SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức lí luận văn học để giải quyết các yêu cầu của đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn

Nội dung và hình thức trong văn bản văn học

2.1. Các khái niệm về nội dung văn bản văn học

2.1.1. Đề tài

Đề tài là phạm vi cuộc sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.

2.1.2. Chủ đề

- Chủ đề là nội dung cuộc sống được nêu ra trong tác phẩm. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

- Một văn bản có thể có nhiều chủ đề. Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản, cũng như không phụ thuộc vào việc chọn đề tài. Có những văn bản rất ngắn, đề tài lại rất hẹp nhưng chủ đề đặt ra lại hết sức lớn lao (chẳng hạn bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương)

2.1.3. Cảm hứng nghệ thuật

Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu trong văn bản.

2.1.4. Tư tưởng

Tư tưởng của văn bản là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản văn học.

 

docx54 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức lí luận văn học để giải quyết các yêu cầu của đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm của con người. Do vậy phải xuất phát từ tình cảm chân thực.
- Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo (Thơ phát khởi từ trong lòng người ta hay Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần). Nhà văn phải là người sống sâu sắc với cuộc đời, với nhiều số phận, cảnh ngộ, phải hòa với cuộc đời và viết văn vì cuộc đời, luôn giữ cho cái tâm trong sáng.
- Từ phía tâm lí tiếp nhận của độc giả: Độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành của nhà văn. Chỉ những trang viết như thế mới có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. Tác phẩm của nhà văn sẽ làm cho tâm hồn người đọc thêm trong sáng, phong phú.
- Ý kiến của Sê-khốp không có nghĩa là phủ nhận những phẩm chất khác của người nghệ sĩ mà  muốn nhấn mạnh và đề cao tình cảm nhân đạo như là yếu tố đầu tiên không thể thiếu của người nghệ sĩ. (Chú ý cách nói phải có chứ không phải chỉ có).
3. Chứng minh.
Học sinh chọn một vài tác phẩm, phân tích làm nổi bật tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả. Tập trung vào những biểu hiện cơ bản:
3.1. Tố cáo tội ác của các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người
- Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tố cáo thế lực phong kiến chà đạp lên nhân phẩm của Thúy Kiều, bán con người thành thứ hàng hóa để trao đổi, mua bán (dẫn chứng - phân tích ).
- Chí Phèo lên án chế độ phong kiến tước đoạt quyền được sống lương thiện của con người (dẫn chứng-phân tích ).
- Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài lên án hai thế lực ở miền núi là cường quyền và thần quyền đã bóp nghẹt quyền sống của biết bao người lao động như Mị và A Phủ (dẫn chứng - phân tích ).
  3.2. Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người : 
 Qua những tác phẩm của mình , nhà văn đã hết lòng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của con người thông qua các nhân vật trong tác phẩm  :
- Thúy Kiều không chỉ là cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn có những đức tính tốt đẹp như hiếu thảo, trọng tình, chung thủy...(dẫn chứng-phân tích )
- Chí Phèo là con người có bản tính lương thiện nên cuối cùng cũng trở về với bản chất lương thiện của mình (dẫn chứng-phân tích ).
- Tràng, bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân là những con người nhân hậu (dẫn chứng-phân tích )
- Người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có một tình thương yêu vô bờ bến đối với những đứa con: thương con, yêu con, chị chấp nhận tất cả. Mỗi lần chồng đánh, chị xin chồng lên bờ mà đánh để những đứa con không phải chứng kiến, không bị tổn thương về tinh thần. Chị không muốn li dị với chồng cũng bởi thương con vì “Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba , để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con () Phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Và ít ai ngờ rằng, niềm vui lớn nhất của chị là “lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”.
  3.3. Thể hiện những ước mơ , khát khao hạnh phúc, khát vọng vươn lên của họ:
- Chí Phèo khao khát được sống lương thiện .
- Mị trong Vợ chồng A Phủ khao khát sống, khao khát tự do, bừng dậy một sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân và khi quyết định cởi trói cho A Phủ.
- Vợ nhặt : Kim Lân đã thắp lên trong các nhân vật niềm hi vọng về một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn. Sống giữa không khí đói khát, chết chóc bủa vây nhưng bà cụ Tứ vẫn có một niềm tin mãnh liệt vào tương lai “may ra ông giời cho khá”, “không ai giàu ba họ, khó ba đời” và mọi người trong cái gia đình nhỏ bé ấy vẫn hăm hở thu dọn nhà cửa cho gọn gàng, sạch sẽ.
3.4. Các tác giả miêu tả, thể hiện những điều trên bằng một thái độ cảm thông, bằng tình cảm yêu thương, xót xa, bênh vực.
- Nguyễn Du như hòa vào nỗi đau của Thúy Kiều :
                                   - Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau
                                   - Đã cho lấy chữ hồng nhan 
                                   - Đau đớn thay .
- Giọng điệu Tô Hoài như hòa vào dòng tâm tư của Mị trong đêm tình mùa xuân
-> Phơi bày, tố cáo tội ác tàn bạo của bọn thống trị, nói lên nỗi khổ, đòi quyền sống cho những người lao động, những con người yếu đuối cái nhìn của các nhà văn rõ ràng không phải là cái nhìn thương hại, mỗi câu văn của họ viết ra không phải để bố thí tình thương cho những kiếp người bất hạnh. Ta đọc được trong đó niềm cảm thông, yêu thương, xót xa đến tê tái cõi lòng của mỗi trái tim nghệ sĩ. Nếu không thấu hiểu, không đồng cảm sâu xa thì không bao giờ họ sáng tạo được những tác phẩm chân thực như thế.
4. Mở rộng, nâng cao.
- T.Sêkhôp hoàn toàn có lí khi đề cao phẩm chất nhân đạo của nhà văn.
- Lí do:
+ Tác phẩm văn học chân chính phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc , chứa đựng niềm vui , nỗi khổ của con người .
+ Một trong những chức năng quan trọng của văn học là giáo dục, là cứu vớt con người. Do đó, phải xuất phát từ tình cảm chân thực.
+ Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo.
+ Về phía người tiếp nhận: cũng luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành.
Đề 8: Bàn về thơ, nhà thơ Ấn Độ R.Tagore viết:
“Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”.
Anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 11.
1. Giải thích.
- Nụ cười và nước mắt: là những trạng thái cảm xúc của tâm hồn, là niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ Đó là những cung bậc, sắc thái phong phú đa dạng của tâm hồn, là biểu hiện của thế giới “bên trong” con người.
- Phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong: là cảm xúc đã đến độ chín, cao hơn, là sự thống nhất giữa cảm xúc và lí trí, giữa tư tưởng và tình cảm của nhà thơ. Thơ là tình nhưng không phải là những cảm xúc hời hợt mà là lí trí đã chín muồi, nhuần nhuyễn. Bài thơ nào cũng gói ghém bên trong một chiều sâu suy nghĩ, tư tưởng, chứa đựng ít nhiều chân lí của cuộc đời.
=> Câu nói của Tagore đã nêu chính xác bản chất, đặc trưng của thơ là sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc mãnh liệt đã được ý thức, được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ của nhà thơ.
2. Bàn luận: Lí giải vì sao thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong:
- Vì văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, phản ánh cuộc sống trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, không phải đơn giản là mô phỏng, sao chép, miêu tả sự vật bên ngoài, các sự kiện xảy ra mà là sự tái tạo thông qua thế giới chủ quan của người nghệ sĩ.
- Do đặc trưng của thơ ca: Nói đến thơ là nói đến cảm xúc, nhà thơ tái hiện cuộc sống thông qua những rung động của chủ thể trữ tình, bằng những xúc cảm mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt ở đây không phải là những khóc cười ồn ào bên ngoài mà là sự rung động mãnh liệt ở bên trong, sự giày vò, chấn động trong tâm hồn. Nhà thơ phải sống rất sâu vào tâm hồn mình, lắng nghe các xao động, đau đớn, sướng vui với những xúc động nội tâm. Thiếu tình cảm mãnh liệt và sâu sắc thì sẽ không có thơ. Độ chín của cảm xúc nhà thơ làm nên chiều sâu của sự thể hiện cuộc sống và lay động tâm hồn người đọc.
3. Chứng minh.
Thí sinh cần lấy được dẫn chứng tiêu biểu (một số bài thơ đã học trong chương trình 11) và phân tích một cách thuyết phục để làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề nghị luận.
4. Mở rộng, nâng cao.
- Câu nói của R.Tagore đã nêu chính xác đặc trưng nội dung của thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức, là những rung động rất sâu ở bên trong tâm hồn nhà thơ, là tấc lòng, tư tưởng tình cảm mà thi sĩ kí thác, gửi gắm. Đó không phải là sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp mà là tình cảm nảy sinh từ những tiếp xúc với cuộc sống, là tình cảm được ý thức, được lắng lọc qua những xúc cảm thẩm mĩ, gắn liền với sự tự ý thức của nhà thơ về mình và cuộc đời.
- Thơ là kết quả của sự thăng hoa cảm xúc, là sự kết tinh vốn văn hoá, thể hiện cái nhìn về cuộc đời và biểu hiện những trạng thái xúc cảm của nhà thơ.
Tình cảm trong thơ phải là tình cảm lớn, cao đẹp, cao thượng, mang tư tưởng sâu sắc, thấm nhuần chất nhân văn, mang giá trị Chân- Thiện- Mĩ thì thơ mới có sức vang động trong lòng người, tạo nên sức sống lâu bền.
- Ý kiến của Tagore mới chỉ nhấn mạnh đến đặc trưng nội dung của thơ là tình cảm đã được ý thức, mang đậm tính cá thể mà chưa đề cập đến đặc trưng hình thức của thơ. Thơ là tình đời, tình người ngân lên trong những âm vang ngôn ngữ, kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, nhịp điệu Sự hoàn thiện từ bên trong cần được biểu hiện bằng sự hoàn thiện của hình thức nghệ thuật để có thơ hay.
 Đề 9: Nghĩ về thơ, thi sĩ Hoàng Cầm từng khẳng định: “Âm điệu là cỗ xe chuyên chở điệu hồn thi phẩm.”
Hãy lắng nghe âm điệu ấy trong một số bài thơ mà anh/chị tâm đắc.
1. Giải thích.
- Âm điệu: là sự hòa điệu giữa cảm xúc thơ và tiết điệu ngôn ngữ, là dạng thức hết sức vi diệu của điệu hồn trong thơ. Cảm xúc được gợi ra từ nghệ thuật tổ chức các yếu tố: thể thơ, nhịp điệu, thanh điệu, vần điệu, giọng điệu
- Điệu hồn: chiều sâu xúc cảm, tinh thần của bài thơ.
=> Bằng cách nói khẳng định “chuyên chở”, Hoàng Cầm đã nhấn mạnh vai trò của của âm điệu trong thơ. Đây là phương tiện đắc lực trong việc thể hiện cảm xúc và linh hồn của bài thơ, cảm xúc hóa thân trong âm điệu thơ.
2. Bàn luận.
- Đặc trưng của thơ là trữ tình, nghiêng về biểu hiện thế giới chủ quan của con người với trạng thái tình cảm, rung động (thơ là tiếng lòng, là rung cảm mãnh liệt của nhà thơ trước cuộc sống)
- Nội dung cảm xúc trong thơ được thể hiện qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, hàm súc, giàu nhạc tính, cụ thể các yếu tố: thể thơ, nhịp điệu, vần điệu, thanh điệu, giọng điệu Đọc thơ, cảm được âm điệu coi như đã nhập được vào hồn thơ, chạm vào được “cõi thơ” thực sự. Trong thực tế, có rất nhiều bài thơ mà sức hấp dẫn, sức sống của nó trong lòng người đọc bắt đầu từ âm điệu.
3. Chứng minh: Lắng nghe âm điệu trong một số bài thơ tâm đắc
Thí sinh được tự do lựa chọn một vài thi phẩm mình tâm đắc để cảm nhận. Tuy nhiên cần tập trung vào những vấn đề chính sau:
- Các dấu hiệu nghệ thuật thuộc âm điệu bài thơ: từ thể thơ đến thanh điệu, nhịp điệu, vần điệu, giọng điệu, khoảng lặng ngôn từ Mỗi thi phẩm có một âm điệu riêng với cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật đó một cách đặc biệt.
- Cảm nhận rõ ý nghĩa của âm điệu trong việc bộc lộ cảm xúc, chiều sâu tư tưởng của thi phẩm:
+ Tạo nên sự hấp dẫn cho bài thơ về mặt nghệ thuật, đặc biệt là âm vang của lời thơ.
+ Dẫn dắt, hòa điệu tâm hồn người đọc vào thế giới cảm xúc lắng sâu cùng điệu hồn thi phẩm.
4. Mở rộng, nâng cao.
– Ý kiến của thi sĩ Hoàng Cầm giúp ta nhận thức sâu sắc vai trò của âm điệu trong thơ. Chỉ khi bài thơ là kết quả của sự rung động mãnh liệt và sự sáng tạo độc đáo trong cách tổ chức ngôn từ thì âm điệu thơ mới trở nên ngân vang. Như thế, âm điệu đã trở thành tín hiệu thẩm mĩ quan trọng của bài thơ.
– Ý kiến ấy không chỉ có ý nghĩa với người sáng tác mà còn là sự định hướng, gợi mở cho người tiếp nhận, đọc thơ, cần “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”, cần nắm bắt âm điệu thơ để đến được điệu hồn thi phẩm.
– Từ phương diện âm điệu, có thể thấy được thực tài, thực tâm của người nghệ sĩ, đó cũng là một yêu cầu để thi phẩm có sức sống lâu bền trong lòng người đọc.
Đề 10: “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay” (Xuân Diệu).
Trình bày suy nghĩ của anh, chị về nhận định trên. Phân tích một vài bài thơ giai đoạn 1930-1945 (lớp 11) để làm sáng tỏ quan điểm của mình về vấn đề này.
1. Giải thích
- Ý kiến của Xuân Diệu đã nêu lên một cách khái quát những yêu cầu cơ bản của người đọc thơ đối với thơ ca.
+ Nguồn gốc của thơ ca: thơ phải xuất phát từ thực tại.
Thơ được sinh ra từ trong hiện thực cuộc đời, cái đẹp trong thơ phải mang dấu ấn của cái đẹp trong sự thật đời sống.
+ Nội dung của thơ ca phải thể hiện một tâm hồn, một trí tuệ.
Thơ ca phải thể hiện được tình cảm và tư tưởng của thi nhân để rồi đưa tình cảm, tư tưởng đó đến với mỗi người đọc. Thơ ca chính là tiếng nói của một cái tôi cá nhân với cuộc đời.
+ Nghệ thuật sáng tạo thơ ca càng cá thể, càng độc đáo càng hay.
Thơ ca phải mang dấu ấn sáng tạo và thể hiện phong cách nghệ thuật riêng biệt của thi nhân.
- Tóm lại, đối với Xuân Diệu, một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thể hiện những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật để đem lại giá trị thẩm mỹ.
2. Bàn luận
- Cuộc sống là điểm xuất phát (là đề tài vô tận, gợi nhiều cảm xúc phong phú  ), là đối tượng khám phá chủ yếu và cũng là cái đích cuối cùng của thơ ca nghệ thuật. Thơ ca nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với đời sống xã hội. Những giá trị nghệ thuật chân chính xưa nay đều là những sáng tác bắt rễ sâu xa trong mảnh đất thực tế của thời đại mình. Thơ ca chỉ có ý nghĩa thẩm mỹ, chỉ chinh phục trái tim người đọc khi thể hiện những vấn đề, những cảm xúc mà con người hằng quan tâm, trăn trở. Nếu thơ ca không bắt nguồn từ hiện thực, xa rời cuộc đời, thoát ly thực tại, thơ ca sẽ không thể đến với người đọc, không thể tồn tại trong cuộc đời, khi ấy thơ ca đã tự đánh mất chức năng cao quý nghệ thuật vị nhân sinh của mình.
- Vẻ đẹp của thơ ca trước hết thể hiện ở những tư tưởng, tình cảm mà tác phẩm hàm chứa. Không có chất liệu đời sống thì không làm nên nội dung và giá trị của tác phẩm. Nhưng  sự việc đời sống mà không âm vang vào tâm hồn, không lay động sâu xa cảm xúc của người nghệ sĩ thì không thể hóa thân thành cái đẹp của nghệ thuật. Chính vì vậy cần thấy rằng thơ ca là cuộc đời nhưng đó không phải là sự sao chép máy móc mà phải được cảm nhận và thanh lọc qua tâm hồn, trí tuệ của thi nhân để thành thơ. Thơ ca là hình ảnh của đời sống tươi nguyên được tái hiện qua lăng kính tình cảm của người nghệ sĩ. Vì vậy nếu thơ không có tư tưởng, tình cảm thì đó chỉ là những lời sáo rỗng, nhạt nhẽo, vô vị, tầm thường, chỉ là trò làm xiếc ngôn từ vụng về chẳng thể đánh lừa được người đọc.
- Vẻ đẹp của thơ ca còn cần được đánh giá ở hình thức thể hiện. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Vì vậy, thơ ca cũng đòi hỏi nhà thơ phải in dấu tâm hồn, trí tuệ mình vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay. Nhờ khả năng sáng tạo tuyệt vời mà các thi nhân luôn tìm ra những cách nói mới về những điều đã cũ. Nếu không có sáng tạo, không có phong cách riêng thì tác phẩm và tác giả đó sẽ không thể tồn tại trong văn chương. Những sáng tạo về hình thức biểu hiện rất phong phú qua thể loại, cấu tứ tác phẩm, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ
3. Chứng minh
(Học sinh biết vận dụng, phân tích một số bài thơ giai đoạn 1930-1945 trong chương trình Ngữ văn 11 để chứng minh và bình luận về ý kiến của Xuân Diệu. )
4. Đánh giá, nâng cao.
- Ý kiến của Xuân Diệu đã thể hiện tiêu chuẩn để đánh giá một thi phẩm đích thực và giúp ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa to lớn của thơ ca đối với cuộc sống con người.
- Đây cũng là một quan điểm sáng tác định hướng cho mọi nhà thơ: thơ phải từ cuộc đời, hướng về cuộc đời, vẻ đẹp của một tác phẩm văn học phải kết hợp hài hòa cả nội dung và hình thức. Từ đó giúp nhà thơ có ý thức và trách nhiệm hơn trong quá trình sáng tạo thơ ca.
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
- Sáng kiến được áp dụng với nhiều đối tượng học sinh: Lớp 10, 11, 12; trong quá trình ôn thi học sinh giỏi và ôn thi THPT Quốc gia.
- Việc trang bị cho học sinh những vấn đề cơ bản của lí luận và hướng dẫn các em cách làm bài có dạng đề lí luận là vô cùng cần thiết, nhằm khắc phục nhược điểm bài văn thiếu chiều sâu, để từ đó học sinh cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học, đánh giá một hiện tượng văn học sâu sắc và thuyết phục hơn.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Về phía giáo viên:
+ Phải có kiến thức chắc chắn về lí luận văn học.
+ Đầu tư soạn giáo án cẩn thận, chu đáo.
+ Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh trong các giờ học. Kiến thức lí luận được trang bị từ dễ đến khó, gắn lí thuyết và thực tiễn, có minh họa cụ thể để các em dễ nhớ, dễ hình dung.
+ Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. 
+ Giáo viên thường xuyên giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học hiệu quả. 
- Về phía học sinh:
+ Có ý thức tự giác, niềm say mê và thái độ học tập bộ môn nghiêm túc.
+ Có phương pháp học tập đúng đắn, sáng tạo: Chuẩn bị kĩ bài học theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn soạn bài, đầu tư thời gian để tìm tòi và trau dồi kiến thức qua nhiều nguồn tư liệu, phát huy khả năng tư duy trong giờ học dưới sự định hướng của giáo viên.
+ Chịu khó rèn kĩ năng viết bài qua các dạng đề cụ thể.
+ Nâng cao năng lực cảm thụ văn học.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Giáo viên và học sinh được trang bị những kiến thức lí luận văn học cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi ở các trường THPT.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến:
	Có học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2017 - 2018 và học sinh đạt giải vượt cấp trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2018 - 2019.
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
Tên tổ chức/ 
cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
2
Lớp 10
Lớp 11
THPT Nguyễn Thái Học
THPT Nguyễn Thái Học
 Bồi dưỡng đội tuyển tham gia kì thi chọn HSG cấp Tỉnh.
 Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 2 năm 2019
 Thủ trưởng đơn vị
 Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 1 năm 2019
 Tác giả sáng kiến
 Nguyễn Thị Tuyết Nhung
MỤC LỤC
1. LỜI GIỚI THIỆU	1
2. TÊN SÁNG KIẾN	2
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN	2
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN	2
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN	2
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU	2
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN	2
I. Những kiến thức lí luận văn học cần bồi dưỡng cho học sinh
1. Giá trị văn học và tiếp nhận văn học	
2. Nội dung và hình thức trong văn bản văn học 	
3. Văn học - Nghệ thuật ngôn từ	
4. Phong cách văn học	
5. Một số thể loại văn học: Thơ, truyện	
6. Một số khái niệm cần nắm vững	
II. Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức lí luận để giải quyết yêu cầu của đề thi học sinh giỏi.
1. Phương pháp làm bài	
2. Một số lưu ý	
III. Một số đề minh họa cách thức triển khai vấn đề.	
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT	
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN	
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN THU ĐƯỢC	
11. DANH SÁCH TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN THAM GIA ÁP DỤNG THỬ	
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hữu Châu (1990), Một số luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các tác phẩm văn học. Tạp chí ngôn ngữ, số 2, 1990.
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên 2011), Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Phương Lựu (Chủ biên), Lí luận văn học. NXB Giáo dục Việt Nam, 2002.
4. Đỗ Ngọc Thống, Tài liệu chuyên Văn, Tập I, II, III. NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.
5. Hà Bình Trị, Những bài văn đạt giải Quốc gia. NXB Giáo dục 2003.
6. Nhiều tác giả, Chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng Ngữ văn 10, 11, 12. NXB Giáo dục, 2015.
 7. Ngữ Văn 10, 11, 12, NXB Giáo dục, 2007.
 8. Tài liệu tập huấn Đổi mới tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC 
LÍ LUẬN VĂN HỌC ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC YÊU CẦU
CỦA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Mã sáng kiến: 51
Mã trường: 05
Vĩnh Phúc, năm 2019
Vĩnh Phúc, năm 2018

File đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_van_dung_kien_thuc_li_luan_van_hoc_d.docx
Sáng Kiến Liên Quan