Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh học tốt văn bản qua phần đọc hiểu

1. Thuận lợi

- Giáo viên THCS nói chung và giáo viên ngữ văn nói riêng được sự quan tâm của các cấp lảnh đạo, được quyền tự chủ về kế hoạch giảng dạy

- Nhà trường có thư viện mở cửa thường xuyên

- Nhân viên thư viên hoặc giáo viên hàng tuần- tháng giới thiệu sách mới

 - Đối với tâm lí lứa tuổi, học sinh THCS có một số thuận lợi hơn so với học sinh tiểu học khi tiếp nhận và cảm thụ văn học.

 + Khả năng cảm nhận và tiếp nhận văn học nhanh hơn.

 + Khả năng liên tưởng, tưởng tượng linh hoạt và lô gíc hơn.

 + Khả năng ghi nhớ và tái hiện hình tượng văn học vững bền hơn.

 + Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ lưu loát nhanh hơn.

 + Vốn từ phong phú hơn.

 + Hoạt động đọc tìm tòi, khám phá tác phẩm hứng thú, tích cực hơn.

2. Khó khăn:

 Do học sinh ở địa phương tôi làm việc thuộc vùng sâu, vùng xa nên các em chỉ có nhận thức là học biết chữ là được sau này không cần học cao để làm gì. Học xong về tiếp gia đình làm vuông thế là xong, nên ý thức học của học sinh rất hạn chế. Vã lại môn ngữ văn không còn là “điểm đến” hấp dẫn với các em học sinh và phụ huynh như các môn Toán, Lý, Hoá, Anh . Điều đó phần nào nói lên được những khó khăn mà chúng tôi phải gánh vác. Đối với các em việc tiếp thu kiến thức các môn học đã khó, chứ chưa nói đến học tốt môn Ngữ văn. Một môn học trừu tượng, khó hiểu. Hơn nữa đối với học sinh THCS nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 6. Các em mới chập chững bước từ cấp Tiểu học lên, phương pháp học tập hoàn toàn mới lạ, nhiều em khi giáo viên gọi đọc bài còn phải đánh vần từng chữ, một cách khó khăn, chứ chưa nói đến kĩ năng hiểu văn bản.

 Trước thực trạng ấy, để giúp cho các em học tốt hơn môn ngữ văn nói chung và có kĩ năng “đọc để hiểu văn bản nói riêng’’và giúp các em tìm ra niềm vui khi học Ngữ văn. Tôi xin trình bày một biện pháp của bản thân giúp các em học tốt môn văn hơn qua biện pháp đọc hiểu văn bản.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh học tốt văn bản qua phần đọc hiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP GIÚP HOC SINH HỌC TỐT VĂN BẢN
 QUA PHẦN ĐỌC HIỂU
 Phan Thị Song Thương
 Giáo viên trường THCS Phong Thạnh Tây
ĐẶT VẤN ĐỀ
 “Văn học là nhân học” văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người, nó không chỉ là bức tranh nghệ thuật phản ảnh cuộc sống mà còn là môn học chủ đạo góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách và kỹ năng sống cho các học sinh thông qua các văn bản trong chương trình sách giáo khoa. Vì vậy việc day - học văn bản trong nhà trường là vô cùng quan trọng bởi văn học không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh mà còn hướng các em cảm nhận được giá trị của chân - thiện - mỹ. Để điều đó đạt được kết quả tốt trước hết người học cần có năng lực đọc, cảm thụ văn bản, bởi từ đọc hiểu văn bản học sinh có thể trực tiếp cảm nhận được giá trị của văn học, cảm nhận đước tư tưởng và cảm xúc hay những thông điệp mà tác giả muốn gởi gắm qua văn bản. Đó cũng chính là con đường duy nhất để học sinh đến với giá trị thẩm mĩ của văn chương. Nhận thức được điều đó nên tôi đúc rút làm kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng day, và tôi đã thực hiện thấy có hiệu quả . Đó là lí do hôm nay tôi trình bày * Cách đọc này có thể hiểu là đọ pháp này. “Biện pháp giúp học sinh học tốt văn bản qua phần đọc hiểu” biên pháp mà tôi đã và đang thực hiện
THỰC TRẠNG
 Hình thành năng lực người học nói chung và năng lực đọc - hiểu văn bản trong môn ngữ văn nói riêng là nhiệm vụ hàng đầu của môn học. Để hình thành được năng lực đọc hiểu cho học sinh là một việc không hề đơn giản, nó đòi hỏi cả người dạy và người học không ngừng nổ lực trong một thời gian dài. Vì văn bản đọc hiểu trong chương trình chiếm một số lượng lớn, kiến thức đọc hiểu rộng , thể loại phong phú , thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt ngày nay trong các kì thi kiểm tra, học sinh phải tự mình xác định và trả lời các câu hỏi thể hiện năng lực đọc -hiểu mà không có sự hướng dẩn của giáo viên nên hầu như các em làm chưa tốt, thậm chí có em làm không được. Vì vậy tôi thức hiện biện pháp này “Biện pháp giúp học sinh học tốt văn bản qua phần đọc hiểu” nhằn giúp các em đọc hiểu văn bản được tốt hơn. Khi tôi thực hiện tôi có được một số thuận lợi cũng như gặp một số khó khăn như sau:
1. Thuận lợi
- Giáo viên THCS nói chung và giáo viên ngữ văn nói riêng được sự quan tâm của các cấp lảnh đạo, được quyền tự chủ về kế hoạch giảng dạy
- Nhà trường có thư viện mở cửa thường xuyên 
- Nhân viên thư viên hoặc giáo viên hàng tuần- tháng giới thiệu sách mới 
 - Đối với tâm lí lứa tuổi, học sinh THCS có một số thuận lợi hơn so với học sinh tiểu học khi tiếp nhận và cảm thụ văn học.
 + Khả năng cảm nhận và tiếp nhận văn học nhanh hơn.
 + Khả năng liên tưởng, tưởng tượng linh hoạt và lô gíc hơn.
 + Khả năng ghi nhớ và tái hiện hình tượng văn học vững bền hơn.
 + Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ lưu loát nhanh hơn.
 + Vốn từ phong phú hơn.
 + Hoạt động đọc tìm tòi, khám phá tác phẩm hứng thú, tích cực hơn.
2. Khó khăn:
 Do học sinh ở địa phương tôi làm việc thuộc vùng sâu, vùng xa nên các em chỉ có nhận thức là học biết chữ là được sau này không cần học cao để làm gì. Học xong về tiếp gia đình làm vuông thế là xong, nên ý thức học của học sinh rất hạn chế. Vã lại môn ngữ văn không còn là “điểm đến” hấp dẫn với các em học sinh và phụ huynh như các môn Toán, Lý, Hoá, Anh . Điều đó phần nào nói lên được những khó khăn mà chúng tôi phải gánh vác. Đối với các em việc tiếp thu kiến thức các môn học đã khó, chứ chưa nói đến học tốt môn Ngữ văn. Một môn học trừu tượng, khó hiểu. Hơn nữa đối với học sinh THCS nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 6. Các em mới chập chững bước từ cấp Tiểu học lên, phương pháp học tập hoàn toàn mới lạ, nhiều em khi giáo viên gọi đọc bài còn phải đánh vần từng chữ, một cách khó khăn, chứ chưa nói đến kĩ năng hiểu văn bản... 
 Trước thực trạng ấy, để giúp cho các em học tốt hơn môn ngữ văn nói chung và có kĩ năng “đọc để hiểu văn bản nói riêng’’và giúp các em tìm ra niềm vui khi học Ngữ văn. Tôi xin trình bày một biện pháp của bản thân giúp các em học tốt môn văn hơn qua biện pháp đọc hiểu văn bản.
 III. BIỆN PHÁP THỨC HIỆN
 Theo Chu Quang Tiềm “Học vấn không phải là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn” Để cho học sinh nhận thức được giá trị của việc đọc sách thì giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh cách đọc hiểu (phương pháp đọc) Đọc như thế nào thì có hiệu quả ? Đọc để làm gì? Sau đây là một số bước tôi đã áp dụng cho học sinh lớp 6 cũng như các lớp khác ở THCS Phong Thạnh Tây.
 Bước 1: Hướng dẩn học sinh phải đọc trước ở nhà.
 Trước khi học ở lớp giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc trước ở nhà. 
* Cách đọc:
 - Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do”.
 - Đọc không thành tiếng, nếu đọc thành tiếng sẽ khiến chúng ta đọc nhanh, đọc lướt qua. 
 - Đọc không lùi lại, dù khó đến đâu. Chỉ khi đọc xong và dành thời gian suy ngẫm về những điều đã đọc. Đọc lại sau đó sẽ hiểu rõ hơn về tác phẩm.
 - Đọc hiểu thông tin theo từng khối thuật toán tích hợp, đọc nhớ nội dung thông tin của từng khối, từng phần sau đó thống nhất lại.
- Đọc tập trung tư tưởng cao độ khi đọc. Vì khi ta tập trung cao độ để đọc thì việc tiếp nhận kiến thức sẽ rất hiệu quả.
- Đối với những em ngại đọc, sợ đọc, không muốn đọc thì giáo viên giao nhiện vụ cụ thể.
- Đối với học sinh nếu đọc trước tác phẩm ở nhà sẽ giúp các em học rất tốt ở tiết học trên lớp.
* Cách đọc này có thể hiểu là đọc thầm, đọc để nhận biết và trả lời những thông tin khi cần thiết, vận dụng vào các bài kiểm tra .
 Bước 2: Trên lớp. 
Giới thiệu văn bản: Sau khi đã tìm hiêu xong phần tác giả, tác phẩn, giáo viên cần gây sự chú ý, tò mò cho học sinh để các em có hướng, theo dõi, tìm tòi, khám phá . Trông văn bản này tác giả viết cái, về ai, mục đích gì? 
Hướng dẫn cách đọc cho học sinh: 
Tùy thuộc vào văn bản mà giáo viên có cách hướng dẫn học sinh đọc cho phù hợp
 1. Trước tiên, học sinh phải đạt yêu cầu tối thiểu là “Đọc đúng”: Đọc đúng là đọc rõ ràng, không chỉ đúng về ngôn từ mà còn đòi hỏi về nhịp điệu.
 Ví dụ: khi đọc câu tứa đề Con Rồng Cháu Tiên ngắt nhịp 2/2 nhưng có em lại ngắt 3/1 thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi. Các câu văn “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng (chong) lớn (lơn) lắm. Chẵng bao lâu tôi đã trỡ thành một chàng dế (dê)  trong văn bản Bài Học Đường Đời Đầu Tiên lớp 6 tập 2. chỉ sai một lỗi nghĩa cả câu văn (đoạn) sẽ thay đổi, hay đọc thơ cũng thế. Khi ta đọc câu thơ “Đã bấy lâu nay bác tới nhà “ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến (văn7 tập 1) nếu ta ngắt nhịp 3/4 hay 4/ 3, thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi hoàn toàn.
 2. Đọc hay: Đọc hay là thể hiện được cảm xúc qua tác phẩm, tức là giọng điệu văn học, lên xuống nhịp nhàng . 
 Ví dụ: Khi đọc bài thơ thì đúng nhịp, nhấn nhá nhanh- chậm . khi đọc văn xuôi thì nhận biết giữa lời của người kể chuyện hay lời thoại của nhân vật
 3. Đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm là cấp độ cao nhất, khó nhất của việc đọc, như là đọc được cảm xúc, tâm tư của nhà văn gửi vào tác phẩm, giúp bồi đắp, học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của thế giới quanh ta.
 ví dụ: ngoài những yêu cầu của đọc hay thì phải thể hiện được tâm trạnh ,thái đội của nhân vât hay người kể chuyện như khi đọc văn bản bản Bài Học Đường Đời Đầu Tiên lớp 6 tập 2. Thì phải thể hiện đươc thái độ hóng hách ban đầu của Dế Mèm. Và tâm trạng ân hận của nó sau khi gây ra cái chết cho Dế choắt
 4. Đọc phân vai như: Giáo viên cho học sinh nhận vai các nhân vật và quan sát học sinh để nhận biết được những giọng đọc tốt, truyền cảm, phù hợp với nhân vật để giúp tiết học được suôn sẻ, truyền đạt, khơi gợi ý thức học của học sinh hơn. Ví dụ khi học vb Sọ dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Ông lão đánh cá và con cá vàng,ở lớp 6
c) Giáo viên đọc mẫu. 
d) Gọi học sinh đọc: Nếu là một văn bản ngắn thì ta nên chọn một học sinh có khiếu đọc tốt ( đúng, hay, to, rõ) nhằm đưa lớp học vào thế giới cuả tác phẩm, vì học sinh đọc tốt sẽ gây chú ý cho học sinh khác hơn, dễ dàng tiếp thu văn bản hơn. Nếu đó là một văn bản dài, ta có thể gọi xen kẽ các học sinh với nhau, giữa những bạn tốt với những bạn chưa tốt, yếu lại với nhau. Nếu học sinh thường ngày đọc yếu nhưng hôm nay đọc tốt hơn thì giáo viên cần phải khen ngợi, khuyến khích đọc ở nhà, luyện đọc nhiều hơn, Nếu vẫn còn yếu thì giáo viên sửa chữa và hướng dẫn nhẹ nhàng cho các em hiểu rõ những lỗi sai và cách khắc phục nó
 - Sau khi học sinh đọc xong một hoặc 2 lần, giáo viên đặt một số câu hỏi đơn giản như những từ ngữ cần giải thích ở phần chú thích hay những câu hỏi như: Văn bản có bao nhiêu nhân vật, kể về việc gì, Tuy đơn giản nhưng có thể giúp các em nhớ lâu hơn.
* Cách đọc này có thể hiểu là đọc thành tiếng trước đám đông.
 Ví dụ vận dụng phương pháp đọc bài thơ Lượm của Tố Hữu (lớp 6)
- Bước 1: Hướng dẫn HS đọc- hiểu bài thơ.
- Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ giao tiếp giữa tác giả với đối tượng được nói trong bài thơ, giữa tác giả với độc giả, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp.
- Bước 3: Hướng dẫn HS cách lựa chọn ngôn ngữ đọc phù hợp với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp; hóa thân vào tác giả, nhân vật để hiểu được tâm tư, tình cảm, điều mà tác giả và nhân vật muốn nói qua tác phẩm.( Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. bộc lộ tâm tình. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”, sự hi sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm)
Bài thơ có 15 khổ (đoạn)
Đoạn 1 đọc theo giọng kể chận rải
Đoạn 2,3 đọc tiết tấu nhanh hơn đoạn 1
Đoạn 4 đọc giọng đối thoại vui tươi- hồn nhiên
Đoạn 5 đọc 2 câu đầu giọng kể, 2 câu sau chậm rãi, ngừng nghĩ
Đoạn 6 đọc 3 câu đầu giọng kể, câu cuối giọng trầm-chậm chuẩn bị tâm thế xúc động
Đoạn 7 có 2 giòng mỗi giòng 2 chữ biểu lộ sự đau xót lắng động (nhịp 1/1)
Đoạn 8,9,10 đọc giọng kể , hội tưởng chận rãi (nhịp 2/1/1) dứt khoát
Đoạn 11 đọc chậm hội tưởng (nhịp 1/1/2)
Đoạn 12 đọc chậm giòng bồi hồi câu cuối ngừng nghĩ lâu hơn
Đoạn 13 câu “ Lượm ơi còn không” (nhịp 2/2) giọng trầm, tha thiết câu cuối ngừng nghi lâu hơn
Đoạn 14,15 đọc giọng vui tươi, tái hiện hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh,với ý nghĩa khẳng định Lượm đã hi sinh nhưng bất tữ trong lòng mọi người. 
Bước 4. Giáo viên đọc mẫu. 
Bước 5. Gọi học sinh đọc:
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
 Đọc văn bản là một trong những mục trong tiết giảng văn giúp học sinh nắm được nội dung chính của tác phẩm trước khi tìm hiểu tác phẩm. Mặc dù là một mục nhỏ và có từ lâu (từ khi dạy tác phẩm văn học) nhưng nó không cũ trái lại hoàn toàn mới lạ đối với học sinh lớp 6. Vì đa số học sinh đọc với hình thức đọc cho có đọc, còn khi giáo viên yêu cầu tóm tắt thì đa số lắc đầu, bó tay. Chính vì lẽ đó tôi đã đưa ra giải pháp giúp học sinh học tốt văn bản qua phần đọc hiểu đối với học sinh lớp 6. Để học sinh đọc tác phẩm tốt, tạo hiệu quả cho việc đọc hiểu văn bản.
 Khi tôi áp dụng biện pháp tôi thấy tính hiệu quả và tính khả thi tương đối cao đó là
- Rèn được cho học sinh sự mạnh dạn, tự tin trước bạn bè.
- Học sinh đã chủ động đọc bài, đọc sách.
- Học sinh đã biết chọn đọc những đoạn văn bản minh hoạ cho các nhiện vụ học tập môt cách chính xác. Học sinh có năng lực phán đoán nhanh nhạy những ngữ liệu ngôn ngữ hiểu được mục đích của các văn bản, đăc biệt các em đã biết liên hệ giữa những điều có trong văn bản với thế giới bên ngoài.Trong những lời phát biểu những bài kiểm tra các em đã thực sự hiểu và vận dụng tác phẩm một cách linh hoạt 
- Kết quả rõ ràng nhất là trong các năm học gần đây tỉ lệ học sính đạt điểm trên trung bình môn ngữ văn cao. Không có học sinh kém về môn văn
- Kêt quả điểm trung bình môn Ngữ văn: năm học 2018- 2019 . Khi chưa áp dụng biện pháp, vào giảng dạy.
Môn 
Lớp 
Tổng số HS
Giỏi 
Khá 
 TB
≥TB
Yếu 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Ngữ văn
6
98
14
14.29
41
41.84
38
38.78
93
94.90
5
5.10
Ngữ văn
7
103
8
7.77
50
48.54
41
39.81
99
96.12
4
3.88
Ngữ văn
8
70
7
10.00
21
30.00
35
50.00
63
90.00
7
10.00
Ngữ văn
9
78
3
3.85
18
23.08
51
65.38
72
92.31
6
7.69
Cộng
349
32
9.17
130
37.25
165
47.28
327
93.70
22
6.30
Kêt quả điểm trung bình môn: Ngữ văn năm học 2019- 2020. Khi áp dụng biện pháp vào giảng day
Môn
Tổng 
số HS
Giỏi 
Khá 
 TB
≥TB
Yếu 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Ngữ văn
6
88
8
9.09
24
27.27
56
63.64
88
100.00
0
0.00
Ngữ văn
7
90
18
20.00
32
35.56
36
40.00
86
95.56
4
4.44
Ngữ văn
8
84
7
8.33
36
42.86
36
42.86
79
94.05
5
5.95
Ngữ văn
9
56
2
3.57
12
21.43
38
67.86
52
92.86
4
7.14
Cộng
318
35
11.01
104
32.70
166
52.20
305
95.91
13
4.09
So sánh số liêu ta thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng học sính yếu giảm
 Giỏi: Tăng 0,61%; Khá: giảm 4,80%; TB:tăng 8,20%; Yếu: giảm 3,91%.
- Đặc biệt tỉ lệ học sinh trường THCS Phong Thạnh Tây năm học 2019-2020 khi thi vào trường THPT môn ngữ văn không em nào dưới 4 điểm thang điêm 10.
 Chính đạt được kết quả đó nên tôi vẫn duy trì và thức hiện biện pháp này trong dạy học hiện nay.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 - Để phần đọc - hiểu có hiệu quả trước hết người giáo viên phải nắm chắc các thể loại để hướng dẩn cho học sinh. Vì mỗi thể loại sẽ có một cách đọc khác nhau, một giọng đọc khác nhau.
 - Giáo viên phải thường xuyên, liên tục kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh, để xem các em soạn bài hay chép bài. 
 - Giáo viên không được ngó lơ, cũng đừng tiếc lời khen khi học sinh có sự chuyển biến tích cực trong khi.
 - Cho học sinh kèm- kiểm tra lẫn nhau. 
VI. KIẾN NGHỊ
* Đối với phụ huynh.
-  Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời gian cho con cái học tập, không nên để cho các em phụ giúp nhiều công việc gia đình.
-  Hướng dẫn và tạo cho con thói quen đọc sách; chia sẻ tư vấn ,định hướng, bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận lợi trong việc bộc lộ và rèn luyện kĩ năng sống theo những chuẩn mực đạo đức đã học trong cuộc sống nói chung và trong việc học tập nói riêng.
   * Đối với giáo viên.
- Trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, người giáo viên phải
luôn không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và trình độ chuyên môn. Sự sáng tạo là yêu cầu cần phải có của người giáo viên khi làm công tác dạy học. Trên cơ sở đó giúp học sinh của mình tiếp thu bài, hình thành kĩ năng, tốt hơn. Tuy nhiên khi áp dụng những biện pháp nào đó thì giáo viên phải tìm hiểu kĩ những hạn chế của học sinh mình. 
 - Người giáo viên cần ý thức được vai trò của mình. Khi lên lớp giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao. Như vậy mới có thể tận tâm, mới vui buồn khi học sinh làm bài tốt hay không tốt. Đó là động lực giúp giáo viên tìm tòi, sáng tạo trong công tác của mình. Nhờ vậy mà học sinh lĩnh hội tri thức tốt hơn.
* Đối với địa phương.    
- Quản lí chặt chẽ các điểm kinh doanh internet và các điểm dịch vụ không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.
- Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học.
- Tích cực thực hiện tốt vấn đề Xã hội hóa giáo dục để sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường
 Người viết
 Phan Thị Song Thương
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS . xác nhận: Biện pháp......
của giáo viên:..áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
PTT, ngày tháng năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG
 MAI CÔNG VÀN

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_van_ba.doc
Sáng Kiến Liên Quan