SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi

Tính tự lập được hình thành rất sớm và là 1 biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ . Một sổ dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập ,đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm những công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động , sáng tạo làm cơ sở hình thành kĩ năng sống sau này.

Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình,chủ yếu là cha mẹ có nhiều sai lầm giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm nóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu nên người lớn thường sốt ruột và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có sự bướng bỉnh dần dần ỷ lại, lười biếng thiếu tự tin ở trẻ.

Vì vậy để hình thành tính tự phục vu cho trẻ mẫu giáo , giáo viên phối hợp với phụ huynh có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự phục vụ làm cơ sở hình thành nên nhân cách cho trẻ sau này.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi
 MỤC LỤC
Nội dung đề mục Trang số
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1. Cơ sở lí luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 3
2.1. Thuận lợi 4
2.2. Khó khăn 4
3. Các biện pháp tiến hành 4
3.1. Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch 4
3.2. Biện pháp 2. Phối hợp với phụ huynh 5
3.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường làm việc ngay tại gia đình. 6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 9
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 11
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 11
2. Bài học kinh nghiệm 11
3. Đề suất , khuyến nghị 12
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
 Tính tự lập được hình thành rất sớm và là 1 biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực 
tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ . Một sổ dấu hiệu 
đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập ,đó là nhu cầu tự khẳng định 
mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm những công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo 
dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo cho trẻ khả năng tự lập 
trong sinh hoạt hằng ngày còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình 
thành sự tự tin, năng động , sáng tạo làm cơ sở hình thành kĩ năng sống sau này.
 Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình,chủ yếu là cha mẹ có nhiều sai lầm 
giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông 
chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người ích kỉ, vụng về, thiếu 
tự tin trong cuộc sống. thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm 
nhưng thấy trẻ làm nóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu nên người lớn thường 
sốt ruột và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có sự bướng bỉnh dần dần ỷ lại, lười biếng 
thiếu tự tin ở trẻ.
 Vì vậy để hình thành tính tự phục vu cho trẻ mẫu giáo , giáo viên phối hợp với phụ 
huynh có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự phục vụ 
làm cơ sở hình thành nên nhân cách cho trẻ sau này.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Trường mầm non mà tôi đang công tác được xây dựng với diện tích 3.514m. 
Với tổng số phòng 17 phòng học và đầy đủ các phòng chức năng . Cơ sở vật chất 
đầy đủ đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đầu tư xây mới hoàn toàn. Trường đã 
được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I vào tháng 11năm 2013. Trường được 
công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3 do sở GD và ĐTHN công 
nhận.
 Là trường có bề dày thành tích . Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên 
môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý, làm việc có khoa học. Thường xuyên tổ 
chức các hoạt động cho giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm lẫn nhau trong đó có lưu
ý đến việc tổ chức hoạt động góc ở các độ tuổi. Lớp được BGH nhà trường đầu tư 
cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đồ chơi... Trẻ trong lớp có sự phát triển ngôn ngữ 
khá tốt và thích hoạt động . BGH đã bổ sung rất nhiều đồ dùng phong phú tới góc 
tự phục vụ các lớp . Nhiều phụ huynh trong lớp quan tâm ủng hộ học liệu và 
nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi . Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi
- Tự cất chăn, gối sau khi ngủ dạy 22 88 3 12
- Tự cất đồ dùng cá nhân 18 72 7 28
- Tự vứt rác đúng nơi quy định 20 80 5 20
- Tự gấp khăn,quần áo 10 40 15 60
- Bài học đeo kính,đeo khẩu trang 20 80 5 20
- Bài học thả tăm vào lọ 20 80 5 20
- Bài học chải tóc đeo nơ 10 40 15 60
- Bài học cầm đồ đưa cho người khác 17 68 8 32
- Khả năng trẻ tự làm mà không cần cô nhắc nhở 10 40 15 60
 Bảng 1: Kết quả các cháu tự phục vụ trong lớp
 Thời gian đầu khi tôi mới nhận lớp tôi thấy khả năng nhận thức của cháu chưa 
tốt, khả năng tự phục vụ còn hạn chế ( bảng1). Có một số cháu nói chưa tốt chưa 
biết một số thói quen tự phục vụ đơn giản như có 20% các cháu khát nước chưa 
biết cách cầm cốc, chưa biết cách rót nước như thế nào cho khỏi đổ vào quần áo 
vẫn cần tới sự giúp đỡ của cô. Có một số cháu có nhu cầu vệ sinh nhưng không biết 
cởi quần như thế nào và đã tè dầm ra quần,cháu thì chưa biết xúc cơm hoặc cầm 
thìa sai tay (tay Trái), cháu ăn xong chưa biết cất bát hoặc ghế đúng nơi quy định, 
chưa biết đi giầy, cất đồ của mình vào tủ, không biết giúp đỡ bố mẹ, bạn bè, cô 
những công việc vừa sức . Bên cạnh còn một số cháu nghe chưa kịp và chưa
hiểu hiệu lệnh của cô “ các con hãy giúp cô lấy ghế về bàn ngồi” chính vì các con 
chưa hiểu nên trẻ không thực hiện được. Tuy nhiên có một số kĩ năng phục vụ rất 
tốt nhưng thiếu tính chủ động trẻ luôn chờ người lớn nhắc nhở thì trẻ mới tự làm.
 Từ những nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo, 
tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc và để gặt hái được nhiều 
thành quả tốt trong quá trình thực hiện nên tôi đã thực hiện ngay từ đầu năm học tôi 
đã tiến hành khảo sát trẻ theo những kĩ năng cần thiết để giáo dục tính tự lập cho trẻ 
mà tôi đã xác định trên.( bảng 1).
3.2. Biện pháp2: Phối hợp với phụ huynh
- Thường xuyên trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huynh của trẻ .Giáo viên 
cần tìm hiểu thêm thông tin về trẻ từ phụ huynh: “ Ở nhà cháu có hay giúp đỡ ông 
bà không? Cháu thích làm những việc gì giúp bố mẹ, bố mẹ có đẻ cho cháu tự phục 
vụ bản thân những việc vừa sức không? Đi giày dép, xếp quần áo của mình, tự xúc
ăn..”
- Ngoài việc tìm hiểu từ phụ huynh thì tôi thường xuyên phản hồi thông tin về trẻ 
cho phụ huynh nắm. “Ở lớp cháu là người như thế nào? Cháu có hay giúp cô 
không? Những việc trẻ làm tốt khi ở lớp” để phụ huynh tiếp tục khuyến khích cho 
cháu làm tốt ở nhà nhằm tạo thói quen tốt cho trẻ.( Ảnh minh họa số 1) Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi
 Ngay từ đầu tiên đến trường , tôi hướng dẫn trẻ cách mặc quần áo,gấp áo, cất 
đồ đúng nơi quy định.
Công việc này cần phải có thời gian đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, nhờ vậy mà 
sau gần 1 tháng trẻ hình thành thói quen trong việc tự chăm sóc bản thân như: tự 
đeo khẩu trang, đội mũ, vứt rác đúng nơi quy định( Ảnh minh họa số 3)
Tôi hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cá nhân như : Rửa tay, rửa mặt đánh răng, dạy trẻ 
cách an toàn thực hiện vệ sinh cá nhân thông qua câu chuyện hoạt động cá nhân 
trênlớp.
Kĩ năng hỗ trợ người khác: Bật ti vi, bật quạt, lấy bát ăn cơm, lấy ly uống nước cất 
dép đúng nơi quy định, xách phụ đồ, tưới cây nhặt cỏ, lau bàn gấp chăn, cất gối, 
dọn dẹp bàn khi ăn xong( Ảnh minh họa số 4)
 3.3.2 Hướng dẫn trẻ kĩ năng tự bảo vệ
Để cho các con có kĩ năng tự phục vụ mình tốt hơn con phải có kĩ năng tự bảo vệ .* 
Kĩ năng tự nhận biết nguy hiểm.
 Dạy trẻ cách nhận biết đồng thời hành động với những hành động đúng và kịp 
thời bảo vệ bản thân qua các tình huống các mối nguy hiểm trong nhà như ga, bàn 
ủi, điện, nước nóng, dao kéo. Các mối nguy hiểm ngoài xã hội : Quấy rối, bắt cóc, 
bắt nạt, trộm cắp, cướp, lạc đường. Các mối nguy hiểm bất ngờ: Cháy nổ, kẹt cầu 
thang, chó cắn, ong đốt, ngộ độc. Các mối nguy hiểm về môi trường: Động đất, 
lũ lụt, bị xa vào vùng lầy ,sông nước.
*Kĩ năng tự xoay sở
 Không phải những vấn đề trong cuộc sống được giải quyết một cách dễ dàng và 
bạn phải truyền đạt cho trẻ khi chúng đối mặt với thử thách lớn và không phải lúc 
nào cũng có người lớn bên cạnh giải quyết vấn đề. Khi trẻ gặp vấn đề nào đấy tôi 
không thay trẻ giải quyết vấn đề, trừ trường hợp bắt buộc phải làm như thế tôi giúp 
các con tìm kiếm giải pháp thích hợp, điều này sẽ thể hiện sự tin tưởng của mình 
đối với trẻ có khả năng tự giải quyết vấn đề. Những việc hằng ngày tôi làm luôn 
nhằm khuyến khích kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ giúp trẻ có những sáng kiến 
tốt hơn trong cuộc sống khi chúng lớn lên. Tôi chỉ là chỗ dựa cho học sinh của tôi 
chứ không phải là người giải quyết vấn đề cho các con.
3.4.3 Hướng dẫn trẻ kĩ năng thích nghi.
 Thích nghi là một kĩ năng sống quan trọng vì nếu kĩ năng giao tiếp là bước đầu 
để tiếp xúc với môi trường bên ngoài với những người xung quanh ,thì thích nghi 
chính là bước tiếp theo để có thể hòa nhập hoặc phản ứng lại với môi trường bên 
ngoài. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi
 Ở lớp tôi rèn cho trẻ thói quen xếp hàng ( không chen ngang xô đẩy bạn) khi 
tham gia vào một hoạt động nào đó như cùng nhau xếp hàng đi chơi công viên.
(Ảnh minh họa số 6)
 b. Thói quen bỏ rác vào thùng rác : Ngay tại lớp học, tôi cho đặt thùng rác đúng 
nơi quy định để trẻ thấy việc bỏ rác là thói quen trong lớp, khi chơi ngoài xân 
trường cũng cần bỏ rác và hướng dẫn cho trẻ bỏ rác vào thùng rác công cộng để 
hình thành thói quen này. Thường xuyên nhắc nhở trẻ bỏ rác đúng nơi quy định .
( Ảnh minh họa số 7)
c. Thói quen biết xin lỗi nói lời cảm ơn: Ngay từ bé chúng ta đã cho trẻ thấy cách
ứng xử như vậy của người lớn và khi giao tiếp với trẻ, chính tôi cũng phải nói lời 
xin lỗi cảm ơn trẻ như vậy trẻ sẽ cảm nhận được một cách tự nhiên các cách ứng xử 
này.
 Kĩ năng thích nghi là một trong những kĩ năng giúp một đứa trẻ bình thường 
không có những năng lực đặc biệt gì nhưng vẫn có thể đạt được những thành công 
nhất định trong cuộc sống và không gục gã trước những thách thức khi bước vào 
đời.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 Trên đây chỉ là một số biện pháp của riêng cá nhân tôi rút ra từ kinh nghiệm 
giảng dạy, thực tiễn cuộc sống xung quanh tôi. Những biện pháp trên đã giúp trẻ 
lớp tôi có thói quen tự phục vụ tốt hơn. Ngay khi mới vào lớp nhiều trẻ của tôi 
không có kĩ năng tự phục vụ hoặc phục vụ chưa tốt, qua một quá trình rèn luyện 
cho trẻ với các biện pháp mà tôi đã thực hiện. Giờ đây thì trẻ của tôi đã tiến bộ lên 
rất nhiều, nhiều cháu có thói quen tự phục vụ rất tốt, cháu thích thú được giúp đỡ cô 
và tự tin với người lớn để trẻ được làm: Mẹ, cô để con làm cho, con biết làm mà 
Cháu chủ động và mong chờ được ba mẹ, cô giáo và người lớn nhờ giúp
 ( bảng 2) . Chính những điều này tạo cho tôi thêm phấn khởi và yêu nghề hơn.
a. Đối với trẻ:
-Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, năng động, tự tin, khéo léo.
- Trẻ kiên trì, mày mò,tìm tòi.
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Trẻ có kỹ năng tự phục vụ. Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ được nâng cao và tiến 
bộ rõ rệt

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_3.doc
Sáng Kiến Liên Quan