SKKN Khai thác kênh hình để tạo hứng thú học tập môn Lịch sử ở học sinh - Phần Lịch sử thế giới cận đại Lớp 10 (Ban Cơ bản)

Chương trình GDPT mới đã đáp ứng nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW là "Xây dựng và chuẩn hóa nội dung GDPT theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn".

Thực hiện mục tiêu "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn", đối với mỗi môn học, việc lựa chọn, sắp xếp nội dung giáo dục bảo đảm sự tinh giản, gắn với thực tiễn, tạo thuận lợi cho việc thực thi các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới có một số điểm kế thừa và nhiều điểm khác so với chương trình giáo dục hiện hành.

Theo tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới thì các môn học đều cần đổi mới, đổi mới trong chương trình, cách dạy, cách học

Như vậy, đổi mới trong giáo dục hiện nay là vấn đề đang được ngành giáo dục tiến hành và được coi là nhiệm vụ cấp thiết cho tất cả các môn học, điều này còn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.

Tại kì họp Quốc hội khóa X năm 2000, đã thông qua nghị quyết số 40/2000/QH10 về vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông. Tiếp đó, ngày 11/6/2001 Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 14/2001/CT- TTg về đổi mới giáo dục phổ thông nhằm thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.

Nằm trong quĩ đạo đó, môn Lịch sử cũng không ngoại lệ. Việc dạy và học Lịch sử hiện nay rất cần phải đổi mới và theo tôi cần thực hiện ở nhiều khâu như: Nội dung chương trình, sách giáo khoa, cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh

 Vậy thì đổi mới trong cách dạy Lịch sử như thế nào?

Chúng ta đều biết rằng Lịch sử là môn học nghiên cứu về quá khứ vì vậy chúng ta hiện nay không thể trực tiếp nhìn thấy lịch sử hay chạm tay vào lịch sử, không thể làm thí nghiệm lịch sử trong phòng thí nghiệm Vì vậy việc xây dựng hình ảnh, tạo biểu tượng lịch sử là rất cần thiết trong quá trình giảng dạy lịch sử để học sinh có thể tiếp thu bài nhanh, hiểu sâu sắc vấn đề thông qua việc phân tích, đánh giá một vấn đề lịch sử.

 Vậy để tạo được biểu tượng lịch sử cho học sinh, giáo viên cần phải sử dụng kênh hình (bản đồ, tranh ảnh) và phim tư liệu trong quá trình giảng dạy Lịch sử kết hợp với việc đặt các câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề để học sinh dễ học, dễ nhớ, hiểu bài sâu sắc từ đó học sinh sẽ có hứng thú học tập.

 

docx102 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khai thác kênh hình để tạo hứng thú học tập môn Lịch sử ở học sinh - Phần Lịch sử thế giới cận đại Lớp 10 (Ban Cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 gì ngoài nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Như vậy, Hội đồng Công xã đã nắm quyền lực vừa ban bố pháp luật, vừa lập các tiểu ban để thi hành pháp luật. Nó khác hẳn với Quốc hội của giai cấp tư sản chỉ nắm quyền lập pháp, còn quyền hành pháp quan hộ trực tiếp đến đời sống, quyền lọi của nhân dân hằng ngày thì lại nằm trong tay Chính phủ, nhân dân không kiểm soát được. Bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản là do chế độ đại nghị cử ra, cứ 3 năm hoặc 6 năm một lần. Các đại biểu được cử ra là đại diện cho giai cấp bóc lột để thống trị nhân dân. Họ được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi trong xã hội, nên ra sức bảo vệ chế độ của giai cấp bóc lột. Còn Công xã Pa-ri là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Song, để hiểu được nhà nước kiểu mới của giai cấp vỗ sản, cần phải tìm tới các chính sách kinh tế, xã hội của Công xã đã làm, đó là:
Sắc lệnh đầu tiên của Công xã là bãi bỏ quân đội thường trực và bộ máy cảnh sát cũ. Việc giữ an ninh được thay bằng lực lượng công nhân có vũ trang. Chính quyền của giai cấp công nhân cũng được thành lập. Cơ quan tối cao của nhà nước là Hội đồng Công xã có vai trò lập pháp và tổ chức 10 ủy ban chịu trách nhiệm về hành pháp. Mỗi ủy ban này do một ủy viên của Hội đồng Công xã làm chủ tịch. Công xã cũng ra sắc lệnh tách nhà thờ khỏi hoạt động của nhà nước, giới tăng lữ không can thiệp vào công việc của chính quyền và ngân sách tôn giáo bị hủy bỏ. Tất cả tài sản của các giáo hội trở thành tài sản quốc gia, giáo dục cũng tách khỏi nhà thờ. Để tuyên truyền trong hoàn cảnh bị bao vây, Công xã Paris còn sử dụng khinh khí cầu rải truyền đơn tới các vùng nông thôn. => Kết luận: Công xã Pari là nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.
Và vẫn ở mục 2.“Công xã Pa-ri – Nhà nước kiểu mới”, khi đề cập nội dung Chính phủ tư sản đàn áp Công xã, giáo viên có thể sưu tầm những bức hình sau:
Các chiến sĩ Công xã chiến đấu trên chiến lũy
Các chiến sĩ Công xã bị đàn áp
Các chiến sĩ Công xã bị dồn vào chân tường nghĩa địa Pe-rơ La-se-dơ
Tượng đài kỉ niệm chiến sĩ Công xã
Mục đích khai thác: Học sinh nắm được diễn biến, tính khốc liệt cuộc đàn áp của Chính phủ với chính quyền Công xã Pa-ri.
Phương pháp sử dụng: 
	Giáo viên có thể đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, trả lời:
Em có nhận xét gì về chính quyền tư sản của Chi-e?
Tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ công xã được thể hiện như thế nào?
Nguyên nhân thất bại của Công xã Pa-ri?
Công xã Pa-ri thất bại đã để lại những bài học gì?
Học sinh thảo luận, trả lời; Giáo viên nhận xét, kết luận:
Các bức tranh mô tả hình ảnh tiêu biểu cuộc chiến đấu của các chiến sĩ công xã chống lại quân đội Véc-xai trong tuần lễ đẫm máu từ 21 đến 28-5-1871 ở Pa-ri.
Ngày 21-5-1871, quân Véc-xai tiến vào Pa-ri từ phía tây, mở đầu cuộc chiến đấu ác liệt trên các đường phố mà sử sách gọi là "Tuần lễ đẫm máu". Quân thù tiến đến đâu đều vấp phải sự chống trả quyết liệt của giai cấp công nhân. Các chiến sĩ công xã bảo vệ từng khu phố, từng căn nhà, từng tấc đất. Tuy lực lượng chênh lệch, nhưng những người anh hùng của công xã thà hi sinh trong chiến đấu chứ không chịu khuất phục. Các chiến sĩ công xã đã hi sinh oanh liệt trên chiến luỹ Đôm-brốp-xki. Đặc biệt, cuộc chiến đấu diễn ra ở các khu phố công nhân. Ở đây có gần 1 vạn nữ công nhân và trẻ em chiến đấu bảo vệ chính quyền, bảo vệ tự do.
Ngày 27-5, quân Véc-xai chiếm được khu công nhân Ben-lơ-vin. Gần 200 chiến sĩ công xã rút vào cố thủ trong nghĩa địa Pe-rơ La-se-dơ. Bị bao vây từ 4 giờ sáng, nhưng đến 6 giờ chiều những chiến sĩ công xã đã đánh bật được mọi cuộc tấn công và khi cổng bị phá đổ thì các chiến sĩ công xã không khuất phục, dùng gươm giáo quyết chiến với quân thù qua từng nấm mồ, cho đến người cuối cùng bị tàn sát dưới bức tường của nghĩa địa. Bức tường này được gọi là "Bức thành các chiến sĩ công xã".
	Ở bài 39. “Quốc tế thứ hai”, khi giảng dạy mục 1. “Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX”, giáo viên có thể sưu tầm bức hình sau:
Biểu tình của công nhân Niu-óoc năm 1862
Mục đích khai thác: Bức ảnh dùng để minh hoạ cho phong trào đấu tranh của công nhân thời kì này. 
Hướng khai thác:
	Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh, đồng thời sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh khai thác, rút ra kết luận.
 - Hãy cho biết lịch sử ngày Quốc tế lao động 1-5 gắn liền với sự kiện lịch sử nào?
 - Em có nhận xét gì về những dòng người biểu tình được thể hiện trong bức ảnh?
 - Cuộc đấu tranh này phản ánh điều gì?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt và kết luận:
Cuối thế kỉ XIX, Mĩ và nhiều nước tư bản ở châu Âu đang từng bước quá độ sang chủ nghĩa đế quốc. Giai cấp công nhân ở đây bị bóc lột sức lao động một cách thậm tệ. Ở Mĩ, công nhân phải làm việc từ 14-16 giờ một ngày và nhận được những đồng lương rẻ mạt. Sự bóc lột tàn nhẫn đã buộc công nhân phải vùng lên đấu tranh.
Lịch sử đấu tranh của công nhân Mĩ cuối thế kỉ XIX gắn liền với phong trào đình công, bãi công sôi nổi khắp cả nước như ở các thành phố lớn Oa-sinh-tơn, Niu Oóc, Si-ca- gô, Bô-xtơn... Những cuộc bịểu tình, đình công, tẩy chay những năm 80 của thế kỉ XIX chủ yếu xoay quanh vấn đề đòi ngày iàm vỉệc 8 giờ.
Bức ảnh mô tả dòng người biểu tình ở Niu Oóc ngày 1-5-1882. Hôm đó, hơn 8 vạn công nhân đổ xuống đường mang theo biểu ngữ đấu tranh đòi giới chủ phải bảo đảm quyền lợi cho người lao động và hát vang những bài hát tự sáng tác. Giao thông đường bộ, đường sắt của thành phố hoàn toàn ngừng trệ. Mọi nhà kho đều đóng cửa. Các nhà máy ngừng hoạt động. Viên thị trưởng thành phố tức giận ra lệnh đàn áp công nhân bằng bạo lực và cuộc biểu tình bị dìm trong biển máu.
Năm 1889, tại cuộc họp thành lập Quốc tế thứ hai ở Pa-ri, những người xã hội chủ nghĩa đã nhất trí lấy ngày 1-5 hằng năm làm ngày quốc tế của những người vô sản toàn thế giới. Từ đó, ngày 1-5 được lấy làm ngày Quốc tế lao động.
 	Ở bài 40. “Lênin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX”, khi giảng dạy mục 1. “Hoạt động bước đầu của V.I. Lênin trong phong trào công nhân Nga”, sách giáo khoa có bức hình sau:
Hình 79. Cuộc biểu tình ngày 9-1-1905 ở Xanh Pê-téc-bua
Mục đích khai thác: Học sinh thấy được qui mô, tính quyết liệt của cuộc đấu tranh.
Hướng khai thác:
	Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh, đồng thời sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh khai thác, rút ra kết luận:
 - Mục tiêu cuộc đấu tranh là gì?
 - Em có nhận xét gì về dòng người biểu tình được thể hiện trong bức ảnh?
 - Cuộc đấu tranh này phản ánh điều gì?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt và kết luận:
 	Ngày 9 tháng 1 năm 1905, 14 vạn công nhân Xanh  Pê - téc - bua và gia đình tay không vũ khí, mang theo cờ và ảnh của Nga hoàng tiến đến cung điện Mùa Đông để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện cuộc sống. Nhưng quân đội và cảnh sát đã xả súng vào đoàn biểu tình làm hàng nghìn người chết và bị thương. Đó là "Ngày chủ nhật đẫm  máu". Lòng tin của nhân dân vào Nga hoàng bắt đầu tiêu tan. Công nhân thủ đô bắt đầu dựng chiến lũy, chuẩn bị chiến đấu....
5.3.3. Đối với phim tư liệu
 	Giáo viên cần cắt phim tư liệu để lấy được những đoạn phim trọng tâm nhất và cho phù hợp nhất với nội dung và thời gian của tiết học. Đoạn phim tư liệu không được quá dài vì nếu vậy sẽ gây “loãng” nội dung và cách thức sử dụng cần hợp lý. Qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi đã đúc kết được những cách sử dụng phim tư liệu như sau:
	Cách 1: Yêu cầu học sinh theo dõi phim tư liệu trước sau đó đặt câu hỏi gợi mở, ví dụ:
Khi dạy bài 33. “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”:
 Khi dạy mục 2. “Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ”. 
Giáo viên có thể kết hợp cho học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu tóm tắt về chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là “Tóm Tắt Nhanh Cách Mạng Mỹ 1776 - Phần 2 - Lịch Sử Quốc Gia - American Revolution” (Link: httpswww.youtube.comwatchv=FHSbNNOfF64).
Sau đó, giáo viên nêu câu hỏi: 
- So sánh lực lượng ban đầu giữa hai bên (Quân đội Anh và phía 13 thuộc địa) như thế nào?
- Diễn biến chiến tranh ra sao từ khi Oa-sinh –tơn nắm quyền chỉ huy quân đội của 13 thuộc địa?
- Nguyên nhân quân đội 13 thuộc địa chiến thắng quân Anh?
Học sinh sau sau khi đã được xem đoạn phim tư liệu, kết hợp với đọc nội dung sách giáo khoa trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Khi dạy bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”
 Khi dạy mục 1. “Tình hình kinh tế, xã hội” thuộc phần I. “Nước Pháp trước cách mạng”. 
Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu về đời sống người dân Pháp trước cách mạng được cắt từ bộ phim “Phóng Sự Quốc Tế- Cuộc cách mạng Pháp” (đường Link:httpswww.youtube.comwatchv=DHO3SrgGEuk). Có thể kết hợp cả với bức hình 56. “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” (sách giáo khoa).
Để học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về đời sống nhân dân Pháp trước cách mạng, một trong những nguyên nhân làm bùng nổ cách mạng tư sản Pháp.
Sau đó giáo viên nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì đời sống người nông dân Pháp trước cách mạng?
Học sinh sau khi đã được xem đoạn phim tư liệu, kết hợp với đọc nội dung sách giáo khoa trả lời.
Giáo viên nhận xét và kết luận về tình cảnh khổ cực của người dân Pháp trước cách mạng.
Cách 2: Giáo viên giảng dạy nội dung cơ bản trước, sau đó yêu cầu học sinh theo dõi phim tư liệu nhằm khắc sâu kiến thức, tạo biểu tượng lịch sử, ví dụ:
Khi dạy bài 30 “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”:
 Khi dạy mục 2. “Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ”. Khi đề cập đến Oa-sinh-tơn, giáo viên có thể cho học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu (đã cắt) về ông “Phóng Sự Tài Liệu- Cuộc đời George Washington” (đường Link: oasinhton-httpswww.youtube.comwatchv=P4zi8CbpTa0) để học sinh có những hiểu biết rõ hơn về tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.
Hay khi dạy bài 31. “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”:
Ở mục 4. “Thời kì thoái trào” thuộc phần II. “Tiến trình của cách mạng” khi đề cập đến Na-pô-nê-ông-Bôn-na-pác, giáo viên có thể cho học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu tóm tắt về cuộc đời ông để học sinh có cái nhìn khách quan về nhân vật này. Đó là đoạn phi (đã cắt) trong bộ phim “Tóm Tắt Nhanh Chiến tranh Napoleon -NapoleonicWars” 
( Link: httpswww.youtube.comwatchv=AwTzazA70TE).
Khi dạy bài 33. “Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mĩ”:
Ở mục 3.“Nội chiến ở Mĩ”: khi đề cập đến Lin-côn và bản “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ”, giáo viên có thể cho học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu giới thiệu tóm tắt về ông và sự ra đời bản “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ” qua bộ phim tư liệu “Phóng Sự Quốc Tế- Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln Chuyện Chưa Kể” (Link: lincon-httpswww.youtube.comwatchv=VnNhIz2b15c&t=69s) để học sinh khắc sâu kiến thức
8. Những thông tin cần được bảo mật: (Không)
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
	Thứ nhất là về cơ sở vật chất kĩ thuật: Nhà trường cần có những trang thiết bị cần thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học như: Bản đồ, tranh ảnh, máy chiếu, sách, báo, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy và học bộ môn.
	Thứ hai, về phía học sinh: Học sinh cần có những kiến thức nhất định về Lịch sử. Đồng thời học sinh cần có những kĩ năng cần thiết khi học tập bộ môn như: Quan sát, miêu tả bản đồ và tranh ảnh; Phân tích, tổng hợp kiến thức
	Thứ ba là về phía giáo viên: Trước hết để khai thác kênh hình có hiệu quả, giáo viên cần nắm được các loại kênh hình, cách thức sử dụng chúng và có sự chuẩn bị chu đáo,ngoài tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa còn có thể dưu tầm thêm một số tranh ảnh và lược đồ trên Internet có liên quan đến mỗi bài họ. Sau đó, giáo viên sẽ phải thiết kế phương pháp sử dụng kênh hình đó sao cho có hiệu quả
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của trường THPT Hai Bà Trưng mà tôi đang công tác
10.1 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tôi
Thực hiện dạy và học môn Lịch sử theo hướng khai thác có hiệu quả “kênh hình” sẽ mang lại những lợi ích thiết thực như sau:
	Về phía giáo viên:
	- Bồi dưỡng chuyên môn.
	- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm.
	- Phát triển năng năng vận dụng và các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy
	Về phía học sinh:
	- Tích cực, chủ động trong học tập.
	- Rèn luyện một số kỹ năng học tập bộ môn như: quan sát, miêu tả, phân tích, tổng hợp.
	- Tự tin khi thuyết trình trước đám đông.
	- Tạo biểu tượng lịch sử, giúp học sinh dễ học, dễ nhớ kiến thức.
	- Phát triển kỹ năng tự học, sáng tạo, hợp tác trong học tập, vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn
10.1 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tôi và của đơn vị trường THPT Hai Bà Trưng mà tôi đang công tác
 Sau thời gian nghiên cứu với đối tượng là học sinh một số lớp 10A4, 10A5, 10A6, 10A7 tại đơn vị trường THPT Hai Bà Trưng từ 28-2-2019 đến 23-5-2019 với cách thức sau: Với các lớp 10A6, 10A7 giáo viên thường xuyên tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình trong giảng dạy. Với các lớp 10A4, 10A5 giáo viên ít tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình trong quá trình giảng dạy. Tôi thấy khác nhau về nhận thức, tư tưởng, thái độ học tập ở các lớp, cụ thể:
Nội dung
Các lớp thực hiện thường xuyên
Các lớp ít thực hiện
Hứng thú học tập bộ môn
- Tăng
- Không tăng
Khả năng ghi nhớ sự kiện, nhân vật
- Nhanh, nhiều, hiểu rõ sự kiện.
- Mức độ chậm, chưa hiểu rõ sự kiện.
Khả năng làm bài, phân tích sự kiện
- Đa dạng, phân tích có chiều sâu.
- Phân tích chưa có chiều sâu.
Công tác giáo dục tư tưởng
- Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn với nhân vật, sự kiện.
- Học sinh cũng có thái độ đúng đắn với sự kiện, nhân vật, nhưng có ít tình cảm.
	Tôi lấy ví dụ một tiết dạy thực nghiệm cụ thể của tôi ở các lớp này với tiết 38- bài 31. “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”. Cuối tiết dạy, tôi có cho học sinh làm một bài kiểm tra và kết quả thu được như sau:
 Nội dung
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới 5
(số lượng, tỉ lệ)
Điểm trung bình
(số lượng, tỉ lệ)
Điểm khá, giỏi
(số lượng, tỉ lệ)
10A4 
39
5 (12,8%)
17 (43,6%)
17 (43,6 %)
10A5
38
4 (10,5%)
19 (50%)
15 (39,5%) 
10A6
36
2 (5,6%)
12 (33,3%)
22 (61,1%)
10A7
37
3 (8,1%)
13 (35,1%)
21 (56,8%)
 	Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy kết quả học tập môn Lịch sử ở các lớp 10A6 và 10A7 cao hơn lớp 10A4, 10A5. Và điều đáng nói nữa là học sinh lớp 10A4,10A5 có điểm tuyển sinh đầu vào cao hơn hai lớp 10A6, 10A7.
	Từ thực tế trên, tôi nghĩ rằng khai thác “kênh hình” có hiệu quả có thể giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn, tạo hứng thú học tập, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức và rèn luyện một số kỹ năng học tập bộ môn để có kết quả học tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia trong tương lai.
Khai thác có hiệu quả “kênh hình” trong giảng dạy sẽ góp phần đổi mới cách dạy và học Lịch sử. Tạo hứng thú học tập bộ môn ở học sinh. Học sinh còn được rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết của bộ môn. Từ đó nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử. Khi thực hiện sáng kiến này trong thực tế sẽ mang lại những lợi ích thiết thực như sau:
	Về phía giáo viên:
	- Bồi dưỡng chuyên môn.
	- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm.
	- Phát triển năng năng vận dụng và các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy
	Về phía học sinh:
	- Tích cực, chủ động trong học tập.
	- Rèn luyện một số kỹ năng học tập bộ môn như: quan sát, miêu tả, phân tích, tổng hợp.
	- Tự tin khi thuyết trình trước đám đông.
	- Tạo biểu tượng lịch sử, giúp học sinh dễ học, dễ nhớ kiến thức.
	- Phát triển kỹ năng tự học, sáng tạo, hợp tác trong học tập, vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn 
	Thông qua đó, tạo được hứng thú học tập ở học sinh với bộ môn Lịch sử.
11. Danh sách những tổ chức đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
Số TT
Tên tổ chức
Địa chỉ
Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Lớp: 10A4, 10A5, 10A6,10A7
THPT Hai Bà Trưng
Môn Lịch sử lớp 10 (ban Cơ bản) phần Lịch sử thế giới Cận đại.
............., ngày.....tháng......năm......
 Thủ trưởng đơn vị
Phúc Yên, ngày 19 tháng 2 năm 2020
 Tác giả sáng kiến
	Ngô Thị Hòa
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Ma trận đề kiểm tra 15 phút
(Sử dụng để đánh giá kết quả sau thực nghiệm)
Chủ đề/Nội dung
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cảm ứng ở thực vật
2 câu
3 câu
3 câu
2 câu
10 câu
Tổng điểm
2 điểm
3 điểm
3 điểm
2 điểm
10 điểm
Phụ lục 2. Đề kiểm tra 15 phút
(Sử dụng để đánh giá kết quả sau bài dạy thực nghiệm)
Câu 1. Cuối thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế nước Pháp có đặc điểm gì nổi bật?
A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu
B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển
C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều
D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước
Câu 2. Ba đẳng cấp xã hội Pháp trước cách mạng gồm
A. Quý tộc, tư sản và công nhân
B. Quý tộc, tư sản và nông dân
C. Quý tộc, tăng lữ và nông dân
D. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba
Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của các đẳng cấp Quý tộc và Tăng lữ?
A. Chiếm đa số trong dân cư
B. Được hưởng được mọi đặc quyền, đặc lợi không phải nộp thuế
C. Giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội
D. Muốn duy trì quyền lực cũng như củng cố chế độ phong kiến
Câu 4. Giai cấp có tiềm lực kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị trong Đẳng cấp thứ ba là
A. Tư sản và tiểu tư sản
B. Thị dân
C. Tư sản
D. Nông dân
Câu 5. Vai trò của trào lưu Triết học Ánh sáng là gì?
A. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ
B. Lên án chế độ TBCN, đưa ra lí thuyết về xây dựng nhà nước XHCN
C. Lên án chế độ phong kiến, cũng như những mặt trái của CNTB
D. Đề cao chế độ phong kiến, lên án chế độ TBCN
Câu 6. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp trước cách mạng là
A. Mâu thuẫn giữa tư sản với quý tộc phong kiến
B. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ và Quý tộc
C. Mâu thuẫn giữa các lực lượng tiến bộ trong xã hội với chế độ phong kiến
D. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc, tăng lữ
Câu 7. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là
A. Nền kinh tế TBCN ra đời nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm
B. Chế độ phong kiến Pháp tồn tại lâu đời và ngày càng khủng hoảng
C. Mâu thuẫn trong xã hội Pháp hết sức sâu sắc, nhất là mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến
D. Nước Anh tư sản là tấm gương cổ vũ tư sản Pháp làm cách mạng
Câu 8. Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là
A. Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp
B. Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp
C. Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới
D. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng
Câu 9. Ý không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là
A. Đề cao vai trò của các nhà Triết học Ánh sáng
B. Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người
C. Khẳng định chủ quyền của nhân dân
D. Tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
Câu 10. Hành động phản bội Tổ quốc của vua Lui XVI thể hiện thông qua việc
A. Xúi giục bọn phản động nổi loạn
B. Câu kết với phong kiến nước ngoài chuẩn bị tấn công nước Pháp
C. Âm mưu khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến
D. Phê chuẩn Hiến pháp
Phụ lục 3. Đáp án đề kiểm tra 15 phút
(Sử dụng để đánh giá kết quả sau thực nghiệm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
D
A
C
A
B
C
D
A
B
Phụ lục 4. Một số hoạt động của giáo viên và học sinh
Học sinh miêu tả tranh ảnh lịch sử
Học sinh trình bày trên lược đồ
Theo dõi phim tư liệu
Thảo luận nhóm
Giáo viên miêu tả tranh ảnh lịch sử
Làm bài kiểm tra
TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, NXB Giáo Dục, năm 2008.
2. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Lịch sử lớp 10, NXB Giáo dục, năm 2006.
3. Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa trung học cơ sở (phần lịch sử thế giới), NXB Giáo dục, 2007.
4. Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, NXB Đại học Sư phạm, 2015.
5. Trang Goolgle: Các tranh ảnh lược đồ, các bài báo trên Internet

File đính kèm:

  • docxskkn_khai_thac_kenh_hinh_de_tao_hung_thu_hoc_tap_mon_lich_su.docx
Sáng Kiến Liên Quan