Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có các kỹ năng tự phục vụ bản thân

Trẻ ở giai đoạn 3- 4 tuổi đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.Ở độ tuổi này , trẻ bắt đầu hình thành khả năng suy nghĩ muốn tự lập, muốn làm cái này, cái kia một mình. Tính tự lập là một biểu hiện tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp đên quá trình phát triển và hình thành các phẩm chất nhân cách cho trẻ.Một số dấu hiệu bắt đầu hình thành tính tự lập , đó là như cầu tự khẳng định mình xuất hiện.Trẻ muốn làm một số công việc đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày.Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ lúc còn nhỏ không những tạo cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng giúp trẻ hình thành sự tự tin, năng động ,sáng tạo làm cơ sở hình thành các kỹ năng sống cho trẻ sau này.

Thực tế cho thấy, đối với mỗi gia đình hiện nay, đặc biệt là cha mẹ mắc phải sai lầm khi giáo dục nói chung và giáo dục trẻ có tính tự lập nói riêng. Thứ nhất là cha mẹ nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ dần hình thành tính ích kỷ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống.Thứ hai là cha mẹ không tin vào khả năng của con mình, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường xót ruột và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần hình thành tính ỷ lại, lười biếng, mất tự tin ở trẻ.

Đối với giáo viên đa số đã có nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba.Song về hướng dẫn hoạt động để trẻ có kỹ năng tự phục vụ thì vẫn còn hạn chế.Nguyên nhân là do người giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy trẻ tính tự lập, bên cạnh đó là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian. Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự phục vụ cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng thì giáo viên mầm non cần kết hợp với cha mẹ trẻ để có những biện pháp phù hợp nhằm phát huy khả năng tự phục vụ bản thân, làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ sau này. Vậy kỹ năng tự phục vụ là gì?

 

doc25 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có các kỹ năng tự phục vụ bản thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc có thể làm mẫu được cô cần chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và làm thành thạo động tác mẫu, vừa làm vừa giải thích. 
Cô có thể tập trước cho một cháu để cháu đó làm mẫu cho các cháu khác làm theo.
Ví dụ: Thực hiện đúng lịch hoạt động vệ sinh hàng ngày của trẻ để hình thành nền nếp kỹ năng tự phục vụ vệ sinh cá nhân cho trẻ.
c) Giáo viên tổ chức một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ qua hoạt động vệ sinh cá nhân trẻ:
- Vệ sinh môi trường nề nếp của lớp:
Các cháu ở tường mầm non thời gian rất dài, nếu cô sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ mọi sinh hoạt của lớp có nề nếp làm cho lớp học vui tươi đầm ấm. Tất cả những cái đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ. 
Ví dụ: Lớp học sạch đẹp cháu sẽ không vứt rác bừa bãi, cháu không vứt đồ chơi lung tung, khi mọi thứ trong lớp đều được sắp xếp theo đúng chỗ quy định.
Nếu hàng ngày cô thực hiện nghiêm túc thời gian biểu cháu sẽ thực hiện đúng giờ nào việc đó. Vì những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen tốt cho trẻ.
- Sự gương mẫu của cô và những người xung quanh: Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh cần phải tự rèn bản thân và tuân thủ những yêu cầu vệ sinh của nhà trường, thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo.
Ví dụ: Trang trí, sắp xếp lớp học gọn gàng, ngăn nắp; rửa tay sau mỗi hoạt động dạy học; giữ vệ sinh môi trường trường lớp sạch đẹp...
3.3. Biện pháp 3:Dạy trẻ kỹ năng tự phục thông qua các hoạt động hàng ngày.
a. Muốn thực hiện được những quy định thì phải có phương tiện thực hiện.
- Tham mưu nhà trường, phụ huynh học sinh tạo điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết để trẻ được thường xuyên thực hiện được những quy định về vệ sinh. 
Ví dụ: Cô dạy các cháu bỏ rác vào sọt (giỏ rác) thì lớp phải có giỏ rác cho các cháu bỏ, có phương tiện lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như ở nhà, cháu sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó. Cô cùng gia đình kết hợp dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nếu có điều kiện để rèn luyện những kỹ năng thực hành vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ.
- Trang bị, bổ sung đủ các trang thiết bị vệ sinh cá nhân trẻ ở lớp.
Ví dụ: Mỗi cháu 1 khăn mặt, 1 bàn chải răng, 1 cốc uống nước riêng có kí hiệu tên trẻ; Khăn thêu tên, bìa hồ sơ để lưu bài học theo chủ đề, đồ dùng học tập của cá nhân trẻ đều ghi tên kí hiệu riêng từng cháu.	
- Giữ sạch sẽ nhà vệ sinh của trẻ:
Nhà vệ sinh nếu không được giữ vệ sinh sạch sẽ là nơi dễ mang mầm bệnh, vì thế nhà vệ sinh dành cho trẻ cần được chú ý giữ gìn sạch sẽ, thông thoáng không để có mùi hôi. Thường xuyên chà rửa, lau chùi nhà vệ sinh bằng dung dịch nước vệ sinh, nước lau nhà vừa vệ sinh sạch sẽ vừa giúp phòng tránh được các mầm bệnh cho trẻ, giúp trẻ thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh.
Ví dụ: Chà sạch sẽ nhà vệ sinh mỗi ngày, giữ sạch sẽ các dụng cụ vệ sinh. 
Ngoài ra, còn dán các hình ảnh thực hiện các thao tác và hành động thực hiện vệ sinh dán trên vách lớp, trong nhà vệ sinh ngay chỗ đặt bồn rửa tay của trẻ hoặc nơi trẻ tiểu tiện với mục đích thường xuyên nhắc nhở trẻ có thói quen vệ sinh đồng thời thực hiện tốt các thao tác vệ sinh và các hành vi văn minh.
Tham mưu cùng nhà trường trang bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh cho trẻ: khăn lau tay, lau mặt, bàn chải đánh răng, ca múc nước, xà phòng chú ý sắp xếp ngăn nắp, vừa tầm tay trẻ giúp trẻ dễ lấy sử dụng.
	Ví dụ: Xà phòng để trong rổ nhỏ hoặc túi lưới treo cạnh bồn rửa tay; các loại khăn treo trên giá thấp ngang tầm với trẻ và thường xuyên giặt sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời; bàn chải đánh răng rửa sạch phơi nắng và cắm vào trong một giá để bàn chải
b. Rèn trẻ thông qua các hoạt động của lớp trong ngày
* Giờ đón trẻ: tôi đón trẻ vào lớp nhắc trẻ phải chào ba, mẹ ; chào cô, tôi hướng dẫn trẻ xếp mũ nón bảo hiểm, cặp vào kệ, giúp trẻ chải lại đầu tóc, hướng dẫn trẻ xếp dép đúng chân ngay ngắn lên kệ dép.
* Giờ ăn trưa: Dạy trẻ rửa tay, lau mặt, mời cô, các bạn, cầm muỗng đúng tay.
 Ăn nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoằm và nuốt vội.
Không ngậm thức ăn lâu trong miệng – không vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện, đi lại lung tung.
Hình ảnh giờ ăn cơm của trẻ
* Khi trẻ uống nước: dạy và nhắc trẻ uống nước từ từ, không làm đổ, không làm rơi cốc, không rót nước quá đầy, không thò tay vào thùng chứa nước thừa, không uống nước sống...
* Hoạt động vệ sinh: rửa tay – rửa mặt:
Rửa tay – rửa mặt: đúng cách, đúng kỹ năng vệ sinh tay – mặt cô hướng dẫn.
Hình ảnh trẻ xếp hàng chuẩn bị đi rửa tay
Hình ảnh trẻ thực hiện rửa tay
* Dạy trẻ biết tự mặc quần áo: Trang phục quần áo gọn gàng sạch sẽ - không mặc quần áo bẩn, rách, đứt cúc, không ngồi lê trên sàn đất hoặc bôi bẩn vào quần áo – thường xuyên tắm rửa thay quần áo.
Ví dụ: Cho trẻ xem tranh ảnh các bạn nhỏ ăn mặc quần áo sạch sẽ khi đi học, khi đi đến những nơi công cộng hoặc dự lễ hội.
* Giờ đón và trả trẻ: Cô nhắc nhở phụ huynh cùng với cô giáo dục các cháu kỹ năng tự phục vụ của trẻ.
Ví dụ: Trao đổi với phụ huynh các thao tác rửa tay hoặc giờ giấc hoạt động của trẻ trong một ngày.
Nhắc nhở phụ huynh cho con tự cất đồ dùng cá nhân của mình vào đúng tủ, đúng nơi quy định, đúng ký hiệu. Bố mẹ cùng hướng dẫn con cất các đồ dùng đó ngay ngắn. Tuyệt đối bố mẹ không nên làm hộ con. Hơn nữa bố mẹ khi đưa con đi học cùng kiểm tra xem con đã cất đúng đồ dùng cá nhân của mình chưa cùng với các cô.
Trẻ thực hiện tự cất dép đúng nơi quy định
Ví dụ: Trẻ khi đi đến lớp sẽ tự cầm dép của mình và cất vào chỗ có ký hiệu để dép của mình, để ngay ngắn.
Hình ảnh trẻ tự cất ba lô của mình vảo tủ cá nhân\
* Giờ ngủ: Tôi cho trẻ làm giúp cô những việc vừa sức của mình và rèn cho trẻ có các thói quen tốt. Đó là cho trẻ xếp hàng đi lấy gối, xếp gối và cất gối đúng nơi quy định sau khi ngủ dậy
* Thực hiện đúng chế độ hoạt động vệ sinh của trẻ:
	Để hình thành thói quen và nền nếp thực hiện các kỹ năng cho trẻ, tôi luôn thực hiện đúng theo lịch hoạt động vệ sinh ở trường.
	Thực hiện chế độ sinh hoạt vệ sinh đều đặn, hợp lý: luôn luôn tổ chức cho trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh đúng giờ, chú ý quan sát, theo dõi khi trẻ để kịp thời nhắc nhở trẻ làm theo quy định.Nhắc nhở trẻ, động viên trẻ kịp thời để trẻ tiếp thu và thực hiện tốt nhất. 
Ví dụ như: Khi dậy trẻ vào các hoạt động cần dùng đến ghế để ngồi tôi sẽ rèn trẻ cách be ghê đúng cách, bê bằng hai tay, lấy lần lượt từ trên xuống, không chen lấn nhau khi lấy.
Hình ảnh trẻ thực hiện bê ghê
Và khi cất ghế trẻ cũng phải bê ghê hai tay, xếp lần lượt, ngay ngắn, đúng nơi quy định, không xếp quá cao.
Hình ảnh trẻ cất ghế
3.4. Biện pháp 4:Lồng ghép một số bài thơ khi dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ:
Để trẻ dễ nhớ, dễ thực hiện thì khi dậy trẻ kỹ năng nào tôi sẽ dạy trẻ một bài thơ. Trẻ sẽ đọc thơ và làm theo.Như vậy trẻ sẽ sẽ rất hứng thứ vì trẻ vừa đọc thơ và vừa được diễn lại. Trẻ không có cảm giác bị ép buộc khi học. Và lại khi đọc thơ trẻ sẽ rất nhớ các bước hơn là mình nói bằng lý thuyết.
Ví dụ: Khi dạy trẻ kỹ năng xếp hàng tôi sẽ lồng ghép bài thơ “ Quy tắc xếp hàng” 
Quy tắc xếp hàng
Trong lúc xếp hàng
Bé đừng chen lấn
Đợi chờ kiên nhẫn
Có gì khó đâu
Đến trước, đứng trước
Đến sau , đứng sau
Nét đẹp văn hóa
- Hay khi dạy kỹ năng rửa tay có rất nhiều kỹ năng khó và các bước. Trẻ rất khó nhớ. Thậm chí khi thực hiện trẻ sẽ sợ và làm không đứng yêu cầu kỹ năng cần đặt ra. Vì vậy, để cho trẻ nhớ tôi sẽ vừ cho trẻ đọc bài thơ “ Rửa tay” và trẻ thực hiện.
Bài thơ: Rửa tay
Bé làm ướt tay nào
Bánh xà phòng nho nhỏ
Em xát lên bàn tay
Nước máy đầy trong vắt
Em rửa đôi bàn tay
Xoa lòng bàn tay nào
Rồi đến kẽ ngón tay
Đổi bên làm lại nào
Tiếp đến xoay cổ tay
Ôi bé thật là giỏi
Đổi bên xoay tiếp nha
Chụm đầu ngón tay lại
Rửa cho sạch nhé bé
Khăn mặt đây thơm phức
Bé hãy lau khô tay
Đôi bàn tay be bé
Nay rửa sạch, xinh xinh
Cùng giơ tay vỗ vỗ.
Và khi dậy kỹ năng lau mặt tôi cho trẻ đọc bài thơ “ Bé tập rửa mặt” 
 Bài thơ: Bé tập rửa mặt
Một tay chẳng làm được
Bé phải lau hai tay
Bắt đầu từ mắt này
Lau từ trong ra nhé
Nhích khăn lên các bé
Lau sống mũi xuống đi
Sau đó đến cái gì
Cái miệng xinh của bé
Cô cất giọng nhỏ nhẹ
Làm thế nào nữa đây?
Bé gấp đôi khăn ngay
Lau hai bên má đỏ
Gấp đôi một lần nữa
Lau cái cổ cái cằm
Mắt bé nhìn chăm chăm
Kìa cô khen bé giỏi.
- Tiếp khi dậy đến kỹ năng xử lý khi ho tôi cũng tự sáng tác bài thơ “Cô dạy bé” để cho trẻ dễ nhớ.
Bài thơ: cô dạy bé
Bé đến lớp
Cô dạy bé
Bé nhớ nhé
Nếu bị ho
Hay hắt hơi
Bé lấy ngay
Tay che miệng
Thế mới ngoan
Ai cũng yêu.
Nhờ có việc dậy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua các bài thơ nên trẻ rất nhớ, và thực hiện khá tốt các kỹ năng được học.
3.5. Biện pháp 5:Tuyên truyền, phối hợp phụ huynh học sinh dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ :
Muốn trẻ hình thành được các kỹ năng tự phục vụ tốt thì nhà trường và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục đối với trẻ. Nhà trường và giáo viên thông báo, yêu cầu biện pháp giáo dục kỹ năng phục vụ cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh cần theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện ở nhà để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ.
Ví dụ: Cần duy trì thực hiện nề nếp cho trẻ lau miệng, xúc miệng nước muối sau bữa ăn ở trường cũng như ở nhà.
Để thu hút sự chú ý của phụ huynh đến góc tuyên truyền cần trang trí thật đẹp bảng thông tin tuyên truyền dành cho phụ huynh. Các bậc cha mẹ có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng giúp nhà trường tuyên truyền đến cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục của con mình, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lại cha mẹ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi với giáo viên.
Ví dụ: Giáo viên có thể tuyên truyền về hình ảnh hướng dẫn các bước rửa tay, kết quả tình hình sức khỏe của trẻ... Phụ huynh có thể ghi chép một số bài hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ
Ngoài ra cần tiếp tục xây dựng thư viện cho bé tại lớp, tại nhà, khuyến khích các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho trẻ nghe. Để duy trì bổ sung nhu cầu đọc sách của trẻ, cần thường xuyên vận động cha mẹ quan tâm tặng sách cho góc thư viện của lớp và trang bị phong phú cho góc sách ngay tại gia đình.
Ví dụ: Tạo điều kiện mời phụ huynh đến tham quan góc thư viện của bé, quan sát giờ đọc sách, xem tranh của bé. Qua đó, vận động phụ huynh tặng sách cho góc thư viện của lớp.
Quan trọng nhất là hàng ngày giáo viên cần kiểm tra kỹ năng trẻ về một số vấn đề đơn giản như: trước khi đi học các con đã rửa tay, chân, mặt mũi sạch sẽ chưa?. Và phải động viên kịp thời khi trẻ thực hiện đúng được một trong những vấn đề vệ sinh như đã rửa tay chân , rửa mặt sạch. 
Ví dụ: Đưa vào tiêu chuẩn nêu gương để giúp trẻ thực hiện tốt theo quy định.
Bên cạnh đó cần động viên, khuyến khích những trẻ chưa thực hiện tốt lần sau cố gắng thực hiện tốt như các bạn. 
Thường xuyên nhắc nhở trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, treo áo, mũ, để dép vào đúng nơi quy định, quét dọn lớp khi lớp bẩn, biết kê bàn ghế lại cho gọn gàng khi bàn ghế để không ngay ngắn.
Trước khi ra về, cô nhắc trẻ về nhà tắm rửa sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.,.Cứ như thế, hàng ngày, hàng ngày cô động viên kịp thời trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, để dép, mũ,đúng nơi quy định sẽ giúp cho trẻ dần dần hình thành được thói quen tốt .
4. Kết quả:
* Về phía giáo viên
Nắm được mục đích, hiểu rõ sự cần thiết phải dạy kỹ năng tự phục vụ
Nắm vững phương pháp dạy kỹ năng sống: kỹ năng tự phục vụ qua hoạt động cho trẻ.
Có nhiều hình thức phong phú dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ .
Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ.
* Về phía trẻ:
100% trẻ thích đến trường
100% trẻ đều được cha mẹ tạo điều kiện và khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin.
100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ bản thân, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hằng ngày trong cuộc sống của trẻ.
100% trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển.
 80% trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua bảng đánh giá trẻ ở lớp sau mỗi giai đoạn, cuối độ tuổi và kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi chủ đề đối với từng trẻ đạt khá và tốt với các chỉ tiêu cụ thể đạt được như sau: mạnh dạn tự tin đạt 85%; kỹ năng tự lập, tự phục vụ: 97.72%; kỹ năng vệ sinh: 98%; 
Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 95 % trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ.
Kết quả đánh giá trên trẻ cuối năm như sau:
TT
Nội dung khảo sát
Đầu năm đạt
Cuối năm đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Xếp hàng đúng cách
20
51,3
39
100
2
Tự lấy và cất ghế
22
56,4
39
100
3
Tự xúc cơm ăn
28
71,8
39
100
4
Tự lấy cốc và uống nước đúng cách
30
76,9
39
100
5
Tự rửa tay 
24
61.5
37
94,8
6
Tự xúc miệng nước muối sau khi ăn cơm
29
74,4
36
92,3
7
Tự lấy tay che miệng khi ho
31
79,5
39
100
8
Tự biết cách lau mặt
19
48,7
36
92,3
9
Tự biết lau miệng đúng cách
20
51,3
35
90
10
Tự biết mặc, cởi áo
25
64,1
36
92,3
11
Tự biết cách cất dép và đi dép
30
76,9
39
100
12
Tự biết cài khuy áo
15
38,5
37
94,8
13
Tự biết lấy và cất gối
25
64,1
39
100
14
Tự biết cách cầm kéo, cầm dao
12
30,8
35
90
15
Tự cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định
30
76,9
39
100
16
Tự biết cách gấp, mắc quần áo
12
30,8
35
90
17
Khả năng trẻ tự làm được không cần cô nhắc nhở
4
10,3
38
97,4
* Về phía phụ huynh học sinh:
- Cha mẹ các cháu luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường. Kết quả đã có 78% thư mời lần lượt các bậc cha mẹ đến dự giờ, tham gia vào các hoạt động có chủ đích, hoạt động tự chọn, trực tiếp giúp trẻ hoàn thành đạt các bài tập, các yêu cầu của cô. 
- Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp; số lượng phụ huynh học sinh tham gia đông hơn kết quả lượng phụ huynh dự họp trong cả hai kỳ họp vừa qua ở các lớp đều đạt trên 80%, đúng đối tượng là cha hoặc mẹ đạt 70%.
- Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung phụng trẻ thái quá, không còn hình ảnh ba bế con, mẹ đi sau xách cặp cho con, tranh thủ đút cho con ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô, tự đi lên lầu, tự xúc cơm ở trẻ nhỏ ..
- Cha mẹ cảm thấy mản nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại cha mẹ thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có các kỹ năng tự phục bản thân mà tôi đã đúc kết trong quá trình dạy học, sáng tạo và đưa và sử dụng. Các biện pháp tôi đưa ra đã được ban giám hiệu và đồng nghiệp đánh giá cao.Nhờ có các biện pháp trẻ đã có các kỹ năng tự phục vụ bản thân được tốt nhất. Tạo cho trẻ tính tích cực, chủ động , sáng tạo trong các hoạt động .
2. Bài học kinh nghiệm:
Với những kết quả đạt được, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm tốt nhất là tích cực nghiên cứu tài liệu, do tích luỹ được trong suốt quá trình thời gian công tác một số điều cần làm và cần tránh trong dạy trẻ mầm non những kỹ năng sống cơ bản kỹ năng tự phục vụ qua hoạt động vệ sinh cá nhân như sau:
* Một số điều cần làm giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống: kỹ năng tự phục vụ qua các hoạt động:
Trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và trẻ sẽ làm tốt hơn kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ.
Cô giáo chịu khó trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi vụn vặt của trẻ, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa trẻ.
Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều.
* Một số điều cần tránh khi dạy trẻ kỹ năng sống: kỹ năng tự phục vụ các hoạt động cá nhân
- Không bao bọc trẻ một cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối: Cha mẹ thường không đánh giá đúng khả năng của trẻ cho rằng trẻ còn nhỏ sẽ không làm được một điều gì cả. Sự bảo bọc thái quá sẽ dẫn trẻ đến ý nghĩ rằng bản thân trẻ không thể làm điều gì nên thân. Hãy nhớ: đừng bao giờ làm những gì mà trẻ có thể làm được. 
- Không yêu cầu những điều không phù hợp với lứa tuổi của trẻ vì những yêu cầu ở trẻ phải thực hiện một hành vi chính chắn mà trẻ chưa có khả năng hoặc trẻ phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính nhận thức ở trẻ.
- Không nên giáo huấn quá nhiều vì ảnh hưởng của những luồng ngôn ngữ đó làm cho đứa trẻ ngưng hoạt động nhưng trong thực tế đứa trẻ không thể ngưng hoạt động sẽ dần làm cho trẻ nghĩ rằng trẻ là người có tội, làm nảy sinh tính tự ti, đánh giá tiêu cực về bản thân sau này.
2. Khuyến nghị và đề xuất:
- Qua tìm tòi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở bậc học mầm non là rất phù hợp và cần thiết .Vì vậy đề nghị các cấp lãnh đạo tiếp tục triển khai thực hiện rộng rãi nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở các trường mầm non.
- Mở lớp tập huấn chuyên môn về nội dung giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho giáo viên.
- Tuyên truyền nội dung giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non trên đài,báo,ti vi nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh
- Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cũng như kinh phí để tổ chức các hoạt động tập thể có quy mô,chất lượng cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình thực hiện dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ. Để có cách làm hay hơn tôi sẽ phát huy ưu điểm và khắc phục mặt còn tồn tại để bản sáng kiến bổ ích hơn. Kính mong các cấp lãnh đạo đóng góp thêm nhiều ý kiến và bổ sung để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt kết quả tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
—&–
Chương trình giáo dục mầm non
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non các độ tuổi.
Tài liệu tập huấn giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 
Tài liệu tâm sinh lý của trẻ mầm non
Tạp chí Giáo dục mầm non.
MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
2. Thời gian nghiên cứu.................................................................................2. 
3. Phạm vi nghiên cứu 	2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận..............................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................4
3. Biện pháp thực hiện ....................................................................................6
Kết quả.......................................................................................................19
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận.....................................................................................................22
Bài học kinh nghiệm .................................................................................22
Khuyến nghị và đề xuất..............................................................................23
Tài liệu tham khảo trang ............................................................................ 24
Mục lục........................................................................................................25

File đính kèm:

  • docgiaoducmaugiao_NguyenThiThanh_mntuoihoa.doc..doc
Sáng Kiến Liên Quan