SKKN Sử dụng kĩ thuật KWL vào đọc hiểu văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn THPT góp phần định hướng và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học vào dạy đọc

hiểu văn bản văn học trong trường THPT hiện nay

Chúng ta cũng đã bàn nhiều về việc đổi mới dạy học Văn, về việc sử dụng

phương pháp/kĩ thuật dạy học vào đọc hiểu văn bản văn học trong trường THPT

hiện nay. Muốn đổi mới cách học thì trước hết phải đổi mới cách dạy. Hiểu “dạy

học” như cách của thầy Trần Đình Sử là “dạy cho người khác học”. Mà muốn “dạy

cho người khác học” thì phải có phương pháp, có kĩ thuật. Dạy đọc hiểu văn bản

văn học là đọc văn chứ không phải là giảng văn. Văn bản văn học vốn là một cấu

trúc mời gọi, nó chỉ cung cấp cái biểu đạt - nghĩa tường minh, còn cái được biểu

đạt thì bỏ trống hoặc mơ hồ - nghĩa hàm ẩn, để người đọc tự xác định, tự suy ra,

mà nhà văn Mĩ Hê - minh - uê ví như một tảng băng trôi một phần nổi, bảy phần

chìm. Vì vậy, đọc văn không chỉ là đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc kĩ, đọc diễn

cảm - đọc cái biểu đạt. Đọc văn còn là đọc - hiểu văn bản nghĩa là đọc cái được

biểu đạt. Do đặc thù đó, cộng với thực trạng học sinh học thụ động, nên việc lựa

chọn và sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học gặp những khó khăn riêng.

Theo quan sát ở trường chúng tôi, chúng tôi thấy, thầy cô dạy Ngữ văn đã có

ý thức và đã sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào đọc hiểu văn bản

văn học. Những tiết dạy có sự đầu tư về phương pháp thực sự đã làm “nóng” được

không khí học của học sinh. Các em hoạt động chủ động, tích cực cả trên lớp và về

nhà, nhất là những hoạt động nhóm.

Nhưng việc sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học lại chưa được thường

xuyên, chưa đồng bộ. Mới chỉ tập trung vào những tiết thao giảng đổi mới phương

pháp do Ban chuyên môn nhà trường tổ chức, những tiết có đồng nghiệp dự giờ.

Thường thì giáo viên chỉ sử dụng một vài phương pháp, kĩ thuật quen thuộc như

đàm thoại –vấn đáp, thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi, sơ đồ tư duy. Những

phương pháp, kĩ thuật này được sử dụng có lúc còn mang tính hình thức, khiên

cưỡng, lúng túng chưa phát huy hết được hết hiệu quả.

Thực trạng này đến từ nhiều nguyên nhân. Thời lượng cho một bài đọc hiểu

còn hạn chế (từ 1 đến 3 tiết), giáo viên luôn bị áp lực bởi thời gian trên lớp, vừa tổ

chức hoạt động cho các em vừa lo “cháy bài”, chậm tiến độ chương trình. Tâm lí

sợ học sinh hổng kiến thức, không đáp ứng được nhu cầu kiểm tra, thi, điểm số,

Giáo viên trang bị kiến thức, kĩ năng về các phương pháp, kĩ thuật dạy học chủ yếu

là tự học, tự nghiên cứu tìm tòi, cũng chủ yếu là lí thuyết, chưa được thực nghiệm

“mắt thấy tai nghe”, chưa được tập huấn bài bản, chuyên nghiệp. Sĩ số của một lớp

đông (trên dưới 40 em) cũng hạn chế hiệu quả việc sử dụng phương pháp, kĩ thuật

dạy học.

pdf38 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 3318 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng kĩ thuật KWL vào đọc hiểu văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn THPT góp phần định hướng và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1: Thực hiện cột K và W trong biểu đồ 
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Thao tác 1: GV giới thiệu về sơ đồ KWL. Tổ chức HS làm việc cá nhân với sơ đồ 
KWL. Khuyến khích các em sáng tạo trong cách vẽ sơ đồ KWL để tăng tính hấp 
dẫn. 
21 
Thao tác 2: GV nêu nhiệm vụ học tập, định lượng thời gian thảo luận là 5 phút. 
Gợi ý: 
1. Hãy ghi lại những điều các em đã biết về nhân vật Giăng Van-giăng trong quan 
hệ với Gia ve và Phăng tin qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền 
vào cột K. 
2. Còn điều gì các em muốn biết về Giăng Van-giăng ở đoạn trích này? (Ghi vào 
cột W những câu hỏi hoặc những yêu cầu các em muốn biết). 
 HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Thao tác 1: HS vẽ sơ đồ KWL. 
Thao tác 2: HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã chuẩn bị, ghi ý kiến của mình vào 
cột K và W trong phiếu học tập. 
GV kẻ bảng KWL lên bảng. 
 HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS xung phong báo cáo lần lượt theo từng nội dung của cột K và W. 
Các HS khác lắng nghe, bổ sung, hoàn thiện. 
GV tiếp nhận, lọc kiến thức để ghi vào cột K và W trên bảng. Có thể gợi dẫn thêm 
để tạo không khí và đào sâu kiến thức. GV cũng chuẩn bị một số câu hỏi để bổ 
sung vào cột W nếu câu hỏi và yêu cầu của HS chưa xoáy vào trọng tâm chủ đề. 
Hoạt động 2: Thực hiện cột L trong biểu đồ KWL 
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Thao tác 1: GV tổ chức các em thảo luận cặp đôi, sử dụng phiếu học tập ở hoạt 
động 1. 
Thao tác 2: GV nêu nhiệm vụ học tập, định lượng thời gian thảo luận là 3 phút. 
Gợi ý: Em học được những gì về Giăng Van-giăng, qua Giăng Van-giăng? (Ghi 
những điều học được vào cột L) 
 HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận cặp đôi trong thời gian 3 phút, ghi ý kiến thống nhất vào cột L trong 
phiếu học tập. 
 HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
 Một nhóm xung phong cử thành viên báo cáo trước. Nhóm khác lắng nghe, 
bổ sung, hoàn thiện. 
GV tiếp nhận, lọc kiến thức để ghi vào cột L trên bảng. 
* Sản phẩm học tập: 
Dự kiến nội dung cần hướng tới: 
22 
K W L 
+ Với Gia-ve: 
- Hạ mình (Cúi 
đầu, cầu xin) 
- Kết tội đanh 
thép 
- Phản ứng 
quyết liệt, 
mạnh mẽ 
- Chấp nhận 
chịu tội 
+ Với Phăng-
tin: 
- Nhẹ nhàng, 
điềm tĩnh 
trấn an (Cứ 
yên tâm) 
- Đau đớn, 
thương xót 
- Thì thầm với 
Phăng - tin 
- Sửa sang lại 
tư thế cho 
Phăng - tin 
bằng cử chỉ 
ân cần, nâng 
niu. 
- Lí do nào khiến cho thái độ của 
Giăng Van - giăng có những biểu 
hiện trái ngược đối với Gia - ve? 
- Giăng Van - giăng có thể thì thầm 
vào tai Phăng - tin điều gì? 
- Những chi tiết: Bà xơ nhìn thấy nụ 
cười trên đôi môi Phăng-tin, Gương 
mặt Phăng-tin sáng rỡ lên, Chết 
tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại có 
ý nghĩa như thế nào đối với việc 
miêu tả Giăng Van-giăng? 
- Tác giả khắc họa nhân vật Giăng 
Van - giăng bằng những thủ pháp 
nghệ thuật nào? 
- () 
-> Lí do: Bảo vệ, che chở, yêu thương 
Phăng - tin - người phụ nữ khốn khổ. 
-> Có thể Giăng Van - giăng nói 
những lời yêu thương, hứa tìm được 
và chăm sóc con gái Phăng - tin 
-> Gián tiếp ngợi ca tấm lòng Giăng 
Van - giăng: tình nhân ái của ông có 
sức mạnh cứu rỗi linh hồn Phăng-tin. 
(Nụ cười của Phăng - tin: Nụ cười 
thanh thản, nhẹ nhõm, nụ cười mãn 
nguyện, tin tưởng). 
->“Ánh sáng” - tình thương, niềm tin. 
-> Bút pháp: Tương phản; Khắc họa 
gián tiếp qua bà xơ và Phăng - tin; 
Bình luận ngoại đề, lí tưởng hóa nhân 
vật -> Bút pháp lãng mạn. 
- Giăng Van - giăng: 
+ Giàu tình nhân ái - 
luôn che chở, bảo vệ, 
đem lại niềm tin, niềm 
hi vọng cho những 
người nghèo khổ. 
+ Biểu tượng cho cái 
Thiện, cái Đẹp, là đấng 
cứu thế - như một thánh 
nhân. 
(>< Gia - ve: bạo lực, 
lạnh lùng, vô cảm như 
một ác nhân). 
->Giăng Van - giăng là 
người đã khôi phục uy 
quyền - nhưng không 
phải uy quyền của bạo 
lực, cường quyền mà là 
uy quyền của tình 
thương yêu. Quyền lực 
lớn nhất là quyền lực 
của trái tim. 
- Ý nghĩa: Ca ngợi sức 
mạnh của tình thương: 
đẩy lùi bóng tối cường 
quyền, nhen nhóm niềm 
tin vào tương lai có thể 
cải tạo xã hội bằng tình 
thương yêu vô bờ. 
- Giáo dục giá trị sống 
yêu thương. 
* Phương án đánh giá 
- Giáo viên và HS cùng đánh giá. 
- Đánh giá qua ý thức hợp tác làm việc nhóm, qua phần trình bày sản phẩm 
nhóm, qua tương tác cá nhân, qua phiếu học tập của HS 
23 
2.3.2. Minh chứng thực nghiệm 
2.3.2.1. Những hoạt động sử dụng kĩ thuật KWL vào đọc hiểu văn bản Vợ 
chồng A Phủ ( rích - ô oài) - Ngữ văn 12, ập 2 
- Thảo luận nhóm: 
24 
- Sản phẩm: 
25 
26 
2.3.2.2.Những hoạt động sử dụng kĩ thuật KWL vào đọc hiểu văn bản Người 
cầm quyền khôi phục uy quyền ( rích Những người khốn khổ -V.Huy-gô) – 
Ngữ văn 11, ập II 
- Thảo luận cặp đôi: 
27 
-Sản phẩm: 
28 
29 
2.4. ánh giá về việc sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy đọc hiểu văn bản truyện 
sau thực nghiệm 
2.4.1. Những ưu điểm 
 Qua nghiên cứu lí thuyết về kĩ thuật KWL của Donna Ogle và từ thực tiễn 
sử dụng kĩ thuật này vào đọc hiểu văn bản truyện, chúng tôi nhận thấy kĩ thuật này 
có khá nhiều ưu điểm. 
 Kĩ thuật KWL là kĩ thuật sơ đồ hóa của tư duy. Bản chất của kĩ thuật này là 
động não. Trên cơ sở kích hoạt kiến thức nền (những điều HS đã biết) khuyến 
khích học sinh tự đặt những câu hỏi tìm ra điều muốn biết, thực hiện học tập, 
nghiên cứu và ghi lại những thông tin thú vị mà bản thân lĩnh hội được sau khi đọc. 
Quá trình tư duy, động não của HS được biểu hiện rõ ràng, khoa học trên sơ đồ đã 
biết - muốn biết - học được. Vì vậy, khi đã được hoàn thiện tất cả các cột, sơ đồ 
này trở thành một giáo cụ trực quan vô cùng giúp ích cho HS trong việc ghi nhớ 
kiến thức và rèn luyện các năng lực. 
Trên sơ đồ, những kiến thức được thể hiện có sự đối sánh những điều đã 
biết, những điều muốn biết và những điều học được. Học sinh có cơ hội nhìn lại 
toàn bộ quá trình đọc của mình, đánh giá được sự thay đổi nhận thức của bản thân, 
từ đó mà tự hình thành và phát triển năng lực. 
Cột K trong sơ đồ có khả năng làm HS bộc lộ sự hiểu sai, sự nhầm lẫn của 
mình về chủ đề đọc. Đôi khi các em tin là mình đã biết đúng, hiểu đúng về đối 
30 
tượng. Qua quá trình tương tác trên lớp, các em sẽ phát hiện mình đã sai, đã nhầm 
và càng thấu đáo được vấn đề. Chẳng hạn, khi trình bày những điều đã biết về số 
phận làm dâu của Mị, có em đề xuất lệch sang phẩm chất, tính cách của nhân vật 
này “Mị vốn là cô gái trẻ đẹp, hiền lành, hiếu thảo, chăm chỉ, siêng năng”, “Có 
ước mơ, có khát vọng sống”, “Là một cô gái bản lĩnh, tự chủ”. Giáo viên có cơ hội 
uốn nắn, từ đó giúp các em làm sáng tỏ và hiểu rõ hơn vấn đề. Hay có em cho rằng 
tính cách của Mị là cam chịu, nhẫn nhục. Được lí giải và có sự phản biện của các 
bạn, của giáo viên, các em sẽ nhận ra, sự cam chịu, nhẫn nhục không phải là tính 
cách của Mị mà là do cuộc sống bị đày đọa, bị đè nén nên Mị thành ra như thế. Đó 
chỉ là lớp vỏ bề ngoài giấu đi, che lấp đi ngọn lửa sống âm ỉ bên trong tâm hồn Mị. 
Khi phát biểu những điều đã biết về nhân vật Giăng Van - giăng trong mối quan hệ 
với Phăng - tin, có em nhận định đó là mối quan hệ yêu đương. Và nếu vậy, Giăng 
Van - giăng không còn là một con người tốt đẹp để ngợi ca nữa. Được học, được 
thảo luận và đàm thoại, học sinh sẽ nhận ra không phải chỉ khi người ta yêu người 
ta mới có những cử chỉ ân cần, nâng niu và hi sinh như vậy. Thái độ và cử chỉ của 
Giăng Van - giăng đối với người phụ nữ bất hạnh, khốn khổ Phăng - tin càng làm 
ngời sáng lên lòng nhân ái bao la trong ông. Đó là tư tưởng nhân văn xúc động, là 
sự lan tỏa của tình đời, tình người mênh mang và vĩnh hằng trong tác phẩm của V. 
Huy-gô. 
Cột W trong sơ đồ có khả năng kích thích sự tò mò, thắc mắc, băn khoăn, 
ham học hỏi của HS. Cùng với điều đó sẽ kích hoạt tư duy và kích thích HS động 
não. Các em rất tích cực đặt ra câu hỏi. Có những câu hỏi bộc lộ rõ khát khao tìm 
tòi, khám phá, khát khao bộc lộ chính kiến của các em chứ không phải là chỉ hỏi 
cho hay, cho biết. Chẳng hạn, các em muốn biết về số phận của Mị “Sự bất hạnh 
của Mị thể hiện rõ nhất ở đâu?”, “Tại sao Mị cũng là con người nhưng lại bị đối 
xử bất công như vậy?”, “Mị là kiểu nhân vật gì?”,; muốn biết về phẩm chất, 
tính cách của Mị “Sức sống của Mị trỗi dậy mãnh liệt nhất là khi nào?”, “Khi Mị 
yếu đuối, yếu tố nào đã làm cho Mị trở nên mạnh mẽ?”, “Tại sao Mị lại tìm đến 
rượu, việc này thể hiện tính cách gì của Mị?”, ; muốn biết về nhân vật Giăng 
Van-Giăng “Điều gì đã khiến Giăng Van - giăng tự thú chỉ vì cứu một người xa 
lạ?”, “Chi tiết Van- giăng vuốt mắt cho Phăng-tin, lúc ấy gương mặt của Phăng-
tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường cóý nghĩa như thế nào?”, “Sau tất cả, uy 
quyền mà Van - giăng khôi phục là gì?”,Hoạt động ở cột W là hoạt động rất sôi 
nổi. Các em muốn được hỏi, muốn được giải đáp, muốn được biết. Có những câu 
hỏi, nghe xong, các em đã có phản ứng, đã có câu trả lời. Qua đây, có thể thấy, cột 
W đã tạo cơ hội cho HS rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi. Hỏi không phải là công việc 
đơn giản mà cũng cần phải biết cách, cũng là cả một nghệ thuật. Hỏi cái gì? Hỏi 
như thế nào? Hỏi để làm gì? Có khi HS hỏi những câu hỏi vụn vặt, không ý nghĩa, 
không trọng tâm. Có khi HS hỏi những câu hỏi không cần phải hỏi bởi lẽ những 
chi tiết trong văn bản đã tường minh nội dung. Rèn kĩ năng đặt câu hỏi cho HS 
cũng là đã góp phần phát triển năng lực nói - năng lực ngôn ngữ đặc thù của bộ 
môn Ngữ văn. 
31 
Cột L trong sơ đồ có khả năng phát huy năng lực đánh giá và tư duy khái 
quát của HS. Từ những điều đã biết và muốn biết, các em khái quát và đánh giá 
được về nhân vật. Các em không chỉ đề xuất những điều học được về nhân vật mà 
còn nêu rõ những điều học được từ nhân vật. Đó là những kĩ năng sống, những bài 
học nhân sinh ý nghĩa tác động mạnh mẽ đến các em, hình thành và bồi dưỡng 
nhân cách, phẩm chất các em. Qua nhân vật Mị các em thấy “cần phải có tính tự 
chủ, không phụ thuộc”, “phải mạnh mẽ chống lại số phận để thay đổi cuộc đời”, 
“phải luôn luôn khao khát hạnh phúc”, “trân trọng cuộc sống”, “hiếu thảo với 
cha mẹ, biết làm chủ cuộc đời, không nên cam chịu”, “biết đồng cảm với số phận 
đau khổ”, “siêng năng, cần cù”,Qua nhân vật Giăng Van - giăng, các em nhận 
ra “Phải sống trách nhiệm, yêu thương những người xung quanh mình”, “Biết 
đồng cảm với những số phận bất hạnh”, “Hãy sống với một tấm lòng nhân ái, đầy 
tình yêu thương, biết cho đi”, “Luôn tin yêu con người”, “Đừng sống vì bản thân 
mình mà luôn quan tâm đến những người xung quanh”, “Dù gặp bao nhiêu khó 
khăn, vất vả trong cuộc sống, hãy luôn giữ được tấm lòng lương thiện và tình yêu 
thương con người”, 
Sử dụng kĩ thuật KWL còn giúp HS rèn kĩ năng viết và kĩ năng tự học. 
Sau khi học, GV có thể yêu cầu HS viết một đoạn văn giải thích ngắn gọn 
những gì các em học được từ chủ đề (cột L) hoặc viết một đoạn văn trả lời điều em 
muốn biết từ chủ đề (cột W). 
Kĩ thuật KWL cũng sẽ trở thành công thức tự học của HS. Các em có thể 
vận dụng kĩ thuật này vào việc học một chủ đề khác, vào việc đọc sách, 
Sơ đồ KWL thực chất là một sơ đồ mở. Vì vậy, sử dụng kĩ thuật này vào dạy 
đọc hiểu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong việc định hướng, phát triển 
phẩm chất và năng lực người học. 
2.4.2. Những hạn chế 
 Hạn chế của kĩ thuật KWL chủ yếu ở cột W và cột L 
 Ở cột W, HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập thường rơi vào tình 
trạng rông dài. Thực tế là các em đưa ra nhiều câu hỏi, nhiều yêu cầu. Cũng có 
nhiều câu hỏi vụn vặt, không trọng tâm, không rõ nghĩa. Và khi trả lời câu hỏi ấy 
để khám phá những điều muốn biết, nếu HS không làm việc kĩ với văn bản cũng sẽ 
gây ra sự khó khăn và tiêu tốn nhiều thời gian. 
 Ở cột L, không phải ở trên lớp các em có thể rút ra được ngay những điều 
học được. Có những điều cần phải có thời gian sau khi học chủ đề các em mới tiếp 
tục thực hiện. 
 Vì vậy, khi sử dụng kĩ thuật này, GV phải chú ý đến yếu tố thời gian. 
 Để khắc phục những hạn chế này, ở cột W giáo viên có thể nêu rõ phạm vi 
muốn biết (trong câu hỏi gợi mở) và định lượng câu hỏi hoặc yêu cầu cho mỗi 
nhóm học tập để các em biết chắt lọc và chọn lựa; ở cột L, GV có thể dành thời 
32 
gian hỏi bài cũ những tiết sau đề nghị các em tiếp tục trình bày những điều học 
được từ chủ đề đọc của tiết trước. 
PHẦN 3: KẾT LUẬN 
3.1. ính khoa học 
- Đề tài được thực hiện nghiêm túc, khách quan theo 
đúng quy trình nghiên cứu khoa học, từ lí luận đến thực tiễn, từ lựa chọn để 
tài, phân tích tài liệu, tiến hành thực nghiệm, khảo sát, xây dựng đề cương và 
viết sáng kiến kinh nghiệm. 
- Khảo sát được tiến hành nghiêm túc, khách quan, 
được áp dụng trên diện rộng; kết quả khảo sát trung thực, từ đó làm cơ sở 
cho những kết luận, những đánh giá mang tính chính xác cao. 
- Nội dung của đề tài được trình bày theo một trình tự 
lô gic, chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học với các luận điểm, luận cứ rành 
mạch, hệ thống đề mục, cách trích dẫn tài liệu rõ ràng, hướng tới chuẩn của 
một công trình nghiên cứu khoa học. Cơ sở lí luận dựa trên sự tổng hợp các 
quan niệm đúng đắn, thuyết phục. Cơ sở thực tiễn được thu thập từ thực tế 
dạy và học của bản thân và đồng nghiệp. 
3.2. Hiệu quả của đề tài 
 Khi sử dụng kĩ thuật KWL vào đọc hiểu văn bản truyện trong chương trình 
Ngữ văn THPT, chúng tôi thấy giờ đọc hiểu thật sự rất hiệu quả. 
 Về phía học sinh: Các em được làm việc với văn bản kĩ hơn, khắc phục tình 
trạng không đọc, không nắm nội dung văn bản hoặc đọc văn bản sơ sài, qua loa. 
Các em được chủ động bày tỏ cảm xúc, ý kiến cá nhân, chủ động khám phá tác 
phẩm, được đáp ứng nhu cầu khám phá tác phẩm và nhu cầu nhận thức tác phẩm. 
Sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên được phát huy 
một cách tự nhiên, cởi mở, không gò bó, khiên cưỡng. Các em tự tin đề xuất ý kiến 
và nói lên chính kiến của mình trước lớp. Tác phẩm văn học vì vậy được tiếp nhận 
một cách dân chủ, tích cực. 
 Về phía giáo viên: Sử dụng kĩ thuật dạy học KWL giúp GV tìm được niềm 
hứng thú và đam mê trong dạy học. GV cũng kịp thời thu nhận thông tin của các 
em để có thể điều chỉnh nội dung bài học một cách hiệu quả hơn. Được cùng các 
em khám phá tác phẩm thêm một lần nữa trước những câu hỏi, những ý kiến bất 
ngờ, sáng tạo. Được có cơ hội để bồi dưỡng các em lẽ sống ở đời, để giáo dục 
phẩm chất và phát triển năng lực cho các em. 
 Về định hướng, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh: Sử dụng kĩ thuật 
KWLvào đọc hiểu văn bản truyện kết hợp với thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi, 
đàm thoại - gợi mở đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc định hướng, phát triển 
phẩm chất, năng lực học sinh. Tác phẩm truyện vốn luôn tiềm ẩn trong đó những 
bài học nhân sinh. Nhân vật trong truyện là hình ảnh con người giữa muôn mặt của 
33 
cuộc sống thường ngày bước lên trang văn. Dù phản ánh Thiện hay Ác, Đẹp hay 
Xấu thì truyện cũng là một tấm gương để người đọc - học sinh soi mình vào trong 
đó, học hỏi, uốn nắn, bồi dưỡng và rèn giũa cho mình những phẩm chất tốt đẹp: 
yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm và chăm chỉ. Sự phối kết hợp các 
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như đã nói ở trên sẽ phát huy được các 
năng lực chung như Tự chủ, tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và 
sáng tạo; các năng lực đặc thù như: năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ, nhất 
là năng lực nói và đọc - đọc hiểu - những năng lực còn nhiều hạn chế ở HS hiện 
nay. 
 Về phạm vi ứng dụng: Đề tài này không chỉ đạt hiệu quả khi được sử dụng 
trong phạm vi đọc hiểu văn bản truyện ở chương trình Ngữ văn THPT mà còn đạt 
hiệu quả khi ứng dụng vào đọc hiểu văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn 
THCS. Và cũng rất hiệu quả trong việc đọc sách nói chung. Từ đó có thể là một 
biện pháp nâng cao văn hóa đọc của HS, phục vụ đắc lực cho việc học tập suốt đời. 
 Khảo sát sau bài học: Chúng tôi đã khảo sát khách quan cùng một đối tượng 
dạy học, cùng một dung lượng thời gian, cùng một phạm vi nội dung kiến thức. 
Đối với văn bản Vợ chồng A Phủ, chúng tôi ra đề nghị luận văn học kiểm tra giữa 
kì II (Thời gian 90 phút – cả Đọc hiểu và Nghị luận xã hội). Đối với văn bản Người 
cầm quyền khôi phục uy quyền, chúng tôi ra đề nghị luận kiểm tra thường xuyên 
(Thời gian 15 phút). Kết quả thu được như sau: 
 Văn bản Vợ chồng A Phù ( rích – ô oài – Ngữ văn 12, ập 2) ( iểm 
câu nghị luận văn học đã quy đổi) 
 ề bài: Sức sống mãnh liệt của Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài. 
Lớp thực nghiệm: 
 Giỏi 
Khá rung bình Yếu 
12D3 (41 HS) 7/41 
17.1% 
20/41 
48.8% 
11/41 
26.8% 
3/41 
7.3% 
12C4 (40 HS) 8/40 
20.0% 
19/40 
47.5% 
10/40 
25.0% 
3/40 
7.5% 
Lớp đối chứng: 
 Giỏi 
Khá rung bình Yếu 
34 
12D2 (42 HS) 4/42 
9.5% 
17/42 
40,5% 
16/42 
38.1% 
5/42 
11.9% 
12C3 (42 HS) 5/42 
11.9% 
16/42 
38.1% 
15/42 
35.7% 
6/42 
14.3% 
 Văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( rích Những người khốn khổ 
- V.Huy-gô – Ngữ văn 11, ập 2) 
 ề bài: Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh chị về điều học được từ 
nhân vật Giăng Van-Giăng: Quyền lực lớn nhất là quyền lực của trái tim. 
Lớp thực nghiệm: 
 Giỏi 
Khá rung bình Yếu 
11A2 (42 HS) 17/42 
40.5% 
22/42 
52.4% 
3/42 
7.1% 
0/42 
0.0% 
11A4 (44 HS) 15/44 
34.1% 
23/44 
52.3% 
5/44 
11.4% 
1/44 
2.2% 
Lớp đối chứng: 
 Giỏi 
Khá rung bình Yếu 
11A3 (43 HS) 15/43 
34.9% 
20/43 
46.5% 
6/43 
14.0% 
2/43 
4.6% 
11A5 (44 HS) 13/44 
29.5% 
19/44 
43.1% 
9/44 
20.5% 
3/44 
6.9% 
 Rõ ràng ở lớp thực nghiệm chúng tôi đã thu được kết quả cao hơn về tỉ lệ 
học sinh khá giỏi, ngược lại tỉ lệ học sinh yếu ít hơn so với lớp đối chứng.Trong 
bài làm của mình, nhiều em đã trình bày được những suy nghĩ sâu sắc về những 
35 
bài học nhân sinh mà nhân vật để lại. Các em đã biết vận dụng hiệu quả nội dung 
kiến thức được khám phá từ sơ đồ KWL. 
3.3. Kiến nghị, đề xuất 
- Có thể sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy đọc hiểu văn bản truyện trong chương 
trình Ngữ văn THPT. Tuy vậy, sẽ không có một phương pháp, kĩ thuật dạy 
học nào là tối ưu, là duy nhất cho mọi trường hợp. Mọi phương pháp, kĩ 
thuật đều đòi hỏi ở người dạy và cả người học những kĩ năng nhất định, 
những kinh nghiệm cần thiết, những sự chuẩn bị chu đáo. Với kĩ thuật 
KWL, giáo viên lại càng phải kĩ lưỡng hơn trong sự chuẩn bị nội dung của 
mỗi cột. Có như vậy mới đạt hiệu quả thực sự cho mỗi hoạt động dạy và 
học. 
- Sử dụng kĩ thuật KWL không nhất thiết GV phải tổ chức thảo luận nhóm với 
sơ đồ KWL (trên bảng và trong phiếu học tập). GV có thể vận dụng những 
câu hỏi gợi ý từ sơ đồ KWL để phát vấn, đàm thoại, tương tác cùng HS, sau 
đó chốt lại các ý cơ bản. Cách vận dụng này sẽ tránh được việc lặp lại nhàm 
chán cùng một hình thức tổ chức, một phương pháp/kĩ thuật dạy học cho 
việc đọc hiểu cùng một thể loại văn bản. 
- Mỗi thể loại văn bản sẽ có những đặc trưng riêng. Dạy đọc hiểu theo đặc 
trưng thể loại là cách định hướng học sinh học tập suốt đời. Vì vậy, việc lựa 
chọn, kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với đặc 
trưng thể loại là điều cần thiết, rất cần sự nhạy bén, đầu tư công phu của 
người giáo viên, để nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ học. 
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài: Sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy đọc 
hiểu văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn THPT góp phần định hướng 
và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đề tài dù đã được thực nghiệm trong 
nhiều năm qua nhưng sẽ vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Mạnh dạn 
đề xuất sử dụng kĩ thuật KWL vào đọc hiểu văn bản truyện trong chương trình 
Ngữ văn THPT, chúng tôi rất mong có sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để 
hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy. 
36 
 Ư M C THAM KHẢO 
1.Tài liệu mô đun 18: Phương pháp dạy học tích cực– Trần Đình Châu, Đặng Thu 
Thủy, Phan Thị Luyến. 
2. SGK Ngữ văn 11, Tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam, 2019. 
3. SGK Ngữ văn 12, Tập 3 – NXB Giáo dục Việt Nam, 2019. 
4. Tài liệu kĩ thuật KWL trên Internet. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_ki_thuat_kwl_vao_doc_hieu_van_ban_truyen_trong.pdf
Sáng Kiến Liên Quan