SKKN Lồng ghép một số trò chơi vào hoạt động khởi động trong dạy học chương đại cương về kim loại hóa học 12 Trung học Phổ thông nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh

Thực trạng nhận thức của HS về việc GV lồng ghép trò chơi vào hoạt

động khởi động trong dạy học ở trường THPT

Để biết được thực trạng về nhận thức của HS về việc GV lồng ghép trò chơi

vào HĐKĐ thì tôi đã phát phiếu điều tra 286 HS (Phụ lục 2) của Trường THPT Con

Cuông mà tôi đang trực tiếp giảng dạy.

+ Cảm nhận của HS về bộ môn Hóa học.

Dựa vào biểu đồ 1.5 tôi nhận thấy hầu như HS không thích về bộ môn hóa học

(không thích chiếm 86%). Điều đó chứng tỏ khi học bộ môn này các em không có

hứng thú, dẫn đến kết quả đạt chưa cao.

+ Lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động

Ở biểu đồ 1.6 tôi thấy 83% HS cho biết GV không lồng ghép, 15% HS cho biết

GV thỉnh thoảng lồng ghép và 2% HS cho biết GV lồng ghép thường xuyên trò chơi

vào hoạt động khởi động. Điều này chứng tỏ hầu hết GV không chú trọng vào việc

lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ mà họ chủ yếu lồng ghép các hình thức hoạt động

khác vào hoạt động khởi động.

+ Cảm xúc của HS khi được GV lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ.

Ở biểu đồ 1.7 tôi thấy HS rất hứng thú khi GV lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ

(HS rất hứng thú là 82%). Đây là cơ hội thuận lợi để tôi nghiên cứu đề tài này.

+ Sự cần thiết của GV về việc lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ.

Ở biểu đồ 1.8 tôi thấy HS sinh rất mong muốn GV lồng ghép trò chơi vào

HĐKĐ. Vì các em đã hiểu được rằng khi GV sử dụng trò chơi thì các em rất có hứng

thú học tập. Trò chơi nhằm khơi dậy niềm đam mê học tập của các em, tạo ra tâm thế

vững vàng khi học bài mới.

pdf64 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép một số trò chơi vào hoạt động khởi động trong dạy học chương đại cương về kim loại hóa học 12 Trung học Phổ thông nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ngẫu nhiên 1 trong 3 
mảnh ghép tương ứng 1 trong 3 câu hỏi và suy nghĩ trong 
vòng 1 phút. 
 - HS của đội 1 lựa chọn câu hỏi và trả lời. 
 - GV nhận xét, đưa ra đáp án, lật mảnh ghép thứ ba và 
cho điểm đội 1. 
 - GV yêu câu đội 2 lựa chọn ngẫu nhiên 1 trong 2 
mảnh ghép tương ứng 1 trong 2 câu hỏi và suy nghĩ trong 
vòng 1 phút. 
 - HS của đội 2 lựa chọn câu hỏi và trả lời. 
 - GV nhận xét, đưa ra đáp án, lật mảnh ghép thứ tư và 
cho điểm đội 2. 
 - GV yêu cầu 2 đội được quyền trả lời câu hỏi chìa 
khóa. Nếu 1 trong 2 đội trả lời sai thì phải dừng cuộc 
Các em tự giác tham 
gia rất nhiệt tình, có 
trách nhiệm và các 
em rất hứng thú về 
trò chơi này 
40 
chơi, còn 1 trong 2 đội không trả lời câu hỏi chìa khóa thì 
tiếp tục sự lựa chọn của 2 đội. 
 - GV lật mảnh ghép thứ năm, yêu cầu đội nào nhanh 
hơn sẽ được quyền trả lời. 
 - HS của 1 trong 2 đội trả lời. 
 - GV nhận xét, đưa ra đáp án, lật mảnh ghép thứ năm 
và cho điểm đội đội đó. 
HOẠT ĐỘNG 1.3. THÔNG BÁO KẾT QUẢ 
 Mục tiêu: Giúp HS biết được ai là người thắng cuộc 
 Thời gian: 1 phút 
 Giáo viên thông báo: GV thông báo số điểm của 2 
đội: 
 + Đội nào nhiều điểm hơn sẽ dành chiến thắng của 
trò chơi hôm nay. 
 + Nếu bằng điểm nhau thì hai đội sẽ dành chiến 
thắng (Đồng giải nhất). 
Các em rất vui mừng, 
phấn khởi khi được 
tham gia trò chơi và 
là đội thắng cuộc trò 
chơi hôm nay 
SẢN PHẨM HỌC SINH CẦN ĐẠT: 
 + HS nắm vững kiến thức cũ (Bài 18- mục II: Tính chất hóa học của kim loại) 
và hiểu được kiến thức này là nền tảng liên quan đến kiến thức của bài mới (Bài 
18 – mục III: Dãy điện hóa của kim loại). 
 + Tinh thần của học sinh phấn khởi, vui sướng và rất hứng thú khi tham gia 
trò chơi “Lật mảnh ghép”. Từ đó tạo tâm thế vững vàng, tự tin để bước sang các 
hoạt động tiếp theo. 
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ: Dựa vào quá trình các em trả lời các câu hỏi và tham 
gia trò chơi “Lật mảnh ghép”. 
2.4. Công cụ đánh giá sự hứng thú học tập của học sinh 
2.4.1. Thiết kế các tiêu chí đánh giá về sự hứng thú học tập của HS 
 Căn cứ vào cấu trúc về sự hứng thú được đề xuất ở chương 1, tôi xây dựng các 
tiêu chí đánh giá về sự hứng thú học tập của HS thể hiện qua bảng sau: 
Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 
Cá nhân nhận thức 
được đối tượng đã 
gây ra hứng thú 
Chưa nhận thức 
được đối tượng gây 
ra hứng thú 
Nhận thức được 
đối tượng gây ra 
hứng thú nhưng 
chưa sâu sắc 
Nhận thức sâu sắc 
đối tượng gây ra 
hứng thú 
Có cảm xúc sâu Chưa có cảm xúc Có cảm xúc sâu sắc Có cảm xúc rất 
41 
sắc với đối tượng 
gây ra hứng thú 
sâu sắc với đối 
tượng gây hứng thú 
với đối tượng gây 
hứng thú 
sâu sắc với đối 
tượng gây hứng 
thú 
Cá nhân tiến hành 
những hoạt động 
để vươn tới chiếm 
lĩnh đối tượng đó 
Chưa tiến hành 
hoạt động để vươn 
tới chiếm lĩnh đối 
tượng 
Tiến hành hoạt 
động để vươn tới 
chiếm lĩnh đối 
tượng 
Tích cực Tiến 
hành hoạt động để 
vươn tới chiếm 
lĩnh đối tượng 
2.4.2. Các công cụ đánh giá về sự hứng thú học tập của HS 
 Bảng kiểm quan sát biểu hiện sự hứng thú học tập của HS 
 Mục đích: Bảng kiểm quan sát giúp quan sát các tiêu chí của sự hứng thú 
thông qua HĐHT của HS, từ đó đánh giá hứng thú học tập của HS theo mục tiêu bài 
học cụ thể. 
 Yêu cầu: Bảng kiểm quan sát phải có tiêu chí, cụ thể, rõ ràng, bám sát các tiêu 
chí của sự hứng thú trong quá trình hoạt động. 
 Ví dụ: Bảng kiểm quan sát các tiêu chí đánh giá hứng thú học tập của HS 
 Ngày  tháng  năm  
 Đối tượng quan sát: Trường  lớp  
 Nhóm .học sinh . 
 Chủ đề (Bài): . 
Tiêu chí thể hiện 
hứng thú HT của 
HS 
Đánh giá sự phát triển hứng thú học tập của HS 
Mức 1(≤ 4) Mức 2(≤ 8) Mức 3(> 8) 
Cá nhân nhận thức 
được đối tượng đã 
gây ra hứng thú 
Có cảm xúc sâu 
sắc với đối tượng 
gây ra hứng thú 
Cá nhân tiến hành 
những hoạt động 
để vươn tới chiếm 
lĩnh đối tượng đó 
42 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 
Chương 2 tôi tập trung nghiên cứu ba trò chơi được lồng ghép vào hoạt động 
khởi động trong dạy học chương đại cương về kim loại – Hóa học 12 – THPT nhằm 
kích thích được sự hứng thú của học sinh. Đó là ba HĐTC sau: 
 + Lồng ghép trò chơi “Ăn khế trả vàng” vào hoạt động khởi động trong dạy 
học bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại (Tiết 1) – hóa học 12 cơ 
bản. 
 + Lồng ghép trò chơi “Em tập làm thủ môn” vào hoạt động khởi động trong 
dạy học bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại (Tiết 2) – hóa học 12 cơ 
bản. 
 + Lồng ghép trò chơi “Lật mảnh ghép” vào hoạt động khởi động trong dạy học 
bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại (Tiết 3) – hóa học 12 cơ bản. 
 Đồng thời tôi đề xuất các tiêu chí đánh giá hứng thú học tập của học sinh: Cá 
nhân nhận thức được đối tượng đã gây ra hứng thú, có cảm xúc sâu sắc với đối 
tượng gây ra hứng thú, cá nhân tiến hành những hoạt động để vươn tới chiếm lĩnh 
đối tượng đó. 
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
3.1. Mục đích thực nghiệm 
Tiến hành thực nghiệm sư phạm là để đánh giá hiệu quả của việc lồng ghép 
một số trò chơi vào hoạt động khởi động trong dạy học chương đại cương về kim 
loại – Hóa học 12 – THPT nhằm kích thích sự hứng thứ học tập của học sinh. 
3.2. Đối tượng thực nghiệm 
 Học sinh 3 lớp tôi trực tiếp giảng dạy: 12C2, 12C4, 12C7 
LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI 
Lớp TN Lớp ĐC 
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 
Lồng ghép trò chơi “Ăn khế trả vàng” 12C4 35 12C5 35 
Lồng ghép trò chơi “Em tập làm thủ môn” 12C7 36 12C3 38 
Lồng ghép trò chơi “Lật mảnh ghép” 12C2 32 12C6 33 
3.3. Nội dung thực nghiệm 
 Lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động trong dạy học hóa học nhằm kích 
thích được sự hứng thú học tập của học sinh. Gồm các hoạt động sau: 
43 
 + Lồng ghép trò chơi “Ăn khế trả vàng” vào hoạt động khởi động trong dạy 
học bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại (Tiết 1) – hóa học 12 cơ 
bản. 
 + Lồng ghép trò chơi “Em tập làm thủ môn” vào hoạt động khởi động trong 
dạy học bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại (Tiết 2) – hóa học 12 cơ 
bản. 
 + Lồng ghép trò chơi “Lật mảnh ghép” vào hoạt động khởi động trong dạy học 
bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại (Tiết 3) – hóa học 12 cơ bản. 
3.4. Tiến hành thực nghiệm 
 Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm 3 lớp như sau: 
 + Lớp thực nghiệm (12C4): Lồng ghép trò chơi “Ăn khế trả vàng” vào hoạt 
động khởi động trong dạy học bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại 
(Tiết 1) – hóa học 12 cơ bản. 
 + Lớp thực nghiệm (12C7): Lồng ghép trò chơi “Em tập làm thủ môn” vào 
hoạt động khởi động trong dạy học bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim 
loại (Tiết 2) – hóa học 12 cơ bản. 
 + Lớp thực nghiệm (12C2): Lồng ghép trò chơi “Lật mảnh ghép” vào hoạt 
động khởi động trong dạy học bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại 
(Tiết 3) – hóa học 12 cơ bản. 
 Tôi cũng tiến hành dạy 3 tiết học ở trên (dạy bình thường theo TKB: không 
lồng ghép trò chơi) với 3 lớp tương ứng: 12C5, 12C3, 12C6 để đối chứng. 
3.5. Kết quả thực nghiệm 
 * Tôi đã dùng bảng tiêu chi đánh giá về sự hứng thú học tập của học sinh, quan 
sát về sự hứng thú của học sinh trong 3 tiết dạy thực nghiệm. Kết quả được tính trung 
bình các tiêu chí như sau: 
Tiêu chí Mức độ 
Kết quả 
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm 
% % 
Cá nhân nhận thức được đối tượng 
đã gây ra hứng thú 
1 90,91 3,13 
2 9,09 15,63 
3 0 81,24 
Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng 
gây ra hứng thú 
1 93,94 3,13 
2 6,06 31,30 
44 
3 0 65,57 
Cá nhân tiến hành những hoạt động 
để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng 
đó 
1 96,07 3,13 
2 3,93 43,75 
3 0 53,12 
 * Dựa vào phần mềm excel tôi biểu diễn kết quả qua biểu đồ sau: 
 + Tiêu chí 1: Cá nhân nhận thức được đối tượng đã gây ra hứng thú 
 Biểu đồ 3.1. HS nhận thức được đối tượng đã gây ra hứng thú 
 + Tiêu chí 2: Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú 
 Biểu đồ 3.2. HS cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú 
45 
 + Tiêu chí 3: Cá nhân tiến hành những hoạt động để vươn tới chiếm lĩnh đối 
tượng đó. 
Biểu đồ 3.3. HS tiến hành những hoạt động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng 
đó 
 Qua bảng và biểu đồ 3.3 tôi có nhận xét sau: 
 + Đối với lớp ĐC: 3 lớp tôi chọn để dạy đối chứng là 12C5, 12C3, 12C6 tương 
ứng với Bài 18: Mục I; Bài 18: Mục II; Bài 18: Mục III. Tôi thấy các em không có 
hứng thú để học, tinh thần của các em mệt mỏi, sắc mặt buồn rầu và rất nhiều em 
buồn ngủ. Nhưng do sợ điểm kém nên các em cố cự cho hết tiết học. Các em hầu như 
bị động trong việc lĩnh hội kiến thức mới. Cho nên dẫn đến tiết học không có hiệu 
quả và các em xem thời gian liên tục, cầu mong chỉ chờ tiếng trống của chú bảo vệ. 
 + Đối với lớp TN: Đối với 3 lớp tôi chọn để dạy thực nghiệm là 12C4; 12C7; 
12C2. Tôi nhận thấy các em học hành rất hăng say, tinh thần sảng khoái, được biểu 
hiện trên nét mặt các em. Khi tôi lồng ghép trò chơi các em rất thích, hầu như các em 
tập trung vào trò chơi, rất ít em không để ý. Các em tham gia tích cực vào trò chơi, 
với mục đích để dành chiến thắng. Không khí cả lớp sôi nổi, em nào cũng muốn 
tham gia tích cực để trả lời câu hỏi. Qua việc quan sát của tôi, thì các em được kích 
thích sự hứng thú, các em chủ động lĩnh hội kiến thức. Hầu hết các em đều xung 
phong trả lời câu hỏi, do năng lực các em có hạn, nhưng các em trả lời hầu như đều 
đúng. 
 + Kết quả bước đầu tôi lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động rất hiệu 
quả và đã kích hoạt được hứng thú học tập của các em. Từ đó nâng cao kết quả học 
tập cho các em, các em yêu môn hóa nhiều hơn. 
46 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 
Phân tích định tính và định lượng các kết quả của TN cho thấy việc lồng ghép 
trò chơi vào hoạt động khởi động trong dạy học chương đại cương về kim loại có 
hiệu quả, đã kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh, đồng thời cũng góp 
phần nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức của HS. Các kết quả đã được kiểm chứng, có 
ý nghĩa thống kê đã khẳng định giả thuyết khoa học của sáng kiến kinh nghiệm là 
đúng đắn, là hiệu quả và có tính khả thi. 
47 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Sau một thời gian thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đưa ra một 
số kết luận sau: 
1.1. Dựa trên những nghiên cứu cơ sở lí luận, đề tài đã trình bày một số khái niệm: 
Trò chơi, hoạt động khởi động, sự hứng thú học tập của học sinh, quá trình lồng ghép 
trò chơi vào hoạt động khởi động, điều tra thực trạng hình thức áp dụng các hình 
thức hoạt động khởi động, việc lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động trong 
dạy học hóa học ở trường THPT, phân tích một số nguyên nhân của thực trạng. 
1.2. Đề xuất quy trình thiết kế trò chơi vào dạy học gồm 5 bước 
 Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung dạy học của trò chơi. 
 Bước 2: Lựa chọn trò chơi. 
 Bước 3: Thiết kế trò chơi. 
Bước 4: Thiết kế các hoạt động dạy học sử dụng trò chơi. 
Bước 5: Tiến hành dạy học và đánh giá. 
1.3. Thiết kế tiêu chí, bộ công cụ đánh giá sự hứng thú học tập của HS trong dạy học 
hóa học (bảng kiểm quan sát). Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và thu được kết 
quả thực nghiệm sư phạm. Bước đầu cho thấy việc lồng ghép trò chơi vào hoạt động 
khởi động đã kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh. Qua đó học sinh cảm 
thấy thích thú môn hóa học mà có sự lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động. 
Kết quả này đã chấp nhận giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra ban đầu. 
2. Kiến nghị 
Sau thời gian nghiên cứu đề tài, tôi có một số kiến nghị sau: 
2.1. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi 
động nhằm kích thích được sự hứng thú học tập cho HS, từ đó triển khai thực nghiệm 
các quy trình lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động trong dạy học đã được xây 
dựng vào dạy học hóa học THPT. 
2.2. Các trường THPT khuyến khích, tạo điều kiện để GV lồng ghép trò chơi vào 
hoạt động khởi động ở các môn học, trang bị những thiết bị dạy học cần thiết để GV 
có điều kiện đổi mới hoạt động dạy học, cách đánh giá, nhằm nâng cao chất lượng 
dạy học. Giáo viên khi áp dụng đề tài nên mở rộng các kiến thức hóa học của lớp 10, 
11, 12. 
2.3. Những kết quả thu được là kết quả của sự nỗ lực học hỏi, tìm tòi để phát triển 
chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng, cũng 
như các điều kiện khách quan khác nên thiếu sót là điều không tránh khỏi. Kính 
mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô và đồng nghiệp để đề tài được hoàn 
thiện hơn. Tôi hi vọng đề tài góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng DH. 
48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thông tư số 32/2018/TT-BGĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào ban 
hành Chương trình Giáo dục phổ thông. 
2. Công văn số 1602/SGD&ĐT-GDTrH ngày 30/8/2019 của sở Giáo dục và Đào tạo 
Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 
2019-2020. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, 2010, NXB 
Đại học Sư phạm. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng 
môn Hóa học lớp 12, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Hóa học 12, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
6. Hoàng Phê (chủ biên) ,2016, Từ điển tiếng việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb 
Hồng Đức. 
7. Nguyễn Xuân Trường – Hóa học vui – NXB Hà Nội - 2006 
8. Nguyễn Ánh Tuyết (2000), Trò chơi trẻ em, NXB Phụ nữ. 
9. Nguyễn Ngọc Trâm(2003), Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển 
khả năng khái quát hóa của trẻ MG lớn, Luận văn tiến sĩ giáo dục, viện KHGD. 
10. Nguyễn Thị Nga, 2016, Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở THPT, 
luận văn thạc sĩ , ĐH Quốc gia HN. 
11. Ngô Tuấn Đạo – 100 trò chơi sinh hoạt – NXB Tp Hồ Chí Minh – 1996. 
12. Phan Thị Ngọc Bích (2003), Tạo hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh ở 
trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Tp.HCM. 
13. Phạm Thùy Linh (2005), Gây hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh phổ 
thông bằng các thí nghiệm vui, tranh ảnh hình vẽ và chuyện vui hóa học, Khóa 
luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Tp.HCM. 
1 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: Các phiếu điều tra khảo sát GV, HS 
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CỦA GV 
Phiếu khảo sát số 1: Đề giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu về PPDH, mong 
quý Thầy, quý Cô cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X) trước câu trả 
lời đúng ý kiến của Thầy (Cô)! Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của 
Thầy (Cô)! 
Câu 1: Theo Thầy (Cô) thì khi tiến hành một tiết dạy trên lớp thì Thầy (Cô) 
thường tổ chức hình thức HĐKĐ nào sau đây? 
 A. Kiểm tra bài cũ. 
 B. Mô phỏng thí nghiệm. 
 C. Biểu diễn thí nghiệm. 
 D. Tổ chức trò chơi. 
Câu 2: Theo Thầy (Cô) có nên quan tâm đến việc lồng ghép các hình thức dạy học 
vào HĐKĐ hay không? 
 A. Không quan tâm. 
 B. Quan tâm. 
 C. Rất quan tâm. 
Câu 3: Trong dạy học ở trên lớp, thì Thầy (Cô) thường lồng ghép trò chơi vào 
HĐDH nào 
 a. Hoạt động khởi động. 
A. Không sử dụng. B. Có sử dụng. C. Thường xuyên. 
 b. Hoạt động hình thành kiến thức. 
A. Không sử dụng. B. Có sử dụng. C. Thường xuyên. 
 c. Hoạt động luyện tập. 
A. Không sử dụng. B. Có sử dụng. C. Thường xuyên. 
 d. Hoạt động vận dụng và tìm tỏi mở rộng. 
A. Không sử dụng. B. Có sử dụng. C. Thường xuyên. 
Câu 4: Theo Thầy (Cô) có cần thiêt lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động 
không? A. Không cần thiết. 
 B. Phân vân. 
 C. Cần thiết. 
 D. Rất cần thiết. 
2 
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CỦA HS 
Phiếu khảo sát số 2: Để phục vụ cho việc nghiên cứu của Thầy, mong các em HS 
vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào 
trước câu trả lời đúng với ý kiến của các em, hoặc ghi câu trả lời vào một số câu 
hỏi dưới đây. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các em HS! 
Câu 1: Môn Hóa học là thành phần trong tổ hợp khoa học tự nhiên. Vậy hãy cho 
biết cảm nhận của các em về bộ môn Hóa học? 
 A. Không thích. 
 B. Thích. 
 C. Rất thích. 
Câu 2: Theo các em thì Thầy (Cô) dạy bộ môn Hóa học của các em có thường 
xuyên lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ? 
 A. Không lồng ghép. 
 B. Thỉnh thoảng. 
 C. Thường xuyên. 
Câu 3: Các em hãy cho biết: Cảm xúc của các em khi Thầy (Cô) lồng ghép trò 
chơi vào hoạt động khởi động là gì? 
 A. Không húng thú. 
 B. Hứng thú bình thường. 
 C. Rất hứng thú. 
Câu 4: Theo các em thì có cần thiết GV lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi 
động không? 
 A. Không húng thú. 
 B. Hứng thú bình thường. 
 C. Rất hứng thú. 
3 
PHIẾU QUAN SÁT CÁC TIÊU CHÍ VỀ HỨNG THÚ CỦA HS 
Bảng kiểm quan sát các tiêu chí đánh giá hứng thú học tập của HS 
 Ngày  tháng  năm  
 Đối tượng quan sát: Trường  lớp  
 Nhóm .học sinh . 
 Chủ đề (Bài): . 
Tiêu chí thể hiện 
hứng thú HT của 
HS 
Đánh giá sự phát triển hứng thú học tập của HS 
Mức 1(≤ 4) Mức 2(≤ 8) Mức 3(> 8) 
Cá nhân nhận thức 
được đối tượng đã 
gây ra hứng thú 
Có cảm xúc sâu 
sắc với đối tượng 
gây ra hứng thú 
Cá nhân tiến hành 
những hoạt động 
để vươn tới chiếm 
lĩnh đối tượng đó 
4 
Phụ lục 2: Các câu hỏi trong các trò chơi 
TRÒ CHƠI “ĂN KHẾ TRẢ VÀNG” 
Câu hỏi số 1: Số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố thuộc nhóm IIA là 
 A. 1 B. 2 C. 3 
D. 4 
Câu hỏi số 2: Kim loại Al (Z = 13) thuộc Ô thứ  ; chu kì  ; nhóm  .Hãy điền 
vào chỗ trống  
Câu hỏi số 3: Cấu hình electron ngoài cùng của ion +2M là 2 62s 2p . Vậy cấu hình 
của electron ngoài cùng của M là gì? 
Câu hỏi số 4: Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm IA đều là kim loại kiềm 
 A. Đúng B. Sai 
Câu hỏi số 5: Liên kết kim loại là gì? 
TRÒ CHƠI “EM TẬP LÀM THỦ MÔN” 
Câu hỏi số 1: Tính chất vật lý nào sau đây không phải do electron tự do gây ra? 
 A. ánh kim. B. tính dẻo. C. tính cứng. D. tính dẫn 
điện và dẫn nhiệt. 
Câu hỏi số 2: Những tính chất vật lý chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, 
ánh kim) gây nên chủ yếu bởi 
A. cấu tạo mang tinh thể của kim loại. B. khối lượng riêng của kim loại. 
C. tính chất của kim loại. D. các electron tự do trong 
tinh thể kim loại. 
Câu hỏi số 3: Kim loại có khả năng dẫn diện tốt nhất là? 
A. Ag. B. Cu. C. Au. D. Al. 
Câu hỏi số 4: Kim loại nào cứng nhất? 
A. Al B. Fe C. Cu D. Cr 
Câu hỏi số 5: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất 
A. Cr B. Fe C. Cu D. W 
Câu hỏi số 6: Kim loại nào sau đây có tinh dẻo nhất? 
A. Al B. Cu C. Au D. Mg 
Câu hỏi phụ số 1: Kim loại có ánh kim vì 
 A. electron tự do bức xạ nhiệt 
 B. electron tự do phát xạ năng lượng 
 C. electron tự do hấp thụ phần lớn tia sáng nhìn thấy được 
 D. electron tự do phản xạ hầu hết các tia sáng nhìn thấy được 
5 
Câu hỏi phụ số 2: Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây bệnh 
loãng xương? 
A. Ca B. Zn C. Fe D. K 
TRÒ CHƠI “LẬT MẢNH GHÉP” 
Câu hỏi số 1: Cho các chất sau: Al, Zn, Cu, Fe. Số kim loại tác dụng được với 
dung dịch NaOH, tạo ra khí 
2
H là bao nhiêu? 
Câu hỏi số 2: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Be, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác 
dụng với 
2
H O tạo thành dung dịch bazơ là bao nhiêu? 
Câu hỏi số 3: Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì 
chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là chất bột nào? 
Câu hỏi số 4: Cho các cặp chất sau: 
 a. Fe và dd HCl. 
 b. Cu và dd 
2 4
H SO loãng. 
 c. Ag và dd 
4
CuSO . 
 d. Fe và dd 
3
FeCl . 
 Số cặp xảy ra phản ứng là bao nhiêu? 
Câu hỏi số 5: Khi cho Fe tác dụng với các dung dịch sau: 
4
CuSO ; 
2
MgCl ; 
3
AgNO ; HCl. Số kim loại được tạo thành là bao nhiêu? 
6 
Phụ lục 3: Một số hình ảnh thực nghiệm 
GV đang giới thiệu thể lệ trò chơi “Ăn khế trả vàng” 
Đội 1 tham gia trò chơi “Ăn khế trả vàng” 
7 
Đội 2 tham gia trò chơi “Ăn khế trả vàng” 
Kết quả chung cuộc của 2 đội 
8 
GV giới thiệu thể lệ trò chơi “Em tập làm thủ môn” 
Hai đội tham gia trò chơi “Em tập làm thủ môn” 
9 
GV cho điểm đội 2 trả lời đúng trò chơi “ Em tập làm thủ môn” 
Hai đội đang chú ý câu hỏi để trả lời 
10 
GV giới thiệu thể lệ trò chơi “Lật mảnh ghép” 
Hai đội đang chú ý câu hỏi để trả lời 
11 
GV đang cho điểm đội 1 trả đúng trò chơi “Lật mảnh ghép” 
Đội 2 đang chú ý trả lời câu hỏi “Lật mảnh ghép” 

File đính kèm:

  • pdfskkn_long_ghep_mot_so_tro_choi_vao_hoat_dong_khoi_dong_trong.pdf
Sáng Kiến Liên Quan