SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề: Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non

Khảo sát thực trạng chất lượng hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong trường

Để thực hiện chuyên đề tôi tiến hành khảo sát chất lượng đồ dùng cho hoạt động phát triển thể chất đã có của trường. Qua kiểm tra tại các lớp thấy số lượng và chất lượng đồ dùng phục vụ cho hoạt động này còn thiếu nhiều và chất lượng không đảm bảo. Cụ thể toàn trường chỉ còn 2 chiếc thang leo có thể sử dụng được. Ghế thể dục có 6 chiếc của 3 khối 3, 4, 5 tuổi song chỉ là ghế tận dụng của trường phổ thông tu sửa lại do đó kích thước có phần bị hạn chế, không đảm bảo an toàn trong quá trình trẻ thực hiện vận động. Trường chưa có khu phát triển thể chất riêng biệt do đó các hoạt động thể chất thường phải thực hiện trong lớp hoặc ngoài sân trường do đó chất lượng đạt được chưa cao. Với các đồ dùng của các nhóm lớp hầu như cũng trong tình trạng có nhưng chưa đủ hoặc là chất lượng đồ dùng không đảm bảo. Ví dụ túi cát to so với tay cầm của trẻ lượng cát nhiều nặng do đó khi trẻ thực hiện không đạt yêu cầu đề ra. Hoặc chất liệu của túi cát không đảm bảo để lọt cát khi trẻ thực hiện do đó không đảm bảo vệ sinh.Với các loại đồ dùng mua sẵn do ngân sách phục vụ chuyên môn có hạn, phụ huynh đóng góp tiền mua đồ dùng không cao do thu nhập của người nông dân thấp nên số lượng đồ dùng mua hàng năm thường là không đủ.

Đồ dùng thiếu dẫn đến chất lượng của hoạt động phát triển thể chất không cao. Giáo viên ngại tổ chức hoạt động thể dục hoặc có tổ chức dạy cũng dưới hình thức qua loa chiếu lệ để chống đối, nếu có đầu tư chỉ là những hoạt động tham gia hội giảng. Với trẻ có nhiều trẻ không thích hoạt động này vì trẻ không thực hiện được các yêu cầu cô giáo đề ra sẽ bị cô quở mắng.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề: Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể phát triển cơ chân, giơ vòng lên cao, đặt vòng xuống thấp để tạo sự mềm dẻo của cơ lưng, bụng... 
Thông qua các đợt chuyên đề từ đầu năm đến nay giáo viên đã cơ bản biết cách thực hiện các hoạt động sao cho linh hoạt, tạo sự phấn khởi cho trẻ tham gia các hoạt động và khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng đồ chơi. Ngoài ra giáo viên đã làm quen với việc lựa chọn trò chơi vận động phù hợp với vận động cơ bản không còn tình trạng hai hoạt động này cùng loại phát triển vận động...
3.4. Bồi dưỡng nội dung chuyên đề cho đội ngũ giáo viên.
3.4.1. Bồi dưỡng về cách xây dựng kế hoạch
Khi xây dựng xong kế hoạch thực hiện chuyên đề của trường, được hiệu trưởng ký duyệt, tôi tiến hành triển khai tới các tổ chuyên môn và tới từng giáo viên. Hướng dẫn giáo viên để giáo viên biết cách căn cứ trên kế hoạch của nhà trường cũng như hướng dẫn chương trình của từng độ tuổi lựa chọn thời điểm, thời gian để thực hiện bài tập. Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ để xây dựng kế hoạch đảm bảo theo quy luật từ dễ đến khó, củng cố những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chính và các chủ đề nhánh, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện thời sự...Ngoài ra tôi còn hướng dẫn để giáo viên biết lựa chọn bài dạy sao cho phù hợp với tình hình thực tế của trẻ ở lớp mình tránh việc thực hiện một cách rập khuôn máy móc, không phù hợp với trẻ. 
Khi xây dựng kế hoạch giáo viên cần chú ý dựa trên cơ sở sau: 
+ Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ 
+ Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. 
+ Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. 
+ Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và hướng dẫn các tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. 
+ Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú, phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, hoạt động học, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động... Do đó để phát triển vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện. 
Khi lên kế hoạch giáo viên cần phải hiểu rõ đặc điểm đối tượng trẻ, để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. Ngược lại, nếu nội dung và cường độ vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của trẻ không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của cả lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên.
3.4.2.Bồi dưỡng nội dung chuyên đề 
Song song với việc hướng dẫn giáo viên cách lên kế hoạch, tôi còn phối hợp với các đồng chí trong Ban giám hiệu, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn hoặc giáo viên cốt cán đã được tham dự triển khai chuyên đề tại sở hoặc phòng giáo dục để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về nội dung chuyên đề. Nhấn mạnh để giáo viên nắm được những điểm mới mà chuyên đề đề cập đến như: khi xây dựng kế hoạch hoạt động thể dục kỹ năng lựa chọn trò chơi vận động phải không cùng loại với vận động cơ bản. Bài tập phát triển chung của hoạt động thể dục kỹ năng có động tác hô hấp, thể dục sáng tập kết hợp với lời bài hát bỏ động tác hô hấp...
Để nâng cao chất lượng phát triển vận động không chỉ chú trọng tới một hoạt động thể dục kỹ năng mà trong tất cả các hoạt động trong ngày tôi hướng cho giáo viên cần chú ý tới các vận động được tích hợp trong các hoạt động khác. 
Ví dụ trong hoạt động ngoài trời khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động có tác dụng củng cố những kỹ năng trẻ đã biết, rèn luyện các tố chất vận động. Hay khi chơi tự do với đồ chơi ngoài trời trẻ cũng có điều kiện vận động rèn luyện cơ thể để cơ bắp trở nên deo dai, nhanh nhẹn...Tương tự như vậy trong hoạt động góc với góc học tập, góc nghệ thuật, góc đóng vai, góc thiên nhiên... Ở mỗi góc đều có tác dụng nhất định đối với các hệ cơ quan trong cơ thể của trẻ. Với hoạt động học cũng không chỉ giới hạn ở hoạt động thể dục mới có tác dụng phát triển vận động mà ở nhiều các hoạt động khác cũng đều có tác dụng tích cực tới phát triển vận động của trẻ. Cụ thể như hoạt động âm nhạc giờ dạy vận động, hoạt động nhận thức khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi luyện tập củng cố. Hoạt động làm quen văn học, làm quen chữ cái... Giáo viên vẫn có thể tổ chức cho trẻ được vận động thông qua việc gây hứng thú cho trẻ chơi trò chơi ở đầu hoặc cuối hoạt động, hay trong phần luyện tập củng cố. Cũng có thể toàn bộ hoạt động được tổ chức dưới dạng hoạt động chơi bởi trẻ mầm non “Học bằng chơi - chơi mà học”. Ngoài ra còn có thể tổ chức dưới dạng hội thi như hội thi “Nhà nông đua tài” Hay hội thi “ Ếch con thi tài”...trẻ rất hứng thú tham gia và cũng có tác dụng phát triển thể vận động đạt hiệu quả cao
3.4.3. Nâng cao chất lượng thông qua việc lựa chọn các hình thức phát triển vận động: 
Có nhiều cách lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, có thể tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học. Gồm thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan, hội thi, giáo dục cá biệt Trong đó hình thức hoạt động học là cơ bản vì trên hoạt động học thể dục các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Hiệu quả của việc phát triển vận động không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà còn phụ thuộc đáng kể vào các hình thức dạy học. Vì vậy trong hoạt động học giáo dục phát triển vận động có thể sử dụng các hình thức sau: 
* Hình thức tập cả lớp đồng loạt: 
Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập. 
Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Tung và bắt bóng” có thể cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ. Trẻ cùng thực hiện với cô.
* Hình thức tập cả lớp - nối tiếp: 
Khi áp dụng hình thức này, giáo viên cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3 – 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập. 
* Hình thức tập theo nhóm: 
Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện giáo viên chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và do giáo viên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách. 
Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Với hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. 
* Hình thức tập cá nhân 
Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập. Các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của bạn khi thực hiện bài tập
3.5. Xây dựng lớp điểm. 
Ngay sau khi triển khai chuyên đề ban giám hiệu và hội đồng chuyên môn đã thống nhất lựa chọn lớp điểm theo từng độ tuổi để giúp giáo viên hiểu được cách thức thực hiện chuyên đề. Có kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề; biết lồng ghép, tích hợp nội dung phát triển vận động vào tổ chức các hoạt động học và chơi cho trẻ trong chương trình GDMN một cách phù hợp. Ở các lớp điểm tôi đã lựa chọn những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực chuyên môn giỏi, có uy tín với mọi người. Những lớp điểm là nơi đi đầu trong việc thực hiện nội dung mới của chuyên đề để các lớp khác học tập rút kinh nghiệm. Đồ dùng trang thiết bị cũng có sự đầu tư hơn. Ban giám hiệu thường xuyên sát sao hỗ trợ khi cần thiết như bổ sung thêm nội dung giáo án, đồ dùng cho các giờ chuyên đề để các giáo viên khác trong khối dự học tập và rút kinh nghiệm để khi về thực hiện tại lớp đạt hiệu quả cao hơn
Thông qua các lớp điểm giáo viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tai nghe, mắt thấy, học tập để áp dụng vào lớp của mình. Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức cho giáo viên thăm quan, học tập lớp điểm về cách trang trí sắp xếp lớp, nề nếp học sinh và cách thức tổ chức các hoạt động có lồng ghép nội dung chuyên đề phát triển vận động. Từ đó giáo viên trường tôi đã tạo được môi trường học tập sinh động mang đặc trưng của chuyên đề nhưng vẫn phù hợp với đặc điểm của trẻ trong độ tuổi ở lớp mình. Giáo viên đã có ý thức hơn, tự học tập, tự nghiên cứu để tạo sự cân bằng với lớp đồng nghiệp mình. Với hình thức xây dựng lớp điểm này tôi thấy đây cũng là một hình thức đánh vào tâm lý giáo viên, ngại với đồng nghiệp, ngại với phụ 
huynh khi lớp mình không bằng lớp bạn, giáo viên đã biết phấn đấu để khẳng định năng lực của mình, từ đó việc thực hiện chuyên đề có hiệu quả cao hơn. Qua quá trình chỉ đạo, tôi thấy nhiều giáo viên khi mới triển khai chuyên đề còn gặp rất nhiều lúng túng. Đến nay khi đã được dự học tập kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp đã có nhiều biến chuyển tích cực. 
3.6. Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề
3.6.1. Đối với nhà trường
Qua khảo sát nhìn chung số lượng đồ dùng trang thiết bị của nhà trường chưa đảm bảo cho việc thực hiện chuyên đề. Ban giám hiệu đã họp bàn và đi đến thống nhất có kế hoạch tu bổ cải tạo số lượng đồ dùng trang thiết bị sẵn có và bổ sung thêm một số đồ dùng đồ chơi mới để phục vụ cho chuyên đề. Để có kinh phí thực hiện công việc này thật không đơn giản khi ngân sách của nhà trường quá hạn hẹp. Ban giám hiệu chúng tôi đã thống nhất trình kế hoạch thực hiện chuyên đề với lãnh đạo địa phương, Hội cha mẹ học sinh xin ý kiến để phối hợp thực hiện. Để nắm được tình hình thực tế chúng tôi đã mời họ cùng tham gia khảo sát thực trang đồ dùng trang thiết bị hiện có và trình kế hoạch bổ sung cải tạo mới. Khi thấy được lợi ích của chuyên đề đối với sự phát triển của trẻ nên hội phụ huynh nhiệt tình ủng hộ. Chúng tôi đã tiến hành ưu tiên tu sửa và cải tạo một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời có tác dụng liên quan đến phát triển vận động cho trẻ như bộ đồ chơi liên hoàn, thang leo, cầu trượt, đu quay Đây là những đồ dùng, đồ chơi đã qua sử dụng nhiều năm đến nay đã xuống cấp trầm trọng. Ngoài ra chúng tôi còn có kế hoạch làm thêm một số đồ dùng đồ chơi mới để phục vụ cho các hoạt động phát triển vận động khác của trẻ. Với sự ủng hộ nhiệt tình của hội phụ huynh, chúng tôi đã tu sửa và làm mới được bộ đồ chơi ngoài trời bao gồm: Bộ đồ chơi liên hoàn với nhiều chức năng phát triển vận động như thang leo, cầu trượt, ống chui dài, đi thăng bằng, rổ bóng, đi trên xúc xích, cổng chuilàm mái che và sửa chữa được 5 bộ đu quay con giốngĐóng mới được 3 bộ ghế thể dục cho khối mẫu giáo, 3 thang leo lưu động. Ngoài ra khu vườn cổ tích, khu vườn hoa của bé cũng được tu sưa để có thể tận dụng những lối đi, tường bao, đường ngoằn ngoèo, rích rắcđể trẻ có thể thực hiện phát triển vận động phù hợp cho từng lứa tuổi
Đồ dùng trước và sau chuyên đề
3.6.2. Đối với đồ dùng của các nhóm lớp
Tôi đã chỉ đạo các nhóm lớp bổ sung tu sửa các đồ dùng tại nhóm lớp của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo có nội dung về phát triển vận động. Đánh giá giờ dạy, đánh giá thi đua cuối tháng, cuối kỳ của giáo viên trong đó có tiêu chí về chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học. Đối với những đồ dùng cá nhân của từng trẻ phải có đủ cho số lượng trẻ trong lớp như vòng, gậy thể dục, bông múa, túi cát, bóng némNhững đồ dùng có thể dùng chung như ghế thể dục, cổng chui, đích ném, dây thừngkhuyến khích mỗi lớp có đủ một bộ hoặc chuẩn bị theo khối. Đến nay hầu hết các lớp đều có lượng đồ dùng tương đối đầy đủ phục vụ cho các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ
Làm đồ chơi từ phế liệu
4. Kết quả đạt được
Qua thời gian thực hiện các biện pháp trênđã thu được một số kết quả đáng phấn khởi như sau:
- Trường đã tu bổ được nhiều bộ đồ chơi ngoài trời để phục vụ các hoạt động vui chơi và phát triển vận động cho trẻ với tổng số tiền chi phí là trên 50 triệu đồng
Tại các lớp cũng đã bổ sung thêm các đồ dùng phục vụ hoạt động phát triển thể chất cho trẻ tương đối đầy đủ bao gồm cả đồ dùng mua sẵn và có nhiều loại đồ dùng là do tự tay giáo viên làm ra như bao cát, gậy thể dục, bông múa, và có cả đồ dùng được làm ra từ đồ dùng phế thải như trái trùy làm từ vỏ hộp nước ngọt, xích đu, ống dài.. từ lốp ô tô phế thải. Cổng chui từ ống nhựa, đích ném đứng từ quạt cây hỏng...
- 100% giáo viên đã biết cách xây dựng kế hoạch chuyên đề phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Lồng ghép nội dung giáo dục phát triển thể chất trong các hoạt động hàng ngày một cách linh hoạt, sáng tạo, kích thích tính tích cực tham gia hoạt động của trẻ 
- Kết quả chất lượng phát triển vận động của trẻ cũng như chât lượng thực hiện chuyên đề tại các lớp có chuyển biến tích cực, ngày càng được nâng cao thể hiện qua các bảng so sánh, đối chứng sau:
* Kết quả trên trẻ
Lớp
Số trẻ
Chất lượng lĩnh vực phát triển thể chất
Tốt
Tỷ lệ
Khá
Tỷ lệ
T.bình
Tỷ lệ
Yếu
Tỷ lệ
5A
35
18
51
12
34
5
14
0
0
5B
35
17
49
13
37
4
11
1
3
5C
36
17
47
14
39
5
14
0
0
4A
38
18
47
13
34
6
16
1
3
4B
40
19
47
16
40
4
10
1
3
4C
42
20
48
16
38
6
14
0
0
3A
32
15
47
13
41
3
9
1
3
3B
37
20
54
14
38
3
8
0
0
3C
32
15
47
13
40
3
9
1
3
Từ kết quả trên cho thấy chất lượng trên trẻ đã có chuyển biến đáng kể, tỷ lệ trẻ xếp loại yếu thấp không quá 3%, tỷ lệ trẻ xếp loại tốt, khá được nâng lên trên 80%
* Về chất lượng giờ dạy của giáo viên
Số GV
Kết quả dự giờ
Tôt
Tỷ lệ
Khá
Tỷ lệ
T.bình
Tỷ lệ
Yếu
Tỷ lệ
18
6
33
9
50
3
17
0
0
So sánh đối chứng qua hơn một học kỳ thực hiện đề tài, chất lượng giờ dạy đã được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ giờ khá giỏi từ 61% đầu năm đến thời điểm hiện tại đã nâng lên 83%. Đắc biệt không còn giờ đạt loại yếu
5. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Sáng kiến có thể áp dụng và nhân rộng được khi được trang bị đầy đủ trang thiết bị đồ dùng học liệu. Trong điều kiện xây dựng được khu phát triển thể chất chuyên biệt thì sáng kiến còn có thể phát huy tối đa tác dụng và đem lại hiệu quả cao hơn. Điều kiện tiếp theo cần thiết để sáng kiến được nhân rộng và phát huy tác dụng đó là đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong trường. Họ phải có lòng nhiệt tình, có trình độ chuyên môn vững vàng, linh hoạt sáng tạo trong việc chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung cũng như hoạt động phát triển vận động cho trẻ nói riêng. 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Sau một thời gian thực hiện đề tài và thu được kết quả đáng phấn khởi. Như vậy có thể nói rằng hoạt động phát triển thể chất nói chung và hoạt động phát triển vận động nói riêng có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đây là một trong những lĩnh vực phát triển của trẻ, hơn thế nữa đây còn là một chuyên đề vừa được triển khai trong năm học này. Do đó để tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng của chuyên đề là một việc làm có ý nghĩa, đóng góp vai trò to lớn trong sự nghiệp giáo dục nói chung và phong trào giáo dục của địa phương nói riêng. Đây cũng chính là thành công của người cán bộ quản lý 
Với biện pháp khảo sát thực trạng về đồ dùng trang thiết bị, khảo sát về chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng của trẻđó chính là việc làm thường xuyên khi bước vào đầu năm học mới. Biện pháp chỉ đạo giáo viên lên kế hoạch giảng dạy, bổ sung đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Biện pháp chỉ đạo xây dựng lớp điểm, biện pháp huy động sự ủng hộ đóng góp của phụ huynh, hay công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viêncũng đều là những công việc thường xuyên mỗi nhà trường cần thực hiện. Song kết quả đạt được ở mức độ nào là do cách chỉ đạo của người cán bộ quản lý ở mỗi nhà trường. Chuyên đề nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non mới bước vào năm đầu tiên, vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường cần nghiên cứu kỹ và tiếp tục tìm ra các biện pháp hay những sáng kiến tốt để chuyên đề thu được nhiều kết quả tốt hơn nữa.
2. Khuyến nghị
Đề nghị lãnh đạo địa phương bổ sung thêm quỹ đất để nhà trường có điều kiện xây dựng thêm khu thể chất chuyên biệt tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động trong một môi trường có đầy đủ để trẻ phát triển một cách toàn diện hơn
Đề nghị các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị học tập cho các trường nông thôn đời sống người nông dân cón có nhiều khó khăn không có điều kiện đóng góp cao. 
Đề nghị phòng giáo dục xây dựng các trường trọng điểm để cho tất cả giáo viên trong toàn huyện có điều kiện tham dự học tập kinh nghiệm sau đó về thực hiện tại trường có như vậy chuyên đề sẽ đạt hiệu quả cao hơn
* Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Bên cạnh những kết quả thu được là những kết quả như đã trình bày ở trên vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt hơn nội dung chuyên đề 
Tôi xin trân trọng cám ơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chương trình giáo dục mầm non
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non các độ tuổi
- Tạp chí giáo dục mầm non Số 4/ 2014
- Kế hoạch triển khai chuyên đề: “Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ mầm non” của Sở giáo dục đào tạo Hải Dương
- Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo viên mầm non của Sở, Phòng giáo dục 
MỤC LỤC
TT
TRANG
TÊN ĐỀ MỤC
Phần 1
1
Thông tin chung về sáng kiến
Phần 2
2
Tóm tắt sáng kiến sáng kiến
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
3. Nội dung sáng kiến.
3
4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến
4
Mô tả sáng kiến
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
2. Thực trạng của vấn đề 
5
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Khảo sát thực trạng chất lượng hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong trường
7
3.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề 
12
3.3. Tổ chức chuyên đề tại các tổ khối.
14
3.4. Bồi dưỡng nội dung chuyên đề cho đội ngũ giáo viên.
3.4.1. Bồi dưỡng về cách xây dựng kế hoạch 
15
3.4.2.Bồi dưỡng nội dung chuyên đề 
16
3.4.3. Nâng cao chất lượng thông qua việc lựa chọn các hình thức phát triển vận động: 
18
3.5. Xây dựng lớp điểm. 
19
3.6. Bổ sung đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề
3.6.1. Đối với nhà trường
21
3.6.2. Đối với đồ dùng của các nhóm lớp
22
4. Kết quả đạt được
23
5. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Phần 3
24
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận.
2. Khuyến nghị
26
Tài liệu tham khảo
27
Mục lục

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_thuc_hien_tot_chuyen.doc
Sáng Kiến Liên Quan