SKKN Hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong dạy học chương Sự điện li – Hóa học Lớp 11 ở trường Trung học Phổ thông

Những tình trạng trên, có thể là do những nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, do ảnh hưởng trực tiếp của sách giáo khoa và tài liệu tham khảo: Các

sách giáo khoa mặc dù đã đưa vào một số nội dung, hình ảnh liên quan đến thí

nghiệm, sản xuất nhưng vẫn chưa quan tâm nhiều đến tính thực tiễn, chưa giúp học

sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Các đầu sách tham khảo, ngoài

một số ít sách tham khảo về thí nghiệm vui trong Hóa học, còn lại các đầu sách đều

chủ yếu tóm tắt lí thuyết, rèn luyện cho học sinh các “mẹo”, kĩ năng giải bài tập. Bên

cạnh đó, số lượng bài tập mang nội dung thuần túy kiến thức hàn lâm dành cho mỗi

tiết học là khá nhiều đã khiến nhiều giáo viên vất vả trong việc hoàn thành kế hoạch

bài giảng. Một lý do nữa là khả năng liên hệ kiến thức Hóa học vào thực tiễn của của

giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, do yêu cầu vận dụng Hóa học vào thực tế không được đặt ra một cách

thường xuyên và cụ thể trong quá trình đánh giá (tức là trong các đề thi có rất ít nội

dung như vậy). Mặt khác, do áp lực trong thi cử, kết hợp với bệnh thành tích của nền

giáo dục phổ thông nước ta trong một thời gian dài nên dẫn đến lối dạy học “phục vụ

thi cử”, chỉ chú ý dạy những gì học sinh đi thi. Lối dạy phục vụ thi cử như hiện nay

cũng là một nguyên nhân góp phần tạo nên tình trạng này.

Thứ ba, còn một nguyên nhân nữa là trong Chương trình và quá trình đào tạo ở

các trường Sư phạm, tình hình “ứng dụng” (trong giáo trình, trong đánh giá, trong dạy

học,.) cũng xảy ra tương tự. Khi còn ngồi trên giảng đường, những người giáo viên

tương lai cũng chỉ chủ yếu học trên lí thuyết mà thôi, thiếu hẳn tính thực tiễn trong

quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.

Tóm lại, sở dĩ có tình trạng trên là do hệ thống Giáo dục và Đào tạo của nước ta

chưa chú trọng nhiều đến việc liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn, chưa có nhiều

các hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh, trong chương trình phổ thông kiến

thức mang tính hàn lâm còn nhiều trong đó yếu tố giáo viên và sách giáo khoa là hai

yếu tố chính.

pdf63 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong dạy học chương Sự điện li – Hóa học Lớp 11 ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
thử cần 
dùng 
Thời 
gian 
hoàn 
thành 
(phút) 
Số ống 
nghiệm 
xác 
định 
đúng 
Số thuốc 
thử cần 
dùng 
Thời 
gian 
hoàn 
thành 
(phút) 
Số ống 
nghiệm 
xác định 
đúng 
1 
(3 phút) 
1 1 1 3 1 2 3 
2 1 1,5 3 1 1,5 3 
3 1 1 3 1 1 3 
4 1 1,5 3 1 1,5 3 
2 
(5 phút) 
1 2 3 4 2 4 4 
2 2 2,5 4 3 5 4 
3 2 2 4 2 3,5 4 
4 2 3,5 4 2 5 4 
3 
(5 phút) 
1 0 (so màu) 0,5 3 1 5 3 
2 1 1 3 1 5 2 
3 0 (so màu) 1 3 1 4,5 3 
4 1 1 3 1 4 3 
4 
(8 phút) 
1 1 4 6 3 8 4 
2 2 6 6 2 8 4 
3 2 5 6 4 8 3 
4 1 6 6 3 8 2 
Nhận xét: Qua kết quả này cho thấy, với bài tập nhận biết thực tế. Lớp thực 
nghiệm cần số lượng thuốc thử ít hơn, thời gian hoàn thành nhanh hơn và hoàn thành 
chính xác được toàn bộ 4 bài tập giáo viên đưa ra. Lớp đối chứng với bài tập đơn giản 
hoàn thành khá tốt, nhưng đối với bài tập phức tạp hơn, các em tỏ ra lúng túng, chưa 
biết xây dựng quy trình nhận biết, dùng nhiều thuốc thử vô ích và không hoàn thành 
được bài tập khó. 
47 
Bài tập 2: Giáo viên chuẩn bị một bài tập cho học sinh bằng cách trộn 40,03 gam 
NaOH (M = 39,997) và 53,02 gam Na2CO3 (M= 105,99) được 93,05 gam hỗn hợp 
(Các hóa chất được dùng là loại hóa chất mới và thuộc loại tinh khiết phân tích - AR). 
Giáo viên đưa cho mỗi nhóm 1/8 hỗn hợp này (tạm gọi là hỗn hợp X) cho học sinh và 
cung cấp cho các em phân tử khối chính xác của các chất NaOH 39,997M = ; 
2 3Na CO
M =105,99 , cân phân tích và các dụng cụ, hóa chất cần thiết và yêu cầu học sinh 
Tiến hành làm thí nghiệm để xác định khối lượng Na2CO3 trong mỗi phần (6,6275 gam) 
Giáo viên theo dõi học sinh tiến hành làm thí nghiệm, sau 30 phút các nhóm báo 
kết quả như sau: 
LỚP THỰC NGHIỆM 
Nhóm Cách tiến hành 
Khối lượng Na2CO3 
(trong 1/8 hỗn hợp) 
Sai số 
1 
Cho hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 dư, 
tính độ chênh lệch khối lượng của (hỗn 
hợp X + dung dịch H2SO4) so với dung 
dịch sau phản ứng để xác định CO2, từ đó 
tính được Na2CO3 
8,847 gam 33,49% 
2 
Cho hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 dư, 
tính độ chênh lệch khối lượng của (hỗn 
hợp X + dung dịch H2SO4) so với dung 
dịch sau phản ứng để xác định CO2, từ đó 
tính được Na2CO3 
7,662 gam 15,61% 
3 
Cho hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 dư, 
tính độ chênh lệch khối lượng của (hỗn 
hợp X + dung dịch H2SO4) so với dung 
dịch sau phản ứng để xác định CO2, từ đó 
tính được Na2CO3 
8,284 gam 24,99% 
4 
Cho hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 dư, 
tính độ chênh lệch khối lượng của (hỗn 
hợp X + dung dịch H2SO4) so với dung 
dịch sau phản ứng để xác định CO2, từ đó 
tính được Na2CO3 
8,508 gam 28,37% 
48 
LỚP ĐỐI CHỨNG 
Nhóm Cách tiến hành 
Khối lượng Na2CO3 
(trong 1/8 hỗn hợp) 
Sai số 
1 
Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch 
BaCl2 dư, tính khối lượng kết tủa thu 
được, từ đó tính được Na2CO3 
Không xác định được - 
2 
Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch 
BaCl2 dư, tính khối lượng kết tủa thu 
được, từ đó tính được Na2CO3 
13,726 gam 107,11% 
3 
Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch 
BaCl2 dư, tính khối lượng kết tủa thu 
được, từ đó tính được Na2CO3 
Không xác định được - 
4 
Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch 
BaCl2 dư, tính khối lượng kết tủa thu 
được, từ đó tính được Na2CO3 
Không xác định được - 
Nhận xét: Qua kết quả này cho thấy, với bài tập 2. Lớp thực nghiệm đã xác định 
được phương pháp phù hợp với điều kiện hiện có, từ đó cả 4 nhóm đều xác định được 
kết quả (tuy độ chính xác chưa cao). Lớp đối chứng lựa chọn phương pháp phù hợp 
với lí thuyết nhưng lại chưa phù hợp với điều kiện thực tế, nên việc xác định lượng 
kết tủa sinh ra rất khó khăn, cho nên chỉ 1 trong 4 nhóm xác định được kết quả 
(nhưng sai số lại quá lớn). 
3.2.3.1. Kiểm tra kiến thức lí thuyết 
Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi cho học sinh lớp TN và lớp ĐC làm bài kiểm 
tra (phụ lục 3). Kết quả về điểm số như sau 
 Lớp 
Điểm 
LỚP THỰC NGHIỆM 11A01 LỚP ĐỐI CHỨNG 11B 
Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất (%) 
0.5 0 0.00 0 0.00 
1.0 0 0.00 0 0.00 
49 
1.5 0 0.00 0 0.00 
2.0 0 0.00 0 0.00 
2.5 0 0.00 0 0.00 
3.0 0 0.00 0 0.00 
3.5 0 0.00 1 2.63 
4.0 0 0.00 1 2.63 
4.5 0 0.00 2 5.26 
5.0 1 2.22 2 5.26 
5.5 1 2.22 4 10.53 
6.0 1 2.22 5 13.16 
6.5 3 6.67 8 21.05 
7.0 5 11.11 6 15.79 
7.5 8 17.78 4 10.53 
8.0 9 20.00 2 5.26 
8.5 8 17.78 2 5.26 
9.0 7 15.56 1 2.63 
9.5 2 4.44 0 0.00 
10.0 0 0.00 0 0.00 
Trung bình 7,84 6,43 
Nhận xét: Qua kết quả này cho thấy: 
 - Tỷ lệ % HS yếu, kém ở các lớp TN luôn thấp hơn so với các lớp ĐC và ngược 
lại, tỷ lệ % HS khá, giỏi, trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC 
 - Điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC 
50 
3.3. KẾT LUẬN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
Qua thực nghiệm sư phạm cho thấy ở lớp ĐC, tinh thần, thái độ làm việc, niềm 
say mê, yêu thích khoa học nói chung và môn Hóa học nói riêng của học sinh cao hơn 
ở lớp TN, bên cạnh đó kỹ thực hành thí nghiệm, năng lực quản trị (phân công công 
việc..) tư duy chiến lược (lựa chon phương pháp...)... của học sinh lớp TN tốt hơn hẳn 
so với lớp ĐC. 
Từ những kết quả trên cũng cho thấy lớp TN vượt trôi so với lớp ĐC trong việc 
áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn cũng như việc nắm bắt các kiến thức Hóa 
học liên quan đến thực tiễn. Tư duy kinh tế (tư duy quản trị, tư duy chiến lược, tư duy 
thực hiện quản trị) của lớp TN đã được thể hiện rất rõ ràng. 
Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy: mục 
đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy 
học nhằm hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong phần nào được 
được khẳng định. 
51 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
I. Các kết quả chính mà đề tài đã thu được: 
1. Đã làm rõ được tầm quan trọng của việc rèn luyện cho học sinh ý thức tăng 
cường liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học Hóa học. 
2. Đã làm sáng tỏ thực trạng chương trình, phương pháp dạy học ở trường phổ 
thông theo hướng nghiên cứu của đề tài. Đồng thời khẳng định rằng, việc đưa ra các mô 
hình dạy học nhằm hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong dạy học 
Hóa học là hướng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nước 
ta trong giai đoạn hội nhập hiện nay. 
3. Đề tài đã góp phần làm rõ tiềm năng của môn Hóa học (đặc biệt trong chương 
sự điện li – Hóa học 11) trong việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, làm cơ sở 
cho việc hình thành và phát triển tư duy kinh tế ở học sinh. 
4. Đã đề xuất được một số định hướng và mô hình dạy học làm cơ sở cho giáo 
viên trong quá trình dạy học theo hướng nghiên cứu của đề tài. 
5. Đã áp dụng đề tài vào một số lớp và thu được kết quả khả thi. 
6. Đã tổ chức thành công thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu 
quả của phương pháp dạy học này. 
Như vậy có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu đề tài đã thành công, các giải 
pháp mà đề tài xây dựng có tính hiệu quả và khả thi. 
II. Hướng phát triển của đề tài 
1. Nghiên cứu quy trình xử lí nước thải phòng thí nghiệm Hóa học ở trường phổ 
thông. 
2. Xây dựng hệ thống bài tập thực hành, thí nghiệm trong việc dạy học môn Hóa 
học. 
III. Đề xuất, kiến nghị 
1. Tăng cường các cuộc tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao năng lực (đặc biệt là 
năng lực thực tiễn) cho giáo viên Hóa học. 
2. Hỗ trỡ kinh phí, tăng cường các hoạt động trải nghiệm lồng ghép vào chương 
trình dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông. 
3. Cải tạo, tu sửa, trang bị cho phòng thí nghiệm Hóa học đầy đủ, hiện đại hơn. 
4. Tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi Hóa học về thực hành thí nghiệm. 
52 
LỜI KẾT 
 Việc hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh phổ thông qua việc dạy 
học môn Hóa học là một việc quan trọng giúp đào tạo những người lao động phát triển 
toàn diện, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có khả năng đáp ứng đòi hỏi 
ngày càng cao trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát 
triển nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá. 
 Trong quá trình giảng dạy, tôi đã lồng ghép nhiều hoạt động thực tế, xây dựng 
bài tập có nhiều cách giải và bài tập có tính thực tiễn (đặc biệt trong Chương Sự điện 
li-Hóa học 11) để giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy kinh tế. Năm học 
2020 - 2021 tôi hoàn thiện ý tưởng của mình, qua quá trình thực nghiệm sư phạm đã 
thu được những kết quả khả thi. Học sinh rất hào hứng, yêu thích hơn đối với môn 
Hóa học. 
 Trong đề tài SKKN có đưa vào một số bài tập về Al3+ tác dụng với dung dịch 
kiềm dư. Thời gian gần đây dạng bài tập này đã được “giảm tải” trong đề thi 
THPTQG, tuy nhiên với mong muốn, học Hóa học không phải chỉ phục vụ thi cử mà 
còn để phát triển tư duy cho học sinh phổ thông cũng như đưa Hóa học vào thực tiễn, 
không còn đơn thuần là lý thuyết trên sách vở vì thế tác giả vẫn mạnh dạn đưa dạng 
bài tập này vào giảng dạy cho một số đối tượng học sinh phù hợp. 
 Mặc dù ý tưởng phát triển của đề tài còn nhiều, nhưng trong khuôn khổ một đề 
tài SKKN chưa thể triển khai hết được, bên cạnh đó, tác giả còn nhiều hạn chế, điều 
kiện về cơ sở vật chất chưa thực sự đảm bảo nên chưa thể hiện được sâu sắc các vấn 
đề đã triển khai. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý đồng nghiệm để đề tài 
hoàn thiện hơn. 
 Tôi viết nên ý tưởng với mong muốn được chia sẻ sáng kiến của bản thân với các 
đồng nghiệp, mong rằng chúng ta có thể phát huy một cách hiệu quả những cái được, 
hạn chế được những mặt chưa được của đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, 
góp phần vào sự nghiệp trồng người của nước ta hiện nay. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
53 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. SGK Hóa học lớp 11 ban cơ bản (NXBGD – Bộ giáo dục và đào tạo). 
2. SGV Hóa học lớp 11 ban cơ bản (NXBGD – Bộ giáo dục và đào tạo). 
3. SBT Hóa học lớp 11 ban cơ bản (NXBGD – Bộ giáo dục và đào tạo). 
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa Học lớp 11 (NXBGD). 
5. Báo hóa học và ứng dụng. 
6. Tài liêu chuyên Hóa học THPT- Thực hành thí nghiệm (Nguyễn Ngọc Hà chủ biên – 
NXBGD) 
7. Thí nghiệm Hóa học ở trường phổ thông (Nguyễn Thị Sửu chủ biên – NXB KH và 
KT) 
8. Dạy học tích hợp dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh 
trung học (Nguyễn Thanh Nga chủ biên – NXB ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh) 
9. Hướng dẫn thực hiện một số kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM ở trường THCS 
và THPT (Nguyễn Thanh Nga chủ biên – NXB ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh) 
10. Một số giáo án, đề tài dạy học trải nghiệm, STEM của các đồng nghiệp (nguồn 
internet). 
54 
PHỤ LỤC 1 
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
PHẦN SỰ ĐIỆN LI NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC 
SINH THPT 
Kính gửi: Quý thầy cô giáo các trường THPT 
Tôi đang khảo sát về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học hoá học phần sự điện li 
(chương trình hóa học 11) nhằm phát triển tư duy kinh tế cho học sinh THPT. Mong thầy 
(cô) cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây. 
Ý kiến của thầy (cô) chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, mà không phục 
vụ cho bất cứ mục đích nào khác. 
Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau: 
Họ và tên: ................................................................................................................................................................................ 
Nơi công tác: ........................................................................................................................................................................ 
Số năm công tác: ............................................................................................................................................................... 
Xin thầy (cô) đánh dấu x vào trước phương án lựa chọn. 
1. Thầy (cô) cho biết loại hình trường mà mình đang dạy? 
Công lập Dân lập Bán công Tư thục 
2. Theo thầy (cô) đánh giá thì nội dung kiến thức chương sự điện li trong chương trình 
Hoá học 11 như thế nào? 
Quá khó Khó 
Bình thường Dễ. 
3. Thầy (cô) có nhận xét gì về vài trò chương sự điện li trong chương trình hiện nay? 
Không quan trọng 
Bình thường. 
Rất quan trọng. 
4. Trong năm học 2019-2020 tổ/nhóm có thường xuyên tổ chức thảo luận về dạy học 
chương sự điện li không? 
Không tổ chức lần nào 1 lần / năm 
1 lần / học kì Nhiều hơn 1 lần / học kì 
5. Trong dạy học chương sự điện li, thầy (cô) sử dụng phương pháp nào sau đây là 
nhiều nhất? 
Thuyết trình Nêu và giải quyết vấn đề 
Vấn đáp Các PPDH hiện đại 
6. Khi dạy học chương sự điện li, thầy (cô) có thường xuyên sử dụng hình thức hoạt 
động nhóm và thảo luận không? 
55 
Không bao giờ Thỉnh thoảng 
Thường xuyên Chỉ trong tiết thao giảng 
7. Khi sử dụng bài tập phần sự điện li, thầy (cô) có thường xuyên hướng dẫn học sinh 
trả lời theo nhiều cách không 
Thường xuyên Thỉnh thoảng 
Rất ít. Không bao giờ. 
8. Khi dạy học phần sự điện li, thầy (cô) có thường xuyên liên hệ kiến thức đã học với 
thực tiễn không? 
Thường xuyên Thỉnh thoảng 
Rất ít. Không bao giờ. 
9. Khi dạy học phần sự điện li, thầy (cô) có thường xuyên hướng dẫn và tổ chức cho 
học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm ra các sản phẩm thực tế và áp dụng vào đời 
sống sản xuất không? 
Thường xuyên Thỉnh thoảng 
Rất ít. Không bao giờ. 
Xin chân thành cảm ơn thầy cô đã hợp tác giúp đỡ! 
56 
PHỤ LỤC 2 
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHẦN SỰ ĐIỆN LI NHẰM 
PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH THPT 
Gửi các em học sinh khối 11, 12 trường THPT 
Tôi đang khảo sát về thực trạng dạy học hoá học phần sự điện li (chương trình hóa học 
11) nhằm phát triển tư duy kinh tế cho học sinh THPT. Mong các em học sinh cho biết ý 
kiến của mình về những vấn đề sau đây. 
Ý kiến của các em học sinh chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, mà không 
phục vụ cho bất cứ mục đích nào khác. 
Em hãy cho biết một số thông tin cá nhân sau: 
Họ và tên: ................................................................................................................................................................................ 
Lớp: ............................................................................................................................................................................................. 
Trường: ..................................................................................................................................................................................... 
Các em hãy đánh dấu x vào trước phương án lựa chọn. 
1. Em có dự định chọn môn Hóa học làm một trong các môn xét tuyển vào ĐH, CĐ hay 
không? 
Có Không 
2. Điểm tổng kết môn Hóa học của em trong năm học/học kì gần đây nhất 
 Dưới 5,0 Từ 5,0 đến dưới 6,5 
 Từ 6,5 đến dưới 8,0 Trên 8,0. 
3. Em học môn Hóa học vì nguyên nhân chính nào? 
Vì bắt buộc Vì phục vụ thi cử 
Vì yêu thích Vì có nhiều kiến thức áp dụng vào cuộc sống. 
4. Theo em đánh giá thì nội dung kiến thức chương sự điện li trong chương trình Hoá 
học 11 như thế nào? 
Quá khó Khó 
Bình thường Dễ. 
5. Khi giải bài tập phần sự điện li, em có thường xuyên giải bài tập theo nhiều cách 
không 
Thường xuyên Thỉnh thoảng 
Rất ít. Không bao giờ. 
6. Khi học phần sự điện li, em có thường xuyên liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn 
không? 
Thường xuyên Thỉnh thoảng 
Rất ít. Không bao giờ. 
57 
7. Khi học phần sự điện li, em có thường xuyên vận dụng kiến thức đã học để làm ra 
các sản phẩm thực tế và áp dụng vào đời sống sản xuất không? 
Thường xuyên Thỉnh thoảng 
Rất ít. Không bao giờ. 
Xin chân thành cảm ơn các em đã hợp tác giúp đỡ! 
58 
PHỤ LỤC 3: ĐỀ KIỂM TRA 
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG SỰ SỰ ĐIỆN LI 
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 MÔN HÓA HỌC 
 Thời gian làm bài 30 phút (20 câu trắc nghiệm) 
Họ Tên :.....................................Số báo danh :................. Mã Đề : 101 
. 
Câu 1: Trong các muối sau, dung dịch muối nào có môi trường trung tính? 
 A. Na2CO3. B. CuCl2. C. KCl. D. FeCl3. 
Câu 2: Cho các oxit: K2O, Al2O3, CaO, MgO. Để nhận được các oxit nói trên, thuốc thử phù hợp 
nhất là 
 A. dung dịch Na2CO3. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. H2O. 
Câu 3: Cho 4 chất rắn riêng rẽ: Na2O; Al2O3; Fe2O3; Al. Chỉ dùng thêm nước có thể nhận được 
 A. 4 chất. B. 2 chất. C. 0 chất. D. 1 chất. 
Câu 4: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất 
là 
 A. NaCl. B. Ba(OH)2. C. NaOH. D. NH3. 
Câu 5: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt gồm NaOH, NaCl, BaCl2, Ba(OH)2 chỉ cần dùng 
thuốc thử 
 A. H2O và CO2. B. dung dịch H2SO4. 
 C. quỳ tím. D. dung dịch (NH4)2SO4. 
Câu 6: Có 6 dung dịch riêng rẽ sau: BaCl2, MgCl2, FeCl2, FeCl3, NH4Cl, (NH4)2SO4. Có thể nhận 
biết 6 dung dịch trên bằng kim loại 
 A. Al. B. Mg. C. Cu. D. Na. 
Câu 7: Trong khí thải công nghiệp thường có chứa các khí SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau 
đây để loại bỏ các chất khí đó? 
 A. NaOH. B. NH3. C. HCl. D. Ca(OH)2. 
Câu 8: Cho các dung dịch: Na2S, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, K2SO3, AlCl3. Số dung dịch 
có giá trị pH > 7 là 
 A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. 
Câu 9: Trong các thuốc thử sau: (1) dung dịch H2SO4 loãng, (2) CO2 và H2O, (3) dung dịch BaCl2, (4) dung 
dịch HCl .Thuốc tử phân biệt được các chất riêng biệt gồm CaCO3, BaSO4, K2CO3,K2SO4 là: 
 A. (1) và (2). B. (1), (2), (4.) C. (1), (2), (3). D. (2) và (4). 
59 
Câu 10: Hoà tan một chất khí vào nước, lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch ZnSO4 
đến dư thấy có kết tủa trắng rồi kết tủa lại tan ra. Khí đó là 
 A. NO2. B. HCl. C. SO2. D. NH3. 
Câu 11: Để phân biệt O2 và O3, người ta có thể dùng 
 A. dung dịch KBr có hồ tinh bột. B. que đóm đang cháy. 
 C. hồ tinh bột. D. dung dịch KI có hồ tinh bột. 
Câu 12: Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol), và SO42- (x 
mol). Giá trị của x là 
 A. 0,1. B. 0,05. C. 0,075. D. 0,15. 
Câu 13: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu ion? 
 A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. 
Câu 14: Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch? 
 A. Ba2+, Al3+, Cl–, HSO4
-. B. K+, Na+, OH–, PO4
3-. 
 C. Cu2+, Fe3+, SO4
2-, Cl–. D. Na+, Mg2+, NO3
-, SO4
2-. 
Câu 15: Sục hết 7,84 lít CO2 (đktc) vào dung dịch X chứa K2CO3 0,5M và KOH xM thu được dung 
dịch Y (không thấy khí thoát ra). Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch 
Ba(OH)2 dư thu được 64,025 g kết tủa. Nhỏ từ từ từng giọt HCl vào phần 2, đồng thời khuấy đều cho 
đến khi thu được 0,56 lít khí (đktc) thấy số mol HCl cần dùng là 0,45 mol. Giá trị của x là 
 A. 0,75. B. 1,50. C. 1,33. D. 2,00. 
Câu 16: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M vào 200 ml dung dịch chứa NaHCO3 2M và BaCl2 
1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch X. Đun nóng dung 
dịch X đến cạn khô thu được lượng muối khan là 
 A. 42,18 g. B. 39,16 g. C. 35,64 g. D. 44,12 g. 
Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH a M thì thu được dụng 
dịch X. Cho từ từ 150ml dung dịch HCl 1M và X thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí (đktc). Cho Y 
tác dụng với Ca(OH)2 dư xuất hiện 15 g kết tủa. V và a lần lượt là 
 A. 4,48 lít và 1,5M. B. 4,48 lit và 2M. C. 5,6 lít và 1,5M. D. 5,6 lít và 2M. 
Câu 18: Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 
200ml dung dịch X. Lấy 100ml X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí 
(đkc). Mặt khác, 100 ml X tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 39,4 g kết tủa. Giá trị của x là 
 A. 0,1. B. 0,2. C. 0,06. D. 0,15. 
Câu 19: Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,2M, đến 
phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ đến hết dung dịch X vào 200 ml 
dung dịch HCl 0,1M thu được 336 ml khí CO2 ở (đktc). Giá trị của V là 
 A. 0,336. B. 1,12. C. 2,24. D. 0,784. 
Câu 20: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 1M, Ca(OH)2 0,1M và 
CaCl2 1 M thì thu được m g kết tủa. Giá trị của m là 
 A. 5 g. B. 15 g. C. 9 g. D. 6 g. 
 ------------------------HẾT----------------------- 

File đính kèm:

  • pdfskkn_hinh_thanh_va_phat_trien_tu_duy_kinh_te_cho_hoc_sinh_tr.pdf
Sáng Kiến Liên Quan