người vì những người có thể sử dụng nhạc cụ dân tộc, cũng như những nghệ nhân chế tác ra những nhạc cụ này cực kì ít hoặc nếu còn thì đã rất lớn tuổi.

Hơn nữa thị trường âm nhạc hiện nay đang có nhiều những dòng nhạcvà nhạc cụ nước ngoài du nhập qua các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, còn âm nhạc dân tộc Việt Nam quá ít sự quảng bá và những người có trình độ hiểu biết thực sự. Chính vì điều đó việc đưa nhạc cụ dân tộc tới gần các em học sinh lớp 6 đòi hỏi chúng ta cần có những phương pháp giảng dạy phù hợp, có tính hấp dẫn, dễ cảm nhận mà các em vẫn nắm được nội dung mà bài học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Phương pháp giảng dạy bài Âm nhạc thường thức Lớp 6: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành giáo dục thị xã Bình Long 
 Tôi ghi tên dưới đây:
 Trình Tỷ lệ (%)
 Ngày
 Nơi Chức độ đóng góp vào
TT Họ và tên tháng
 công tác danh chuyên việc tạo ra
 năm sinh
 môn sáng kiến
 Giáo viên ĐHSP
 NGUYỄN Trường THCS
 1 07/02/91 dạy Âm Âm 100%
 THỊ HUỆ An Lộc
 nhạc nhạc
 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Phương pháp giảng dạy bài âm 
 nhạc thường thức lớp 6: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Huệ -Trường THCS An Lộc
 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Môn Âm nhạc)
 4. Ngày sáng kiến được áp dụng thử: Áp dụng lần đầu vào ngày 17/12/2020.
 5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 5.1. Tính mới của sáng kiến:
 Âm nhạc thường thức (ANTT) là một trong số 3 phân môn của chương trình Âm 
 nhạc của bậc học Trung học cơ sở (THCS). Nội dung này chủ yếu là hoạt động tìm hiểu 
 và cảm nhận về âm nhạc thông qua các tác phẩm, nhạc sĩ và nhạc cụ, không có các 
 hoạt động ca hát. Chính vì vậy thường các bài âm nhạc thường thức rất khô khan không 
 tạo được hứng thú với học sinh.
 Ở bài ANTT: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến, mục tiêu là giới thiệu 
 tới học sinh một số nhạc cụ dân tộc của Việt Nam. Đây là một nội dung hay giới thiệu 
 văn hóa âm nhạc của Việt Nam nhưng cũng là điểm khó mà mỗi một giáo viên âm nhạc 
 có thể nhận thấy, đó là nền âm nhạc dân tộc Việt Nam trước giờ chưa thực sự phổ biến 
 với mọi người vì những người có thể sử dụng nhạc cụ dân tộc, cũng như những nghệ 
 nhân chế tác ra những nhạc cụ này cực kì ít hoặc nếu còn thì đã rất lớn tuổi.
 Hơn nữa thị trường âm nhạc hiện nay đang có nhiều những dòng nhạcvà nhạc cụ 
 nước ngoài du nhập qua các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, còn âm nhạc dân 
 tộc Việt Nam quá ít sự quảng bá và những người có trình độ hiểu biết thực sự. Chính vì 
 điều đó việc đưa nhạc cụ dân tộc tới gần các em học sinh lớp 6 đòi hỏi chúng ta cần có 
 những phương pháp giảng dạy phù hợp, có tính hấp dẫn, dễ cảm nhận mà các em vẫn 
 nắm được nội dung mà bài học.
 Từ những thực tế và nhận định trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Phương pháp 
 giảng dạy bài âm nhạc thường thức lớp 6: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ 
 biến.
 5.2. Nội dung của sáng kiến: 3
 Bước 2: Thông qua các trò chơi để học sinh nhận biết một số nhạc cụ dân
tộc.
 Những nội dung ít hoạt động ca hát thì chúng ta phải lồng ghép các trò chơi để 
các em có hứng thú học tập, tránh sự khô khan. Điều đó còn giúp cho học sinh có tính tự 
giác tìm hiểu bài và lưu giữ kiến thức tốt nhất.
 Trò chơi qua phần mềm Powerpoint “Nhìn hình đoán tên nhạc cụ”.
 Ở đây chúng ta sử dụng trò chơi thông qua phần mềm powerpoint “Nhìn hình 
đoán tên nhạc cụ”, với những hiệu ứng sinh động, làm cho các em hứng thú và thoải mái 
đưa ra những hiểu biết của bản thân về các nhạc cụ dân tộc mà mình có được như như: 
sáo trúc, đàn tranh, trống cơm, trống đế, trống cái, đàn bầu, đàn nhị, đàn nguyệt
 Bước 3: Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc qua video, hình ảnh
 Thực tế hiện nay với cách dạy chỉ dựa vào những hình ảnh và thông tin trên sách 
giáo khoa trước đây thì không thể đem lại hiệu quả tốt nhất. Chúng ta cần dựa vào sự 
phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) có rất nhiều các trang mạng chính thống về 
âm nhạc, tìm hiểu những tài liệu thật cụ thể và sinh động với những video, hình ảnh, có 
chất lượng màu sắc tốt nhất để giảng dạy.
 Dưới đây là một vài hình ảnh minh họa:
 Trống cơm Trống cái 5
đưa ra kiến thức như: Hình dáng các nhạc cụ thế nào ? Cách sử dụng ra sao? Và nêu 
được cảm nhận về âm thanh, giai điệu của nhạc cụ đó.
 Dưới đây là một vài hình ảnh minh họa:
 Video em bé đang thổi sáo và chăn trâu.
 Video các nghệ sĩ thể hiện bài hát “Việt Nam ơi”, qua tiếng đàn tranh.
 Bước 4: Phân tích ý nghĩa văn hóa lịch sử và giới thiệu một số thành tựu của 
nền âm nhạc dân tộc việt nam.
 Âm nhạc dân tộc chính là tinh hoa văn hóa của đất nước. Được đúc kết và lưu 
truyền từ bao đời nay. Âm nhạc có vai trò quan trọng góp phần hình thành nhân cách, 
đạo đức của mỗi con người Việt Nam nói chung và học sinh nói riêng. Với những ca từ 
giản dị nhưng lại vô cùng gần gũi và giàu tình cảm. Từ những hình ảnh cây đa, bến 
nước, con đò, cho đến những sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó hình thành 
trong mỗi chúng ta tình yêu thương con người, quê hương, đất nước. 7
 Nghệ sĩ Hoàng Anh đang biểu diễn sáo trúc
 Bước 5: Khuyến khích học sinh tìm hiểu và sử dụng nhạc cụ dân tộc, qua đó 
giáo dục học sinh biết giữ gìn và phát huy.
 Âm nhạc chính là sợi dây văn hóa có thể xóa bỏ mọi khoảng cách địa lí, ngôn 
ngữ, của mọi quốc gia trên thế giới. Cho nên qua bài học và những nét đẹp của âm 
nhạc dân tộc nói chung, nhạc cụ dân tộc nói riêng, chúng ta khơi dậy niềm tự hào của 
mỗi học sinh về nền âm nhạc dân tộc Việt Nam.
 Từ đó khuyến khích và gợi ý cho các em một số hoạt động, địa điểm để tìm hiểu 
nhạc cụ dân tộc trong điều kiện cho phép. Ngoài các trang điện tử, sách báo thì còn có 
những bảo tàng âm nhạc dân tộc.... Đồng thời nêu cao vai trò của các các em trong
việc gìn giữ và phát huy nhạc cụ dân tộc.
 Hình ảnh một số nhạc cụ dân tộc Việt Nam. 9
 - Khuyến khích và gợi ý cho các em một số hoạt động, địa điểm để tìm hiểu nhạc 
cụ dân tộc trong điều kiện cho phép, biểu diễn các nhạc cụ dân tộc qua các bài hát phù 
hợp lứa tuổi, chủ đề.
 b. Đối với học sinh:
 - Phải có thái độ học tập nghiêm túc, năng động ...
 - Biết lắng nghe và có ý thức tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc.
 c. Về phía gia đình:
 Các bậc phụ huynh cần quan tâm sâu sát đến quá trình học tập, giải trí của các 
em. Từ đó hướng các em tới những dòng nhạc của dân tộc một cách phù hợp.
 d. Về phía xã hội:
 - Đưa nền âm nhạc dân tộc lại gần các em hơn thông qua những cuộc tham quan 
bảo tàng nhạc cụ dân tộc, các cuộc thi tìm hiểu và biểu diễn bài hát, nhạc cụ dân tộc...
 - Cần chú trọng tìm hiểu phổ biến nền âm nhạc dân tộc nói chung và nhạc cụ dân 
tộc nói riêng tốt cho tư duy, đạo đức của học sinh qua tài liệu giáo dục và những môn 
học có liên quan.
 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả:
 Sau quá trình áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy những kết quả rõ rệt:
 - Các em có nhiều sự hiểu biết về nền âm nhạc dân tộc và bản sắc văn hóa của 
Việt Nam .
 - Hình thành nhân cách và tình cảm tốt đẹp biết yêu quê hương đất nước. Hứng 
thú hơn với những bài âm nhạc thường thức nói riêng và môn âm nhạc nói chung. Kết 
quả học tập môn âm nhạc đạt kết quả cao hơn.
 - Tự tin thể hiện khả năng âm nhạc thông qua một số bài hát và nhạc cụ dân tộc 
phù hợp lứa tuổi.
 - Cụ thể trong 2 năm học 2019-2020 và kì I năm học 2020-2021 tôi đã áp dụng 
đánh giá bằng nhận xét đối với bộ môn âm nhạc kết hợp chấm điểm kết quả học sinh khi 
áp dụng phương trên đã cho thấy tỉ lệ trung bình bộ môn và tỉ lệ học sinh khá – giỏi lớp 
6 tăng lên:
 Năm học 2019- 2020 (Kì I) 2020 – 2021
 Xếp loại
 Tỉ lệ HS trung bình 25 % 15 %
 Tỉ lệ HS khá 57% 61 %
 Tỉ lệ HS giỏi 18 % 24 %
 * Bài học:
 Muốn sáng kiến đạt hiệu quả giáo viên phải hiểu được vai trò của môn âm nhạc 
nói chung và mục tiêu của bài học nói riêng. Người giáo viên trong việc đưa ra các 
phương pháp giảng dạy cần lựa chọn những tài liệu chính thống và giàu tính hấp dẫn 
học sinh nhằm rút ra nét văn hóa âm nhạc độc đáo của dân tộc
 Áp dụng nhiều phương pháp dạy học và trò chơi trong quá trình giảng dạy, tạo 
không khí vui vẻ, tâm lí thoải mái để giúp các em yêu thích nền âm nhạc của dân tộc.

File đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_sang_kien_phuong_phap_giang_day_bai_am_nhac_th.doc
Sáng Kiến Liên Quan