Sáng kiến kinh nghiệm giải pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non

Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non đã nhận được nhiều sự quan tâm của gia đình, xã hội. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ trọng tâm và giữ vị trí vô cùng quan trọng trong trường MN, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể chất, trẻ khỏe mạnh, thông minh.

Nhiệm vụ của trường mầm non là: “Tiếp nhận, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 24 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. Các bé khi đến trường, mọi sinh hoạt ban đầu hoàn toàn nhờ vào cô giáo. Nhiều phụ huynh khi đưa con đến trường còn vô cùng lo lắng, không biết các cô giáo mầm non có chăm sóc con mình được chu đáo được hay không. Đặc biệt là với các bé biếng ăn các bậc cha mẹ không tránh khỏi những băn khoăn trăn trở, đang giờ làm việc cũng tranh thủ đến xem con có khóc không, ăn có được nhiều không?. Để các bậc cha mẹ yên tâm, chúng tôi đã thực sự vừa là cô giáo, vừa là người mẹ hiền, dạy trẻ nói điều hay lẽ phải, dỗ dành trẻ ăn hết xuất, cho các bé ngủ ngon giấc. Chúng tôi, những cô giáo, cô nuôi mầm non chỉ ước mong làm sao nuôi cho các bé khoẻ, dạy cho các bé ngoan, mở ra trước mắt các bé một thế giới đầy kỳ thú để các bé thoải mái tìm tòi và khám phá, tạo cho trẻ các sân chơi để các bé có dịp trải nghiệm những gì bé được cô dạy ở trường và cả những gì bé tự khám phá được.

Chính vì vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khỏe mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một bữa ăn đảm bảo chất lượng, chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này thật không dễ, nó luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về nấu ăn cho các bé một cách khoa học nhất.

 

doc24 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm giải pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều nhằm tránh thực phẩm sống và chín dùng chung một lối đi. Bếp luôn phải sạch sẽ, gọn gàng và có biển đề rõ ràng: nơi tiếp nhận thực phẩm, nơi sơ chế thực phẩm, khu nấu chính và nơi chia cơm từng lớp. Bếp phải có 2 cửa và 3 khu vực:
 + Khu tập kết và sơ chế thực phẩm sống.
 + Khu chế biến thực phẩm.
 + Khu chia thực phẩm chín.
 - Hàng ngày, tổ nhà bếp chúng tôi luôn mở cửa thông thoáng để bếp có đủ ánh sáng, lau chùi sàn bệ, kiểm tra toàn bộ hệ thống ga trước khi sử dụng.
 - Nhà bếp phải có bảng phân công trong ngày: người nấu chính, người nấu phụ, người tiếp nhận, người sơ chế và phải có thực đơn theo tuần, bảng định lượng thực phẩm từ sống sang chín, bảng định lượng suất ăn, công khai tài chính. Phải thực hiện nghiêm túc việc tính khẩu phần ăn cho trẻ, khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch, khi nấu xong phải dọn dẹp sạch sẽ.
 - Tôi đặc biệt chú ý đến đồ dùng, dụng cụ nhà bếp. Bát hàng ngày phải được rửa sạch, phải có rổ úp bát ướt và trạn để úp bát khô, sau đó nhân viên phụ trách mang bát úp vào tủ sấy, sáng hôm sau bật tủ sấy sấy bát. không dùng bát nhựa, các dụng cụ nấu đều phải sạch sẽ, khô ráo, được kê và treo lên cao thoáng.
 3.4. Vệ sinh môi trường:
 - Hàng ngày, khi chế biến thực phẩm đều có rác thải ra. Do đó, số rác đó cần đổ đúng nơi quy định, rác ngày nào phải xử lí ngay hôm đó, không để hôm sau mới xử lí sẽ làm mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh sinh sôi nảy nở. Sau mỗi ngày nấu nướng xong, chúng tôi đều thu gom, phân loại từng loại rác để gọn, dọn sạch khỏi khu bếp, lau và rửa mọi ngõ ngách cho sạch tránh cho ruồi muỗi hay bọ gậy sinh sôi nảy nở gây bệnh cho trẻ.
 - Rác phải để nơi xa khu chế biến, cống rãnh phải khơi thoáng, không ứ đọng. Rác cho gọn vào thùng và đưa ra khu tập kết thật gọn gang, sạch sẽ.
4. Xây dựng thực đơn năng lượng cung cấp dinh dưỡng cho từng độ tuổi tại trường:	 
 - Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi phối kết hợp cùng đồng chí kế toán, đồng chí Hiệu phó phụ trách nuôi dưỡng xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ theo tuần, theo mùa, theo tháng, chọn thực phẩm giàu chất đạm động vật và thực vật bổ sung kết hợp lẫn nhau.
 - Ngoài ra, tôi chú ý xác định số bữa ăn của trẻ trong tuần, trong ngày của từng độ tuổi, từng chế độ ăn uống ( số bữa chính, bữa phụ ).
	Chọn các loại rau phù hợp theo mùa.
Ví dụ: 
 - Mùa xuân: rau bí, rau lang,.....
 - Mùa hạ: rau muống, rau dền, rau mồng tơi,....
 - Mùa thu: rau cải, cải cúc,.....
 - Mùa đông: cà rốt, bắp cải, su hào, cà chua,.....
 - Thực đơn của trẻ ( phụ lục)
 - Khi xây dựng khẩu phần ăn của trẻ, tôi luôn chú ý đủ về số lượng và chất lượng.
+ Phối hợp món ăn hợp lý, đảm bảo yêu cầu tối thiểu: Bữa chính đạt tối thiểu 5 - 7 loại thực phẩm và bao gồm các món: Cơm, món mặn, món canh. Bữa chính có thêm 10 loại thực phẩm, trong đó có từ 3 đến 5 loại rau, củ và bao gồm các món: cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng.
+ Tỷ lệ dinh dưỡng tại trường mầm non duy trì mức: Nhà trẻ:P:13 - 20% (Tỷ lệ L động vật/ L thực vật= 70% và 30%); L: 30 - 40%; G: 52- 60%. Mẫu giáo: P: 13-20%; L: 25-35%; G: 52-60% cần tính thêm tỷ lệ Ca, B1 trong thực đơn bữa ăn của trẻ và cân đối kịp thời (Nhu cầu Ca đối với trẻ 1- 3tuổi: 350mg/ ngày/trẻ; MG 4- 6 tuổi: 420mg/ ngày/trẻ; Nhu cầu B1 đối với trẻ 1-3 tuổi: 0.41 mg/ ngày/trẻ; MG 4-6 tuổi: 0.52mg/ ngày/trẻ). 
 - Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ, vệ sinh và phù hợp với thời tiết. Dùng cây nước nóng đảm bảo tuyệt đối an toàn về điện, nhiệt độ nước, hướng dẫn trẻ sử dụng. 
 5. Nâng cao chất lượng chế biến các bữa ăn cho trẻ.
 - Muốn cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết phần thức ăn của mình thì khâu chế biến món ăn là rất quan trọng.
 - Khi sơ chế thực phẩm, chú ý nơi sơ chế phải sạch sẽ, các dụng cụ để gọn gàng và chú ý cách chế biến các loại thực phẩm (Hình ảnh 2- phụ lục)
 - Đối với các loại canh, ta chế biến theo mùa. Tùy theo các loại rau của từng mùa mà chế biến các món canh sao cho hợp lí để đảm bảo cung cấp đủ vitamin trong các loại rau cho trẻ.
 - Với các loại rau: Loại bỏ các phần không ăn, rửa sạch rau bằng nước lã sau đó ngâm nước muỗi loãng trong vòng 15 phút – 30 phút, vớt ra để ráo nước. Các loại rau không nên để lau mới nấu vì như vậy sẽ mất lượng vitamin có trong rau.
 + Với rau mồng tơi, bầu: khi nấu ta không nên đun quá lâu sẽ làm rau nhừ quá mà mất đi hương vị của rau.
 + Với rau muống khi ta nấu mà cho me, muỗng vào thì ăn rất ngon miệng nhưng thực chất thì chất axit có trong quả chua sẽ làm mất lượng lớn vitamin trong rau khiến trẻ ăn rất ngon song lại không có dinh dưỡng.
 + Món canh rau thập cẩm nấu cua món ăn gồm có rau lang, rau giền, rau đay. Mầu sắc của canh xanh mát, có vị ngọt của rau của cua đồng. Tạo mùi vị ngon, hấp dẫn. 
 + Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt lợn là món mà trẻ hứng thú nhất sau món canh thập cẩm. Bí đỏ rất ngọt lại có màu vàng hấp dẫn cũng đỗ xanh và thịt lợn giúp món canh vừa lạ vừa ngon mà trẻ cũng ăn hết khẩn phần ăn của mình.
 + Canh tôm nấu bí xanh là món canh lúc đầu chúng tôi tưởng trẻ sẽ khó ăn và sợ ăn vì có bí cứng lại tôm tanh nên khi chế biến để hạn chế độ tanh của tôm chúng tôi đã cho cá vào đảo qua với mỡ, đun nước cho sủi rồi cho bí và tôm vào đến khi sôi bắc ra gay làm như vậy canh sẽ không bị nồng mà vẫn giữ nguyên được vị ngọt của bí và tôm làm trẻ thấy lạ miệng và ăn rất ngon.
- Với các loại thịt: Các cháu ở mẫu giáo còn nhỏ, răng chưa hoàn thiện có độ chắc chắn nên khi chế biến chúng tôi đều phải băm nhỏ, xay nhỏ hoặc thái hạt lựu cho trẻ dễ ăn.
 + Với thịt lợn: Đa phần trẻ rất thích món thịt kho tàu với trứng chim cút vì món này có màu nâu cánh gián và vị ngọt đặc trưng làm trẻ rất thích thú. Khi nấu món này, để có được màu nâu của cánh gián và vị ngọt của đường thì lúc ta trưng nước hàng ta cho một chút nước vào đường làm tan ra sau đó mới cho lên bếp trưng như vậy, đường chuyển thành màu nâu cánh gián rồi những vẫn còn vị ngọt của đường. Nếu ta không làm như vậy thì nước hàng sẽ có màu đen và có vị đắng làm mất hương vị của món này. Thịt lợn đem xay nhỏ, ta ướp gia vị vào thịt để cho ngấm sau đó cho nước hàng sâm sấp với thịt và cho lên bếp đun nhỏ lửa đến khi chín mềm.
 + Với thịt bò: Trẻ đặc biệt hứng thú với món thịt bò hầm cốt dừa, thịt bò tẩm ướt gia vị vừa đủ, phi tỏi xào thịt săn lên rồi đổ vào nồi hầm, đun khoảng 40 phút – 45 phút thịt chín rồi cho khoai, cà rốt ( thái hạt lựu) xào lên rồi đổ vào nồi hầm, đun gần chín cho nước cốt dừa vào, món ăn sánh quyện các loại gia vị vào nhau cùng các màu sắc của khoai và cà rốt làm trẻ rất thích thú.
 + Với thịt gà: Món thịt gà nấu cari là món ăn mới mà năm nay tôi mạnh dạn đưa vào thực đơn thi nhân viên giỏi cấp trường và được ban giám hiệu đánh giá cao và tôi làm cho trẻ ăn, các cháu rất thích thú với món ăn mới, trẻ đều ăn hết khẩu phần ăn của mình rất nhanh và đều hứng thú với món ăn này. Khi chế biến món ăn này, thịt gà tôi lọc bỏ xương, phần thịt cho xay nhỏ, thịt gà tẩm ướt gia vị bột cari, sả củ xay nhỏ vắt lấy nước tẩm với thịt gà, cho lên xào săn rồi đổ vào nồi hầm, khoai tây thái hạt lựa xào ra rồi đổ vào nồi hầm, đến khi chín cho rau mùi vào làm món ăn có mùi thơm của mùi và của cari khién trẻ ăn hết suất của mình.
 + Với cá: Trẻ rất sợ đồ tanh nên tôi đặc biệt chú ý khi sơ chế cá. Cá cần được làm sạch, sau đó cho xát ra từng khúc, cho vào rán đến khi chín bắc ra gỡ lấy phần thịt rồi còn cho vào rang, rim hoặc sốt hoa viên.
	Sau khi lựa chọn thực phẩm xong, tôi đã chế biến những món ăn ngon, háp dẫn cho trẻ. (Hình ảnh 3– phụ lục)
 6. Phối hợp với giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 Mục đích của việc năng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ là trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Khi đã xây dựng được thực đơn phong phú, đã lựa chọn và chế biến món ăn cho trẻ. Sau khi chế biến xong các món ăn và chia định lượng tại bếp, tôi đã đến từng lớp để trực tiếp cùng giáo viên tham gia tổ chức giờ ăn cho trẻ và ghi sổ rút kinh nghiệm từng ngày và tìm hiểu nguyên nhân trẻ ăn hết hay không ăn hết suất, trẻ thích ăn món nào để kịp thời điều chỉnh rút kinh nghiệm...( Hình ảnh 4 –phụ lục) Nếu trẻ thích ăn món nào thì tôi tiếp tục chế biến món ăn đó, còn với món ăn nào trẻ không thích thì lý do vì sao trẻ không thích ăn để có cách chế biến phù hợp, hay thay đổi thực đơn kịp thời.
 Đối với cháu không tăng cân thì cố gắng động viên, khích lệ cho câc cháu ăn hết xuất. Tôi thường xuyên theo dõi cháu nào biếng ăn, béo phì... Để có những đề xuất ý kiến với ban giám hiệu nhà trường điều chỉnh lại thực đơn cho phù hợp.
 Ngoài ra, chúng tôi còn lập sổ theo dõi khẩu vị ăn của trẻ, số lượng cơm, canh, thức ăn, thừa thiếu để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với trẻ với từng lớp.
 Thông qua việc phối kết hợp cùng giáo viên tôi trực tiếp biết được các món do tổi nuôi mình nấu như thế nào ngon hay không ngon. Từ đó tôi điều chỉnh được cách chế biên các món.
IV. Kết quả đạt được:
 - Qua một năm áp dụng, tìm tòi, vận dụng đề tài chất lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho trẻ ở mầm non, tôi thấy trẻ hứng thú, ăn ngon miệng với các bữa ăn, ăn hết khẩu phần ăn làm tỉ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi giảm một cách rõ rệt. 
- Năm học 2019-2020 nhà trường không có trường hợp nào ngộ độc thức ăn và không có dịch nào xẩy ra trong nhà trường. 
- Phụ huynh tin tưởng vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường là điểm tin cậy để gửi con.
 - Với kết quả trên, tôi hoàn toàn có thể tin rằng các phương pháp tôi đã sử dụng bước đầu có hiệu quả trong việc giúp trẻ ăn ngon, kích thích nhu cầu ăn của trẻ và phần nào góp phần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ khi ăn bán trú tại trường mà lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
	Biểu kết quả tổng hợp khảo sát cuối năm (phụ lục)
V. Bài học kinh nghiệm:
 Từ việc áp dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho trẻ ở Mầm Non, tôi xin rút ra một số bài học sau:
 1. Mỗi cô nuôi phải làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức về chất lượng dinh dưỡng cho trẻ, thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như trong cách chế biến món ăn để cung cấp đủ chất cho trẻ cũng như giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng.
 2. Làm tốt công tác tuyên truyền với cộng đồng và xã hội về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho nhà bếp.
 3. Tăng cường công tác vệ sinh khu bếp, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường.
 4. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để theo dõi sức khỏe của trẻ, phòng chống dịch bệnh, chú trọng tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
 5. Kết hợp chặt chẽ cùng cha mẹ học sinh, cùng có những biện pháp tối ưu nhất để giúp trẻ ăn ngon, hạn chế suy dinh dưỡng và giúp trẻ giảm béo phì.
 6. Luôn luôn học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ với các đồng chí giáo viên, nhân viên trong tổ, trong trường cùng đội ngũ cô nuôi từ đó khắc phục khó khăn trong các chế biến đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
 - Việc lựa chọn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non có một vai trò vị trí hết sức quan trọng. Bởi vì nó là cả một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững trãi để chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tốt giúp trẻ vào lớp 1 trường tiểu học.
- Một trong những nội dung giúp trẻ có được các điều kiện trên đó là công tác nuôi dưỡng trong trường Mầm non. Để đạt được kết quả trên, điều quan trọng là tôi phải nhận thức và xác định được vai trò và tầm quan trọng của công việc mình được giao. Phải năm vững trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh và an toàn. Chính vì vậy, mà trong năm học vừa qua bản thân tôi đã tích cực tham mưu với lãnh nhà trường, xây dưng một số hoạt động của nhà bếp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Các hoạt động bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng kể như: Đã nâng cao được nhận thức của các ban ngành đoàn thể địa phương và phụ huynh về công tác nuôi dưỡng. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng lên một bước, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm học, quy trình chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, hợp đồng thực phẩm được rõ ràng, giao nhận thực phẩm , lưu mẫu thức ăn, công tác vệ sinh được thực hiện khá nghiêm túc và có hiệu quả. Bản thân tôi thấy rằng trong bất cứ lĩnh vực công tác nào cũng cần có lòng nhiệt tình, năng động, sáng tạo, biết định hướng đúng tập trung mũi nhọn, đồng thời thể hiện tính dân chủ, đoàn kết, chắc chắn sẽ thành công.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nhưng chúng tôi cũng phải đánh giá lại công tác nuôi dưỡng trong nhà trường còn một số hạn chế nhất định: Trường còn điểm lẻ, một số phòng học còn trật chưa có phòng ngủ và phòng học riêng, mức ăn của trẻ chưa cao so với giá cả thị trường hiện nay. 
II: Kiến nghị:
 1. Đối Phòng Giáo dục
 Kính mong phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm, UBND quan tâm đến chế độ độc hại cho các cô nuôi trong toàn Huyện để cô nuôi yên tâm công tác. Hỗ trợ nhà trường các trang thiết bị hiện đại.
- Đề nghị cấp trên tăng cường mở các buổi kiến tập nuôi dưỡng cấp huyện để giưã các cô nuôi trong huyện học hỏi lẫn nhau, nâng cao thêm trình độ nấu ăn cũng như cách chế biến món ăn cho trẻ.
- Cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ bếp ăn cho các cháu.
 2. Đối BGH nhà trường
- Đề nghị BGH trường cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ bếp ăn cho các cháu. 
- Riêng đối với cô nuôi, mỗi cá nhân cần tích cực học hỏi hơn nữa để trau rồi kiến thức cho bản thân nhằm chăm sóc nuôi dưỡng cho các cháu được tốt hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi rút ra được trong quá trình áp dụng đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non” tại bếp ăn của trường Mầm non những gì đạt được còn rất ít và mới chỉ là nền móng bước đầu cho những năm học tiếp theo. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét của BGH và các đồng chí, đồng nghiệp để bản thân tôi có được những kinh nghiệm quý báu giúp cho việc thực đề tài này ngày càng tốt hơn. 
Xin chân thành cảm ơn!
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng giáo dục mầm non từ 2000 - 2008
2. Hướng dẫn chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Giáo dục mầm non
3. Chương trình chăm sóc giáo dục của các độ tuổi, nhà trẻ, mẫu giáo mầm non 2000 - 2005
4. Các tập san, tạp chí giáo dục mầm non
5. Các kênh thông tin, tuyên truyền về chất lượng dinh dưỡng nâng cao bữa ăn cho trẻ
6. Sách chiến lược giáo dục đến năm 2020
7. Sách tỉ lệ dinh dưỡng trong các bữa ăn cho trẻ
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC
BIỂU KẾT QUẢ TỔNG HỢP KHẢO SÁT ĐẦU NĂM:	
 1. Cân đo:
	Nội dung	
Số học sinh
Tỉ lệ %
Tổng số học sinh:
391
100
 Cân đo:
391
100
Cân nặng:
Kênh bình thường
372
95
Kênh SDD
19
5
Cao hơn so với tuổi
0
0
Chiều cao:
Kênh bình thường
366
93
Kênh thấp còi
25
7
 2. Sở thích các món ăn.
Vào đầu năm tôi đã áp dụng tại 3 lớp MGLA1, MGLA2, MGLA3 khu trung tâm có tổng số: 120 học sinh và đạt được kết quả như sau:
	TT
Tiêu chí đánh giá
Số trẻ đạt
Tỉ lệ %
1
Số trẻ ăn ngon miệng, hết suất
105
88
2
Số trẻ lười ăn thịt
56
47
3
Số trẻ không ăn rau và hành
53
44
4
Số trẻ khồng thích ăn những món ăn có mùi thơm như: nấm hương
41
34
5
Số trẻ không thích chất tanh như: Tôm cá
28
23
6
Số trẻ không thích ăn cháo
12
10
 BIỂU KẾT QUẢ TỔNG HỢP KHẢO SÁT CUỐI NĂM:	
 1. Cân đo:
 Nội dung
Số học sinh
Tỷ lệ%
Tổng số học sinh
410
100
Cân nặng:
Kênh bình thường
402
98
Kênh SDD
8
2
Cao hơn so với tuổi
0
0
Chiều cao:
Kênh bình thường
394
96
Kênh thấp còi
16
4
2. Sở thích các món ăn.
Cuối năm khảo sát tại 3 lớp MGLA1, MGLA2, MGLA3 khu trung tâm với tổng số: 120 học sinh và đạt được kết quả như sau:
TT
Tiêu chí đánh giá
Số trẻ
Đầu năm
Cuối năm
Số trẻ đạt
Tỉ lệ %
Số trẻ đạt
Tỉ lệ %
1
Số trẻ ăn ngon miệng, hết suất.
120
105
88
114
95
2
Số trẻ lười ăn thịt.
120
56
47
16
13
3
Số trẻ không ăn rau và hành.
120
53
44
13
11
4
Số trẻ khồng thích ăn những món ăn có mùi thơm như: nấm hương
120
41
34
10
8
5
Số trẻ không thích chất tanh như: Tôm cá
120
28
23
6
5
6
Số trẻ không thích ăn cháo.
120
12
10
3
2
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG CỦA TRẺ
Tuần 1-3 
Thứ
Bữa chính trưa
( Nhà trẻ - mẫu giáo)
Bữa chiều
Phụ Mẫu giáo
Chính nhà trẻ
Phụ Nhà trẻ
2
- Hảu sản xáo thập cẩm
- Canh rau bắp cải nấu thịt lợn.
- Phở gà
- Phở gà
- Uống sữa bột.
 3
- Thịt bò hầm nước cốt dừa.
- Canh cá nấu dưa chua.
- Xôi gấc
Xôi Chim
- Uống sữa bột.
4
- Trứng cút, thịt kho tàu.
- Canh rau thập cẩm nấu cua.
- Cháo vịt
- Cháo vịt
- Uống sữa bột.
5
- Thịt gà hầm cà ri
- Bầu xào thịt lợn.
- Canh rau cải cúc nấu thịt lợn.
- bánh mỳ bơ ruốc.
- Cơm: Trứng trưng thịt cà chua.
- Canh rau lang nấu thịt. 
- Uống sữa bột.
6
- cá quả xốt ngũ liễu.
- Canh củ quả nấu thịt bò.
- Cháo chim câu đậu Hà Lan
- Cháo chim câu đậu Hà Lan
- Uống sữa bột
7
- Đậu nhồi tôm thịt
- Canh rau cải nấu ngao.
- Uống sữa bột 
- Bánh bông lan.
- Bánh bông lan.
- Uống sữa bột.
Tuần 2-4 
Thứ
Bữa chính trưa
( Nhà trẻ - Mẫu giáo)
Bữa chiều
Phụ Mẫu giáo
Chính nhà trẻ
Phụ Nhà trẻ
2
- Thịt Ngan xào nấm.
- Canh rau lang nấu thịt.
- Cháo bò củ quả
- Cháo bò củ quả
- Uống sữa bột
3
- Thịt kho tàu rắc vừng.
- Bắp cải, cà rốt xào thịt.
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt.
- Súp gà, ngô non.
- Súp gà, ngô non.
- Uống sữa bột
4
- Thịt gà om nấm.
- Canh rau cải nấu ngao.
- Mỳ sốt Paketty
- Mỳ sốt Paketty 
- Uống sữa bột.
5
- Trứng tôm xốt cà
Canh rau ngót nấu thịt
- Cháo gà đỗ xanh.
- Cháo gà đỗ xanh.
- Uống sữa bột. 
6
- Ruốc lạc vừng.
- Canh rau thập cẩm nấu cua.
- Sữa chua.
- Bánh bông lan
Cơm: Thịt gà dim mắm.
- Canh đậu phụ
Uống sữa bột. 
7
- Thịt lợn sốt cà chua.
 - Canh Bí nấu tôm.
- Bún gà.
- Bún gà
- Uống sữa bột.
THỰC ĐƠN MÙA HÈ CỦA TRẺ
 Tuần 1- 3
Thứ
Bữa chính trưa
( Nhà trẻ- Mẫu giáo)
Bữa chiều
Phụ MG
Chính NT
Phụ NT
2
Cơm:
- Tôm, Thịt lợn xào ngũ sắc
- Canh rau ngót nấu thịt lợn.
- Bún bò rau thơm.
- Bún bò rau thơm.
Uống sữa bột
3
Cơm:
- Thịt gà, thịt lợn om nấm.
- Canh bí xanh nấu thịt lợn.
- Cháo thịt lợn
- Sữa chua.
Cơm: Thịt lợn kho tàu.
- Canh sườn nấu chua.
- Sữa chua.
4
Cơm: 
- Trứng vịt, thịt lợn hấp cà chua.
- Canh rau thập cẩm nấu cua.
- Miến Gà rau thơm.
- Miến Gà rau thơm.
Uống sữa bột
5
Cơm: 
- Tôm xào ngũ sắc
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt
- Chè đỗ đen
- Bánh gối
- Chè đỗ đen
- Bánh gối
6
Cơm:
- Thịt bò, Thịt lợn xào củ quả
- Canh rau mùng tơi, mướp nấu thịt lợn.
- Cháo chim bồ câu.
- Cháo chim bồ câu.
Uống sữa bột
7
Cơm: 
- Thit Lợn xốt hoa viên
- Canh rau muống nấu thịt
- Uống sữa bột - Bánh bông lan.
- Bánh bông lan.
- Uống sữa bột
Tuần 2- 4
Thứ
Bữa chính trưa
( Nhà trẻ- Mẫu giáo)
Bữa chiều
Phụ MG
Chính NT
Phụ NT
2
Cơm:
- Thịt gà, thịt lợn xào bí xanh.
- Canh rau cải nấu thịt.
- Cháo thịt lợn
- Sữa chua.
- Cơm: Chả lá lốt.
- Canh rau rền nấu thịt lợn.
- Uống sữa bột
3
Cơm: 
- Cá rán, Thịt lợn sốt hoa viên. 
- Canh rau muống nấu thịt lợn. 
- Bún cá
- Bún cá
- Sữa chua. 
4
Cơm: 
- Tôm, thịt lợn xào bầu.
- Canh rau ngót nấu thịt lợn.
- Chè đỗ đen
- Bánh Gối.
- Chè đỗ đen
- Bánh gối
- Sữa chua.
5
Cơm: 
- Thịt bò, thịt lợn om nước cốt dừa.
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt.
- Mỳ cua, đậu phụ rau thơm.
- Mỳ cua, đậu phụ rau thơm. 
- Uống sữa bột.
6
Cơm:
- Trứng cút, thịt lợn kho tàu.
- Canh bầu nấu ngao.
- Cháo Vịt hạt sen, đỗ xanh.
- Cháo Vịt hạt sen, đỗ xanh.
- Sữa chua
7
Cơm: 
- Thit lợn, Trứng vịt sốt cà.
- Canh rau lang nấu cua.
- Uống sữa bột 
- Bánh bông lan.
- Bánh bông lan.
- Uống sữa bột.
Hình ảnh 1- Tham gia Hội thi cô nuôi giỏi cấp trường
Hình ảnh 2 – Cô nuôi đang sơ chế thực phẩm
Hình ảnh 3- Chế biến các món ăn cho trẻ.
Hình ảnh 4 – Phối kết hợp với giáo viên dự giờ ăn của trẻ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_ch.doc
Sáng Kiến Liên Quan