Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non

Môi trường giáo dục bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ, môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn như cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức, xã hội.

 Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non bao gồm sự giao tiếp giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa mang tính chất gia đình.

 Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Việc này được ví như “người giáo viên thứ hai” trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.

 Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp, ngoài trời phù hợp, thuận tiện, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẽ, giải bày tâm sự, nguyện vọng mong ước của trẻ với giáo viên, với bạn bè. Nhờ vậy mà giáo viên hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu giáo viên và bạn bè hơn.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức, kỹ năng trong từng chủ đề, và trong từng bài dạy cho đầy đủ, chính xác thì ngay từ đầu năm học tôi tiến hành kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo viên, nhất là tập trung kiểm tra việc xác định kiến thức, kỹ năng của chủ đề và kết quả mong đợi của trẻ, giúp giáo viên phân biệt được kiến thức, kỹ năng giáo dục.
Việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non các năm gần đây có nhiều thuận lợi là chương trình “ mở’ trong việc xây dựng và lập kế hoạch giáo dục sát đúng với độ tuổi và mức độ nhận thức của trẻ. Nên ngoài việc cung cấp kiến thức kĩ năng theo yêu cầu của nội dung bài học ra tôi cần chú ý bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao dần yêu cầu của hoạt động để nhằm tạo nhiều cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, khả năng hoạt động của mình, đây cũng là một điểm mới trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ. Ví dụ bài dạy “Bò chui qua cổng” độ tuổi mẫu giáo nhỡ vận động cơ bản được tăng dần yêu cầu số lượng cổng chui nhiều hơn (3 đến 5 cổng). Tiến hành phân loại giáo viên để biết khả năng xác định kiến thức, kỹ năng để có kế hoạch bồi dưỡng, cho xác định theo tổ, khối sau đó kiểm tra lại để xem mức độ đạt được của bản thân để có sự điều chỉnh, bổ sung cho thật đầy đủ và chính xác.
Chỉ đạo cho giáo viên trong nhóm lớp đầu tư thời gian tập trung trí tuệ để xác định kiến thức, kỹ năng cần hình thành để đạt được kết quả mong đợi, khả năng phân loại mức độ nhận thức các cháu trong nhóm lớp để nâng dần yêu cầu. Cho giáo viên học tập giáo án có chất lượng của chị em đồng nghiệp, qua kiểm tra để chỉ ra những hạn chế thiếu sót cho giáo viên, sửa chữa bổ sung kịp thời.
	Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sắp xếp các góc hoạt động ở nhóm lớp phù hợp theo chủ đề, khoa học, thuận tiện cho trẻ tham gia trải nghiệm gây hứng thú, luôn mang lại ý thức của trẻ luôn mong muốn được đến trường, lớp. 
 2.2.7 Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để có kinh phí xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả. 
	Để xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả, ngoài kinh phí hỗ trợ của các cấp, đòi hỏi nhà trường phải làm tốt công tác xã hội hóa để huy động kinh phí của của các ban ngành đoàn thể, của phụ huynh, các nhà hảo tâm cùng đóng góp.
 	Muốn làm tốt công tác xã hội hóa, nhà trường đã rất nỗ lực trong công tác tuyên truyền. Phương châm là tuyên truyền đúng nơi, đúng chỗ, đúng đối tượng. Đối tượng đầu tiên hướng đến là tập thể nhà trường, bởi ‘Người trong nhà hiểu trước, ủng hộ trước thì người ngoài mới làm theo". Bản thân mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải hiểu: Nếu môi trường giáo dục không đảm bảo thì hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ không cao, uy tín nhà trường sẽ bị giảm. Ngược lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt thì bản thân mỗi thành viên sống trong ngôi nhà chung này sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc, hiệu quả công tác cao hơn, uy tín hơn, nhờ đó mà được nhân lên trong lòng nhiều người và sẽ được cả cộng đồng đồng tình thống nhất giúp đỡ. 
	Xây dựng kế hoạch, huy động xã hội hóa chỉ là dự thảo kế hoạch, để thực hiện có hiệu quả thì cần có sự bàn bạc, góp ý và thống nhất của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Sau khi xây dựng kế hoạch xong, nhà trường phải tổ chức họp ban giám hiệu và ban đại diện hội cha mẹ học để thảo luận các nội dung trong kế hoạch một cách cụ thể như: các vấn đề cần làm, kinh phí, huy động các nguồn lực, thời gian thực hiện và hoàn thành từng nội dung, trong quá trình bàn bạc đi đến thống nhất kế hoạch, xin ý kiến của lãnh đạo địa phương để triển khai thực hiện kế hoạch huy động xã hội hóa giáo dục theo tinh thần Công văn số 211/GD&ĐT ngày 25/3/2014 của Phòng GD&ĐT.
Đội ngũ giáo viên là trung tâm, là chủ thể của quá trình thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, còn môi trường học tập thân thiện trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ dạy học là phương tiện trực quan để chuyển tải kiến thức tư duy cho trẻ. Cho nên muốn nâng cao chất lượng giáo dục trẻ thì phải đầu tư môi trường học tập và trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để đáp ứng được quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Để làm tốt công tác xây dựng môi trường học tập cung cấp thiết bị đồ dùng đồ chơi theo thông tư 06 ở trường mầm non đạt chuẩn quy định, chỉ đạo tổ chuyên môn, hành chính, giáo viên chủ nhiệm kiểm kê rà soát lại trang thiết bị của lớp, trường, sắp xếp xây dựng các góc hoạt động trong lớp phù hợp, thuận tiện, khoa học, tập trung sự chú ý lôi cuốn trẻ vào hoạt động, trên cơ sở đó tôi xây dựng kế hoạch trình lên UBND xã trước khi duyệt kế hoạch phát triển năm học để mua sắm kịp thời bổ sung cho năm học mới. Đồng thời thiết kế, xây dựng môi trường học tập, vui chơi ngoài trời cho trẻ hoạt động an toàn.
	Năm học 2016- 2017, nhờ làm tốt công tác tham mưu xây dựng CSVC với lãnh đạo địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp nên nhà trường đã có một số đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học dồi dào đó là 40 bộ bàn ghế, 1 bộ đồ chơi ngoài trời có 7 loại, 8 cái giá góc hoạt động, 40m2 thảm ngủ, 03 máy tính xách tay.
	Ngoài việc xin trích kinh phí để mua sắm mới có đầy đủ đồ dùng các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục thì nhà trường phát huy sức mạnh xã hội hóa tranh thủ sự đóng góp tích cực của phụ huynh trong mua sắm xây dựng môi trường học tập xanh, sạch, đẹp thân thiện hiệu quả. Tôi xác định rằng việc xây dựng môi trường học tập của các cháu không phải để trang trí, ngắm nhìn, hình thức bên ngoài mà là xây dựng một môi trường thực sự gần gũi với trẻ, trẻ được chơi, thông qua chơi mà học, được khám phá những sự vật hiện tượng xung quanh thông qua các mô hình các cô tạo dựng như “ khu vườn bé yêu”, “ chợ quê”, “ khu chơi đất, sỏi, cát, nước”, “khu vui chơi phát triển thể chất”. Thông qua các mô hình nhắm giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên hơn, trực quan hình ảnh phong phú dựa trên các câu chuyện, bài thơ. Thông qua các hoạt động giao lưu, tập làm người lớn được chơi, trải nghiệm, trẻ tái tạo lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đồng thời giao lưu xúc cảm, ở trẻ hình thành “xã hội trẻ em”. Học mà chơi với những bước đi khéo léo, được nhào lộn ở nhà bóng, bò chui qua cổng, xuýt bóng vào gôn, ném bóng vào rổ Được nơm bắt cá, mò cua, bắt ốc, được trải nghiệm hào hứng.
	Ở trường Mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thể hiện hoạt động đó. Đồng thời qua đồ dùng trực quan giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động. Để có nhiều đồ dùng đồ chơi nhà trường tổ chức hội thi “ Tự làm đồ dùng đồ chơi”. Đồ dùng đồ chơi là phương tiện chuyển tải nội dung kiến thức thì môi trường xanh, sạch, đẹp thân thiện là điều kiện có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Môi trường giáo dục tốt, an toàn hiệu quả thì phụ huynh yên tâm đưa con đến trường. Mối ngày đến trường thực sự là một ngày vui của các cháu. 
2.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trẻ.
Phải nói rằng công tác kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Kiểm tra vừa là một biện pháp về mặt quản lý vừa là động lực thúc đẩy là một hình thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Do vậy công tác kiểm tra phải làm khoa học, nghiêm túc. Thực chất kiểm tra là tác động mạnh mẽ nhất đối với đội ngũ, nhằm góp phần bồi dưỡng nâng cao tay nghề, phẩm chất đạo đức cho giáo viên, giúp họ tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ có hiệu quả. Mặt khác nếu thực hiện tốt công tác kiểm tra sẽ có tác dụng tốt đối với ý thức, hành vi hoạt động của giáo viên để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện tốt “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” trong nhà trường. Nếu tổ chức hoạt động mà không có kiểm tra đánh giá thì coi như bằng không. Ngược lại, thực hiện tốt công tác kiểm tra là thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường.
Kiểm tra nhằm xác định thực chất hiệu quả giáo dục, kiểm tra đúng sẽ phát hiện được mặt tối ưu, khuyết điểm của trường, giúp cho Hiệu trưởng làm tốt công tác điều chỉnh, định hướng trong quản lý chỉ đạo. Kiểm tra đánh giá nhằm đo lường xác định hiệu quả lao động sư phạm, trình độ thực hiện kế hoạch, thẩm định những yếu tố chủ quan, khách quan, những mặt hạn chế giúp Hiệu trưởng điều chỉnh các quyết định đảm bảo chu trình quản lý liên tục đạt hiệu quả cao.
 Kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau như kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất một số nội dung (kiểm tra việc thực hiện chương trình, kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra thực hiện chế độ sinh hoạt, kiểm tra việc đánh giá chất lượng qua từng chủ đề, khảo sát chất lượng 2 lần/năm). Kiểm tra kỹ năng của trẻ qua việc thực hiện các loại vở khác như vở Toán, Tạo hình ... Qua kiểm tra đã kịp thời uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong công tác giáo dục. 
	Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức, kỹ năng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giúp cho trẻ có chất lượng giáo dục tốt.
Trong quá trình giáo dục trẻ thì việc đánh giá trẻ cần thực hiện thường xuyên có hệ thống của giáo viên. Khi đánh giá kết quả phải đánh giá đúng thực chất, khách quan, công bằng, tôn trọng sản phẩm của trẻ. Nếu đánh giá trẻ đúng thực chất tạo cho trẻ hiểu đúng về mình, nếu đánh giá quá cao thì trẻ thỏa mãn, tự kiêu, nếu đánh giá thấp thì gây cho trẻ thiếu tự tin vào bản thân, như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục trẻ.
	Muốn đánh giá thực chất kết quả của trẻ thì giáo viên phải thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, biết tạo mọi cơ hội để ôn luyện kiến thức cho trẻ. Để có cơ sở đánh giá đúng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì việc quan sát và ghi chép chi tiết đầy đủ sự phát triển của trẻ trên các lĩnh vực phát triển ở sổ theo dõi trẻ, để thấy những tiến bộ, những hạn chế của từng trẻ, từ đó để đưa ra những phương pháp biện pháp giáo dục thích hợp, để đạt được kết quả mong đợi của trẻ. Vì vậy tôi yêu cầu giáo viên phải cập nhật đầy đủ, kịp thời những thay đổi đặc biệt của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động, qua các lần đánh giá, khảo sát, kiểm định chất lượng, từ đó giáo viên đưa ra biện pháp bồi dưỡng rèn luyện trẻ trong các thời điểm thích hợp. Nếu thực hiện nghiêm túc việc theo dõi đánh giá trẻ thì chất lượng giáo dục trẻ sẽ thực chất, tránh được tình trạng “ học sinh ngồi nhầm lớp”
 2.2.9. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hội thi:
Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nhiệm vụ của người cán bộ quản lý trong trường mầm non là quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt 
các hoạt động của nhà trường. Xác định rõ mục đích, các tiêu chí vạch định kế hoạch cụ thể đặc biệt chú trọng xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi và chỉ đạo thực hiện các hội thi có hiệu quả, nhằm khêu gợi tính sáng tạo lòng say mê nghề nghiệp trong đội ngũ giáo viên, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân. Việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức tốt hội thi cần có khoa học có sự đầu tư thích đáng và được sự tham gia bàn bạc, thảo luận đồng tình nhất trí cao của toàn thể đội ngủ giáo viên, phải làm cho cán bộ giáo viên thấy được tham gia hội thi là nhu cầu, động lực, là yếu tố cần thiết, trau dồi năng lực sư phạm cho bản thân.
 Để tổ chức hội thi có kết quả cao thì cần xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi; kế hoạch là toàn bộ các hoạt động được sắp xếp thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Xác định mục đích yêu cầu của hội thi, đối tượng tham gia.
	Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho hội thi như chuẩn bị biểu điểm chấm thi, chuẩn bị kinh phí tổ chức hội thi, thời gian tổ chức, thành lập BGK hội thi, tổ chức chấm thi...Quy trình hội thi được chuẩn bị chu đáo kỷ lưỡng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và hội phụ huynh để kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện có chất lượng, đẩy mạnh phong trào thi đua trong nhà trường và đặc biệt là sự hưởng ứng của các bậc phụ huynh và các cháu hồ hởi phấn đấu khi tham gia hội thi đạt kết quả cao ở cấp trường, cũng như cấp Huyện, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tích cực ở trẻ.
Trong năm qua chúng tôi đã tổ chức được các hội thi có kết quả gây ấn tượng trong phụ huynh và địa phương, như hội thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hội thi “ Giáo viên dạy giỏi’ đạt giải nhì cấp Huyện, cấp Tỉnh. Trong năm 2014-2015 Hội thi “Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hiệu quả” cấp Huyện đạt giải nhì, cấp Tỉnh đạt giải nhì. Năm 2016-2017 được xếp loại xuất sắc. Ví dụ như: Khuôn viên nhà trường, cây xanh phải được trồng nhiều tạo bóng mát cho trẻ hoạt động ngoài trời, có nhiều thảm cỏ cho trẻ chơi, các bồn hoa cây cảnh được bố trí hợp lý, thân thiện cho giáo viên tổ chức các trò chơi. Khu chơi “Cá, nước” xây dựng bể rộng, có đủ các loại đồ chơi như nơm, rổ, rá, cá, ốc, cua để trẻ trải nghiệm. Vườn rau bố trí theo luống để trẻ tham quan chăm sóc. 
 2.2.10. Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng trong việc giáo dục trẻ:
	Môi trường để tạo ra sản phẩm giáo dục là “nhà trường- gia đình -xã hội”. Cho nên kết quả giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn góp phần quan trọng trong việc tạo sản phẩm giáo dục, kết quả giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Đây là sự kết hợp 3 chiều cùng chung mục đích “vì sự nghiệp phát triển của trẻ thơ” Bởi vậy nhà trường tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học chăm sóc nuôi dạy các cháu với phụ huynh thông qua các cuộc họp phụ huynh toàn trường, qua các góc tuyên truyền những điều cha mẹ cần biết, thông qua hệ thống truyền thanh của tiểu khu, qua hội phụ nữ nhằm giúp cho phụ huynh nắm được một số kiến thức gióa dục, rèn luyện cho trẻ có thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp, biết yêu thương quí trọng cô giáo, bố mẹ, người lớn, có thói quen nền nếp trong học tập, trong các hoạt động. Nhà trường thường xuyên thông báo kịp thời cho phụ huynh biết tình hình hoạt động của con cái cuối tuần, chủ đề mời phụ huynh dự các hoạt động mang tính hội thi. Đồng thời lắng nghe ý kiến góp ý của các bậc cha mẹ để có những chỉ đạo thiết thực trong việc giáo dục trẻ, từ đó tạo sự nhất trí cao giữa nhà trường-gia đình để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
	2.2.11: Kết quả đạt được: 
	 Sau một thời gian thực hiện đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non” đơn vị chúng tôi đã đạt được kết quả như sau: 
Đối với nhà trường: 
Nhà trường đã xây dựng môi trường học tập xanh, sạch, đẹp an toàn và hiệu quả cả 2 cụm trường. Cụm trung tâm đạt giải Nhì cấp huyện, cấp tỉnh, điểm lẽ đạt giải nhất cấp cụm, giải ba cấp huyện. Về chất lượng giáo dục, được Phòng khảo thí kiểm định của giáo dục được sở giáo dục và đào tạo được đánh giá kiểm định mức độ 3. Giữ vững trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm.
Đối với giáo viên:
	Giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, thể hiện vai trò vai trò trách nhiệm của cô giáo, yêu thương trẻ. Năng lực sư phạm, phát triển tốt có nhiều giáo viên tham gia hội thi đạt kết quả cao, hội thi “Tự làm đồ dùng đồ chơi” có 15 cô tham gia, đạt loại A có 8 cô, loại B có 7 cô. Hội thi “ Giáo viên dạy giỏi” cấp trường có 20 cô tham gia 14 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, hội thi cấp huyện có 03 cô tham gia 01 giải nhì và 01 giải ba, 01 giải khuyến khích.
	Cuối năm học kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp có 20 cô 15 cô đạt loại xuất sắc, 05 cô đạt loại khá. Đánh giá viên chức gồm có 15 viên chức có 02 viên chức xếp loại HTXSNV và 13 viên chức xếp loại HTTNV. 
	Đối với trẻ:	 
	So sánh chất lượng cuối năm với đầu năm so với kế hoạch nhiệm vụ năm học thì chất lượng Mẫu giáo tăng cụ thể theo các lĩnh vực như sau:
TT
Khối lớp
Những chỉ số phát triển
LVPTTC
LVPTNT
LVPTNN
LVPTTM
Chỉ số Đạt
Chỉ số ko đạt
Chỉ số Đạt
Chỉ số ko đạt
Chỉ số Đạt
Chỉ số ko đạt
Chỉ số Đạt
Chỉ số ko đạt
1
MG
262/262
257/262
5/262
258/262
4/262
257/262
5/262
Tổng hợp chung
Những chỉ số đạt:1034/1048 đạt 98,7%
Những chỉ số không đạt: 14/1048 đạt 1,3%
Huy động sự tham gia các bậc phụ huynh và các ban nghành đoàn thể vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, như đóng góp ủng hộ quỹ “ngày vì học sinh nghèo”, các hội thi với số tiền 7 triệu đồng. Chính vì vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường ngày được nâng cao.
	3. Kết luận
3.1 Ý nghĩa của đề tài
Chất lượng giáo dục là thước đo sự phát triển của nhà trường, là uy tính của cán bộ giáo viên, nhân viên, là cơ sở để đánh giá năng lực sư phạm hiệu quả công tác. Trẻ được vui chơi học tập trong môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp thân thiện và hiệu quả thì được tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Chuẩn bị tâm thế tốt sẵn sàng cho trẻ vững vàng bước vào trường tiểu học.
Người cán bộ quản lý phải có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng, mặt khác phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt. Xây dựng đảm bảo uy tính của mình trước hội đồng sư phạm nhà trường, phụ huynh cũng như lãnh đạo địa phương. Phải năng nổ nhiệt tình, luôn tìm tòi các giải pháp để chỉ đạo thực hiện các hoạt động của nhà trường có hiệu quả, sáng tạo, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm.
Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể, phụ huynh về sự cần thiết của môi trường xanh, sạch, đẹp thân thiện và hiệu quả với hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
Xây dựng kế hoạch, tham mưu với lãnh đạo địa phương và các tổ chức doanh nghiệp để mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Phải có kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ nghiêm túc đầy đủ các nội dung, linh động sáng tạo có hiệu quả. Bồi dưỡng giáo viên xác định kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục theo quy định của độ tuổi phù hợp với chủ đề, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu giáo dục. Làm tốt công tác kiểm tra đánh giá kiểm định chất lượng và các hoạt động khác. Cần có kế hoạch tổ chức thực hiện các hội thi trong nhà trường đạt kết quả cao nhằm dấy lên phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.Thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với gia đình trẻ, các ban ngành để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Không ngừng xây dựng môi trường học tập đảm bảo an toàn thân thiện và hiệu quả ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 
Với vị trí vai trò vô cùng quan trọng đó thì người cán bộ quản lý ở trường Mầm non cần phải có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, đi đầu trong mọi hoạt động, học tập nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong quá trình kiểm tra đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và các hoạt động khác, nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và phong trào “Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hiệu quả” đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên đáp ứng với sự phát triển của xã hội.
3.2 Kiến nghị đề xuất:
Đối với nhà trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn kĩ năng sư phạm cho đội ngũ triển khai thực hiện thường xuyên, tăng cường dự giờ, xây dựng giờ dạy tốt nhân rộng điển hình. 
Đối với giáo viên cần ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Có mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Đối với phụ huynh cần đầu tư nhiều thời gian trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình.
Đối với lãnh đạo ủy ban nhân dân xã có kế hoạch, nghị quyết cụ thể cho phát triển cơ sở vật chất, trường học đảm bảo chuẩn theo quy định.
Đối với lãnh đạo Phòng giáo dục cần tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn trong các dịp hè để giáo viên có cơ hội học tập tốt hơn.
Đối với lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện cần quan tâm, đầu tư kinh phí để mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng hiện đại.
 Trên đây là sáng kiến cải tiến kỹ thuật của bản thân, những gì đạt được còn rất khiêm tốn và mới chỉ là nền tảng cho những năm tiếp theo. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học để bản thân có được những kinh nghiệm quý báu giúp cho việc chỉ đạo xây dựng môi trường học tập an toàn hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng tôt hơn. Xin chân thành cảm ơn./.

File đính kèm:

  • docMột_số_biện_pháp_chỉ_đạo_xây_dựng_môi_trường_giáo_dục_nhằm_nâng_cao_chất_lượng_giáo_dục_trẻ_ở_trường.doc
Sáng Kiến Liên Quan