SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn Địa lí

Trong hệ thống các ngành khoa học, Địa lí là một trong những ngành có lịch sử phát triển lâu đời. Vai trò của nó đã được khẳng định qua nhiều thời đại, nhất là những thập niên gần đây trong việc sử dụng, cải tạo và bảo vệ môi trường, phù hợp với các quy luật của tự nhiên và xã hội. Vì vậy, môn Địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay được coi là một trong những môn văn hóa cơ bản trong chương trình học ở tất cả các nước trên thế giới. Việc giảng dạy Địa lí trong trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh hiểu được thế giới xung quanh để làm những công dân tốt.

Trong chương trình Tiểu học hiện hành, môn Địa lí lớp 4 đóng một vai trò rất quan trọng. Mục tiêu dạy học môn Địa lí lớp 4 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng miền chính trên đất nước Việt Nam. Nhờ đó, lần đầu tiên các em hình dung được một cách cụ thể về đất nước mình. Đây cũng là một tiền đề để xây dựng tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam cho các em. Bên cạnh đó, môn học bước đầu rèn luyện và hình thành một số kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu địa lí từ các nguồn khác nhau; biết nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và lựa chọn thông tin để giải đáp; nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng địa lí; biết trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Đối với học sinh lớp 4, mỗi bài địa lí là một vấn đề hết sức mới mẻ và thú vị. Vì vậy làm thế nào để học sinh có những kiến thức cơ bản về địa lí, giúp các em có phương pháp học tập đúng đắn và khoa học, có những kĩ năng cần thiết, phát triển được năng lực và nhân cách của mình là một việc làm có ý nghĩa quan trọng, cần thiết đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học môn Địa lí.

Đối với môn Địa lí, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và bảng số liệu được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức, giúp học sinh tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức và rèn luyện kĩ năng học bộ môn chứ không phải để minh họa cho lời giảng của giáo viên. Như vậy bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và bảng số liệu là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực (đến mức tối đa) khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Việc sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và bảng số liệu trong dạy – học môn Địa lí là một trong những điều kiện quyết định sự thành công của tiết dạy, vì nó làm tăng hiệu quả giờ dạy, học sinh có hứng thú trong học tập, giờ học vui tươi thoải mái, các em được mở rộng tầm mắt ra xa hơn và nó là phương tiện phát triển tư duy. Việc làm đó đòi hỏi người giáo viên phải coi việc đổi mới phương pháp giảng dạy là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết.

doc31 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: .........................................................................1
 1. Cơ sở lí luận:........................................................................................1
 2. Cơ sở thực tiễn:....................................................................................2
 3. Tính cấp thiết. ......................................................................................2
 II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .....................................2
 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..............................................................2
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...........................................................................4
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN .....................................................................................4
 1. Cơ sở lí luận chung..................................................................................4
 2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................4
 II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ..................................................................5
 BIỆN PHÁP 1: Phát triển năng lực quan sát, tổng hợp khi sử dụng bản
 đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê cho học sinh......................................5
 BIỆN PHÁP 2: Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua hệ thống
 tranh ảnh................................................................................................11
 BIỆN PHÁP 3: Sử dụng sơ đồ trong dạy – học phân môn Địa lí.........14
 BIỆN PHÁP 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy – học phân
 môn Địa lí ..............................................................................................20
 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...................................................27
C. KẾT LUẬN.............................................................................................28
 I. KẾT LUẬN: .........................................................................................28
 II. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................30 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
hứng thú trong học tập, giờ học vui tươi thoải mái, các em được mở rộng tầm 
mắt ra xa hơn và nó là phương tiện phát triển tư duy. Việc làm đó đòi hỏi người 
giáo viên phải coi việc đổi mới phương pháp giảng dạy là nhiệm vụ rất quan 
trọng và cần thiết.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Trong quá trình giảng dạy ở nhà trường tiểu học hiện nay, nhiều giáo viên 
đã không ngừng tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi để nâng cao kiến thức, nâng cao 
trình độ chuyên môn của bản thân để tạo nên những tiết học hay, giờ dạy tốt. 
Đặc biệt, việc dạy – học phân môn Địa lí đã có nhiều đổi mới cả về hình thức 
tổ chức và phương pháp dạy – học để đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu giáo dục 
đề ra và đã giải quyết được những vấn đề cấp thiết của bộ môn đối với nhu cầu 
của xã hội. Còn đối với học sinh, một số em chưa biết cách học, ngại học, chưa 
có lòng đam mê, yêu thích môn học một cách tự nhiên, dẫn đến việc học của 
các em mang tính thụ động mà thiếu mất tính chủ động, tích cực và lòng ham 
thích khám phá, tìm tòi thực tế; các em vẫn còn thói quen học thuộc lòng 
không tư duy, hệ thống các kiến thức một cách khoa học dẫn tới kết quả học 
tập chưa cao.
 3. Tính cấp thiết.
 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đâu?
 Mỗi người giáo viên cần phải làm thế nào để các em có lòng say mê, yêu 
thích môn học, giúp các em phát triển được năng lực học tập, qua đó giáo dục, 
bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về Tổ quốc 
Việt Nam thân yêu
 Là một giáo viên Tiểu học đã có gần 30 năm trong nghề, có nhiều năm dạy 
lớp 4, 5, trước thực trạng của việc dạy – học môn Địa lí hiện nay khiến tôi luôn 
băn khoăn, trăn trở. Năm học 2017 – 2018, tôi đã chọn nghiên cứu và thực hiện 
sáng kiến kinh nghiệm:
 “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Địa lí”.
 II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 Học sinh lớp 4B – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân
– Hà Nội.
 Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2022 – tháng 3/2023.
 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, thực trạng ban 
đầu của việc dạy – học môn Địa lí và việc trực tiếp giảng dạy môn Địa lí ở lớp
 2/30 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 1. Cơ sở lí luận chung
 Các môn học ở lớp 4 nói chung và môn Địa lí nói riêng có vai trò lớn trong 
việc hình thành và phát triển con người lao động mới đáp ứng nhu cầu phát 
triển của đất nước hiện nay và mai sau. Môn Địa lí là môn học tích hợp nhiều 
kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội với mục tiêu là:
 - Cung cấp một số kiến thức cơ bản thiết thực về các sự vật, hiện tượng và 
các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam.
 - Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các năng lực: Quan sát sự 
vật và hiện tượng, thu thập và tìm kiếm tư liệu địa lí từ nhiều nguồn khác nhau; 
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và lựa chọn thông tin để giải 
đáp; Nhận biết đúng các sự vật, hiện tượng địa lí; Trình bày lại kết quả học tập 
bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ, . Từ đó, vận dụng các kiến thức đã học vào thực 
tiễn cuộc sống.
 - Góp phần bồi dưỡng, phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen 
ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em; yêu thiên 
nhiên, con người, quê hương, đất nước; tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên 
và những nét văn hóa gần gũi với các em.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Đối với học sinh, lớp 4 là năm học đầu tiên các em được học môn Địa lí 
một cách có hệ thống và mang nét đặc trưng riêng của môn học. Nó khác hẳn 
với môn Tự nhiên – Xã hội mà các em đã học ở các lớp 1, 2, 3 nên phần lớn 
các em gặp khó khăn khi gặp môn học này. Những khái niệm về bản đồ, lược 
đồ, về vị trí, đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế,  đối với các em gần như mới 
mẻ hoàn toàn. Đặc biệt đối với học sinh kĩ năng chỉ bản đồ, khai thác, tìm kiếm 
kiến thức trên bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, ; mối quan hệ giữa vị trí địa lí đến 
địa hình, khí hậu, kinh tế, con người.v.v khiến các em không những lúng 
túng khi học mà nhiều em còn ngại và sợ học dẫn đến giờ học căng thẳng và 
mệt mỏi, chất lượng môn học chưa cao.
 Môn học có những thuận lợi đáng kể về sách giáo khoa và trang thiết bị 
phục vụ cho việc giảng dạy môn Địa lí khá đầy đủ, phong phú và khoa học.
 Yêu cầu đặt ra là cần phải có những biện pháp tích cực để giúp học sinh 
học tốt bộ môn này, giúp các em có lòng ham thích và say mê môn học là 
nhiệm vụ của mỗi người giáo viên.
 4/30 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
đông sang tây, tôi yêu cầu học sinh đọc tên bản đồ, lược đồ; đọc bảng chú giải 
để tìm kí hiệu của dãy núi, thực hành chỉ trên lược đồ sau đó chuyển sang bản 
đồ (khi chỉ phải chỉ dọc theo chiều dài của dãy núi).
 Ở hoạt động 1, sau khi cho học sinh đọc tên lược đồ và bảng chú giải tìm 
được kí hiệu của các dãy núi, tôi gọi một học sinhlên bảng – học sinh vừa đọc 
tên các dãy núi – lên chỉ vào lược đồ tên các dãy núi chính ấy: dãy Đông Triều, 
dãy Bắc Sơn, dãy Ngân Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn. Tôi đã 
hướng dẫn học sinh cách chỉ dãy núi: phải chỉ theo chiều dài của dãy núi và 
yêu cầu các em chỉ lại. Sau đó, tôi yêu cầu cả lớp thực hành chỉ lại một lần nữa 
trong sách giáo khoa của mình.
 Ví dụ 2: Bài 4: Thủ đô Hà Nội
 Tôi đã cho các em lên chỉ vị trí của Hà Nội trên Lược đồ thành phố Hà Nội 
và trên Bản đồ Hành chính Việt Nam. Tôi cũng tiến hành hướng dẫn các em 
theo 3 bước như trên đã nêu. Khi học sinh thực hành chỉ, tôi yêu cầu các em chỉ 
theo đường giới hạn của thành phố để các em định hình rõ vị trí của thành phố 
Hà Nội và biết được Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, 
Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ.
 Việc thực hành kĩ năng chỉ lược đồ, bản đồ cho học sinh được tôi thực hiện 
một cách thường xuyên, liên tục suốt trong các giờ Địa lí (có sử dụng bản đồ, 
lược đồ). Ngoài ra, trước các tiết học hay trong giờ ra chơi (nếu thấy cần), tôi 
cho phép lớp phó phụ trách học tập lấy bản đồ treo lên bảng lớp để các bạn 
trong lớp có thể tìm hiểu và chỉ các yếu tố địa lí mà mình chỉ chưa thành thạo. 
Khi ấy, tôi thấy học sinh tham gia hứng thú, chủ động và tích cực. Học sinh chỉ 
được những yếu tố địa lí theo yêu cầu đúng và chính xác. Hoạt động này còn 
tạo ra hứng thú cho học sinh, giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức. Thông 
qua đó, các em được học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau nên các em vững vàng và 
tự tin hơn khi trình bày trước đám đông những ý kiến và sự hiểu biết của bản 
thân.
 b. Hình thành năng lực khai thác kiến thức bài học qua bản đồ, lược đồ 
cho học sinh.
 Từ trước tới nay, bản đồ, lược đồ luôn được xem là một kênh kiến thức 
quan trọng. Vì bản đồ, lược đồ là phần thu nhỏ các đối tượng tự nhiên, kinh tế, 
xã hội ở ngoài thực tế thông qua tỉ lệ và hệ thống kí hiệu,  . Thông qua bản 
đồ, lược đồ học sinh dễ dàng tìm ra được các đối tượng địa lí, nội dung bài học 
được biểu hiện trên đó: vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, 
 Trong chương trình học hiện nay, bản đồ, lược đồ vừa là nguồn cung cấp 
kiến thức cho nội dung bài học vừa dùng để rèn kĩ năng khai thác kiến thức về
 6/30

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_phan_mon_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan