SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non

 1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực kỹ năng sống cho trẻ:

 a.Ưu điểm.

- Được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo sát sao cuả Ban giám hiệu nhà trường, cũng như sự đồng tình giúp đỡ của chị em đồng nghiệp và các bậc phụ huynh.

- Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ diện tích cho trẻ hoạt động trang thiết bị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ .

- Đa số trẻ ngoan lễ phép, biết vâng lời và đi học chuyên cần, trẻ mẫu giáo lớn có sự nhận thức cao nên việc dạy trẻ ở một lúa tuổi đều có sự thuận lợi.

- Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lứa tuổi mẫu giáo lớn và có nhiều thời gian tiếp xúc với trẻ nên nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ và là một giáo viên tôi luôn tâm huyết với nghề, nhiệt tình, năng động trong mọi công việc. Thực hiện tốt chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của Bộ giáo dục và đào tạo.

b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế.

 - Về phía giáo viên: Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Không mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình và chưa phối kết hợp chặt chẽ với với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

 - Về phía phụ huynh, khái niệm rèn kỹ năng sống cho trẻ có lẽ còn xa lạ và mới mẻ. Họ chưa hiểu mục đích và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ.

- Một số phụ huynh thờ ơ và bỏ qua những hành động sai của trẻ nên vô tình hình thành thói quen ở trẻ, khiến cho giáo viên rất khó khăn trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ.

 - Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, mỗi trẻ có một tính cách, một tâm lý khác nhau, đòi hỏi giáo viên phải áp dụng mỗi trẻ một hướng giáo dục khác nhau tuỳ theo tâm lý của từng đứa trẻ.

- Một số trẻ còn vụng về, lại có cá tính bướng bỉnh, chưa có thói quen nề nếp tốt; rụt rè, thiếu mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến; khi phát biểu nói không rỏ ràng, trả lời cộc lốc, không trọn câu; khi làm sai hoặc có lỗi với người khác ít nói lời xin lỗi, ai cho gì ít cảm ơn, ít thể hiện các kỹ năng của mình; vì thiếu kinh nghiệm nên khi làm việc gì trẻ có ý nghĩ sợ làm sai, sợ mình không làm được, vì thế trẻ không muốn làm cũng như tự tin thể hiện kỹ năng của mình đã có được

- Lớp tôi có một trẻ chậm phát triển về mọi mặt.

 

docx22 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Trang
 PHẦN I: PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1. Thực trạng về việc tổ chức hoạt động giáo dục . 3
a/ Thuận lợi 3
b/ Khó khăn 3
2. Những giải pháp (biện pháp) đã được ............ 4
1. Giải pháp thứ nhất: Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ  5
2. Giải pháp thứ 2: Xây dựng môi trường gần gũi, thân thiện với trẻ. 6
3. Giải pháp thứ 3: Rèn kỹ năng sống qua tích hợp vào các hđ. 6
4. Giải pháp thứ 4: Rèn kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi 7
5. Giải pháp thứ 5: Ứng dụng công nghệ thông tin 7
6. Giải pháp thứ 6: Phối hợp với phụ huynh 8
3. Thực nghiệm sư phạm 14
4. Kết luận 16
5. Kiến nghị với các cấp quản lý 16
PHẦN III: MINH CHỨNG 16
PHẦN IV: CAM KẾT 17
 1 nên trẻ lớp tôi hoàn toàn chưa có những kỹ năng cơ bản ấy. Là một giáo viên 
trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để có một 
phương pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống tốt nhất? và dạy dưới hình 
thức nào? Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý 
nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Vì 
vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 
5-6 tuổi ở trường mầm non”, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển, nuôi dưỡng 
những giá trị sống, làm nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực cho 
trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên 4 lĩnh vực nền tảng.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực kỹ năng sống 
cho trẻ:
 a.Ưu điểm.
 - Được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo sát sao cuả Ban giám hiệu nhà 
trường, cũng như sự đồng tình giúp đỡ của chị em đồng nghiệp và các bậc phụ 
huynh.
 - Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ diện tích cho trẻ hoạt động trang thiết 
bị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ .
 - Đa số trẻ ngoan lễ phép, biết vâng lời và đi học chuyên cần, trẻ mẫu giáo 
lớn có sự nhận thức cao nên việc dạy trẻ ở một lúa tuổi đều có sự thuận lợi.
 - Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lứa tuổi mẫu giáo lớn 
và có nhiều thời gian tiếp xúc với trẻ nên nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ và là 
một giáo viên tôi luôn tâm huyết với nghề, nhiệt tình, năng động trong mọi công 
việc. Thực hiện tốt chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của Bộ 
giáo dục và đào tạo.
 b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
 - Về phía giáo viên: Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ. Không mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình và chưa phối kết hợp 
chặt chẽ với với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 3 thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp tôi có được những 
kỹ năng sống cơ bản đó thì sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghề đòi hỏi tôi phải
không ngừng đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm
non 5- 6 tuổi. Tham khảo, học tập qua sách, tài liệu, tập san, qua các phương 
tiện thông tin hiện đại. Tham gia các đợt kiến tập và các chương trình chuyên đề 
do phòng tổ chức, nắm được các phương pháp để giáo dục trẻ các kỹ năng. Giáo 
viên phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, cách 
ứng xử, cách giải quyết vấn đề. Chia sẻ với đồng nghiệp về một số điều nên làm 
và không nên làm trong quá trình giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ để giúp trẻ 
tự tin hơn, dám nghĩ dám tìm tòi suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình. 
 Để dạy trẻ được những kỹ năng sống thì việc đầu tiên cô giáo phải là tấm 
gương để trẻ soi vào, để trẻ học làm người. Chính vì vậy, không phương pháp 
nào hiệu quả bằng phương pháp “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. 
Những người dạy nội dung giá trị và kỹ năng sống càng cần là tấm gương mẫu 
mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng sử, cách giải quyết vấn đềĐây là 
những yêu cầu rất cao và đòi hỏi các cô giáo cũng luôn phải tự rèn luyện mình 
để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn. 
 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường gần gũi, thân thiện với trẻ.
 Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục trẻ. Có môi 
trường trong lớp và môi trường ngoài lớp học. Môi trường trong lớp như các 
góc hoạt động, đồ dùng học tập có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và một số 
kỹ năng. Môi trường ngoài lớp như góc thiên nhiên, vườn cây giúp trẻ phát triển 
tình cảm xã hội. 
 Đối với trẻ mầm non thì trường học là nhà, cô giáo như mẹ hiền vì vậy cần 
phải xây dựng một môi trường gần gũi, thân thiện để tạo cho trẻ có cảm giác an 
toàn và trẻ cảm thấy đến lớp như đang ở nhà qua đó cũng nắm bắt được tâm 
sinh lý của trẻ để việc giáo dục trẻ được dễ dàng hơn.
 Hơn nữa, để tạo sự thân thiện với trẻ cô vừa đóng vai người mẹ chăm sóc 
dạy dỗ trẻ vừa đóng vai người bạn chơi cùng với trẻ. Vào đầu năm học, để tạo 
sự gần gũi với trẻ vào những giờ đón trẻ tôi thường trò chuyện với trẻ cho trẻ 
 5 Từ việc phối hợp với phụ huynh, tôi có thêm thông tin về các kỹ năng 
sống của trẻ ở nhà. Từ đó tôi có kế hoạch cụ thể và lựa chọn phương pháp giáo 
dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp bằng cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi 
lúc mọi nơi. Để việc làm có hiệu quả, trước tiên tôi thực hiện nghiêm túc chế độ 
giờ giấc trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đây là một trong những nhân tố giáo 
dục có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phẩm chất cá nhân, khả năng tuân thủ yêu 
cầu của người lớn và khả năng định hướng về thời gian cho trẻ. Tôi đã căn cứ 
vào nội dung cụ thể của từng hoạt động để lựa chọn nội dung lồng ghép cho phù 
hợp để trẻ có được nề nếp và thói quen tốt, biêt thể hiện đúng hành vi theo 
chuẩn mực, góp phần hình thành nhân cách của trẻ và sẽ giúp trẻ có kỹ năng 
sống tốt sau này.
 Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ.
 Để việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ gây hứng thú và đạt hiệu quả hơn 
tôi đã tìm và sử dụng những hình ảnh ngộ nghĩnh, những đoạn phim, câu 
chuyện có nội dung giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ xem.
 Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng 
sống cho trẻ.
 Sự phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên đóng vai trò quan trọng 
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tạo được nền tảng vững chắc, kịp thời 
sửa chửa những lêch lạc của trẻ để trẻ sau này trở thành người con ngoan trò 
giỏ, là người công dân có ích cho xã hội.
 Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ 
 huynh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ mẫu giáo. Trẻ 
 có thể đối xử thô bạo đối với bạn sau một đoạn phim hành động, hay trẻ có 
 những lời nói không hay đối với bố, mẹ, khi không đồng ý cho trẻ chơi điện tử 
 . Để phụ huynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ.
 Phần lớn các bậc phụ huynh làm nghề nông nên họ ít quan tâm đến con 
 cái mình, qua các buổi họp phụ huynh tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách 
 nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ lúc ở 
 7 - Không nên bắt trẻ hoạt động liên tục mà phải để dành thời gian và 
khoảng trống cho trẻ suy nghĩ.
 - Thỉnh thoảng cô giáo có thể tổng kết kết luận nhưng với thái độ thư giãn, 
thoải mái, gợi mở.
 Ví dụ: Các con đã làm được nhiều việc mà không phụ thuộc vào người 
khác, các con là những em bé ngoan, các con rất xứng đáng nhận được một 
tràng pháo tay. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn, dám tự tìm toì và suy nghĩ, dám 
đưa ra ý kiến của mình.
 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường gần gũi, thân thiện với trẻ.
 Để có môi trường dạy kỹ năng sống tốt cho trẻ tôi thực hiện như sau:
 * Tôi đã thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch đánh giá trẻ nhằm ghi chép 
hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, 
ghi chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày làm căn cứ, thước đo để 
đánh giá cuối mỗi độ tuổi, cuối giai đoạn phát triển của trẻ. Cũng từ biện pháp 
này, tôi có dữ liệu, sản phẩm để đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ 
sung các biện pháp giáo dục từng trẻ vì mỗi trẻ rất khác nhau và giúp trẻ sớm 
hình thành các kỹ năng sống.
 Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, hơn 
nữa phần lớn cha mẹ thừơng lúng túng khi lựa chọn hình thức thực hiện. Tôi đã 
trang bị các bảng thông tin dành cho phụ huynh, dán các nội dung cần phối hợp 
với phụ huynh vào đó để các bậc cha mẹ có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng 
giúp nhà trường tuyên truyền đến cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở con 
mình, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những 
vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lại 
các bậc cha mẹ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi 
với giáo viên.
 Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ tăng cường đọc 
sách cho con trẻ. Tại lớp, tôi đã trang trí, sắp xếp góc thư viện và văn học, để 
nơi dễ hoạt động với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề: “Thư viện trường 
mầm non”; “tủ sách gia đình”; “dinh dưỡng trẻ thơ”; “những con vật đáng yêu”; 
 9

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.docx
Sáng Kiến Liên Quan