SKKN Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở địa phương cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm chủ đề: Địa lí Nông nghiệp Lớp 10

Xây dựng các mục tiêu cần đạt của chủ đề: ( tổ nhóm thực hiện)

- Xây dựng mục tiêu: Tổ nhóm chuyên môn xây dựng mục tiêu về chuẩn

kiến thức, kĩ năng cần đạt của chủ đề phù hợp đối tượng học sinh của mình( dựa

trên chuẩn kiến thức kĩ năng)

- Phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học: Tùy từng chủ đề, điều kiện cơ sở vật

chất và đối tượng học sinh mà giáo viên chủ động lựa chọn các phương pháp, kĩ

thuật dạy học phù hợp: Nêu vấn đề, theo dự án. Đặc biệt cần chú ý áp dụng đúng

quy trình các bước thực hiện của các phương pháp dạy học kĩ thuật dạy học tích

cực theo quy định.

- Hình thức tổ chức dạy học: Căn cứ vào các nội dung của chủ đề, đối

tượng học sinh, điều kiện thực tế của nhà trường mà giáo viên lựa chọn hình thức

dạy học phù hợp cho từng tiết của chủ đề: dạy học cả lớp, cá nhân, nhóm, ngoài

trời, tham quan.

- Thiết bị dạy học: Khai thác và sử dụng tối đa, hiệu quả các phương tiện,

thiết bị, đồ dùng dạy học, đặc biệt là phòng học bộ môn và thư viện nhà trường,

tránh tình trạng dạy chay, dạy học nặng về lý thuyết hàn lâm, ít kỹ năng thực hành,

không gắn với thực tiễn.

pdf49 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở địa phương cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm chủ đề: Địa lí Nông nghiệp Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển nông nghiệp 
hàng hóa? 
Nhóm 3. Trình bày các loại hình trang trại ở địa phương và kể tên một số 
trang trại mà học sinh biết? 
Nhóm 4. Trình bày các loại cây trồng phổ biến ở địa phương và giải thích 
nguyên nhân trồng được các loại cây đó. 
( Lưu ý: Sản phẩm và bài báo cáo của các nhóm được thể hiện trong đĩa 
DCD) 
5.2. Báo cáo của nhóm thực hiện Video. 
( Trong điều kiện cho phép học sinh chỉ xây dựng được video giới thiệu sản 
phẩm Chè xanh Thanh Mai) 
Giới thiệu về: 
+ Tiềm năng phát triển 
+ Thực trạng phát triển 
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả thành sản phẩm hàng hóa 
( Video được lưu trong đĩa DCD kèm theo) 
5.3. Báo cáo về thực hiện trang quảng cáo thương hiệu sản phẩm 
-Tên trang: Chè Xanh Thanh Mai 
- Lượt theo dõi trang: đến thời điểm ngày 20/3/2021: có 454 lượt theo dõi 
- Quảng bá hình ảnh cây chè: có 191 lượt thích, theo dõi, 174 lượt chia sẻ. 
- Quáng cáo thương hiệu chè Đường Thích: 138 lượt thích, theo dõi, 74 lượt 
chia sẻ. 
- Quảng cáo về thương hiệu chè Truyền Thống: 78 lượt theo dõi, 17 lượt 
chia sẻ 
- Quảng cáo về thương hiệu chè Sơn Tâm có: 68 lượt theo dõi, 75 lượt chia sẻ 
- Đường link trang: https://www.facebook.com/chexahhthanhmai/ 
 37 
5.4. Một số hình ảnh học tập, học trải nghiệm và báo cáo sản phẩm của học sinh 
Hình 5. Các nhóm học sinh thảo luận về nhiệm vụ học tập 
. 
Hình 6. Học sinh đang học tập trải nghiệm tại vườn chè nguyên liệu 
 38 
Hình 7. Nguyên liệu và sản phẩm của Cơ sở chế biến Đường Thích 
Hình 8. Các nhóm học sinh báo cáo sản phẩm học tập. 
 39 
Hình 9. Trang quảng bá sản phẩm Chè của địa phương. 
 40 
6. Hiệu quả sáng kiến 
Đổi mới sáng tạo trong giáo dục và dạy học là chủ trương lớn của Đảng và 
nhà nước nhằm phát huy tính tích cực, tự học và sáng tạo của học sinh qua đó hình 
thành một thế hệ mới có thêm nhiều tố chất để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh 
tế - xã hội trong thời kì 4.0. Nhằm mục đích đó đề tài sáng kiến kinh nghiệm của 
chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé trong việc nâng cao hiệu quả dạy học tại 
Trường chúng tôi nói riêng và huyện nhà nói chung. Về phía giáo viên việc xây 
dựng mô hình học tập gắn với hoạt động thực tiễn buộc chúng ta phải thay đổi tổng 
thể từ cách dạy đến đánh giá thành quả. 
Thông qua hoạt động học tập trải nghiệm thực tiễn địa phương cho thấy các 
em học sinh rất hứng thú với hoạt động, thực hiện nhiệm vụ bài tập một cách 
nhanh chóng và sáng tạo có sức thuyết phục cao. So với các lớp không được học 
thực tiễn thì bài tập báo cáo của các em lớp thực nghiệm rõ ràng đầy đủ hơn nhiều. 
Các em đã biết báo cáo bài tập của mình bằng những hình ảnh minh chứng rất sinh 
động tạo nên tính thuyết phục cho nội dung báo cáo. Ngoài ra các em học sinh lớp 
thực nghiệm đã có được nhận thức sâu sắc về những điều kiện phát triển và thực 
trạng phát triển kinh tế của quê nhà. Em Trần Thị Thu Hiền lớp 10C viết : “ Em 
sinh ra và lớn lên ngay tại vùng Chè của xã Thanh Mai với nhận thức của tuổi học 
sinh em chưa thấy gì đặc biệt nhất là khi còn học cấp 2 giờ đây học lên cấp 3 nhất 
là thông qua hoạt động trải nghiệm vừa rồi em thấy quê hương mình có rất nhiều 
tiềm năng để phát triển mà trước đây cha ông chưa phát triển được. Thông qua 
hoạt động này em nghĩ mình cần hành động nhiều hơn, học tập tốt hơn nhằm xây 
dựng tương lai cho mình có thể ngay tại địa phương thay vì phải bươn chải đi xa 
tận trong Nam ngoài Bắc để kiếm việc làm qua đây cũng tạo cho em niềm tự hào 
về quê hương Thanh Mai yêu dấu” 
Nhận xét về cách làm mới trong chế biến lương thực thực phẩm em Như 
Quỳnh lớp 10C tâm sự : “Khi tham quan các nhà máy em không ngờ nó hiện đại 
đến vậy , qua giới thiệu của các chủ xưởng em thấy họ thật tài giỏi có thể nói em 
chỉ mới thấy trong phim ảnh. Việc phát triển của họ đã giúp tạo công ăn việc làm 
cho hàng trăm con người với thu nhập khá cao và ổn định , họ cũng đã xây dựng 
cho mình những cơ ngơi hoành tráng đời sống không khác đô thị là mấy. Khi được 
nhìn tận mắt các sản phẩm đã được bán trên thị trường em vẫn còn phân vân 
nhưng khi đến tham quan em mới tin vào mắt mình. Em mong rằng việc phát triển 
cây chè cũng như các loại cây khác sẽ tăng mạnh trong thời gian tới giúp tạo việc 
làm nhiều hơn nữa cho nhân dân. Em thấy rất vui và trân trọng’’ 
Hiểu biết về hiệu quả của sự thay đổi mô hình sản xuất trong vấn đề trao 
quyền quản lí cho người dân và phương thức chiếm lĩnh thị trường, em Ngọc Thúy 
lớp 10C viết:“ ...trước đây e chỉ nghe nói đến xí nghiệp chè Thanh Mai hoạt động 
trong nông trường Thanh Mai nhưng khi đi qua em nhận thấy sự hoang tàn thể 
hiện rõ sau khi tìm hiểu em mới biết hiện nay nó chỉ tồn tại trên danh nghĩa còn 
thực chất đã dừng hoạt động do không có nguyên liệu . Tìm hiểu kĩ hơn thì nguyên 
 41 
nhân là do cơ chế quản lí theo mô hình thời bao cấp không còn phù hợp với giai 
đoạn kinh tế mở, nhà máy không thu mua được nguyên liệu do quản lí lỏng lẻo giá 
thu mua theo kiểu định sẵn và có nhiều lỗ hổng cộng với sự cạnh tranh mạnh mẽ 
của các hộ tư nhân. Qua đây em cũng thấy trong sản xuất kinh doanh cần liên tục 
đổi mới cả về mô hình cũng như hình thức quản lí thì mới theo kịp và tạo ra được 
tính thu hút và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm , nhất là sau khi em được 
tham quan mô hình của các hộ gia đình như Đường Thích và Truyền Thống là 
những mô hình điểm thậm chí xưởng Truyền Thống thì sản lượng chế biến hàng 
ngày đã vượt xa xí nghiệp chè thời đỉnh cao, sản phẩm chè rất đa dạng hương vị. 
Đến tham quan học tập chúng em đã được thưởng thức trà xanh với đủ hương vị 
như hương hoa lài thơm dịu, hương nhị sen ngào ngạt và hương lá dứa thơm 
nồng...Và theo em biết thì sản phẩm chè của xưởng Truyền Thống đã được xuất 
khẩu đi nhiều nước trên thế giới đặc biệt khu vực Trung Đông chứng tỏ chất lượng 
đã được khẳng định. Em cảm thấy khâm phục và trân trọng những ông chủ trẻ đã 
bứt phá dám nghĩ dám làm và coi đây là tấm gương điển hình trong học tập và 
phấn đấu”. Được đi trải nghiệm các em đã biết tự hào về quê hương mình hơn, 
biết trách nhiệm của bản mình hơn để góp phần làm giàu cho quê hương mình hơn. 
Nhận thức về trách nhiệm của bản thân em Nguyễn Thanh Mai lớp 10C đã bày tỏ 
“...Những đàn anh đàn chị của các khóa học trước nay đã là ông chủ bà chủ của 
các xưởng chè, tự làm giàu trên chính quê hương mình, điều đó cho thấy tài năng 
và ý của các anh các chị xứng đáng để chúng em noi gương...qua một buổi tham 
quan học hỏi chúng em nhận thức được trách nhiệm của học sinh đối với việc phát 
huy tiềm năng của địa phương quê nhà mình đang sống đặc biệt với thương hiệu 
Chè Xanh Thanh Mai. Cần phải biết quảng bá hình ảnh sản phẩm địa phương hơn 
nữa.Sắp tới chúng em sẽ cố gắng xây dựng hình ảnh một số cây trồng điển hình 
của địa phương như cây Thanh long ruột đỏ, cây Quýt xanh...Và qua đây chúng 
em mong muốn nhiều môn học tổ chức cho chúng em được học tập trải nghiệm 
trong thực tế địa phương mình để hiểu biết hơn về những giá trị văn hóa lịch sử, 
tài nguyên của quê nhà... ” 
Thông qua các thông tin phản hồi của học sinh bản thân chúng tôi có thêm 
niềm vui và động lực để tiếp tục hành trang đổi mới tiếp cận gần hơn nữa với các 
mục đích của giáo dục hiện đại. 
Một kết quả khác khẳng định hiệu quả của việc tổ chức cho học sinh trải 
nghiệm trong thực tế đó là: Bài tập các nhóm học tập của lớp thực nghiệm được 
các em trình bày rất bài bản có hình ảnh minh họa phong phú giúp người xem dễ 
hiểu hơn về những đặc điểm sản xuất của địa phương, còn các nhóm học sinh ở lớp 
đối chứng chỉ báo cáo trên giấy những thông tin rất đơn giản, ít có tính thuyết 
phục. 
Đánh giá ý nghĩa của đề tài sáng kiến trong buổi báo cáo của học sinh tại tổ 
chuyên môn các thầy cô giáo đều đồng tình và ủng hộ cách làm cũng như đánh giá 
 42 
cao nỗ lực tìm tòi hợp tác của giáo viên và học sinh trong việc đổi mới sáng tạo 
phương pháp dạy và học. 
Thầy Bùi Quang Tuyến - tổ trưởng tổ xã hội phát biểu : “Trước hết chúng 
tôi xin cảm ơn và ghi nhận sự cố gắng của anh chị em giáo viên cũng như các em 
học sinh đã vượt qua khó khăn chung của nhà trường của địa phương trong thời 
gian qua do đại dịch COVID19 để hoàn thành mục tiêu của tổ là ít nhất có một đề 
tài sáng kiến được gửi đi để Sở GD đánh giá, cũng qua chủ đề được các em trình 
bày và các thầy cô trực tiếp báo cáo tôi thấy đây là sự đổi mới có tính đột phá 
trong quá trình giáo dục và dạy học tại trường ta, đề tài có tính thực tiễn cao và 
tôi mong muốn anh chị em trong tổ nhìn nhận để sang năm học mới chúng ta có 
phương hướng mới có nhiều sáng kiến chất lượng hơn nữa’’. Cô Trần Thị Diệp 
Anh giáo viên bộ môn GDCD đã nhận xét : “Đây là hình thức mới mẻ trong dạy 
học tại Trường ta, việc gắn dạy học lý thuyết với trải nghiệm sẽ tạo thêm hứng thú 
trong học tập cũng như góp phần phát huy tố chất sáng tạo trong thực tiễn của học 
sinh thông qua việc xây dựng các clip, blog quảng cáo sản phẩm, cũng như góp 
phần định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh trong tương lai. Qua đây các 
thầy cô đã phần nào giúp học sinh hiểu hơn những kiến thức về quy luật cung cầu 
và sản xuất hàng hóa trong môn học của chúng tôi” 
Như vậy, việc tổ chức cho học sinh được trải nghiệm thực tiễn đã phần nào 
thay đổi được nhận thức của các em, giúp các em hiểu rõ hơn về xu hướng sản xuất 
hàng hóa trong nền kinh tế hiện đại, từ đó hình thành cho các em tư duy phát triển 
nền nông nghiệp hàng hóa nói chung và trên quê nhà nói riêng. Đồng thời học sinh 
đã nhìn nhận được tiềm năng to lớn của địa phương mình, cơ hội giải quyết việc 
làm ở trên quê hương mình còn rất lớn. Vì thế sẽ góp phần nhỏ vào việc định 
hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai. 
 43 
PHẦN KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
Viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm thường niên của giáo viên nhằm mục 
đích nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của bản thân cũng như vận dụng 
chúng để phát huy giá trị thực tiễn của môn học trong chương trình phổ thông . 
Lựa chọn đề tài phù hợp với khả năng và có tính thực tiễn là ưu tiên số một trong 
sáng kiến này. 
Thanh Chương nói chung và Thanh Mai, Thanh Tùng nói riêng là những địa 
phương gắn với lịch sử phát triển của Trường chúng tôi trong suốt chiều dài phát 
triển với đa phần học sinh gắn bó với ngôi trường mà chúng tôi đang trực tiếp 
giảng dạy và đây cũng là các thế hệ trực tiếp khai thác các lợi thế của địa phương 
trong phát triển kinh tế -xã hội nơi mình sinh sống. Về tự nhiên đây là các địa 
phương miền núi,khí hậu địa hình và thổ nhưỡng có nhiều lợi thế trong phát triển 
cây công nghiệp và cây ăn quả. 
 Trong những năm trước điều kiện sống của đa phần người dân thuộc các xã 
trên hầu như phụ thuộc vào việc khai thác lâm sản, hiện nay thế mạnh đó đang 
ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức. Cùng với sự phát triển nói chung của nền 
kinh tế đất nước kinh tế xã hội của các địa phương nói trên cũng đang dần khởi sắc 
nhờ chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp và kịp thời. 
Cây chè đã và đang được xem là cây trồng chủ lực góp phần nâng cao thu 
nhập cải thiện đời sống và giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội của địa phương. 
Được các địa phương trên đưa vào chương trình: Mỗi xã một sản phẩm OCOP. 
Mục đích của đề tài sáng kiến là thổi thêm làn gió mới góp phần đưa những 
kiến thức lí thuyết đã được học trên ghế nhà trường vào thực tiễn giúp các em học 
sinh có cái nhìn bao quát và chân thực hơn bức tranh kinh tế của quê hương nơi 
mình sinh sống , hình thành và phát triển thái độ cầu tiến thông qua việc tham quan 
các mô hình do các cựu học sinh của nhà trường làm chủ như xưởng chế biến chè 
Đường Thích,Truyền Thống và Sơn Tâm, Hữu Nghị đồng thời cũng giúp các em 
định hướng nghề nghiệp thông qua chia sẻ của những ông chủ trẻ trong vấn đề 
khởi nghiệp cũng như giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương trong 
thời gian tới. 
 Qua đề tài này chúng tôi cũng mong muốn quảng bá thêm cho các sản phẩm 
công nghiệp chế biến của địa phương thông qua mạng xã hội, giúp nhiều người 
con quê hương xa quê luôn hướng về nơi mình sinh ra và lớn lên. Đồng thời cũng 
giúp các nhà đầu tư đang có tâm huyết có thêm cơ sở trong việc lựa chọn đầu tư 
trong tương lai, để từ cây chè có thể phát triển thêm các mô hình kinh tế khác 
nhằm phát huy tổng thể thế mạnh của vùng. 
Từ thực tiễn tổ chức hoạt động dạy học này, chúng tôi lại một lần nữa thấm 
nhuần ý kiến của PGS – TS Đinh Thị Kim Thoa – Chủ nhiệm khoa các khoa học 
 44 
giáo dục, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội: “...Làm thực 
hành, trải nghiệm đều là những phương thức học hiệu quả gắn với vận động, với 
thao tác vật chất, với đời sống thực. Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành 
và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm, trong 
đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàm cả làm và thực 
hành” 
Để hoàn thiện đề tài này chúng tôi xin chân thành gửi đến các gia đình mà 
chúng tôi trực tiếp cho học sinh tham quan trải nghiệm như xưởng Đường Thích, 
Truyền Thống ,Sơn Tâm và Hữu Nghị lời cảm ơn sâu sắc và trân trọng. Đồng thời 
chúng tôi cũng gửi đến Ban Giám Hiệu nhà trường lời cảm ơn chân thành vì đã tạo 
mọi điều kiện cho thầy và trò cùng thực hiện đề tài này. Cảm ơn các em học sinh là 
chủ thể chính trong hoạt động trải nghiệm, nỗ lực của các em là động lực cho 
chúng tôi hoàn thiện đề tài này. 
2. Kiến nghị 
Nhận thấy hiệu quả của việc tổ chức cho học sinh học tập gắn liền với thực 
tiễn địa phương là khá tốt nên chúng tôi mạnh dạn kiến nghị: 
- Nhà trường cần có kế hoạch tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm cho các 
môn học trong chương trình giáo dục địa phương thuộc chương trình phát triển nhà 
trường. 
- Các môn học và các giáo viên cũng cần tiến hành các hoạt động trải 
nghiệm cho học sinh để phát huy các năng lực và phẩm chất của học sinh nhằm 
nâng cao chất lượng dạy và học cũng như giáo dục tình yêu quê hương đất nước 
cho học sinh. 
Trên đây là những kinh nghiệm của chúng tôi trong qua trình tổ chức cho 
học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm thực tế để nhằm hình thành tư duy phát 
triển nền nông nghiệp hàng hóa ở địa phương cho các em. Đề tài có thể được coi là 
bài học kinh nghiệm cho những giáo viên Địa lí nói riêng và các môn khoa học 
khác nói chung khi tiến hành tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục vào trong 
bài học và tiến hành cho học sinh trải nghiệm sáng tạo để nhằm phát triển các 
phẩm chất năng lực một cách toàn diện cho học sinh. 
 Với khả năng và trình độ còn nhiều hạn chế chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu 
sót cả về nội dung lẫn phương pháp nhưng đây là tất cả tâm huyết và nỗ lực của 
chúng tôi. Rất mong được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để chúng tôi có thêm 
hiểu biết và động lực trong việc thực hiện các đề tài tiếp theo. 
 Thanh chương , ngày 20/3/2021 
 45 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1. Phiếu khảo sát đối với giáo viên 
1 Câu hỏi Phƣơng án lựa chọn 
1 
Việc cho học sinh trải 
nghiệm thực tiễn địa 
phương trước và sau khi 
học cần thiết không? 
Rất cần thiết Cần thiết Không cần 
2 
Thầy/cô đã bao giờ cho 
học sinh tiến hành đi trải 
nghiệm thực tiễn chưa? 
Thường xuyên Thỉnh thoảng 
Chưa bao 
giờ 
3 
Nguyên nhân chủ yếu nào 
khiến thầy/cô chưa tiến 
hành cho học sinh đi trải 
nghiệm? 
Do kinh phí 
nhà trường hạn 
chế 
Do giao thông 
địa phương 
khó khăn 
Ngại tổ chức 
4 
Thái độ của học sinh khi 
học tập chủ yếu trên lớp 
như thế nào? 
Rất nhàm chán Nhàm chán Bình thường 
Phụ lục 2. Phiếu khảo sát đối với học sinh 
TT Câu hỏi Phƣơng án lựa chọn 
1 
Em đã được học tập trải 
nghiệm trong thực tiễn 
chưa? 
Thường xuyên Thỉnh thoảng 
Chưa bao 
giờ 
2 
Em đã bao giờ vận dụng 
kiến thức đã học vào tìm 
hiểu thực tiễn địa phương 
mình chưa? 
Thường xuyên Thình thoảng 
Không bao 
giờ 
3 
Theo em để vận dụng kiến 
thức vào thực tiễn, cách 
nào sau đây hiệu quả nhất? 
Đọc tài liệu 
Tham khảo 
mạng xã hội 
Đi thực tế 
địa phương 
4 
Em có mong muốn được 
học tập kết hợp trên lớp và 
trải nghiệm thực tiễn 
không? 
Rất mong 
muốn 
Mong muốn Không muốn 
 46 
Phụ lục 3. 
TRƢỜNG THPT..................................... 
 NHÓM ĐỊA LÍ 
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 Số : 02/TTr-NĐL Thanh chương, ngày 7 tháng 01 năm 2021 
TỜ TRÌNH 
V/v tổ chức cho học sinh tham gia học tập trải nghiệm thực tiễn 
 Kính gửi: 
 - BGH Trƣờng THPT......................................................... 
 - Tổ trƣởng tổ Khoa học Xã hội. 
 Căn cứ vào kế hoạch năm học 2020 - 2021 của trường 
 Thực hiện nội dung chương trình dạy học địa phương của trường trong năm 
học 2020- 2021 
 Theo kế hoạch dạy học của nhóm Địa lí 
 Nay nhóm Địa lí tổ chức buổi học tập trải nghiệm địa lí địa phương nhằm 
giáo dục 
Thời gian : 14h ngày 10/1/ 2021 
Địa điểm: Vườn chè nguyên liệu, các xưởng chế biến chè xanh thuộc xã Thanh 
Mai 
Thành phần: Các giáo viên nhóm Địa lí, học sinh lớp 10C. 
Chƣơng trình: Tổ chức cho các em hoạt động trải nghiệm thực tế ở địa phương 
Chủ đề: Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất Chè hàng 
hóa nói riêng ở địa phương. 
 Vì vậy nhóm Địa lí kính trình BGH nhà trường, Tổ chuyên môn cho phép 
Nhóm được đưa học sinh đi để tiến hành học tập. Chúng tôi xin đảm bảo về sự an 
toàn cho học sinh trong chuyến học tập trải nghiệm này. 
 Nhóm Địa lí xin chân thành cám ơn sự nhất trí của BGH và Tổ trưởng tổ 
chuyên môn 
DUYỆT CỦA BGH DUYỆT 
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
THAY MẶT NHÓM 
ĐỊA LÍ 
 47 
Tài liệu tham khảo 
1. Phạm Thị Sen( chủ biên) - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn Kiến thức kĩ năng môn 
Địa lí lớp 10 – NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2010 
2. Lê Thông chủ biên- Sách giáo khoa Địa lí 10 ( Ban cơ bản) – NXB Giáo dục 
Việt Nam xuất bản năm 2016 
3. Lê Thông chủ biên - Sách giáo viên Địa lí 10 – NXB Giáo dục Việt Nam năm 
2006. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2018) Dự thảo nội dung chương trình giáo dục phổ 
thông mới ( Chương trình tổng thể và chương trình môn Địa lí THPT.) 
5. 
hoat-dong-trai-nghiem-sang-tao-trong-n.html 
6. https://vansudia.net/gioi-thieu-khai-quat-huyen-thanh-chuong/ 
 48 
MỤC LỤC 
NỘI DUNG TRANG 
PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1 
2. Lí do chọn đề tài 1 
3. Mục tiêu nghiên cứu 3 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 
5. Phạm vi nghiên cứu 3 
6. Đối tượng nghiên cứu 3 
7. Phương pháp nghiên cứu 3 
PHẦN NỘI DUNG 4 
Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 4 
1. Cơ sở lí luận 4 
1.1. Một số vấn đề chung về chủ đề dạy học 4 
1.2. Một số vấn đề chung về Hoạt động trải nghiệm... 10 
2. Cơ sở thực tiễn 18 
2.1. Thực trạng dạy học Địa lí ở trường chúng tôi 18 
2.2. Thực trạng về hoạt động dạy học trải nghiệm...ở trường chúng 
tôi. 
18 
2.3. Thực trang về điều kiện sản xuất nông nghiệp ở địa phương... 20 
Chương II. Xây dựng chủ đề dạy học Địa lí Nông nghiệp lớp 10 gắn 
với hoạt động trải nghiệm sáng tạo... 
22 
1. Xây dựng chủ đề dạy học 22 
1.1. Xác định mối liên quan giữa nội dung bài học... 22 
1.2. Chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học trải nghiệm... 22 
 49 
1.3. Xây dựng chủ đề dạy học 22 
2. Xây dựng kế hoạch dạy học lồng ghép hoạt động TNST... 26 
Chương III. Hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa 
cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm 
30 
1. Xây dựng ý tưởng 30 
2. Xây dựng kế hoạch 30 
3. Nhiệm vụ của học sinh khi tiến hành trải nghiệm 31 
4. Công tác thực hiện 31 
4.1 Liên hệ cơ sở tiến hành trải nghiệm 31 
4.2 Hướng dẫn học sinh thu thập dữ liệu 32 
4.3. Hướng dẫn học sinh xử lí dữ liệu 34 
4.4 Tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm 35 
5. Đánh giá kết quả thực hiện trải nghiệm 35 
5.1 Báo cáo của các ở lớp thực nghiệm 36 
5.2 . Báo cáo của nhóm học sinh thực hiện video 36 
5.3. Báo cáo về thực hiện trang quang cáo sản phẩm 36 
5.4. Một số hình ảnh học tập trải nghiệm và báo cáo sản phẩm của 
các nhóm lớp 
37 
6. Hiệu quả của sáng kiến 40 
PHẦN KẾT LUẬN 43 
1. Kết luận 43 
2. Kiến nghị 44 
PHỤ LỤC 45 
Tài liệu tham khảo 47 

File đính kèm:

  • pdfskkn_hinh_thanh_tu_duy_phat_trien_nen_nong_nghiep_hang_hoa_o.pdf
Sáng Kiến Liên Quan