Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo đồ dùng đồ chơi phục vụ các môn học cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng

Cơ sở lí luận của đề tài

Phòng giáo dục và đào tạo quận Long Biên đã tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi. Tôi rất may mắn đợc tham gia vào các lớp học đó. Tại các lớp tập huấn tôi đã nắm đợc những kiến thức cơ bản về nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Qua đó có thể tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi, các nhân vật rối đa dạng đợc làm từ các nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm nh xốp bọt biển, vải vụn, lõi giấy vệ sinh, hồ, keo dán

Với bàn tay khéo léo các loại đồ dùng đồ chơi đã đợc ra đời có giá trị thẩm mĩ cao, bền đẹp mà giá thành lại rẻ giúp cho trẻ không những hứng thú học tập mà cô giáo tự tin hơn trong giảng dạy và đạt nhiều thành công. Từ cơ sở đó tôi nghĩ ràng việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học vô cùng quan trọng để trẻ phát triển toàn diện. Đó cũng là lí do mà tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm sáng tạo đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học.

 

doc50 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo đồ dùng đồ chơi phục vụ các môn học cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g xốp. Dùng hai tấm nhựa nhỏ đặt bên dưới chân các nhân vật rồi dùng một que xiên vào từ mặt giữa của tấm xốp xiên qua hai tấm nhựa và qua thân con vật để con vật có thể xoay theo các hướng, phía trên thân( phần sát cổ) đính dây cước để điều khiển . Dùng một que dài khoảng 50cm xiên qua cạnh của phao để làm tay cầm điều khiển các nhân vật để biểu diễn rối nước.
Các nhân vật rối nước
Về sân khấu: Tôi đã tìm được chiếc chậu to bằng nhựa và sơn lại cho đẹp, trang trí bằng giấy màu, hoa lá, tạo cảnh phù hợp. Để che người điều khiển đằng sau tôi đã tìm mua một tấm mành trang trí cảnh, cắt làm 3 miếng so le nhau để đưa nhân vật ra dễ dàng.
 Khung rối nước
- Cách sử dụng: Khi diễn đến nhân vật nào thì đưa nhân vật từ sau tấm mành che ra, một tay cầm que để giữ và di chuyển nhân vật trên nước, một tay cầm dây để điều khiển cử động của đầu hoặc các bộ phận khác theo các hướng.
Vở rối nước “ Chú vịt xám”
 * Kết quả: Khi tôi kể chuyện và diễn rối nước thì tất cả các trẻ ngồi xem mắt tròn xoe xem từng chi tiết với một nét mặt vừa ngạc nhiên vừa bất ngờ. Từ đó trẻ hứng thú theo dõi từng chi tiết. Và trẻ càng bất ngờ hơn khi thấy mặt nước sóng sánh và các con rối đi trên mặt nước. Hình thức này tôi có thể làm với bất kì câu chuyện nào, lứa tuổi nào.
d.2. Rối lõi giấy vệ sinh
- Nguyên vật liệu: Lõi giấy vệ sinh to, đềcan các màu, xốp các màu, keo nến, súng bắn keo, hình phô tô các nhân vật kích thước phù hợp với kích thước lõi giấy vệ sinh, kéo.
- Cách làm: Dùng đề can bọc xung quanh lõi giấy vệ sinh, sau đó khoét hai lỗ nhỏ trên thân phía trước để cho hai ngón tay thò ra ngoài cử động, còn phía sau lõi cắt từ bên dưới một đoạn hình vòng cung để cho ngón tay vào dễ dàng hơn. Các hình nhân vật đã phô tô tôi lấy kéo cắt riêng từng bộ phận rồi ốp vào xốp màu để cắt, có thể dùng dao để trổ các bộ phận nhỏ như mũi, mắt.. 
Sau khi đã cắt bằng xốp màu các bộ phận, chi tiết thì dùng súng bắn keo hoặc băng dính hai mặt dính lại trên nền xốp đen tạo thành hình nguyên vẹn ban đầu, rồi gắn dấp dính ở phía sau đầu nhân vật và cả ở thân lõi giấy vệ sinh để có thể thay đổi các nhân vật khác nhau, thường thì rối bằng lõi vệ sinh chỉ làm đầu nhân vật, và thêm một vài chi tiết như đuôi, chângắn vào thân lõi giấy.
Rối lõi vệ sinh
-Cách sử dụng: Khi muốn đưa nhân vật nào ra diễn chỉ việc xỏ hai đầu ngón tay qua hai lỗ trên thân lõi giấy vệ sinh và điều khiển cử động của hai ngón tay thật sinh động. Khi muốn đổi nhân vật tôi chỉ việc tháo đầu nhân vật cũ ra thay đầu nhân vật mới vào( vì đã sử dụng dấp dính).
Diễn rối lõi vệ sinh câu chuyện “ Chiếc áo mùa xuân”
* Kết quả: Từ những nguyên vật liệu tưởng chừng như bỏ đi, tôi đã tạo ra nhiều các nhân vật rối lõi vệ sinh, tôi còn làm thêm cả những trái cây cảm xúc từ lõi giấy vệ sinh, có thể sử dụng đa năng, ngoài sử dụng được trong giờ kể chuyện tôi còn có thể sử dụng trong các tiết học khác như tiết nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt.Trẻ rất thích thú khi được xem cô biểu diễn, được phát triển khả năng nhận biết, phân biệt hình và mầu, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ. Trẻ còn được nhận biết và thể hiện được một số trạng thái cảm xúc như vui, buồn, tức giận khi được quan sát bộ rối lõi giấy vệ sinh trái cây cảm xúc.
Bộ rối lõi vệ sinh “trái cây cảm xúc”
d.3. Rối găng tay
- Nguyên vật liệu: Găng tay len, găng tay đi nắng màu da, vải vụn, xốp màu, bút, len các màu, súng bắn keo, quả bóng bàn, bìa cứng, kéo, băng dính hai mặt.
- Cách làm: Trước tiên lấy kéo khoét 1 lỗ nhỏ bằng đầu ngón tay trên quả bóng bàn, sau đó cắt một đoạn bìa dài bằng 2/3 đốt ngón tay cuộn lại rồi dùng băng dính hai mặt dính chặt để tạo thành ống điều khiển, cuộn sao cho vừa với ngón tay khi xỏ vào. Tiếp tục dùng băng dính hai mặt dính một đoạn phía sát đầu ống điều khiển rồi dùng kéo cắt chân rết dài khoảng 1cm, sau đó xỏ ngón tay vào ống điều khiển và đưa đầu ống đã dán băng dính và cắt chân rết qua lỗ vào bên trong quả bóng bàn rồi dùng đầu ngón tay ấn các đoạn chân rết dính chặt vào xung quanh bên trong quả bóng bàn để tạo độ chắc chắn khi điều khiển.
Muốn làm các con vật thì dùng găng tay len trông sẽ ngộ nghĩnh hơn. Dùng băng dính hai mặt dính kín bên ngoài ống điều khiển lưu ý là chưa bóc phần giấy trắng và cho vào 1trong các đầu ngón tay của găng tay, sau khi đã thấy vừa vặn thì lộn găng tay ra bóc phần giấy trắng của mặt băng dính còn lại và lộn lại dùng tay bóp chặt để cho phần găng tay dính chặt với ống điều khiển, thì khi sử dụng sẽ dễ hơn. 
Rối găng tay các con vật
Làm con vật nào thì sẽ cắt xốp màu, hoặc các nguyên vật liệu khác như hột, hạt làm các bộ phận như mắt, mũi, tai, đuôi, nơ rồi dùng súng bắn keo gắn vào bộ phận đầu và các vị trí của găng tay sao cho phù hợp với dáng của con vậtmỗi con vật có hình dáng bộ phận khác nhau.
VD như con mèo có tai nhọn thì tôi chập đôi cắt xốp hình tam giác rồi cắt bỏ đi một đoạn sâu vào bên trong phần nhọn để tạo khối cho tai, còn mũi cáo dài thì tôi cắt hình chữ nhật cuộn lại thành hình trụ và gắn vào vị trí mũi trên mặt con vật.
Cách làm như vậy cũng được áp dụng khi làm rối người chỉ khác là dùng găng tay đi nắng màu da người. Đối với rối người thì phần tóc sẽ dùng chỉ hoặc len các màu để làm tóc, người già sẽ làm tóc bạc hoặc nâu, còn trẻ em thì có các màu sắc khác nhau cho sinh động, cắt chỉ, hoặc len thành các đoạn ngắn sau đó dùng súng bắn kéo gắn vào đầu nhân vật, trước tiên phải gắn kín tất cả phần sọ đầu(để khi vạch ra vẫn có phần tóc ở bên trong, không trơ phần sọ trắng) rồi muốn tạo tóc kiểu gì thì lại tiếp tục gắn thêm chỉ hoặc len vào. Mắt mũi nhân vật có thể vẽ hoặc dính bằng xốp màu, còn quần áo làm từ xốp màu hoặc vải vụn sau đó gắn vào phần găng tay. 
 Rối người bằng găng tay
- Cách sử dụng: Dùng trong các tiết học, khi muốn đưa nhân vật nào ra thì xỏ bàn tay vào trong găng tay và điều khiển. 
Diễn rối găng tay câu chuyện “ Cây táo”
* Kết quả: Tôi đã làm được rất nhiều các loại rối găng tay từ con vật đến rối người. Trẻ rất thích, trẻ có thể nhận biết được đặc điểm của các con vật hay nhận biết đặc điểm của người già hay trẻ nhỏ thông qua các nhân vật rối găng tay. Tăng khả năng phát triển nhận thức và các kĩ năng quan hệ xã hội và thẩm mĩ.
d.4. làm rối mặt
Tôi đã nghĩ ra cách làm rối mặt để trẻ hòa mình vào câu chuyện, trẻ được tập đóng kịch, được hòa mình vào nhân vật mà mình yêu thích.
- Nguyên vật liệu: Những chiếc rổ nhỏ, len, khuy, giấy khăn, dây dù.
- Cách làm; Chính từ những rổ tròn giống hình khuôn mặt nên tôi chỉ việc dùng len cắt tạo dáng tóc, khoét hai lỗ để tạo ra hai mắt, khi đeo vào trẻ có thể nhìn thấy, bên ngoài dùng vải bọc làm khuôn mặt. Dùng mếch màu hoặc giấy màu và khuy làm mắt, mũi, mồm. Còn tai con thỏ dài nên tôi phải dùng nhựa mika cho cứng sau đó mới dán vào vải tạo dáng đôi tai
Sau khi làm xong tôi buộc dây đeo để giữ không bị rơi khi đeo mặt nạ.
- Cách sử dụng: Khi trẻ lên đóng kịch thì cho nhân vật đeo vòng dây qua đầu và diễn theo cốt truyện.
Rối mặt
* Kết quả: Cũng với cách làm này tôi đã làm ra được nhiều nhân vật trong các câu chuyện khác nhau như “ Thỏ con không vâng lời, đôi bạn tốt, thỏ con ăn quả.”.Trẻ rất tự tin khi diễn lại vở kịch với sự giúp đỡ của cô. Trẻ thấy mình được hóa thân vào chính nhân vật trong chuyện.
d.5. Rối ngón tay
Trẻ ở lứa tuổi mầm non không những thích nghe cô kể chuyện mà còn muốn tự mình kể chuyện, tự mình điều khiển các con vật và dùng lời đối thoại đơn giản. Đó là lí do khiến tôi nghĩ đến việc làm rối ngón tay.
- Nguyên vật liệu: Xốp, dao nhọn, giấy giáp, vải, xốp màu, keo dán, khuy áo.
- Cách làm: Dùng dao nhọn cắt xốp thành những miếng xốp vuông, sau đó gọt dần thành khối tròn kích cỡ vừa phải để cô và trẻ có thể kể được. Dùng giấy ráp đánh nhẵn mịn. Sau đó lấy giấy báo bồi hai lớp xung quanh đầu phơi khô, tiếp đó là tạo các chi tiết trên khuôn mặt theo đúng đặc điểm của từng con vật. Dùng khuy làm hai mắt, lấy mút xốp màu làm mũi, tai, miệng.
 Rối ngón tay
- Cách sử dụng: Xỏ đầu các con vật vào các ngón tay, khi biểu diễn đến nhân vật nào thì giơ ngón tay có nhân vật đó lên để thể hiện động tác. còn nhân vật nào chưa xuất hiện thì cụp ngón tay xuống.
Trẻ diễn rối ngón tay câu chuyện “ Thỏ con không vâng lời”
* Kết quả: Tôi đã làm được 12con rối tay trong các truyện như “ Thỏ con không vâng lời, quả thị, chú vịt xám’
Trẻ vô cùng thích thú khi tự mình bước đầu biết điều khiển các con vật, kết hợp với những câu nói đơn giản của trẻ. vừa rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay trẻ đồng thời phát triển ngôn ngữ của trẻ.
e. Cách thu âm đơn giản, hiệu quả.
- Dụng cụ: Máy vi tính, đài catset, điện thoại loại có cài đặt thu âm, kịch bản
- Cách làm: Trước tiên tôi muốn thu âm câu chuyện nào, tôi sẽ chuyển thể kịch bản câu chuyện đó, sau đó tôi tìm nhạc các bài hát trên máy vi tính phù hợp với kịch bản câu chuyện , hoặc tôi có thể dùng đài đĩa. 
Bản thân tôi cũng có giọng nói truyền cảm, thể hiện được nhiều ngữ điệu giọng nói các nhân vật khác nhau, vì vậy mà tôi có thể diễn 2-3 nhân vật, và tôi chỉ cần nhờ thêm một người nữa để cùng thu âm với mình.
 Khi bắt đầu thu âm thì cần tránh mọi tiếng động, âm thanh, lời nói bên ngoài( vì nếu có âm thanh khác lọt vào bản thu âm thì bản thu âm đó coi như bị hỏng, lại phải thu lại). Lúc thu âm mỗi người sẽ cầm một kịch bản giống nhau, khi đến nhân vật nào thì đến lượt người đó phải nói, tùy theo kịch bản mà lồng nhạc, tiếng động trên máy vi tính vào cho phù hợp. 
- Cách sử dụng: Khi biểu diễn rối thì cắm loa vào điện thoại bật phần thu âm( để âm thanh đủ to cho trẻ nghe), và chỉ việc diễn rối khớp với bản thu âm là được
* Kết quả: Tôi đã chuyển thể và thu âm được 7 câu chuyện với đủ các lứa tuổi “ Chú vịt xám, quả thị, cây khế, hai anh em, gấu con bị đau răng, cây vú sữa..’. Cách thu âm tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, trẻ rất hứng thú, tập chung chú ý vào giờ học hơn. 
3.3: Tiết học nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt
a. Bảng chơi thông minh
- Nguyên vật liệu: Xốp nền nhà, thảm gai các màu, dao, xốp màu, dấp dính, lô tô, hình các loại
Bảng ghép hình rỗng
- Cách làm: Trước tiên cắt bỏ các viền xung quanh tấm xốp sau đó vẽ hình lên mặt tấm xốp( hình hoa, quả), rồi dùng dao nhọn cắt theo đường viền của hình vẽ, sau đó lấy hình ra, trên mặt tấm xốp chỉ còn hình rỗng của các hình, tôi ốp thêm bìa trắng ở mặt sau tấm xốp để khi trẻ ghép sẽ không bị rơi hình ra đồng thời trẻ cũng quan sát rõ hơn . Phần hình đã cắt ra, tôi bồi xốp màu vào cho đẹp mắt. Bốn cạnh xung quanh tôi cắt viền dán vào cho đẹp. 
VD: chủ điểm “ Thực vật’, khi cắt hình hoa ra từ xốp nền nhà, tôi ốp hình hoa đó vào xốp màu đỏ rồi cắt lại, và dán thêm nhị màu vàng vào giữa, trông bông hoa đẹp hơn rất nhiều mà trẻ lại được tri giác rõ nét về màu hơn.
Tôi còn tận dụng thêm mặt sau của bảng ghép hình rỗng làm thêm một bảng chơi nữa, tôi ốp thêm một tấm xốp nền nhà nữa vào, tấm xốp này thì tôi lại dính thảm gai các màu vào, tôi cắt thảm gai thành các hình khác nhau và ốp khớp vào tấm xốp để trẻ có thể vừa tri giác về hình vừa tri giác về màu( mỗi tấm xốp được chia làm hai phần,mỗi phần dính một màu thảm gai)
Bảng gài thông minh
 - Cách sử dụng: Với một bảng chơi mà tôi có thể chơi hai trò chơi khác nhau, bảng trò chơi ghép hình rỗng, trẻ sẽ chọn các hình như hoa, quả để ghép vào hình rỗng phù hợp sao cho các hình khớp với nhau. Bảng gài thông minh thì trẻ chọn lô tô các mầu( lô tô quả xoài màu vàng,quả na màu xanh..) và hình như hình vuông, tròn, tam giác( đằng sau đã dán dấp dính), gắn đúng vào thảm gai màu và hình trên bảng gài. 
Bảng chơi thông minh
Trẻ chơi với bảng ghép hình rỗng
* Kết quả: Kĩ năng phân biệt hình va mầu của trẻ được phát triển tốt hơn, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay. Trẻ rất hứng thú, say mê khi được chơi với bảng chơi này, đến lớp trẻ thích vào góc chơi hơn.
Trẻ chơi với bảng gài thông minh
b. Bảng xếp nút
- Nguyên vật liệu: Xốp nền nhà, thước kẻ, bút chì, 1 đoạn chân ghế sắt bỏ đI có đầu là hình tròn có đường kính 1cm, búa, xốp màu, súng bắn keo. 
- Cách làm: Tấm xốp nền nhà cắt bỏ các mắt ghép xung quanh, sau đó dùng thước kẻ và bút chì kẻ thành các đường ngang – dọc, sao cho khi kẻ xong thì tạo thành các ô vuông, mỗi ô vuông có các cạnh bằng 2cm. Sau khi kẻ được các ô vuông rồi, tôi dùng chân ghế sắt đã mài đầu tròn cho sắc đặt vào giữa từng ô vuông, đặt vuông góc theo chiều thẳng đứng, lấy búa đập mạnh từ trên xuống sao cho nút xốp tròn rời ra khỏi tấm xốp nền nhà. 
Bảng xếp nút
Cứ làm tiếp tục như vậy cho đến khi dập lỗ hết các ô vuông trên tấm xốp. Dùng nhiều tấm xốp có các màu sắc khác nhau để dập lỗ. Sau khi dập hết lỗ thì cắt viền bằng xốp màu dùng súng bắn keo dính vào 4 cạnh của bảng xếp nút.
- Cách sử dụng: Từ những nút xốp mà tôi đã dập từ tấm xốp nền nhà, tôi cho trẻ xếp vào các lỗ tròn trên bảng xếp nút, bảng xếp nút có màu xanh thì tôi gợi ý cho trẻ chọn các nút xốp có màu sắc khác xếp vào. Trẻ xếp các hình, các nét đơn giản mà trẻ thích. 
Trẻ chơi với bảng xếp nút
Cũng có khi trẻ xếp theo ý thích, trẻ xếp kín tất cả các lỗ trên bảng xếp nút, nó cũng không tạo thành hình gì cả, nhưng đối với trẻ thì có thể là hình gì đó theo cách tưởng tượng của trẻ, từ đó rèn thêm cho trẻ tính kiên trì trong công việc.
Bảng xếp nút
Kết quả: Cách làm tuy đơn giản nhưng hiệu quả của bảng chơi đem lại thì rất cao, giúp trẻ được tri giác về màu và hình, được tư duy phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện đức tính kiên trì. Ngoài ra với bảng xếp nút này tôi có thể áp dụng với bất kì lứa tuổi nào với các môn học như: làm quen với toán( xếp các hình như hình vuông, tròn, tam giác, xếp chữ số 1, 2, 3..), làm quen chữ viết( xếp các chữ cái o,a,b), môi trường xung quanh ( xếp hoa, quả).
Bảng xếp nút chữ cái
 Bảng xếp nút chữ số, xếp nút các hình.
4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với cha mẹ
- Để có nguồn nguyên vật liệu phong phú cho việc thiết kế đồ dùng, đồ chơi tôi đã vận động phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, lịch, báo cũ hay một số đồ dùng dạy học như vải vụn, xốp cùng các nguyên vật liệu dễ tìm. Từ đó tạo nên mối quan hệ khăng khít, gắn bó giữa cô giáo và các bậc phụ huynh. Cùng tìm ra những biện pháp tốt nhất để dạy trẻ.
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những biến đổi tâm sinh lí của trẻ, để cha mẹ cùng phối hợp với cô chăm sóc trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt.
Phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu.
IV.Kết quả
1. Kết quả
Trờn đõy là một số biện phỏp sáng tạo trong thiết kế đồ dùng đồ chơi cho các môn học, hoạt động cho trẻ 24-36 tháng, mà tụi đó tỡm tũi, nghiờn cứu và ỏp dụng giảng dạy ngay tại lớp của tụi. Tụi nhận thấy:
*Đối với trẻ: Trẻ hứng thú tham gia vào các tiết học hơn, thích vào các góc chơi hơn, giỳp trẻ lĩnh hội cỏc kiến thức một cỏch nhẹ nhàng dễ hiểu, dễ nhớ, trẻ thớch đi học, học cú nề nếp, say sưa khỏm phỏ khi tham gia hoạt động. 
- Các hoạt động đạt kết quả cao hơn
- Trẻ nhận biết, phân biệt hình và màu tốt hơn, nhanh hơn
- Trẻ thích nghe cô kể chuyện, diễn rối, hứng thú khi được tham gia biểu diễn rối cùng cô. Thường xuyên yêu cầu cô kể chuyện, diễn rối trong tiết học và trong giờ hoạt động góc thì thích vào góc văn học để chơi với các con rối và xem sách.
- Hình thành và phỏt triển ở trẻ kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng quan sỏt và ghi nhớ cú chủ định. 
- Ngụn ngữ của trẻ phỏt triển, trẻ núi rừ ràng, diễn đạt đủ cõu. Trẻ phát âm chuẩn, mạnh dạn hơn.
* Đối với giáo viên:
- Nhờ có nhiều đồ dùng đồ chơi tự làm sáng tạo mà giáo viên thuận lợi trong việc giảng dạy ở các môn học và tổ chức các hoạt động. 
- Bổ sung được nhiều đồ dung đồ chơi cho tiết dạy.
- Bản thõn tụi càng nắm chắc phương phỏp dạy trẻ linh hoạt cú sỏng tạo, truyền đạt kiến thức tới trẻ mang tớnh tự nhiờn, khụng gũ bú để cỏc tiết học đạt kết quả cao.
- Kĩ năng tạo hình của tôi cũng được nâng cao hơn, và tìm ra được nhiều cách làm đồ chơi mới sáng tạo hơn.
* Đối với phụ huynh
- Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc làm đồ dùng và sử dụng giáo cụ trực quan trong quá trình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức sơ khai cho trẻ qua các môn học
- Phụ huynh tỏ ra phấn khởi, tin tưởng vào trường lớp, giáo viên hơn. Họ vui vẻ khoe với cô giáo về những nhận thức mà con mình đã có được như: đã nhận biết được màu và hình
- Nhiệt tỡnh cung cấp những nguyờn vật liệu cho cụ và trẻ làm đồ dung đồ chơi phục vụ cho tiết dạy.
- Phụ huynh hiểu và thông cảm với công việc của giáo viên hơn, đã kết hợp với giáo viên trong việc dạy dỗ con mình và giúp đỡ các cô giáo trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi.
2. Bài học kinh nghiệm
- Tích cực học tập, tự nghiên cứu, rèn luyện và bồi dưỡng nhằm nâng cao nghệ thuật sư phạm, kĩ năng làm đồ dùng đồ chơi. 
- Luôn tạo môi trường thân thiện giúp trẻ yên tâm, hứng thú mỗi khi đến trường, tạo nhiều góc mở để trẻ được chơi và luyện tập.
- Làm đồ dùng trực quan, đồ chơi sáng tạo ngộ nghĩnh phù hợp nội dung từng tiết học để trẻ tập trung vào giờ học.
- Chú ý sử dụng màu sắc đặc trưng cơ bản phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ: xanh, đỏ, vàng, tận dụng các nguyên vật liệu dễ kiếm để sáng tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.
- Thường xuyên gần gũi, quan sát, trò chuyện, hướng dẫn trẻ hoạt động với đồ vật, cách sử dụng đồ dùng đồ chơi. 
- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, vận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Phần III. Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
Cú thể núi sự nghiệp giỏo dục là sự nghiệp cao cả và thiờng liờng, nú quyết định tớnh cỏch và phẩm chất của cả một thế hệ chủ nhõn đất nước. Vỡ vậy đũi hỏi mỗi người làm cụng tỏc giỏo dục như chỳng ta phải dày cụng tìm tũi, sáng tạo ỏp dụng phương phỏp, biện phỏp, hỡnh thức giỏo dục hữu hiệu nhất để đem lại kết quả cao nhất.
Qua những kinh nghiêm tích lũy sáng tạo ra các đồ dùng đồ chơi phục vụ các môn học tôi nhận thấy các tiết học, các hoạt động trở nên hấp dẫn, sáng tạo hơn nhờ có các đồ dùng đồ chơi tự tạo, phát triển ở trẻ khả năng nhận biết phân biệt, trau dồi khả năng sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ tăng cường thể lực, hiểu biết hơn về thế giới xung quanh, giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trẻ hứng thú học tập, các hoạt động đạt kết quả cao. 
2. Khuyến nghị
2.1.Với phòng giáo dục và đào tạo Quận
- Kớnh mong phũng giỏo dục mở thờm cỏc lớp bồi dưỡng, tập huấn để giỏo viờn nõng cao trỡnh độ, chuyờn mụn và nghiệp vụ. 
- Thường xuyên mở các lớp học làm đồ dùng đồ chơi để nâng cao kĩ năng tạo hình cho giáo viên.
- Tổ chức nhiều cỏc tiết kiến tập để giỏo viờn cú thể học hỏi, nõng cao trỡnh độ chuyờn mụn.
- Nờn cú thờm nhiều tài liệu để giỏo viờn học tập và nghiờn cứu.
2.2.Với nhà trường
- Tạo điều kiện cho các cô giáo có thêm nhiều thời gian để làm đồ dùng đồ chơi, cung cấp thêm một số nguyên vật liệu như giấy màu, xốp màu
- Nhà trường tạo điều kiện cho giỏo viờn được tham gia nhiều hơn các lớp học làm đồ dựng đồ chơi, các buổi kiến tập do Phòng Giáo Dục tổ chức.
- Nhà trường nên mở nhiều các cuộc triển lãm đồ dùng đồ chơi tự tạo, để các giáo viên trong trường có cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau.
*Trờn đõy là một số kinh nghiệm của bản thõn tôi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi 24-36 tháng. Tụi rất mong nhận được sự quan tõm gúp ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, Hội đồng giỏm khảo và cỏc bạn đồng nghiệp để bản sỏng kiến kinh nghiờm của tụi được đầy đủ hơn, giúp tôi có thêm kinh nghiêm trong việc sáng tạo, thiết kế đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động của trẻ.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Long Biờn, ngày 28 thỏng 03 năm2014
Tụi xin cam đoan đõy là SKKN của mỡnh viết, khụng sao chộp nội dung của người khỏc
Người viết
Trần Thị Thư Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trỡnh chăm súc giỏo dục trẻ nhà trẻ. 
-Nhà xuất bản giỏo dục Việt Nam
2. Tõm lớ học trẻ em trước độ tuổi.
-Nguyễn Ánh Tuyết ( NXBGD 1998)
3. Các hoạt động phát triển vận động của trẻ mầm non 
-NXB Giáo dục Việt Nam
4. Các trò chơi và hoạt động cho trẻ từ 3-36 tháng tuổi theo chủ đề
-Phùng Thị Tường(NXBGD Việt Nam)
5. Các hoạt động tạo hình của trẻ mầm non
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam
6. Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu
- Nguyễn Việt Hà ( Trường TCSP mẫu giáo- nhà trẻ Hà Nội)
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_sang_tao_do_dung_do_choi_phuc_vu_cac_m.doc
Sáng Kiến Liên Quan