Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Học hát tại trường THCS

Cơ sở lí luận

Trong thời kỳ đổi mới và phát triển ca hát luôn là món ăn tinh thần cho con người cũng như trong chương trình giáo dục ở các cấp học. Đối với các cấp tiểu học, THCS thì đây là kiến thức ban đầu giúp cho học sinh học và biết ca hát theo một quy định chung nhất. Nhưng qua thực tế việc giảng dạy phân môn này ở trường THCS, tôi thấy còn rất nhiều khó khăn như:

Ngoài sự quan tâm của ngành giáo dục, sự giúp đỡ của các lãnh đạo và giáo viên trong trường thì mong muốn của tôi là đội ngũ giáo viên âm nhạc phải thật đồng bộ từ cấp mầm non, tiểu học và THCS. Vì nếu không có sự đồng bộ thì việc truyền thụ kiến thức sẽ gặp khó khăn cho giáo viên dạy các lớp sau.

Ví dụ: Giáo viên dạy mẫu giáo có khả năng gây sự say xưa yêu thích học hát, nghe âm nhạc cho các em ngay buổi ban đầu và tiếp đó khi lên cấp tiểu học các em đã vốn có cảm tình yêu thích học hát, nghe âm nhạc đây là cơ sở tốt cho giáo viên âm nhạc truyền thụ những kiến thức mới cho ở cấp tiểu học cho các em. Học xong tiểu học cũng như các môn học khác, các em đã có sẵn vốn kiến thức nói chung. Riêng môn âm nhạc và học hát vốn là sở thích của các em khi ở độ tuổi ban đầu “Học mà chơi, chơi mà học” ở các cấp mẫu giáo và ở các cấp đầu bậc tiểu học, lên cấp THCS, các em đã có kiến thức và sự say mê cộng với sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là trình độ năng lực nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên âm nhạc ở mức độ cao hơn sẽ tạo ra sự say mê ham thích, ưu ái môn học này. Đây là động lực to lớn để thúc đẩy các môn học khác và các hoạt động xã hội của nhà trường.

Các trang thiết bị về cơ sở vật chất như : Nhạc cụ, phòng học nhạc, phòng hát cần được xây dựng thật phù hợp để môn học thật sự có chất lượng cao. Bản thân người giáo viên âm nhạc phải năng động sáng tạo, tranh thủ được sự nhiệt tình của lãnh đạo và giáo viên nhà trường, sự giúp đỡ của Đảng, chính quyền xã, của phụ huynh học sinh để tuyên truyền, thuyết phục các tổ chức đoàn thể và từng thành viên hiểu về tầm quan trọng của môn học âm nhạc.

 

doc38 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Học hát tại trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n là cần thiết, các phương tiện dồ dùng dạy học như: nhạc cụ, máy nghe, băng đĩa nhạclà những “ Giáo cụ trực quan”, những “ Sách giáo khoa” vô cùng sinh động và quan trọng. Bên cạnh đó là bản nhạc, tranh ảnh, bản đồ cũng có tác dụng tốt trong giờ lên lớp.
Sử dụng phương pháp trực quan khiến cho những khái niệm trừu tượng trở nên rõ ràng, cụ thể. Tiếng đàn, tiếng hát vang lên chính là “Trực quan” của âm nhạc. Học sinh không chỉ được tập hát mà còn được nghe giáo viên hát hoặc đàn, được nghe như vậy sẽ giúp cho cảm thụ âm nhạc của học sinh tăng lên rất nhiều.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá
Kết thúc một nội dung dạy học hoặc một phần của nội dung,thông thường người ta tiến hành kiểm tra. Dạy âm nhạc cũng thế, không thể thiếu kiểm tra- đánh giá. Với âm nhạc có thể kiểm tra như sau:
+ Kiểm tra hát theo nhóm, cách này chỉ mất ít thời gian và có thể kiểm tra được cả lớp.
+ Đánh giá bằng quá trình học tập như: chăm chỉ, có khả năng đạt, chưa đạt.
4.3.2. Phương pháp tạo ấn tượng sâu sắc cho học sinh
Để tạo ấn tượng cho các em, trước hết người giáo viên phải có năng lực âm nhạc. Khi đã có năng lực người giáo viên đã hội tụ đầy đủ những yêu cầu cơ bản mà bộ môn yêu cầu. Có trình độ chuyên môn âm nhạc tối thiểu, vững vàng , phải nắm vững phương pháp giảng dạy một cách sáng tạo, cần phải nghiên cứu kĩ chương trình giảng dạy ngay từ đầu để quán triệt toàn bộ nội dung của cấp học hoặc từng cấp học.
3.3.3. Phương pháp sửa sai cho học sinh
Trong quá trình học hát giáo viên cần giúp các em phân biệt sự khác nhau giữa hát và nói, khi hát âm thanh được phát ra phải có độ ngân, mỗi âm vang đều đặn nhưng cần phải rõ và đẹp. Có thể đàn giai điệu cho học sinh nghe đồng thời luyện cách ghi nhớ và đệm theo giai điệu khi các em đã thuộc bài. Để tránh cho học sinh hát sai, theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì có một số biện pháp sau:
Khi trình bày một ca khúc, tác phẩm nếu học sinh hát sai giáo viên phải nắm rõ được học sinh hát sai ở câu nào, từ nào, đoạn nào sau đó giáo viên sửa sai cho học sinh bằng cách giáo viên đàn và hát mẫu lại cho học sinh nghe những câu, từ trong đoạn mà học sinh hát sai.
- Dự kiến những chỗ các em sai.
- Xây dựng cho các em thói quen im lặng, lắng nghe để biết khi nào hát theo thầy (cô) hát mẫu, nghe phân tích để biết thế nào là hát đúng, thế nào là hát chính xác.
- Giáo viên đưa ra những bài tập về cao độ, trường độ tương tự như bài hát cho các em đọc nhạc và hát âm theo để giải quyết những chỗ khó.
- Tập hát đúng ngay từ đầu, khi học sinh tiếp thu sai thì giáo viên phải phân tích dẫn giải âm thanh sai, đúng rồi thị phạm bằng cách hát mẫu hai đến ba lần.
4.3.4. Phương pháp kết hợp gõ tiết tấu
Trước khi học hát, giáo viên phải là tổ chức hướng dẫn để học sinh tạo ra những điều kiện cần cho việc đọc các tiết tấu được xác định trong chương trình THCS.
Tuỳ từng tiết tấu bài học, giáo viên chia bài hát thành từng câu, đánh dấu câu cho học sinh dễ xác định, sau đó giáo viên hướng dẫn tiết tấu từng câu cho đến hết bài. Yêu cầu giáo viên phải thị phạm cho học sinh nghe và nhìn để thực hiện.
* Phương pháp kết hợp gõ nhịp và phách
Cái đầu tiên số 1 mà giáo viên phải hướng vào để tổ chức cho học sinh lĩnh hội là trọng tâm. Trọng tâm và phách gắn liền với nhau. Không xác định được trọng tâm của phách thì không nắm và phân loại được phách. Không nắm và phân loại đựoc phách thì cũng không nắm và phân loại được nhịp.
Việc đầu tiên người thầy phải tổ chức được cho học sinh cách hoạt động trực tiếp mặt đối mặt với phách để phân biệt phách có trọng âm hay không, sau đó phân biệt phách ấy như thế nào trong mối quan hệ nhịp.
Mặt đối mặt với phách tương tự như mặt đối mặt với âm, khi nắm được nó mới nắm được các phẩm chất đặc trưng.
4.3.5. Phương pháp kết hợp các động tác múa đơn giản
Tuỳ từng ca khúc, tác phẩm hay bài dân ca Tuỳ từng nội dung từng bài mà giáo viên chuẩn bị tốt một số động tác múa đơn giản ở bài học, rồi thị phạm trên lớp cho các em quan sát và luyện tập cho các em, nhưng vẫn phải phù hợp với nội dung bài học.
Ở bậc THCS, dạy hát kết hợp với vận động hoặc trò chơi luôn là một yêu cầu hết sức quan trọng không thể thiếu. Âm nhạc và vận động có mối quan hệ mất thiết với nhau. Việc học hát kết hợp với vận động sẽ giúp cho học sinh nhạy cảm với tiết tấu âm nhạc, phát triển tai nghe, rèn luyện trí nhớ âm nhạc. Bên cạnh đó còn tạo hứng thú học tập, học mà chơi, chơi mà học của học sinh. Với phương pháp này giáo viên sẽ khuyến khích cho học sinh tham gia sáng tạo, tạo được không khí vui tươi sôi nổi trong giờ học. Học sinh được thư giãn, thoải mái, bên cạnh đó còn phát huy được tính tích cực của học sinh.
4.4. Giới thiệu giáo án mẫu
(Áp dụng những phương pháp đổi mới vào một tiết dạy cụ thể)
Tôi xin được trình bày một giáo án cụ thể cho chương trình Âm nhạc lớp 6.
Tiết 13: Học hát: Bài Đi cấy
 Dân ca Thanh Hóa
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát: “Đi cấy”
2. Kỹ năng: 
- Có kỹ năng phân biệt tính chất mềm mại, nhẹ nhàng của bài hát dân ca.
3. Thái độ: 
- Qua bài hát giúp học sinh thêm yêu lao động, biết quý trọng người lao động.
4. Năng lực: Phát triển tư duy sáng tạo, hình thành năng lực biểu diễn bài hát.
II Chuẩn bị
- Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh họa cho bài day.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi chép.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ (4’)
?Dân ca do ai sáng tác? Tại sao phải trân trọng, giữ gìn và tiếp tục phát triển dân ca?
3. Bài mới (35’)
Thời gian
Hoạt động của
giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
5 phút
1. Giới thiệu bài hát
Thanh Hóa là một tỉnh ở Bắc Trung Bộ.
 Đồng bằng
Thanh Hóa là tỉnh có đủ 3 vùng địa dư: Đồng bằng, Trung du, Miền núi.
 Trung du Miền núi
Thanh Hóa là quê hương của các vị anh hùng dân tộc nào?
 Bà Triệu Lê Lợi
Tượng đài anh hùng dân tộc Lê Lợi
Đến thờ bà Triệu 
Thanh Hoá là quê hương của các anh hùng dân tộc:Bà Triệu (2/10/226-248), Lê Lợi (10/9/1385 – 22/8/1433), Lê Lai.
Kể tên một dòng sông chảy qua Thanh Hóa mà nơi đây đã sản sinh ra những điệu hò?
- Sông Mã chảy qua Thanh Hóa là nơi sản sinh ra những điệu Hò, nhiều làn điệu dân ca đã được lưu truyền từ bao đời nay.
- Đặc biệt là “Tổ khúc múa đèn”. Múa đèn là một hình thức diễn xướng Hát và múa. Khi biễu diễn, mỗi diễn viên đội trên đầu một đĩa đèn.
Nội dung bài hát muốn gửi tới các em điều gì?
- Nội dung bài hát: Ca ngợi tinh thần lao động hăng say của người nông dân, họ thức khuya, dậy sớm để cấy hái cho kịp thời vụ. Tuy vất vả nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời, yêu lao động, yêu ca hát
2 phút
Bài hát được viết ở nhịp nào? Em hãy nếu định nghĩa?
2. Tìm hiểu về bài hát:
- Bài hát được viết ở nhịp 2.
 4
Nhịp 2 là nhịp gồm 2 phách 
 4
Trong mỗi ô nhịp, phách thứ nhất mạnh, phách thứ 2 nhẹ. (Trường độ thời gian mỗi phách bằng 1/4 nốt tròn)
Ô nhịp đầu tiên còn thiếu bao nhiêu phách?
- Thiếu 1 phách – Nhịp lấy đà
Những hình nốt nào được sử dụng trong bài hát?
- Hình nốt trắng, đen, móc đơn, móc kép, đơn chấm dôi và đen chấm dôi.
Những kí hiệu âm nhạc mà các em chưa được học?
- Dấu luyến, dấu thăng, dấu chấm dôi, nốt nhạc hoa mỹ, dấu mắt ngỗng (miễn nhịp).
2 phút
Giáo viên cho học sinh nghe hát mẫu qua băng đĩa hoặc giáo viên hát mẫu.
3. Nghe hát mẫu
Bài hát chia thành mấy câu?
* Chia đoạn, chia câu
- Bài được chia làm 4 câu:
+ Câu 1: Từ đầu đến sáng trăng
+ Câu 2: Ba bốn cô đến cùng trăng.
+ Câu 3: Thắp đèn đến cầu cho.
+ Câu 4: Cầu cho đến ngoài êm.
1 phút
4. Khởi động giọng
- Giáo viên đang cho học sinh khởi động giọng.
10 phút
- Giáo viên hát mẫu câu 1 sau đó đàn giai điệu 2- 3 lần cho học sinh nghe.
5. Tập hát từng câu
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát câu 1.
- Hát hòa giọng câu 1
- Lưu ý: Tính chất nhẹ nhàng, mềm mại của câu hát trong bài.
- Hát hòa giọng câu 1
- Giáo viên đệm đàn học sinh hát lại câu 1.
- Giáo viên nhận xét. Gọi một em hát khá hát câu 1. Sau đó cho cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp.
- Hát và vỗ tay theo nhịp câu hát 1.
- Tương tự với các câu còn lại.
15 phút
- Khi hát cần lưu ý: Các tiếng luyến 2 nốt nhạc và 3 nốt nhạc
6. Hát cả bài
- Hát toàn bài và cỗ tay theo nhịp của bài hát.
- Luyện tập cách hát hòa giọng, đối đáp và lĩnh xướng.
- Lần 1: Cả lớp hát hòa giọng toàn bài vỗ tay theo nhịp của bài hát
- Lần 2: 
+ HS nữ hát câu 1 và câu 3.
+ HS nam hát câu 2 và câu 4
- Ôn luyện theo nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm tập hát và mỗi nhóm tìm một động tác phụ họa trong khoảng thời gian 5 phút. Sau đó giáo viên gọi nhóm bất kì lên trình bày bài hát. Các nhóm còn lại nghe và vỗ tay theo nhịp.
- Giáo viên nhận xét khen ngợi động viên. Và hướng dẫn một số động tác phụ họa cơ bản cho bài.
- Ghị nhớ các động các phụ họa
- Giáo viên đệm đàn
- Trình bày hoàn chỉnh bài hát
- Cụm từ: “Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng” nói lên điều gì?
Nói lên nỗi vất vả của người nông dân.
- Nội dung bài hát muốn giáo dục các chúng ta điều gì?
- Nội dung bài hát muốn giáo dục chúng ta phải biết siêng năng lao động, học tập biết giữ gìn, phát triển các làn điệu dân ca, quảng bá các làn điệu dân ca cho bạn bè trong nước và quốc tế.
- Vừa rồi các em đã được học bài hát Đi cấy dân ca Thanh Hóa dựa trên giai điệu của bài hát này mà chúng ta có thể tập đặt lời mới theo nhiều chủ đề khác nhau. Sau đây cô giới thiệu với các em một lời mới để các em cùng tham khảo.
Quê nhà mỗi ngày đẹp hơn quê nhà mỗi ngày đẹp hơn,quê hương từng ngày đổi mới sáng tươi. Em mến yêu xóm làng của em,xóm làng của em.Tháng ngày em sẽ gắng chăm học hành,gắng chăm học hành, muốn rằng ngày mai,ngày mai khôn lớn em xây dựng làng quê.
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lời mới.
- Hát hòa giọng lời mới bài hát.
4. Củng cố: (4 phút)
Em hãy nghe và đoán xem câu nhạc bất kì giáo viên vừa đàn thuộc đáp án nào dưới đây ?
a)
b)
c)
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
 - Học thuộc bài hát “Đi cấy”, tập thể hiện các động tác vận động khi hát và đặt lời mới cho bài hát.
 - Làm bài tập 1, 2 trang 32 SGK
- Xem trước tiết học số 14: Ôn tập bài hát; TĐN số 5.
4. Kết quả đạt được
Qua quá trình áp dụng những phương pháp mới vào việc giảng dạy môn học âm nhạc của mình, tôi nhận thấy mức độ yêu thích và tiếp thu học tập của học sinh đã được nâng lên một các rõ rệt. Việc áp dụng các phương pháp mới đã tạo những hiệu quả rõ rệt và tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
Lâu nay ở trường THCS chúng ta vẫn tiến hành dạy hát theo phương pháp truyền thống, đó là dạy truyền miệng từng câu hát ngắn theo lối móc xích, giáo viên hát mẫu rồi học sinh hát theo. Nên cải tiến một chút, ta có thể đánh đàn cho học sinh hát từng câu hát ngắn và tự tập lời ca.
Hơn nữa, khi bước vào dạy bài hát, giáo viên cần dành một vài phút cho học sinh luyện hơi thở, luyện âm thanh như một hoạt động khởi động giọng và luyện tai nghe để chuẩn bị vào bài.
Trong quá trình học hát giáo viên cần giúp các em phân biệt sự khác nhau giữa hát và nói, khi hát âm thanh được phát ra phải có độ ngân, mỗi âm vang lên đều đặn nhưng phải rõ và đẹp. Có thể đàn giai điêụ cho học sinh nghe đồng thời luyện cách ghi nhớ và đệm theo giai điệu khi các em đã thuộc bài. Để tránh cho học sinh hát sai theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì có một số biện pháp sau:
+ Động viên tất cả học sinh đều làm việc.
+ Tìm nhiều biện pháp để thu hút sự chú ý của học sinh,
+ Học âm nhạc với tinh thần học vui- vui học.
+ Tận dụng âm thanh của tiếng đàn, giọng hát, chú trọng trong việc tổ chức cho học sinh thực hành.
Ngoài ra để giờ học thêm phong phú và sinh động thì giáo viên cần phải sử dụng nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học đơn giản như: song loan, thanh phách, sử dụng các loại nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh hoạ, máy nghe nhạc và băng đĩa nhạc có lời và không lời.
Kết quả điều tra:
Tên lớp
Sĩ số
Thích
Bình thường
Không thích
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
6A
30
30
100
0
0
0
0
6B
25
25
100
0
0
0
0
Trên đây là biện pháp tôi đưa ra chưa phải là tối ưu, nhưng tôi hài lòng với các biện pháp này, có thể áp dụng vào thực tế sao cho phù hợp với đối tượng địa bàn mình phụ trách để đạt kết quả tốt trong công tác giảng dạy âm nhạc.
5. Điều kiện áp dụng sáng kiến
Trong thực tế không phải giáo viên nào cũng có phương pháp giảng dạy hợp lý. Hơn nữa với điều kiện hiện nay môn âm nhạc chỉ được coi là môn học phụ, khả năng Âm nhạc không đồng đều, phương tiện, phòng học dành riêng cho bộ môn còn thiếu thốn..... Cho nên việc áp dụng phương pháp dạy học để đạt kết quả cao gặp nhiều khó khăn.
Những biện pháp giáo viên đã nêu ở phần thực nghiệm có thể áp dụng với tất cả các đối tượng học sinh lớp 6. Đặc biệt đây là điều kiện thuận lợi giúp các em phát triển giọng hát, các kỹ năng ca hát trong những năm học tiếp theo.
Để áp dụng tốt các phương pháp trên cần phải phụ thuộc vào điều kiện thực tế về cơ sở vật chất:
+ Đồ dùng trực quan phải đầy đủ: Đàn điện tử, băng, đài, tranh ảnh,
+ Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa.
+ Có phòng học riêng
+ Lòng yêu thích, sự ủng hộ nhiệt tình, tích cực của học sinh đối với môn học là yếu tố quan trọng để áp dụng vào đề tài.
Phần 3. KẾT LUẬN
I. Đánh giá về kết quả mà sáng kiến đem lại
Ngạn ngữ Nhật Bản có câu: “Tri thức mở ra cho chúng ta những chân trời mới”. Và bộ môn Âm nhạc cũng là một trong những yếu tố để đưa chúng ta đến những chân trời mới lạ. “ Nhờ có âm nhạc, bạn sẽ tìm được bản thân mình những sức mạnh mới mà trước đây chưa từng thấy. Các bạn sẽ thấy cuộc đời trong những sắc thái và màu sắc khác. Âm nhạc cũng đưa bạn xích lại gần lí tưởng về con người hoàn thiện, mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ  nghĩa cộng sản chúng ta” – Đ.SôtxatacôVich.
Vai trò của âm nhạc đối với đời sống con người đã được khẳng định là vô cùng quan trọng. Chúng ta những giáo viên âm nhạc, hơn ai hết chúng nhận thức rất rõ điều này. Nhưng không thể chỉ có trình độ chuyên môn thôi chưa đủ, mà tình yêu âm nhạc, niềm đam mê với nghề mới giúp chúng ta đem những chân trời mới lạ trong từng câu hát đến với những học sinh thân yêu. Đó chính là tài sản quý giá mà mỗi người giáo viên phải trau dồi và gìn giữ.
Điều này đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thể hiện quan điểm đó qua các kì Đại hôi VII, VIII, IX. “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội” mà nhìn ở góc độ nào đó thì âm nhạc cũng là văn hoá.
Bộ GD&ĐT đã đưa chương trình âm nhạc vào chương trình THCS là hoàn toàn phù hợp với đường lối chiến lược phát triển con người của Đảng và nhà nước. Trong bộ môn âm nhạc thì phân môn học hát là phân môn quan trọng bởi ca hát vốn là nhu cầu của con người, phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nó còn đem đến cho các em những cảm xúc chân thật và ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của các em. Qua những năm khó khăn, hiện nay cơ sở vật chất và trình độ giáo viên của trường đã ngày càng được nâng cao, đưa chất lượng giảng dạy của Nhà trường được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên với mức độ yêu cầu của môn học thì đây mới chỉ là những thành công ban đầu. Trên thực tế hiện nay đang còn thiếu nhiều giáo viên, dẫn đến chất lượng giờ dạy chưa được hiệu quả, phải đảm đương công việc quá lớn nên giáo viên cũng không còn nhiều thời gian để tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo những biện pháp, phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy.
Xuất phát từ thực tiễn đó, sáng kiến kinh nghiệm của tôi không chỉ phát hiện những khó khăn trở ngại của giáo viên và học sinh khối lớp 6 trường THCS trong việc giảng dạy và học tập phân môn Học hát mà còn đề xuất một số giải pháp khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Học hát, góp phần nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, thay đổi nhận thức của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh về bộ môn Âm nhạc nói chung và phân môn Học hát nói riêng.
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Học hát cũng như môn
Âm nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em một “Vốn văn hoá âm nhạc” phổ thông  tối thiểu nhất là cả một quá trình phức tạp và lâu dài.
Vì điều kiện thời gian có hạn cùng với năng lực hạn chế của bản thân, những vấn đề đã nói ở trên chắc chắn không thể giải quyết một cách đầy đủ và thoả đáng, bởi vậy tôi mong được sự góp ý của các quý thầy, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể ngày càng hoàn thiện.
Cuối cùng, tôi muốn nói rằng, để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc nói chung và phân môn học hát nói riêng trong các nhà trường THCS, vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng, bên cạnh đó sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập là một yếu tố không nhỏ đem lại thành công.
II. Những khuyến nghị và đề xuất 
1. Đối với người quản lý
- Đội ngũ quản lý phải là những người đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó mới có thể tổ chức cho giáo viên học tập, tích cực đổi mới trong việc giảng dạy.
- Chuẩn bị tốt mọi điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học.
- Đánh giá năng lực của giáo viên một cách nghiêm túc, đúng mực, có động viên khuyến khích và khen thưởng kịp thời với những giáo viên có tinh thần sáng tạo trong chuyên môn.
- Các nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với địa phương, với hội phụ huynh học sinh nhằm quan tâm hơn tới việc đầu tư thêm kinh phí để có phòng học riêng cho môn âm nhạc. Có như thế, hiệu quả dạy - học mới ngày càng được nâng cao.
- Tổ chuyên môn thường xuyên sinh hoạt đổi mới, tập trung vào việc tháo gỡ những vướng mắc trong dạy và học.
2. Đối với giáo viên
- Nhiệt tình, tận tụy với học sinh
- Nghiêm túc trong việc học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
- Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập để giúp các em phát triển tư duy sáng tạo.
- Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc kết được trong quá trình hướng dẫn học sinh học hát. Để kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn, cần phải có thêm nhiều thời gian nghiên cứu, học tập, tìm tòi của người giáo viên. 
- Rất mong nhận được sự đồng tình, góp ý của đồng nghiệp và Hội đồng chuyên môn để cho kinh nghiệm này hoàn thiện hơn và được đưa vào sử dụng rộng rãi trong quá trình giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Âm nhạc 6
Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách giáo viên Âm nhạc 6
Nhà xuất bản giáo dục
3. Sách thiết kế Âm nhạc 6
Nhà xuất bản Hà Nội
4. Chuẩn kiến thức kỹ năng
Nhà xuất bản giáo dục
MỤC LỤC
STT
TÊN ĐỀ MỤC
TRANG
1
- Trang bìa
1
2
- Phần 1: Thông tin chung về sáng kiến
2
3
- Tóm tắt sáng kiến
3
4
- Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
3
5
- Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
3
6
- Hiệu quả của sáng kiến đem lại
4
7
- Đề xuất khuyến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
4
8
Phần 2: Mô tả sáng kiến
5
9
- Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
5
10
- Cơ sở lí luận
6
11
- Cơ sở thực tiễn
7
12
- Đối tượng nghiên cứu
7
13
- Phạm vi nghiên cứu
7
14
- Những biến pháp nghiên cứu chính
8
15
- Thực trạng dạy phân môn học hát tại trường THCS
8
16
- Tầm quan trọng đối với học sinh ở trường THCS
8
17
- Cơ sở vật chất thiết bị dạy học
9
18
- Đội ngũ giáo viên âm nhạc
9
19
- Khả năng tiếp thu ca hát
11
20
- Phương pháp và kết quả dạy hát
12
21
- Thực hiện chương trình dạy hát
13
22
- Sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy
14
23
- Phương pháp dạy hát
15
24
- Quan điểm của các ấp lãnh đạo về phân môn âm nhạc
17
25
- Sở- Phòng giáo dục- BGH
18
26
- Kết quả dạy hát trong những năm gần đây
18
27
- Các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát ở trường THCS.
19
28
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giáo viên âm nhạc
19
29
- Đối với cán bộ quản lý
19
30
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên âm nhạc.
20
31
- Nâng cao chất lượng giáo viên giảng dạy môn âm nhạc
20
32
- Những phương pháp đổi mới trong dạy học
21
33
- Phương pháp hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm
22
34
- Phương pháp tạo ấn tượng sâu sắc cho học sinh
24
35
- Phương pháp sử sai cho học sinh
24
36
- Phương pháp kết hợp gõ tiết tấu
24
37
- Phương pháp các động tác múa phụ họa
25
38
- Giới thiệu giáo án mẫu
25
39
- Kết quả đạt được
32
40
- Điều kiện áp dụng sáng kiến
33
41
- Phần 3: Kết luận
34
42
- Khuyến nghị, đề xuất
35

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_nham_nang_cao_chat.doc
Sáng Kiến Liên Quan