SKKN Hình thành năng lực trong dạy học Bài “Sự điện li” - Hóa học 11 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Cơ sở thực tiễn

Năm học 2020- 2021, là năm học có nhiều sự định hướng trong đổi mới

phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt GV đã và đang

được tập huấn nhiều module bồi dưỡng thường xuyên về chương trình giáo dục

phổ thông tổng thể 2018.

Trong đó nêu rõ hiện nay dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS

đang là chiến lược hàng đầu. Vì vậy, vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mục

tiêu quan trọng nhất trong dạy học ở trường phổ thông, là cần thiết cho xu

hướng phát triển giáo dục tiên tiến, cũng là bước đặt nền móng vững chắc cho

sự phát triển đất nước trong tương lai. Học sinh không chỉ có kỹ năng vận dụng

kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học mà còn giải

quyết các vấn đề thực tiễn đa dạng trong cuộc sống, theo hướng “học đi đôi với

hành”, lý thuyết gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với xã hội thông qua động

giáo dục TNST.

Để tìm hiểu và định hướng cho quá trình thiết kế tiến trình tổ chức và lựa

chọn nội dung hoạt động TNST tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức các

hoạt động giáo dục TNST và nhu cầu của HS trong các hoạt động TNST trong10

trường THPT Tân Kỳ 3. Tôi đã tiến hành khảo sát trên 20 GV thuộc tổ tự nhiên

và 402 HS thuộc khối 11 của trường.

pdf39 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành năng lực trong dạy học Bài “Sự điện li” - Hóa học 11 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 
Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: <3 phút 
Hình thức báo cáo do nhóm tự chọn. 
Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú vào nhật kí học tập cá nhân 
và đặt câu hỏi tương ứng. 
Bước 2: GV chốt những thông điệp chính 
Nhiệm vụ 1: 
- Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích. 
17 
- Nguồn điện là một thiết bị có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng 
cụ hoạt động. VD: Pin con thỏ, pin điện thoại, acquy,... 
Nguồn điện có 2 cực: + Cực dương (+) 
 + Cực âm (-) 
- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương (+) qua dây dẫn và các thiết bị 
điện tới cực âm (-) của nguồn điện. 
- Điều kiện để một vật dẫn được điện là phải chứa các ion tự do. 
- Một số vật dẫn điện như kim loại, than chì 
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40v, vì hiệu 
điện thế này tạo ra dòng điện nhỏ, không gây nguy hiểm đến tính mạng. 
- Nước cất không dẫn điện còn nước sinh hoạt vì có chứa các cation kim 
loại nên có khả năng dẫn điện. Ví dụ như dây điện rơi xuống ao hồ, người chạm 
vào nguồn nước sẽ bị giật. 
Nhiệm vụ 2: 
- Chất dẫn điện: axit, bazơ, muối ở dạng dung dịch hoặc nóng chảy là 
những chất có khả năng dẫn điện. 
- Chất không dẫn điện: + Chất rắn khan (NaCl, NaOH...) 
 + Nước cất, nước đường...... 
- Nguyên nhân: Axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li ra các ion nên 
dung dịch của chúng dẫn điện. 
- Chất điện li: Những chất tan trong nước phân li thành các ion. 
- Sự điện li: Quá trình phân li các chất trong nước ra ion 
Vậy axit, bazơ, muối là các chất điện li. 
2. Phương trình điện li: 
- Với axit: phân li ra cation H+ và anion gốc axit 
VD: HCl → H+ + Cl- 
- Với bazơ: phân li ra cation kim loại và anion OH- 
VD: NaOH → Na+ + OH- 
- Với muối: phân li ra cationkim loại và anion gốc axit 
VD: NaCl → Na+ + Cl- 
Na2SO4 → 2Na+ + SO42- 
Lưu ý: Phương trình điện li phải đảm bảo cân bằng điện tích giữa 2 vế 
18 
- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều 
phânli ra ion(Quá trình điện li là không thuận nghịch). 
Ví dụ: + Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4 
 + Bazơ mạnh: NaOH, Ba(OH)2, KOH 
 + Đa số muối: AlCl3, Fe2(SO4) 3, KNO3 
- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, chỉ có 1 phần số phân tử hoà 
tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. 
(Quá trình phân li là thuận nghịch - tuân theo nguyên lý Lơ Sa-tơ-li-ê) 
Ví dụ: + Axit yếu: HF, HClO, H2SO3. 
 + Bazơ yếu: Mg(OH)2, Bi(OH)2 
Sau khi chốt kiến thức GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1 rồi 
tiến hành đánh giá 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Câu 1. Có bốn dung dịch: NaCl 0,1M, C2H5OH 0,1M, CH3COOH 0,1M và 
K2SO4 0,1M. Dung dịch dẫn điện tốt nhất là: 
 A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch C2H5OH. 
 C. Dung dịch CH3COOH. D. Dung dịch K2SO4. 
Câu 2. Viết phương trình phân li của các chất sau: HNO3, HNO2, BaCl2, Bi(OH)2 
Câu 3. Một học sinh thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau: 
 Hãy giải thích kết quả của các thí nghiệm trên. 
19 
Hình 4: Hình ảnh HS báo cáo kiến thức nội dung 1 
Hoạt động 3: Triển khai nhiệm vụ của nội dung 2 
GV tiến hành triển khai sau khi học xong tiết 1 của chủ đề 
Nhiệm vụ 4: Dựa trên kiến thức của nhóm đã tìm hiểu, lập bản chế tạo dụng 
cụ nhận biết dung dịch điện li từ những nguyên vật liệu đơn giản thỏa mãn các 
tiêu chí đánh giá. Mỗi nhóm tối thiểu 01 ý tưởng thiết kế. Thử nghiệm khả năng 
tại nhà để hoàn thiện sản phẩm. 
GV đưa ra các tiêu chí đối với sản phẩm. Sản phẩm cần đạt được các tiêu chí. 
1. Mẫu mã đẹp, gọn, nhẹ. 
2. Nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm 
3. Dễ sử dụng, hoạt động hiệu quả 
4. Có tính sáng tạo 
Đây là nhiệm vụ HS thực hiện ở ngoài lớp học cho nên GV lập để HS trao 
đổi thông tin và đề xuất các phương án thiết kế sản phẩm. Và đặc biệt lưu ý. 
- Khi các em tiến hành làm các thí nghiệm ở nhà hoặc trên phòng thí 
nghiệm GV luôn lắng nghe hướng dẫn, giúp đỡ khó khăn thắc mắc các em gặp 
phải khi trải nghiệm. 
20 
- Tiến hành làm thí nghiệm ở nhà luôn có sự giám sát của phụ huynh đề 
phòng những rủi ro không đáng có trong sử dụng hóa chất, trong sử dụng điện. 
Hình 5: Hình ảnh đại diện nhóm để HS trao đổi thông tin với HS và GV 
Hoạt động 4: Báo cáo và chia sẻ sản phẩm của HS (Tại phòng thực hành) 
Các nhóm báo cáo về dụng cụ của nhóm: 
- Trình bày được nguyên nhân xuất hiện ý tưởng? 
- Dựa vào nguyên tắc nào để chế tạo ra dụng cụ đó? 
- Cách thức để sử dụng thiết bị của nhóm mình? 
- Dấu hiệu để nhận biết chất điện li, chất điện li mạnh, yếu? 
- Có ý tưởng mới, đề xuất mới đối với dụng cụ của nhóm? 
Sau khi các báo cáo viên của nhóm trình bày 
HS và GV nhận xét về sản phẩm. 
GV tổng kết và đánh giá chung về hoạt động. 
+ Kiến thức, kĩ năng liên quan 
+ Quá trình thiết kế và thi công sản phẩm 
Nhóm 1: 
1. Nguyên vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị: 
- Bình nhựa (4 bình) 
- Đèn led (2 cái) 
- Pin (2 cái) 
- Lá nhôm (4 lá) 
- Dây dẫn điện nhỏ (4 dây) 
- Keo con voi (1 lọ) 
2. Cách chế tạo dụng cụ: 
21 
- Tạo 2 lỗ nhỏ trên nắp bình nhựa để có thể cho dây dẫn đi qua 
- Nối pin với bóng đèn, đưa qua lỗ trên nắp bình để nối với 1 thanh nhôm, 
nối dây nhôm còn lại với bóng đèn qua dây dẫn. 
- Dùng keo con voi gắn bóng đèn và nguồn điện vào phía trên nắp bình 
nhựa, gắn 2 thanh nhóm phía dưới nắm bình nhựa. 
3. Hóa chất: 
NaCl khan, Dung dịch HCl, CH3COOH, nước cất 
4. Cách tiến hành: 
Cho các dung dịch vào 4 lọ đã chuẩn bị. 
5. Dấu hiệu nhận biết chất điện li, chất điện li mạnh, yếu 
- Chất điện li: Đèn sáng (Dung dịch HCl 0,1M, dung dịch CH3COOH 0,1M) 
- Chất không điện li: Đèn không sáng (NaCl khan, nước cất) 
- Chất điện li mạnh: Đèn sáng rõ (Dung dịch HCl 0,1M) 
- Chất điện li yếu: Đèn sáng mờ (Dung dịch CH3COOH 0,1M) 
Hình 5: Nhóm 1 báo cáo sản phẩm 
Nhóm 2: 
1. Nguyên vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị: 
- Bình đựng hóa chất (3 bình) 
- Pin (1 cặp) 
- Bút chì (2 cái) 
- Dây dẫn điện 
- Dây buộc (2 dây) 
2. Cách chế tạo dụng cụ: 
- Gọt bút chì và dùng dây cố định 2 bút chì lại với nhau 
- 1 đầu bút chì cắm vào dung dịch cần thử, một đầu kẹp với dây dẫn có 
kết nối với cặp pin. 
22 
3. Hóa chất: 
- Dung dịch NaCl 
- Ancol etylic 
- Dung dịch CH3COOH 
4. Cách tiến hành: 
Cho các dung dịch vào 3 lọ đã chuẩn bị. 
5. Dấu hiệu nhận biết: 
- Chất điện li: Đèn sáng (Dung dịch HCl 0,1M, dung dịch CH3COOH 0,1M) 
- Chất không điện li: Đèn không sáng (Ancol etylic) 
- Chất điện li mạnh: Đèn sáng rõ (Dung dịch NaCl) 
- Chất điện li yếu: Đèn sáng mờ (Dung dịch CH3COOH) 
 (Dấu hiệu nhận biết: chất điện li NaCl thì có bọt khí xung quanh điện cực 
và mùi sốc, chất không điện li nước cất thì không có hiện tượng gì) 
Hình 6: Nhóm 2 thử nghiệm khi không nối bóng đèn led 
Hình 7: Nhóm 2 báo cáo sản phẩm 
Nhóm 3: 
1. Nguyên vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị: 
- Pin 3v (2 cái) 
23 
- dây điện có lõi bằng đồng (4 cái) 
- Kéo (1 cái) 
- Băng dính 
- Que gỗ (2 cái) 
- Đèn led (2 cái) 
2. Cách chế tạo dụng cụ: 
- Dây điện cắt ngắn tầm 15 cm đem đi cạo vỏ nhựa ở 2 đầu, mỗi đầu 2 cm 
- Đèn led chân dài hơn được nối với dây điện (cố định bằng băng keo), 
chân ngắn hơn được nối với cực âm của pin (cố định bằng băng keo). 
- Nối dây điện còn lại vào cực dương (2 dây điện cách nhau 1,5 cm) 
3. Hóa chất: 
Nước cất, nước máy, Dung dịch NaCl 
6. Cách tiến hành: 
Cho các dung dịch vào 3 lọ đã chuẩn bị. 
7. Dấu hiệu nhận biết chất điện li, chất điện li mạnh, yếu 
- Chất điện li: Đèn sáng (Dung dịch NaCl) 
- Chất không điện li: Đèn không sáng (Nước cất) 
- Chất điện li yếu: Đèn sáng mờ (Nước máy) 
Hình 8: Nhóm 3 báo cáo sản phẩm 
Hình 9: Các nhóm chuẩn bị cho sản phẩm của nhóm mình 
24 
Hoạt động 5: Tổng kết và đánh giá 
1. Tổng kết: 
Để tổng kết bài học GV đưa ra một số câu hỏi : 
- Các em đã vận dụng các kiến thức về dòng điện như thế nào để chế tạo 
dụng cụ của nhóm mình? 
- Các em đã nhận biết được chất điện li (mạnh hay yếu), chất không điện li 
bằng dụng cụ của nhóm mình như thế nào? 
2. Đánh giá : 
a. Công cụ đánh giá: 
Xây dựng bộ công cụ đánh giá bao gồm phiếu đánh giá và bài kiểm tra 15 
phút 
b. Cách đánh giá: 
- Đánh giá qua quá trình hoạt động: 
 Điểm của mỗi HS: Là điểm trung bình cộng từ phiếu đánh giá cá nhân và 
từ phiếu đánh giá nhóm. 
Mẫu 1: Phiếu đánh giá cá nhân 
Tên nhóm:................... 
Điểm đánh giá: 
1. Tốt hơn các thành viên khác: 3 điểm 
2. Trung bình: 2 điểm 
3. Không tốt bằng các thành viên khác: 1 điểm 
4. Không giúp gì cho nhóm: 0 điểm 
Điểm thưởng: 
1. Nhóm trưởng: 0,5 điểm 
2. Đại diện thuyết trình: 0,5 điểm 
3. Đặt câu hỏi cho nhóm bạn: 0,5 điểm 
TT 
Họ 
và 
tên 
HS 
Nhiệt 
tình, 
trách 
nhiệm 
Tinh thần 
hợp tác, tôn 
trọng, lắng 
nghe 
Tham gia 
tổ chức, 
quản lý 
nhóm 
Đưa ra 
ý kiến 
có giá 
trị 
Đóng góp 
trong việc 
hoàn 
thành 
nhiệm vụ 
Hiệu 
quả 
công 
việc 
Tổng 
điểm 
1 
2 
... 
25 
Mẫu 2: Sổ theo dõi dự án 
Tên nhóm:....................... 
1. Phân công nhiệm vụ: 
TT 
Họ tên 
HS 
Phương tiện 
thực hiện 
Thời hạn 
hoàn thành 
Sản phẩm 
dự kiến 
1 
2 
... 
2. Biên bản hoạt động nhóm: 
Ngày Nội dung Kết quả 
1 
2 
... 
Mẫu 3: Phiếu đánh giá nhóm 
Nhóm: 
Mục đánh giá 
Tiêu chí Kết 
quả Chi tiết Điểm đánh giá 
Kĩ năng làm 
việc nhóm 
(20) 
Kế hoạch có tiến trình và phân 
công nhiệm vụ rõ ràng và hợp 
lí. 
10 
Mỗi thành viên tham gia đóng 
góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả 
để hoàn thành dự án. 
10 
Sổ theo dõi 
dự án nhóm 
(10) 
Nội dung 5 
Hình thức 5 
Bài báo cáo 
kiến thức 
(20) 
Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ 
đề được báo cáo 
10 
Hình thức hài hòa, bố cục hợp lí. 10 
Sản phẩm 
(40) 
Thiết bị được chế tạo từ những 
vật liệu dễ kiếm. 
10 
Mẫu mã đẹp, hài hòa. 5 
26 
Có đủ thông tin về các thông số 
kĩ thuật như: loại vật liệu, 
lượng chất sử dụng 
10 
Thiết bị có khả năng xác định 
dung dịch điện li 
10 
Có tính sáng tạo 5 
Tổng điểm 100 
- Đánh giá thông qua bài kiểm tra 15 phút 
Bảng 1: Bảng mô tả các yêu cầu cần đạt 
NỘI 
DUNG 
Loại 
câu hỏi/ 
bài tập 
MỨC ĐỘ 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 
Vận dụng 
cao 
Sự 
điện li 
Câu hỏi/ 
bài tập 
định 
tính 
Nêu được 
khái niệm 
chất điện li, 
sự điện li, 
phân loại 
chất điện li 
So sánh 
được khả 
năng dẫn 
điện của các 
chất điện li 
Bài tập 
định 
lượng 
 Tính CM các 
ion trong 
dung dịch 
các chất điện 
li. 
Sử dụng 
định luật bảo 
toàn điện 
tích. 
Bài tập yêu 
cầu HS phải 
sử dụng 
kiến thức 
kỹ năng 
tổng hợp để 
giải quyết 
Bài tập 
thực 
hành/ thí 
nghiệm 
 Giải thích 
được các 
hiện tượng 
thí nghiệm 
 Phát hiện 
được một 
số hiện 
tượng thực 
tiễn và sử 
dụng kiến 
thức hóa 
học 
để giải 
thích. 
27 
Bài tập kiểm tra đánh giá 
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây không dẫn điện? 
A. Dung dịch NaOH. B. NaOH nóng chảy. 
C.NaOH rắn, khan. D. dung dịch HF trong nước. 
Câu 2. Dung dịch các muối, axit, bazơ dẫn điện là do ... 
A. phân tử của chúng dẫn được điện. 
B. muối, axit, bazơ có khả năng phân li ra ion trong dung dịch. 
C. có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron. 
D. các ion hợp phần có khả năng dẫn điện. 
Câu 3. Dãy gồm các chất đều là chất điện li? 
A. C6H6, HCl, Mg(NO3)2, KOH 
B. NaOH, HClO4, CH3COONa, (NH4)3PO4 
C. HNO3, C2H5OH, NaCl, Ba(OH)2 
D. H3PO4, Na2CO3, CO2, LiOH 
Câu 4. Dãy gồm các chất đều là chất điện li mạnh: 
A. H2CO3, Na2CO3, NaNO2. 
B. CH3COOH, Ba(OH)2, BaSO4. 
C. HgCl2, H3PO4, Mg(NO3)2. 
D. NaOH, NaCl, AgCl. 
Câu 5. Có bốn dung dịch: NaCl 0,1M, C2H5OH 0,1M, CH3COOH 0,1M và 
K2SO4 0,1M. Dung dịch dẫn điện tốt nhất là: 
 A. dung dịch NaCl. B. dung dịch C2H5OH. 
 C. dung dịch CH3COOH. D. dung dịch K2SO4. 
Câu 6. Chọn phát biểu đúng. 
A. Trong các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M: HCl, HF, HI, HBr; dung 
dịch dẫn điện kém nhất là HI. 
B. Dung dịch được tạo thành khi hòa tan cùng số mol NaOH và HF trong 
nước không dẫn được điện. 
C. Khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) 
để trong không khí giảm dần theo thời gian. 
28 
D. Giá trị tích số ion của nước phụ thuộc vào sự có mặt của axit (hoặc 
bazơ) hòa tan. 
Câu 7. Tổng nồng độ mol các ion trong dung dịch BaCl2 0,01M là 
A. 0,03 M. B. 0,04 M. 
C. 0,02 M. D. 0,01 M. 
Câu 8. Một dung dịch có a mol NH4+, b mol Mg2+, c mol SO42-, d mol HCO3-. 
Biểu thức biểu thị mối liên hệ giữa a, b, c, d là: 
A. a + 2b = c + d B. a + b = c + d 
C. a + b = 2c + d D. a + 2b = 2c + d 
Câu 9. Dung dịch X có chứa x mol K+; 0,2mol SO42-; 0,3mol Cl- và 0,2 mol 
Al3+. Giá trị của x là 
A. 0,1 B. 0,2 
C. 0,3 D. 0,4 
Câu 10. Bố trí 4 bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ rồi lần lượt đổ vào mỗi bình 
100 ml một dung dịch khác nhau: Bình (I) là dung dịch Ba(OH)2, bình (II) là 
CH3COOH, bình (III) và KOH (Các dung dịch đều có cùng nồng độ là 0,001M) 
còn bình (IV) chỉ cho 100 ml H2O. Hãy so sánh độ sáng của đèn Đ ở mỗi bình 
trong các thí nghiệm sau (sáng, sáng mờ hay không sáng) và giải thích hiện 
tượng xảy ra: khi đóng khoá K. 
29 
Chương 3: 
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
1. Khảo sát sau khi kết thúc chủ đề 
1.1. Mục tiêu: 
Kiểm tra tính hiệu quả của đề tài 
1.2. Cách thức khảo sát: 
Tôi đã tiến hành khảo sát trên 2 lớp 11A3, 11A8 là hai lớp có lực học 
tương đương nhau do tôi giảng dạy tại trường. 
Lớp 11A8: Lớp được dạy chủ đề thông qua hoạt động TNST 
Lớp 11A3: Lớp được dạy phương pháp lâu nay vẫn áp dụng tại trường. 
- Đánh giá định lượng: Thông qua phiếu điều tra 
- Đánh giá định tính: Thông qua bài kiểm tra 15 ở phần đánh giá 
1.3. Kết quả: 
1.3.1. Kết quả định tính 
Bảng 2: Bảng mức độ hứng thú của HS lớp TN sau khi học xong các tiết TNST 
Câu hỏi khảo sát Rất đồng 
ý % 
Đồng ý 
% 
Không 
đồng ý % 
Em thấy các nhiệm vụ học tập là vừa sức 70 12.5 17.5 
Em được thực hành nhiều hơn so với các 
tiết thông thường 
72.5 25 2.5 
Em được trao đổi, giao tiếp và hợp tác với 
bạn bè nhiều hơn 
77.5 15 7.5 
Em có tham gia xây dựng chế tạo sản phẩm 87.5 10 2.5 
Em hiểu bài và biết cách vận dụng vào 
thực tiễn 
62.5 25 12.5 
Em thấy yêu thích bộ môn Hóa hơn 65 25 10 
Em khám phá ra khả năng nghiên cứu 
KHKT của bản thân 
60 22.5 17.5 
Em biết đánh giá các kết quả thu được 60 30 10 
Em biết cách lập kế hoạch cho HĐ TNST 70 22.5 7.5 
Dựa vào phiếu điều tra lớp thực nghiệm (11A8) tôi nhận thấy: Các em 
được thoải mái tiếp cận thông tin và khai thác thông tin nên tạo tâm lý thoải mái 
trong học tập. Vừa học, vừa chơi để trải nghiệm nhằm nắm bắt kiến thức. Thông 
30 
qua hoạt động nhóm trao đổi với giáo viên qua nhóm messeger các em mạnh 
dạn bày tỏ quan điểm, hòa đồng hơn. 
Các em hầu hết đều nắm rõ và ghi nhớ kiến thức trong bài. Ngoài ra thông 
qua hoạt động TNST rèn luyện cho các em rất nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc 
sống. Và quan trọng hơn là làm các em có niềm đam mê bộ môn, say mê nghiên 
cứu khoa học. Tạo tiền đề cho các em tiến sâu hơn vào các cuộc thi khoa học kĩ 
thuật hàng năm. 
Nhiều em còn chủ động tìm tòi kiến thức, trao đổi những vấn đề mới và 
mạnh dạn đề xuất các ý tưởng như: Liệu có thể chế tạo được pin từ các chất điện 
li rẻ tiền, dễ kiếm phòng cho mùa mưa bão hay không?... 
Dựa vào những quan sát của GV ở lớp đối chứng (11A3): Các em nắm 
được nội dung kiến thức cơ bản. Còn những kiến thức thực tiễn lại khá mơ hồ 
(vì không được kiểm chứng). Tâm lý học khá nặng nề. Đa phần luôn cố gắng 
hoàn thành mục tiêu kiến thức vì điểm số. Các yêu cầu nhiệm vụ được GV đưa 
ra trong tiết dạy hầu hết là mang tinh thần đối phó vì không có sự đam mê và tạo 
được sự hứng khởi của HS trong đó 
1.3.2. Kết quả định lượng 
Bảng 3: Bảng phân bố điểm số bài kiểm tra 15 phút ở lớp ĐC và TN 
Điểm Số HS đạt điểm x % Số HS đạt điểm x 
TN ĐC TN ĐC 
0 0 0 0.00 0.00 
1 0 0 0.00 0.00 
2 0 0 0.00 0.00 
3 0 0 0.00 0.00 
4 0 5 0.00 12.50 
5 8 9 20.00 22.50 
6 6 9 15.00 22.50 
7 9 9 22.50 22.50 
8 8 4 20.00 10.00 
9 6 4 15.00 10.00 
10 3 0 7.50 0.00 
Sau khi tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh ở hai lớp ĐC và TN, 
ta thấy rằng kết quả học tập thể hiện qua bài kiểm tra 15 phút của lớp TN sau khi 
dạy chủ đề cao hơn nhiều so với lớp ĐC. Đặc biệt bài tập về các vấn đề liên 
quan đến thực tiễn chỉ có các bạn lớp TN mới có thể giải quyết được. Vì vậy, 
việc áp dụng mô hình giáo dục thông qua hoạt động TNST là hoàn toàn khả thi 
và đạt được hiệu quả cao. 
31 
PHẦN 3. KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
Sau khi thực hiện đề tài tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ sau: 
- Tổng quan cơ sở lý luận của đề tài: Dạy học thông qua hoạt động TNST 
(khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, cách phương pháp dạy học thông qua hoạt động 
TNST....) 
- Điều tra thực trạng dạy học thông qua hoạt động TNST của GV và điều 
tra hứng thú của HS khi được học bằng phương pháp TNST. 
- Đưa ra các giải pháp tổ chức dạy học bằng phương pháp TNST. 
- Vân dụng quy tắc thiết kế các hoạt động trong chủ đề tạo dụng cụ xác 
định dung dịch điện li. 
- Tiến hành TN tại lớp 11A8 trường THPT Tân Kỳ 3. 
Trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy, mô hình hoạt động TNST phát 
huy được tính tích cực, tự giác của HS. Học thông qua trải nghiệm, HS được 
trực tiếp tác động vào đối tượng, tự mình chiếm lĩnh tri thức do đó kích thích HS 
hứng thú, yêu thích môn hóa học, đam mê nghiên cứu khoa học. HS không 
những lĩnh hội kiến thức mà còn phát triển các kĩ năng: làm việc nhóm, thuyết 
trình, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo...tạo tiền đề hình thành các kĩ năng thích 
ứng nghề sau này. Ngoài ra, HS còn phát triển về phẩm chất, năng lực, thể chất, 
tình cảm... rất phù hợp cho việc giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông theo 
định hướng phát triển năng lực. Và hơn hết là sau đề tài này tôi thấy đã hoàn 
thành được mục tiêu quan trọng đó là tạo sự đam mê với bộ môn và hình thành 
năng lực nghiên cứu khoa học kĩ thuật. 
Không phải bài học nào cũng có thể áp dụng phương pháp TNST. Tuy 
nhiên sau khi áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy HS có hứng thú hơn khi 
học Hóa. Vì vậy nên áp dụng rộng rãi đề tài này ở các lớp khác. Và GV cần 
nghiên cứu nhiều bài học có thể áp dụng phương pháp TNST nhằm giúp HS 
đam mê bộ môn và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, kĩ thuật. Với hi 
vọng trong những năm tới trường sẽ có nhiều công trình khoa học kĩ thuật đạt 
giải cao. 
2. Kiến nghị 
Đối với nhà trường: 
Cần tăng cường tập huấn và bồi dưỡng đội ngũ GV t r o n g t r ư ờ n g về 
dạy học thông qua TNST. 
Đối với HS: 
HS cần được xây dựng kĩ năng nền và hướng dẫn tìm hiểu về hoạt động 
32 
TNST để HS dần quen với hoạt động TNST. Ví dụ như đầu năm học ngoài việc 
hướng dẫn HS xây dựng nội quy lớp. GV cần giới thiệu cho HS tìm hiểu về mục 
đích, các hình thức, cách tổ chức hoạt động TNST. 
Đối với GV: 
GV cần nghiên cứu nhiều chủ đề áp dụng các vấn đề liên quan đến thực 
tiễn trong bộ môn. Tổ chức thực hiện nhiều tiết thực hành, áp dụng công nghệ. 
33 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ giáo dục và Đào tạo, 2015. Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Tài liệu tập huấn. 
2. Bùi Ngọc Diệp, 2015. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
trong nhà trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 113. 
3. Hồ Thị Dung, 2016. Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng 
tạo cho Sinh viên các Trường Sư phạm hiện nay, Tạp chí Khoa học Giáo 
dục, Số 133. 
4. Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Hữu Hợp, 2013. Dạy học dựa vào lí thuyết học 
tập trải nghiệm trong đào tạo giáo viên kĩ thuật, Tạp chí Khoa học, Trường 
Đại học Sư phạm Hà Nội,Trang 134. 
5. Nguyễn Thị Hằng, 2014. Định hướng hình thành năng lực tổ chức hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Sư phạm, Tạp chí khoa học. 
6. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan và Lê Chí Kiên 
(2009). Hóa học 11,NXB Giáo dục. 
7. Trịnh Văn Biểu (2003). Các phương pháp dạy học hiệu quả. NXB DHSP 
HCM. 
8. Trương Duy Hải (Chủ biên), Kim Phương Hà, Lưu Thị Thanh Huyền, Trần 
Thị Thanh Nhàn, Phạm Quỳnh. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
trong dạy học hóa học. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 

File đính kèm:

  • pdfskkn_hinh_thanh_nang_luc_trong_day_hoc_bai_su_dien_li_hoa_ho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan