SKKN Khai thác tranh biếm họa vào dạy học Chương I: Các nước châu Á ,châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh - Lịch sử 11 - Trung học Phổ thông
Thứ nhất, giống các loại tranh khác được sử dụng trong dạy học Lịch sử,
tranh biếm họa mang đầy đủ những ưu điểm của đồ dùng trực quan.
Theo con đường nhận thức nổi tiếng mà Lênin đã chỉ ra trong tác phẩm Bút
ký triết học: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận
thức hiện thực khách quan”, tranh biếm họa thực chất cũng là một loại đồ dùng
trực quan, có vai trò quan trọng trong việc mở đầu quá trình nhận thức – giai đoạn
“ trực quan sinh động”.
Theo kết quả thực nghiệm giáo dục học: Việc ghi nhớ kiến thức qua hoạt
động nhìn có thể đạt được đến 30%, vừa nghe vừa nhìn đạt 50% sau 2 tuần.
Komenxki (1582-1670) – Ông tổ của nền giáo dục cận đại, xem trực quan là “
nguyên tắc vàng ngọc” trong dạy học nói chung.
Các mức độ ghi nhớ kiến thức sau hai tuần học5
Đối với việc dạy học Lịch sử, đồ dùng trực quan có vai trò rất quan trọng bởi
hai trong những đặc trưng của kiến thức là tính quá khứ và tính không lặp lại, trong
khi nhận thức của học sinh lại diễn ra theo hướng từ hiện tại nhìn về quá khứ, rất
dễ xảy ra tình trạng “ hiện đại hóa lịch sử”. Sử dụng đồ dùng trực quan góp phần
đưa HS trở lại không khí lịch sử như hiện thực đã xảy ra.
Tuy nhiên, khác với các loại tranh khác, hầu hết tranh biếm họa gây hứng thú
cao ở người đọc thông qua những chi tiết phóng đại. Theo lí luận giáo dục học và
tâm lí học, hứng thú có vai trò quan trọng trong việc làm cho con người trở nên vui
tươi, phấn chấn hơn. Hứng thú làm cho qua trình học tập trở nên hấp dẫn hơn và
duy trì được nhận thức một cách bền bỉ. Theo Alecxêep: “chỉ có hưng thú với một
hoạt động nào đó mới đảm bảo cho hoạt động ấy được tích cực”.
Thứ hai, tranh biếm họa góp phần khắc sâu sự kiện lịch sử, nâng cao năng
lực tái hiện kiến thức.
Tranh biếm họa với những chi tiết phóng đại sẽ gây ấn tượng với người xem, duy
trì sự chú ý và làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ. Theo quy luật ưu tiên của trí nhớ, sự
ghi nhớ sẽ có chọn lọc với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm thông tin.
Cụ thể, sự ghi nhớ sẽ ưu tiên cho những điều cụ thể, hình ảnh trực quan (sẽ dễ ghi
nhớ hơn ngôn ngữ trừu tượng), sự vật hiện tượng càng sinh động, hấp dẫn, càng
gây hứng thú càng dễ ghi nhớ, những điều quan trọng, bổ ích hoặc gây tranh
cãi Những đặc điểm đó sẽ góp phần giúp học sinh tái hiện kiến thức khi cần thiết,
khắc sâu sự kiện lịch sử hơn, tạo biểu tượng lịch sử ở HS.
động, tìm hiểu các cuộc đấu tranh theo nội dung sau: thời gian, địa điểm, người lãnh đạo, kết quả, tính chất và ý nghĩa. * Bước 2: GV cho các nhóm báo cáo sản phẩm theo nội dung đã yêu cầu trong bảng *Thảo luận nhóm +Nhóm 1: Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc +Nhóm 2: Phong trào Duy Tân +Nhóm 3: Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. -HS điền vào bảng đã chuẩn bị sẵn. -HS báo cáo kết quả thảo luận. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX 42 * Bước 3: -GV nhận xét: Cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại. -GV cho học sinh quan sát bức tranh biếm họa liên quân 8 nước tấn công Bắc Kinh và hỏi: +Hãy kể tên các nước đế quốc ở trong bức tranh. +Các nước đế quốc đang làm gì với Trung Quốc? +Hình ảnh con “Rồng” Trung Quốc nói lên điều gì? + Vì sao phong trào Nghĩa Hòa Đoàn thất bại? +Sự thất bại của Trung Quốc trong việc chống lại liên quân tám nước để lại hậu quả như thế nào? *HS quan sát bức tranh và trả lời: *Nguyên nhân thất bại: - Chưa có tổ chức lãnh đạo. - Do sự bảo thủ, hèn nhát của chế độ phong kiến - Do đế quốc và phong kiến cấu kết đàn áp. Nội dung Thái Bình Thiên Quốc Phong trào Duy Tân Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn Thời gian và địa điểm -Ngày 1/1/1851- 19/7/1864. -Kim Điền (Quảng Tây). -Ngày 21/9/1898. -Bắc Kinh. -Năm 1989 -Sơn Đông → Trực Lệ → Sơn Tây. Lãnh đạo Hồng Tú Toàn -Khang Hữu Vi -Lương Khải Siêu Nông dân -Bước đầu giành được chính quyền và giải quyết ruộng đất cho -Vấp phải sự phản đối của thế lực thủ cựu của triều đình. -Tấn công các sứ quán ở nước ngoài ở Bắc Kinh. 43 Kết quả nông dân. -Triều đình Mãn Thanh cấu kết với các nước đế quốc đàn áp. -Sau 14 năm thì thất bại. -sau 100 ngày thực hiện thì thất bại. -Quân 8 nước đế quốc cấu kết dập tắt phong trào. -Triều đình Mãn Thanh kí điều ước Tân Sửu (1901) với các nước đế quốc => Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Tính chất và ý nghĩa -Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến. -Làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh. -Cải cách dân chủ tư sản. -Khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc. -Phong trào yêu nước chống đế quốc. -Giáng một đòn mạnh mẽ vào đế quốc. 4.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về Cách mạng Tân Hợi (1911) HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CÂN ĐẠT * Bước 1: -GV trình bày về sự phát triển của giai cấp tư sản Trung Quốc và nêu câu hỏi: Em hãy trình bày những hiểu biết của em về nhân vật Tôn Trung Sơn? - GV trình bày về cương lĩnh đồng minh hội dựa trên thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. * Cả lớp, cá nhân -HS dựa vào SGK và việc chuẩn bị bài, trả lời, GV bổ sung: -Hiến pháp lâm thời: công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do của mọi công dân, nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đất cho nông dân đã được ghi trong cương lĩnh đồng minh hội. -HS suy nghĩ, GV nhấn mạnh: vì giai cấp tư sản sợ đưa cách mạng đi quá xa, ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. 3. Cách mạng Tân Hợi (1911) 3.1. Tôn Trung Sơn và Trung Quốc đồng minh hội: - Tông Trung Sơn (1866-1925) là đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản. - Tháng 8- 1905, Trung Quốc đồng minh hội, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời thừa nhận chủ nghĩa Tâm dân của Tôn Trung Sơn. 44 *Bước2: - GV dùng lược đồ trình bày diễn biến. -GV hỏi tại: Tại sao những người đứng đầu Đồng minh hội lại thỏa hiệp với Viên Thế Khải. -GV nhấn mạnh: + Cách mạng tư sản không triệt để. + Ảnh hưởng đến Việt Nam: trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX tiêu biểu là cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. -GV hỏi: Vì sao nói Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để? -HS trả lời: * Cách mạng dân chủ tư sản: + Do giai cấp tư sản lãnh đạo. + Lật đổ triều đình Mãn Thanh chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc. + Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. * Không triệt để: + Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến. + Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược. + Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. 3.2. Cách mạng Tân Hợi (1911) - Ngày 10/10/1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương và nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung. - Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. - Ngày 6/3/1912, Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, đến đây cách mạng chấm dứt. * Tính chất và ý nghĩa: - Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. - Ý nghĩa: Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến nhiều nước châu Á. Hoạt động luyện tập: Yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể:- Vai trò của Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng Minh Hội? - Hãy cho biết điểm tích cực trong: mục đích, cương lĩnh của Đồng Minh Hội? Hoạt động vận dụng, mở rộng: - Liên hệ tình hình thống trị của thực dân Pháp ở nước ta? - Trình bày tính chất của CM Tân Hợi 1911? Nhận xét? Học sinh tìm đọc tác phẩm “Thuốc” của nhà văn nổi tiếng Lỗ Tấn, để hiểu thêm về công cuộc GPDT ở Trung Quốc. 45 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi của đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông. Đối với đề tài này, quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc áp dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa môn Lịch Sử Lớp 11 THPT. Từ đó chứng minh tính khả thi của giả thiết khoa học đề ra. 3.2. Phương pháp thực nghiệm Khi tiến hành thực nghiệm đề tài này phương pháp thực nghiệm là phương pháp loại suy: phương pháp tương tự theo mô hình xã hội. Các lớp tiến hành thực nghiệm được chia thành hai nhóm: - Nhóm lớp thực nghiệm: Tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc khai thác tranh biếm họa vào dạy học môn Lịch Sử Lớp 11 THPT. - Nhóm lớp đối chứng: Tổ chức các hoạt động dạy không vận dung phương pháp khai thác tranh biếm họa vào dạy học môn Lịch Sử Lớp 11 THPT. 3.3. Nội dung thực nghiệm Nội dung thực nghiệm đó là đánh giá tính khả thi của đề tài. Từ đó chứng minh tính khả thi của giả thiết khoa học đề ra. 3.4. Tổ chức thực nghiệm 3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm - Chọn bài thực nghiệm Căn cứ vào mục tiêu cũng như nội dung chương trình Lịch sử lớp 11- THPT và để đáp ứng được hiệu quả của việc sử dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa Lịch Sử Lớp 11 THPT nhằm nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh. Vì vậy tôi đã chọn những bài sau; Bài 3: TRUNG QUỐC - Chọn đối tượng thực nghiệm Để kết quả thực nghiệm mang tính khách quan và khoa học tôi đã chọn đối tượng thực nghiệm là sự lự chọn ngẫu nhiên, tôi chọn học sinh lớp 11C5 của trường THPT Tân Kỳ. Chọn 1 lớp thực nghiệm đối chứng là 11C2, các lớp này có đặc điểm chung đáp ứng được các nguyên tắc thực nghiệm là: + Trình độ tương đương nhau, học sinh có ý thức học tập. + Số lượng học sinh tương đương nhau. + Không gian và điều kiện lớp học tương đương. + Cùng giáo viên giảng dạy. 46 3.4.2. Tổ chức thực nghiệm. Sau khi lựa chọn được bài thực nghiệm và đối tượng thực ngiệm, GV tiến hành giảng dạy theo kế hoạch đã chuẩn bị trước. - Tại lớp đối chứng GV giảng dạy theo phương pháp, hình thức vẫn thường hay dùng. - Tại lớp thực nghiệm: GV soạn giáo án và giảng dạy theo tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc sử dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa Lịch Sử Lớp 11 THPT 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm. 3.5.1. Kết quả thực nghiệm Sau mỗi bài học chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng học tập của hoc sinh bằng các phiếu kiểm tra. Nội dung mỗi phiếu kiểm tra bao gồm kiểm tra cả kiến thức và kĩ năng của học sinh. - Về mặt kiến thức: Bài kiểm tra nhằm mục đích kiểm tra, củng cố kiến thức cơ bản của bài học, đánh giá hiệu quả và mức độ đạt được của mục tiêu bài học đề ra. - Về kĩ năng: Qua bài kiểm tra sẽ đánh giá được các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, kĩ năng đọc, nhận xét biểu đồ, bản đồ,tranh ảnh. 3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm - Xử lí kết quả thực nghiệm: + Chấm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo thang điểm 10. + Thống kê kết quả thực nghiệm sau khi chấm điểm. + Tính điểm trung bình các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm + Xử lí thang điểm theo thang bậc từ yếu đến giỏi để so sánh đối chiếu và rút ra kết luận cần thiết. - Nhận xét, đánh giá về kết qủa thực nghiệm + Nhận xét, đánh giá về mặt định lượng. + Nhận xét, đánh giá về mặt định tính. 3.6. Kết quả thực nghiệm: Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra sau bài thực nghiệm Lớp Đối tượng Sĩ số Điểm kiểm tra 4 5 6 7 8 9 10 TB 11C5 Thực nghiệm 40 1 2 5 9 5 7 1 7.5 11C2 Đối chứng 40 3 6 10 10 8 3 0 6.6 47 Bảng 3.2. Kết quả xếp lọai bài kiểm tra sau bài thực nghiệm (%) Lớp Đối tượng Sĩ số Xếp loại Yếu TB Khá Giỏi 11C5 Thực nghiệm 40 2.5 17.5 60.0 20.0 11C2 Đối chứng 40 7.5 40.0 45.0 7.5 * Nhận xét : Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm, tôi đưa ra một số nhận xét như sau: - Số điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm đạt điểm trung bình loại khá, còn lớp đối chứng chỉ đạt điểm loại trung bình. - Tỉ lệ khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng thực nghiệm trong khi đó tỉ lệ điểm trung bình của lớp đố chứng cao hơn. Lớp thực nghiệm có tỉ lệ điểm yếu không đáng kể. - Từ hai chỉ số trên có thể rút ra kết luận rằng việc vận dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa vào dạy học tích cực đã mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả 48 mang lại cả về mặt kiến thức, kĩ năng góp phần tích cực vào phát triển phẩm chất và năng lực của người học. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.1.1 Qúa trình nghiên cứu đề tài Với tư cách là một giáo viên giảng dạy trực tiếp bộ môn Lịch sử ,qua quá trình thực tiễn nghiên cứu đề tài tôi đã tìm hiểu lí luận dạy học, phương pháp dạy học ,vận dụng phương pháp hai thác đồ dùng trực quan ,tiến hành khảo sát thực tiễn ,tiến hành trên bài sọan TRUNG QUỐC tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong vân dụng khai thác tranh biếm họa để giảng dạy ,hướng dẫn học sinh nắm vững qui trình của phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học bộ môn Lịch sử bậc THPT. Qua thời gian nghiên cứu tôi đã áp dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử 11 bậc THPT từ năm học 2019-2020; 2020-2021 trong quá trình thực hiện đề tài đã nhận được sự đồng tình ủng hộ từ Đảng ủy,Ban giám hiệu ,tổ bộ môn, các đồng nghiệp giáo viên trường THPT Tân Kỳ và các trường THPT trên địa bàn huyện Tân kỳ . Qúa trình nghiên cứu đề tài này được thực hiện cụ thể như sau: TT Thời gian Nội dung thực hiện 1 Tháng 09/2019 -12/2020 Nghiên cứu lí luận dạy học ,phương pháp dạy học, tiến hành khảo sát. 2 Tháng 01/2020 -07/2020 Viết đề cương và triển khai sáng kiến trong giai đoạn thử nghiệm .Khảo sát và đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng thử nghiệm .Rút ra một số bài học kinh nghiệm. 3 08/2020- 3/2021 Tiếp tục áp dụng sáng kiến sau khi đã bổ sung một số giải pháp để kiểm định độ tin cậy của giải pháp đề ra ,hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. 3.1.2 Ý nghĩa của đề tài Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài đã giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử , giúp cho các đồng nghiệp tại trường THPT Tân Kỳ và các trường THPT trên địa bạn huyện Tân Kỳ nắm vững các biện pháp khai thác tranh biếm hoa trong dạy học lịch sử lớp 11 THPT.Từ đó rút ra được các ý nghĩa sau: 49 - Khai thác tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử có ý nghĩa quan trọng,ngoài những ưu thế của một loại đồ dùng trực quan mở đầu cho quá trình nhận thức,khả năng quan sát ,năng lực tái hiện kiến thức ,khắc sâu kiến thức khả năng tư duy ,tranh biếm họa còn có ưu thế riêng là kích thích được hững thú cho người học là nền tảng quan trọng của việc tạo động cơ,cũng như tích cực hóa động cơ học tập cho học sinh thông qua yếu tố hài hước châm biếm Khai thác tranh biếm họa không có nghĩa là chỉ sử dụng các phương pháp học hiện đại, loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu từ việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học một cách hiệu quả phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường, của địa phương. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn phương pháp dạy học nào thì vẫn phải tạo điều kiện cho người học được khám phá, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm kiến thức, giải quyết các vấn đề, gắn kiến thức với thực tiễnThay cho học thiên về lí thuyết, học sinh được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua “làm” , chỉ có như vậy kiến thức học mới được khắc sâu và bền vững. - Để đào tạo những con người năng động, thích nghi tốt với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Thông qua việc đánh giá năng lực, học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp. Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có ảnh hưởng lớn đến việc phương pháp dạy học,tự học đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. 3.1.3 .Phạm vi ứng dụng Đề tài này không chỉ áp dụng có hiệu quả tại trường chúng tôi mà còn có thể được phổ biến, triển khai, ứng dụng rộng rãi tại các Trường THPT trên địa bàn Huyện Tân Kỳ nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung. Tùy vào tình hình thực tế của từng trường để ứng dụng một cách linh hoạt và hiệu quả. 3.2. Kiến nghị Sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu đạt được kết quả tôi thấy cần thiết đưa ra một số kiến nghị: *Đối với giáo viên: - Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là vấn đề mới và khó, đòi hỏi tất cả giáo viên phải được bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng như tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng các PPDH và các KTDH tích cực trong quá trình dạy học. 50 - Khi GV sử dụng KTTBH trong dạy học cần phải nắm chắc bản chất, các bước tiến hành. - Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Người giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, luôn có sự tìm tòi mở rộng kiến thức. * Đối với nhà trường: - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lí, cha mẹ học sinh và cộng đồng thông qua nhiều hình thức để mọi đối tượng hiểu rõ về chủ trương đổi mới và sẵn sàng đổi mới. * Đối với Sở giáo dục và Đào tạo - Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường đưa nội dung tập huấn về dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thường xuyên.. - Cần động viên, khuyến khích kết hợp kiểm tra đánh giá thực hiện phương pháp đổi mới dạy học theo định hướng năng lực học sinh - Nếu đề tài của tôi được công nhận ở cấp ngành, tôi đề xuất phổ biến rộng rãi đến các trường THPT để làm tài liệu giảng dạy cho GV, tài liệu học tập cho HS. Tôi cũng rất mong muốn ngày càng có nhiều giáo viên tham gia nghiên cứu,vận dụng hiệu quả PPDH tích cực để nâng cao chất lượng dạy học. Quá trình thực hiện đề tài tôi đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót. Mong nhận được sự góp ý chân thành từ đồng nghiệp và các em HS để đề tài được hoàn chỉnh hơn Xin chân thành cảm ơn! 51 PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT 1.PHIẾU SỐ 1 Khảo sát ý kiến của giáo viên về bản chất của tự học của học sinh. TT Câu hỏi Đồng ý 1 Tự học của học sinh là quá trình học sinh tích cực, chủ động, độc lập nhận thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2 Tự học của học sinh là quá trình học sinh tự học tập ở nhà để bổ sung cho kiến thức trên lớp. 3 Tự học của học sinh là tự mình tìm ra kiến thức mà không cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của giáo viên. Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 2. PHIẾU SỐ 2 Khảo sát ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của sự tự học ở học sinh. TT Câu hỏi Đồng ý 1 Tự học không chỉ giúp học sinh mở rộng củng cố mà còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản 2 Tự học giáo dục đạo đức, nhân cách tốt cho học sinh và rèn luyện thói quen tốt trong học tập 3 Tự học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn ở trường phổ thông. Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 3. PHIẾU SỐ 3 Khảo sát ý kiến của giáo viên về thực trạng phương pháp tự học ở học sinh. TT Câu hỏi Đồng ý 1 Phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh. 2 Kĩ năng học sinh tự làm việc với SGK và tài liệu tham khảo. 3 kĩ năng phát hiện kiến thức qua đồ dùng trực quan. Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 52 4. PHIẾU SỐ 4 Khảo sát ý kiến nhận thức của học sinh về sự cần thiết của sự tự học TT Câu hỏi Đồng ý 1 Tự học là tự mình tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên 2 Tự học là tự mình đọc SGK, tài liệu tham khảo ở nhà để chuẩn bị bài mới. 3 Tự học là học ngoài giờ lên lớp. Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 5 .PHIẾU SỐ 5 Khảo sát ý kiến của học sinh về hình thức của phương pháp tự học TT Câu hỏi Đồng ý 1 Hình thức học một mình 2 Học theo nhóm bạn. 3 Học với người thân Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 6. PHIẾU SỐ 6 Khảo sát ý kiến của học sinh về kĩ năng phương pháp tự học TT Câu hỏi Đồng ý 1 Không nắm vững các kĩ năng tự học 2 Còn lúng túng khi sử dụng các kỹ năng tự học. 3 Sử dụng thành thạo 0 20 40 60 80 100 1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr East West North Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 7. PHIẾU SỐ 7 Khảo sát ý kiến của giáo viên về thời gian tự học ở học sinh. TT Câu hỏi Đồng ý 1 HS tự học một ngày từ 1 giờ đến 2 giờ 2 HS tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi ngày. Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 53 8. PHIẾU SỐ 8 Khảo sát ý kiến của học sinh về thời gian tự học. TT Câu hỏi Đồng ý 1 HS tự học một ngày từ 1 giờ đến 2 giờ 2 HS tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi ngày. Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô ) 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lenin về khoa học lịch sử - Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1963. 2) Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia 3) Nguyễn Anh Dũng - Trần Vĩnh Tường, Những vấn đề chung về bộ môn phương pháp dạy học lịch sử ở trường cao đẳng sư phạm, NXB sư phạm 4) Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Thế Bình- Bùi Đức Dũng, Dạy học theo chuẩn kiến thức, Kĩ năng môn lịch sử, NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội. 5) Nguyễn Thị Thế Bình, Phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho học sinh, NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội. 6) PGS.TS. Vũ Quang Hiển – Phương pháp dạy học môn Lịch Sử ở trường THPT, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2014.
File đính kèm:
- skkn_khai_thac_tranh_biem_hoa_vao_day_hoc_chuong_i_cac_nuoc.pdf