SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi sớm thích nghi với giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp Mẫu giáo Bé

Tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan.

Trẻ chưa nhận ra được rằng những ý nghĩ, những ý muốn trong tâm trí của mình

chỉ là hình ảnh tượng trưng của sự vật bên ngoài, ranh giới giữa cái thực và cái hư,

giữa ý nghĩ của mình và ý nghĩ của người chưa rõ. Đặc biệt tư duy của trẻ còn bị

tình cảm chi phối rất mạnh, thể hiện ở chỗ trẻ chỉ suy nghĩ về những điều mà

chúng thích và dòng suy nghĩ thường bị cuốn hút vào ý thích riêng của mình bất

chấp cả tác động khách quan.

Ở độ tuổi mẫu giáo bé trẻ hành động thường do nguyên nhân trực tiếp như

theo ý muốn chủ quan của mình hoặc do tình huống ở thời điểm đó thúc dục và

không ý thức được nguyên cớ nào khiến trẻ hành động như vậy.

Dần dần trong hành vi của trẻ có sự biến đổi quan trọng. Đó là sự nảy sinh

động cơ. Lúc đầu động cơ của trẻ còn đơn giản và mờ nhạt. Thường khi hành động

trẻ bị kích thích bởi những động cơ như:Động cơ gắn liền với ý thích muốn được

như người lớn. Động cơ gắn liền với qúá trình chơi. Động cơ nhằm làm cho người

lớn vui lòng và yêu mến bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc

thúc đẩy trẻ thực hiện nhiều hành động tích cực. Cuối tuổi mẫu giáo bé xuất hiện

một loại động cơ mang tính xã hội. Trẻ thể hiện hành vi quan tâm đến mọi người

xung quanh.

pdf30 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi sớm thích nghi với giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp Mẫu giáo Bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trẻ đặc biệt trao đổi qua tin nhắn riêng. 
 Với sự kiên trì và tâm huyết của tôi, giáo viên trong lớp và phụ huynh đãdần dần 
hiểu và phối hợp với nhau một cách tích cực giúp những trẻ có nhiều khủng hoảng 
sớm thích nghi ngoan hơn. Cha mẹ trẻ rất phấn khởi và yên tâm khi cho con học ở 
lớp tôi phụ trách. 
 Qua giờ đón- trả trẻ, tôi trao đổi với phụ huynh về đặc điểm tâm lý, sinh lý 
của từng cháu để từ đó có những phương pháp phù hợp giúp trẻ nhanh hòa nhập 
với môi trường mới. Nhất là qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, hiểu được tầm 
quan trọng của việc trao đổi hiệu quả với phụ huynh qua cuộc họp này nên năm 
học nào tôi cũng tìm mọi cách huy động 100% cha mẹ trẻ dự họp, tôi tận dụng thời 
gian có đông đủ phụ huynh tham dự để chia sẻ kinh nghiệm về quá trình chăm sóc 
trẻ cũng như một số kiến thức về đặc điểm lứa tuổi, tâm lý các con lên 3 tuổi để 
phụ huynh hiểu rõ hơn. Tránh nhàm chán tôi đã đưa những tình huống và câu nói 
của chính con họ đã từng diễn ra ở lớp ai cũng rất thích thú vì thế mà cuộc họp rất 
trật tự diễn ra nhẹ nhàng vui vẻ, có những phụ huynh sau cuộc họp ra về còn đăng 
lên trang cá nhân là “Đi họp về hiểu thêm về việc nuôi dạy con và được nghe cô 
nói chuyện vui lắm” Từ đó hạn chế được những lo lắng, bức xúc của chính phụ 
19 
huynh và cùng với cô phối hợp nhịp nhàng để trẻ nhanh ổn định về tâm lý trong 
thời gian đầu tới trường. 
Cuộc họp phụ huynh đầu năm 
Tôi chia sẻ với phụ huynh khi ở nhà, bố mẹ hãy trò chuyện với con thật nhiều 
về trường, về lớp, về cô giáo như: ở lớp có nhiều đồ chơi, có nhiều bạn, có cô giáo 
yêu thương con, con được học và chơi nhiều trò chơi thú vị,... Trước khi con tới 
lớp, bố mẹ hãy nói chuyện nhẹ nhàng để trẻ hiểu rằng: Việc được đến trường là 
niềm vui, niềm hạnh phúc, đến trường con sẽ được cô giáo yêu thương, được chơi 
cùng bạn, chơi nhiều đồ chơi... Bố mẹ vẫn phải đi làm để kiếm tiền... Con học 
ngoan, chiều về bố mẹ đón con... Lứa tuổi này, trẻ đã có khả năng tư duy và suy 
nghĩ nên khi nghe được những lời giải thích “hợp lý” như thế, trẻ sẽ từ từ chấp 
nhận và dần sẽ vui vẻ đón nhận. 
 Mặt khác, khi ở nhà, các bậc phụ huynh thường có thói quen lấy cô giáo hay 
việc đi học ra để dọa trẻ mỗi khi trẻ mắc lỗi hoặc không nghe lời như: Không ăn, 
mẹ cho con tới trường ngay; Không ngoan mẹ nói cô giáo phạt; Không ngoan mẹ 
cho con đi học bây giờ...hay là “Để mẹ gọi nói với cô....”, Hay vừa đón con ra khỏi 
lớp là hỏi ngay “ Hôm nay con có bị cô phạt không? Những câu nói đó tưởng 
chừng như giải quyết được sự việc ngay tức thì của bố mẹ ở nhà nhưng lại vô tình 
gây nên nhiều tiêu cực, sự sợ hãi, ghét bỏ của trẻ đối với cô giáo hay trường học. 
Lúc này, hình ảnh về ngôi trường hay cô giáo trở nên rất khủng khiếp đối với trẻ, 
trẻ sẽ suy nghĩ rằng nếu hư sẽ phải đến môi trường đó bị trách phạt hay mắng mỏ 
và trẻ sẽ không muốn đi học nữa.Vì vậy, tôi đã chia sẻ, trao đổi với phụ huynh để 
phụ huynh hiểu rõ vấn đề này.Thay vào đó, phụ huynh hãy nói cho trẻ những điều 
tích cực như: Con ngoan nên mẹ sẽ nói để cô thưởng con phiếu bé ngoan; Con 
20 
ngoan mẹ mới cho con đi học với cô; Con ăn giỏi để con được làm người mẫu 
trong dịp biểu diễn thời trang ở trên lớp sắp tới nhé!... Điều đó làm cho trẻ hứng 
khởi hơn, vui hơn và thêm yêu quý cô giáo và trường lớp của mình. 
Thời gian đầu, sức khỏe của trẻ sẽ có sự thay đổi (Có thể trẻ chưa ăn được 
nhiều; trẻ nôn, trớ khi khóc...), điều đó làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của 
trẻ ngay thời điểm đó. Nếu trẻ bị ốm sẽ phải nghỉ học, nó sẽ làm gián đoạn quá 
trình làm quen lớp từ đầu. Vì vậy, việc tăng cường sức khỏethời gian này càng cần 
phải chú ý hơn. Chính vì vậy, tôi chia sẻ với bố mẹ trẻ những việc cần làm trong 
thời gian này như: Quan tâm đến bữa ăn sáng trước khi tới lớp của trẻ, rửa tay 
bằng xà phòng đúng cách, ngủ đủ cho buổi tối, ăn uống đủ chất, bổ sung thêm 
nước quả... 
Với những sự chuẩn bị kĩ càng như vậy sẽ hạn chế được những tác động 
không mong muốn từ bên ngoài tới sức khỏe trẻ nhỏ nên trẻ lớp tôi tháng đầu tiên 
tỷ lệ chuyên cần đạt tới 95.4%, tỷ lệ chuyên cần cao đồng nghĩa với sức khỏe của 
trẻ tốt, tỷ lệ chuyên cần cao giúp việc thích nghi diễn ra nhanh hơn. 
Có trẻ rất thông minh mà tôi thấy buổi sáng cháu nhõng nhẽo hay khóc nhè. 
Qua tìm hiểu tôi được biết, ở lớp nhà trẻ cháu đi học khóc nhè cả năm. Tối về, tôi 
nhắn tin trao đổi tư vấn với mẹ cháu thay đổi cách thức buổi sáng với con. Và đúng 
như nhận định của tôi, lập tức ngày mai trở đi cho đến nay cháu không khóc nhè 
buổi sáng nữa. Có cháu thì nói không đi học nhưng con muốn đến với cô, còn gọi 
cô là mẹ nữa. Sự tiến bộ của trẻkhiến mẹ và cô thật là vui, đặc biệt là các cháu 
mạnh dạn tự tin thích đi học. 
/ 
Cô trao đổi cùng phụ huynh giúp trẻ ngoan thích vào lớp 
 Việc phối hợp giữa cô giáo và cha mẹ trẻ có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo 
tâm thế tốt cho trẻ 3- 4 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ xuống mẫu giáo 
bé thời gian đầu năm học. Nó là một trong những điều kiện đủ để trẻ nhanh ngoan 
hơn, đi học vui vẻ và hợp tác cùng bố mẹ, cô giáo hơn. 
21 
Để thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả các biện pháp nêu trên, thực sự 
cần tới sự tận tụy và hi sinh thời gian của người giáo viên. Bản thân tôi là một giáo 
viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy vậy, tôi vẫn cảm thấy việc học 
hỏi thêm, cống hiến thêm, hy sinh thêm vẫn chưa bao giờ là đủ. Chắc bởi bản thân 
tôi đã nặng duyên với nghề. Nói thật lòng cũng có người băn khoăn, hỏi sao tôi 
ham việc thế? hay phải chăng tôi không vướng bận việc nhà riêng? Nhưng tôi thà 
mổi tối làm việc khuya hơn một chút, để tôi dành toàn tâm cho đàn con thơ trên 
lớp. Tôi vui theo những ánh mắt lấp lánh, những đôi môi đỏ, những đôi má hồng, 
mới đây thôi tôi vui muốn trào lên được khi đầu năm trẻ lớp tôi có 6 cháu suy dinh 
dưỡng các thể mà nay kết quả cân đo quý 3 chỉ còn lại 1 trẻ duy nhất gần đạt do 
yếu tố di truyền thấp lùn từ Cha Mẹ. Nhưng tôi cũng rất buồn lòng khi những gì 
mình giúp con còn chưa đủ. Từng gương mặt, từng bước tiến của các con từng 
ngày là động lực cho tôi, thôi thúc tôi miệt mài hơn nữa 
VI. Kết quả đạt được 
Để trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và các bạn, bản thân tôi nhận thức rõ 
mình cần duy trì biện pháp và nâng cao hơn nữa để tạo cho trẻ tâm lý luôn cảm 
thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, tạo cho phụ huynh sự tin yêu, chia sẻ 
cùng đồng nghiệp biện pháp để lan tỏa giúp cho những năm học tới giáo viên 
không còn khủng hoảng cùng trẻ trong thời gian đầu năm học mới. 
Sau khi thực hiện vận dụng với từng cá nhân trẻ tôi nhận thấy sự thích nghi 
với môi trường mới của trẻ thay đổi tích cực sau 1 tuần, số trẻ thích đi học tăng 
lên, sau 2 tuần số trẻ khóc nhè khi vào lớp giảm hẳn, sau 4 tuần thì 2 trẻ cá biệt 
nhất của lớp đã có nhiều hôm không còn bám chặt vào bố mẹ mà miễn cưỡng theo 
cô vào lớp và sau 2 tháng 100% trẻ vào lớp ngoan, từ đó đến nay các cháu thích 
đến lớp, không còn trẻ khóc nhè chỉ còn lại 2-3 trẻ thỉnh thoảng bột phát mà thôi 
và điều đó thể hiện ở bảng sau: 
Bảng khảo sát thực tế sau thời gian thực hiện đề tài 
TT 
Nội dung khảo sát 
Đạt Chưa đạt 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
1 Trẻ tự tin trong mọi hoạt động 34 89 4 11 
2 Trẻ khóc khi vào lớp 33 91.7 3 8.3 
3 Trẻ hốt hoảng khi vào lớp 36 100 0 0 
4 Không thích tham gia các hoạt động 36 100 0 0 
5 Trong ngày trẻ khóc đòi về 36 100 0 0 
6 Trẻ không thích chơi với bạn 36 100 0 0 
7 Trẻ thích ngồi 1 mình 36 100 0 0 
8 Trẻ hốt hoảng trong giấc ngủ 36 100 0 0 
22 
Qua thời gian 2 thángđầu năm áp dụng các biện pháp thực hiện trên trẻ, tôi 
nhận thấy trẻ thích đi học, thích đến lớp để gặp bạn và cô. Cụ thể, những ngày thời 
tiết mưa lũ được nghỉ, các cháu vẫn đòi bố mẹ đưa đi học. Không còn trẻ đi học 
khóc nhè nữa và đặc biệt, có 3 trẻ trước đó vô cùng khó khăn, trẻ khóc kéo dài cả 
ngày, đòi về nhà dữ dội thì nay sau 1 tháng cũng đã đi vào nền nếp ăn ngủ sinh 
hoạt vui vẻ cùng các bạn. Mặc dù trẻ chưa hiểu được nhiệm vụ là đi học nhưng trẻ 
đã thích đến với cô giáo. Các nội dung tôi đưa ra khảo sát đã có sự thay đổi chuyển 
biến tích cực. Tôi cảm thấy biện pháp của mình thực sự có hiệu quả. Điều đó đã 
giúp cho tôi và đồng nghiệp rất vui khi thấy các cháu ngoan thay đổi từng ngày cả 
thể chất lẫn tinh thần. 
Bảng đối chiếu trước và sau khi thực hiện đề tài 
TT Nội dung khảo sát 
Trước khi thực 
hiện đề tài 
Sau khi thực 
hiện đề tài 
1 Trẻ tự tin trong mọi hoạt động 83.3% 11% 
2 Trẻ khóc khi vào lớp 47.3% 8.3% 
3 Trẻ hốt hoảng khi vào lớp 33.3% 0% 
4 Không thích tham gia các hoạt động 30.6% 0% 
5 Trong ngày trẻ khóc đòi về 25% 0% 
6 Trẻ không thích chơi với bạn 33.3% 0% 
7 Trẻ thích ngồi 1 mình 25% 0% 
8 Trẻ hốt hoảng trong giấc ngủ 6% 0% 
Nhìn vào bảng đối chiếu trên để so sánh tôi thật vui mừng so với đầu năm 
thì nội dung 1 và 2 đã giảm rất nhiều còn những nội dung còn lại đã giảm hết hẳn 
không còn những hạn chế nào nữa 
Trẻ con thích nhất là êm 
 Người lớn cũng vậy, cần thêm dịu dàng 
 (“Êm” – Nguyễn Thế Hoàng Linh) 
 Chăm sóc, dạy dỗ các bạn nhỏ ở giai đoạn tâm lý lứa tuổi chuyển tiếp, như 
đã phân tích ở trên, là công việc không ít nhọc nhằn. Để trọn niềm yêu, niềm 
thương, người giáo viên cần dày công nghĩ suy, sáng tạo, kiên trì, sát sao. Từ kinh 
nghiệm bản thân tôi, tôi cảm thấy, để làm được tất cả những điều đó, có lẽ, như câu 
thơ trên, người lớn cũng vậy, cần thêm dịu dàng. “Dịu dàng” theo nghĩa, hãy lắng 
lại một chút, để nghe, để nhìn, để thấu cảm với từng hoàn cảnh, từng cá tính, từng 
ước mong; lắng lại một chút, để gần con thơ, để hòa mình vào thế giới trẻ con, chia 
23 
sẻ, tâm tình; lắng lại một chút, để hiểu thấu những nỗi lòng cha mẹ Khi đó, 
người giáo viên thực sự là người mẹ thứ hai của con trẻ. Và khi đó, trong tâm thế 
của bậc làm mẹ làm cha, ngắm nhìn hạnh phúc của con thơ, còn gì vui hơn thế:
 Ai cười mà xinh thế 
 Cho Trái đất yên bình 
 Đến Đường Tăng cũng gật 
 Ui, xinh thật là xinh 
 Ai cười mà xinh thế 
 Lão chiến tranh cúi gằm 
 Cô bé và cậu bé 
 Bước tới trường tung tăng 
 (“Ai cười mà xinh thế” – Nguyễn Thế Hoàng Linh) 
24 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
I. Quá trình thực hiện đề tài 
Là giáo viên đứng ở độ tuổi này khá lâu cứ mổi dịp vào năm học mới tôi 
cũng như đồng nghiệp thật sự ái ngại trông sao thời gian này trôi qua mau, chính vì 
thế nên ngay từ khoảng thời gian chuẩn bị chào đón năm học mới tôi đã ấp ủ tìm 
các biện pháp để giải quyết tình trạng trên bằng nhiều cách khác nhau như: Trang 
trí lớp sạch đẹp mắt- khoa học, làm những đồ dùng đồ chơi có tính sáng tạo hấp 
dẫn trẻ, tìm đọc- nghiên cứu các tài liệu tạp chí liên quan đến tâm lý học trẻ em từ 
3-4 tuổi, rồi qua giải bày nguyện vọng của mình nhờ tư vấn của ban giám hiệu nhà 
trường, cùng với sự hợp tác của các giáo viên lớp nhà trẻ, đồng nghiệp trong khối 
bé, giáo viên cùng lớp, tranh thủ thời gian để trao đổi trò chuyện cùng các bậc phụ 
huynh qua nhiều hình thức khác nhau và đặc biệt là tôi học tập, nghiên cứu, trải 
nghiệm ngay trên trẻ của lớp mình phụ trách. 
Để đúc kết được các kinh nghiệm và viết nên sáng kiến kinh nghiệm này tôi 
đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm đạt được hiệu quả tốt 
nhất như: 
- Phương pháp khảo sát đánh giá thực tiễn tình hình thực trạng của trẻ, của 
gia đình trẻ 
- Phương pháp, biện pháp đánh giá. 
- Phương pháp phân tích thống kê. 
II. Ý nghĩa của đề tài 
 Việc áp dụng những biện pháp trên vào việc giúp trẻ sớm thích nghi với giai 
đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé trong năm vừa qua tại lớp mẫu 
giáo bé A đã đạt được một số thành công nhất định như: 
1. Đối với trẻ 
- Giúp trẻ 3- 4 tuổi sớm thích nghi với giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp 
mẫu giáo bé 
- Trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và các bạn, thích được đi học. 
- Giúp trẻ sớm tự tin trong mọi hoạt động 
- Giúp trẻ sớm hình thành cáckỹ năng và thói quen tốt. 
2. Đối với phụ huynh 
- Phụ huynh quan tâm tới giai đoạn chuyển tiếp của trẻ từ nhà trẻ lên lớp mẫu 
giáo bé 
- Phụ huynh có biểu biết về cá tính riêng của con em mình 
- Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc tạo tâm thế cho trẻ thích 
nghi với lớp mẫu giáo bé 
- Thường xuyên quan tâm đến hoạt động của cô và trẻ ở trường 
25 
- Phối hợp với giáo viên ủng hộđồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác chăm 
sóc nuôi dạy các cháu. 
- Bản thân được các bậc phụ huynh có con em học qua đều ghi nhận và tin 
yêu mến phục. 
3. Đối với giáo viên 
- Các giáo viên đều thấy tầm quan trọng của việc tạo cho trẻ sớm thích nghi giai đoạn 
chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé 
- Kết hợp tốt đối với phụ huynh trong việc phối hợp tạo cho trẻ tâm lý thích 
đến trường đến lớp 
- Quan tâm tìm hiểu những nét đặc điểm tính cách riêng của từng đứa trẻ 
- Tạo được hứng thú cho trẻ thích đi học 
- Có uy tín trong đồng nghiệp, cấp trên đặc biệt là các bậc phụ huynh 
- Những trẻ cá tính ở lớp tôi có cá tính nổi bật, sau thời gian chuyển tiếp được 
Ban Giám hiệu ghi nhận là sớm thích nghi, các cháu trong lớp thì thông minh tự tin 
trong các hoạt động. 
 4. Đối với nhà trường 
- Được ghi nhận là giáo viên có khả năng kèm cặp những em trẻ mới vào 
nghề, nhận được sự phản hồi tốt từ phụ huynh tới nhà trường, lan tỏa sự tận tụy 
yêu thương chăm sóc nuôi dạy các cháu tốt tới đồng nghiệp 
Sáng kiến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển và hoàn thiện 
tâm lý trẻ 3 – 4 tuổi theo hướng tích cực, từ đó giúp cho giáo viên thực hiện 
chương trình chăm sóc giáo dục theo đúng kế hoạch của lớp, của trường. 
III. Bài học kinh nghiệm 
Qua nghiên cứu đề tài và những giải pháp cũng như kết quả đạt được 
tôi đã rút ra một số kết luận để làm bài học kinh nghiệm như sau: 
1. Đầu năm học, giáo viên phải sớm nắm bắt được tâm lý của từng trẻ để có biện 
pháp tối ưu sớm đưa trẻ thích nghi với môi trường mới. 
2. Trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ, cô giáo phải thực sự là người yêu thương 
trẻ, tận tụy chăm sóc trẻ chu đáo, tỉ mỉ, luôn tìm tòi các biện pháp áp dụng phù hợp 
những hình thức mới để tạo cho trẻ có một tâm thế thoải mái, yêu trường, yêu lớp, 
yêu cô giáo và các bạn. 
3. Muốn trẻ sớm thích nghi trong giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên mẫu giáo bé 
đạt kết quả cao thì việc phối hợp với phụ huynh phải thực hiện trong thời điểm 
sớm nhất. Ngay trong ngày tựu trường, huy động 100% cha mẹ đưa trẻ đến trường. 
Đây là thời điểm giúp cho giáo viên và phụ huynh có thời gian trao đổi, chia sẻ để 
biết được tên trẻ, nắm bắt được tâm lý trẻ, những suy nghĩ của phụ huynh để đưa ra 
biện pháp thích hợp. Giáo viên phải tạo được niềm tin đối với phụ huynh và tuyên 
truyền cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giúp trẻ sớm thích nghi 
với lớp mẫu giáo bé. 
26 
4. Việc cho trẻ sớm thích nghi trong giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu 
giáo bé phải được thực hiện đồng đều tất cả các giáo viên trong lớp cũng như sự 
thống nhất giữa cha mẹ trẻ và cô giáo, phải cùng phải hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng 
nhau thống nhất cách giáo dục trẻ theo đúng kế hoạch của lớp đã đưa ra. 
IV. Những kiến nghị đề xuất 
1. Đối với Sở GD & ĐT Nghệ An: Tạo điều kiện để nhà trường tổ chức cho giáo viên 
đi tham quan học hỏi trường bạn để cùng đưa ra những kinh nghiệm, những giải pháp 
hay hơn, thiết thực hơn, bên cạnh đó còn giúp cho giáo viên biết đã được cấp trên 
quan tâm mà hứng thú yêu thích công việc nuôi dạy trẻ của mình hơn. 
2. Đối với nhà trường: Cho giáo viên được nghỉ chuyên môn 1 ngày trong tháng 
theo quy định để sinh hoạt chuyên môn, tổ chức hội thảo trò chuyện về nội dung: 
“Tấm gương nhà giáo”; “ Sự tận tụy với nghề”; “ Đạo đức nhà giáo”; Bố trí giáo 
viên đứng lớp mẫu giáo bé sẵn sàng hy sinh thời gian cho trẻ nhất là giai đoạn 
chuyển tiếp đầu năm học mới. Triển khai phổ biến ứng dụng các biện pháp sáng 
kiến kinh nghiệm hay về chăm sóc giáo dục trẻ 
 Trong quá trình thực hiện đề tài này bản thân tôi đã cố gắng trăn trở, tìm tòi 
để đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ sớm thích nghi với giai đoạn 
chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu 
chắc chắc không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng ý kiến của 
hội đồng giúp tôi được hoàn thiện hơn trong quá trình đúc rút kinh nghiệm lần sau. 
Xin được chân thành cảm ơn! 
 TP Vinh, ngày 10 tháng 03 năm 2021 
27 
MỤC LỤC 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1 
I. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 
II. Những tính mới, đóng góp mới của đề tài ................................................ 2 
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 3 
I. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 3 
II. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 3 
1. Thực trạng ................................................................................................ 3 
2. Thuận lợi .................................................................................................. 4 
3. Khó khăn .................................................................................................. 4 
4. Điều tra khảo sát thực trạng. ..................................................................... 5 
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề ......................................... 6 
1. Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi và thuộc tính 
riêng của từng trẻ ......................................................................................... 6 
2. Biện pháp 2: Phối hợp với giáo viên trong nhóm lớp ................................ 7 
3. Biện pháp 3: Tạo sự gần gũi, xây dựng niềm tin ở trẻ. .............................. 10 
4. Biện pháp 4: Tập cho trẻ theo nền nếp mới bắt đầu từ những thói quen cũ 
của trẻ: ......................................................................................................... 11 
5. Biện pháp 5: Tạo môi trường khuyến khích trẻ tham gia hoạt động. ......... 13 
6. Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh .......................... 15 
VI. Kết quả đạt được ................................................................................... 19 
PHẦN III. KẾT LUẬN ................................................................................ 22 
I. Quá trình thực hiện đề tài .......................................................................... 22 
II. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 22 
1. Đối với trẻ ............................................................................................... 22 
2. Đối với phụ huynh ................................................................................... 22 
3. Đối với giáo viên ..................................................................................... 23 
 4. Đối với nhà trường .................................................................................. 23 
III. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 23 
VI. Những kiến nghị đề xuất ........................................................................ 24 
28 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
 “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI SỚM THÍCH NGHI VỚI 
GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP TỪ NHÀ TRẺ LÊN LỚP MẪU GIÁO BÉ” 
(Lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội) 
29 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: 
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI SỚM THÍCH NGHI VỚI 
GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP TỪ NHÀ TRẺ LÊN LỚP MẪU GIÁO BÉ” 
(Lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội) 
Tác giả: Hồ Thị Nữ 
 Tổ chuyên môn: 2 - 3 
 Năm học: 2020 - 2021 
 ĐT: 097604026 
30 
1. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_som_thich_nghi_voi_g.pdf
Sáng Kiến Liên Quan