SKKN Hiệu quả của việc vận dụng hình ảnh và số liệu thực tế vào việc giảng dạy một số bài GDCD Lớp 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong những năm tới là phải tạo được chuyển biến cơ bản. Cụ thể là, đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyể biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà. Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Điều đó chứng tỏ rằng, ngày nay giáo dục được đưa lên vị trí hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Là người giáo viên có trách nhiệm truyền đạt những kiến thức cho học sinh bản thân mỗi giáo viên cần tìm ra những phương pháp cốt yếu để đưa vào môn học của mình, nhằm mục đích gây hứng thú cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực, sáng tạo và chủ động.
Qua nghiên cứu tài liệu cũng như trong thực tế giảng dạy tôi thấy rằng việc đưa ra những phương pháp mới sẽ giúp cho học sinh không cảm thấy sợ hãi khi trãi qua một bài học dài khó nhớ, đòi hỏi phải vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Theo phương pháp dạy học mới giáo viên phải rèn luyện cho HS biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hoá, xã hội trong giao tiếp và hoạt động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, văn hóa trong đời sống hàng ngày.
y cho nên Đảng và Nhà nước ta đã đưa bộ môn GDCD vào trong trường học từ rất lâu nhằm giáo dục cho HS các chuẩn mực đạo đức và quy định pháp luật đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi; trên cơ sở đó góp phần hình thành những nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Qua thực tế cho thấy việc dạy học môn GDCD không chỉ đơn giản là truyền thụ tri thức mà phải tổ chức cho HS hoạt động. Qua hoạt động hình thành cho các em tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật và đặc biệt là hình thành hành vi, thói quen đạo đức, ý thức pháp luật ở mỗi HS. Vì vậy, cần tránh lối dạy thiên về lý thuyết khô khan, xa rời thực tế mà phải từ việc khai thác những chất liệu thực tiễn của cuộc sống và vốn kinh nghiệm đã có của bản thân mỗi HS bằng việc thông qua các thông tin thực tế có thật trong cuộc sống để học sinh dễ hiểu, có thể tiếp thu và vận dụng vào cuộc sống thường ngày. Chính việc giảng dạy thông qua việc liên hệ những nội dung thực tiễn ngoài sách vở sẽ làm cho học sinh dễ hiểu bài, tăng tính hấp dẫn, hứng thú và loại trừ cách dạy thuyết giáo khô khan, áp đặt. Xuất phát từ những yêu cầu đó tôi đã chọn “Hiệu quả của việc vận dụng hình ảnh và số liệu thực tế vào việc giảng dạy một số bài GDCD lớp 9” để làm đề tài nghiên cứu của mình trong năm hoc 2016 - 2017. 2. Mục đích nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này tôi hướng đến những nhiệm vụ sau: - Nhằm gây sự chú ý, hứng thú cho học sinh, cuốn hút các em vào việc tiếp thu những kiến thức pháp luật và đạo đức trong môn giáo dục công dân ở lớp 9 một cách tích cực sáng tạo, không thụ động và máy móc. - Đánh giá được thực trạng của việc giảng dạy và tiếp thu các phương pháp giảng dạy tích cực của giáo viên và học sinh trong trường THCS Phong Thạnh Đông. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy và đề xuất ý kiến với lãnh đạo ngành . 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường THCS Phong Thạnh Đông 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở đề tài này là việc sử dụng phương pháp liên hệ thực tế trong việc giảng dạy một số bài đạo đức và pháp luật ở môn GDCD lớp 9 trường THCS Phong Thạnh Đông. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong giảng dạy môn GDCD - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chứng. II. Nội dung 1. Cơ sở lý luận Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong những năm tới là phải tạo được chuyển biến cơ bản. Cụ thể là, đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyể biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà... Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Điều đó chứng tỏ rằng, ngày nay giáo dục được đưa lên vị trí hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Là người giáo viên có trách nhiệm truyền đạt những kiến thức cho học sinh bản thân mỗi giáo viên cần tìm ra những phương pháp cốt yếu để đưa vào môn học của mình, nhằm mục đích gây hứng thú cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực, sáng tạo và chủ động. Qua nghiên cứu tài liệu cũng như trong thực tế giảng dạy tôi thấy rằng việc đưa ra những phương pháp mới sẽ giúp cho học sinh không cảm thấy sợ hãi khi trãi qua một bài học dài khó nhớ, đòi hỏi phải vận dụng vào thực tế cuộc sống. Theo phương pháp dạy học mới giáo viên phải rèn luyện cho HS biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hoá, xã hội trong giao tiếp và hoạt động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, văn hóa trong đời sống hàng ngày. 2. Cơ sở thực tiễn a. Thực trạng hiện nay: Qua quá trình điều tra, tìm hiểu, thu thập thông tin trong việc giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh ở trường vẫn còn có những hạn chế nhất định. Tuy đây là một môn học đã được đưa vào chương trình dạy học lâu năm, nhưng do đặc trưng của môn học là khô khan, mang tính giáo huấn nên HS tỏ ra không có hứng thú trong việc học. Hơn nữa,việc giảng dạy của Giáo viên không tránh khỏi phương pháp cũ, phương pháp truyền thống thiên về giảng giải, đọc chép chứ chưa đi sâu vào phân tích, lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống và Giáo viên luôn xem việc mắc lỗi của HS là không thể có. Vì vậy sẽ gây áp lực tâm lý cho các em, làm cho các em sợ phát biểu ý kiến, suy nghĩ của mình. Do đó, mà chất lượng dạy và học đạt kết quả không cao. b. Những thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi: Trường THCS Phong Thạnh Đông là một ngôi trường nằm ở miền quê. Các em ngoan, lễ phép. Các em được học đầy đủ các môn học, nhiều năm qua trường đã có nhiều thành tích đáng kể so với các năm trước đây. Bên cạnh đó, phần đông HS có tinh thần học tập cao, có ý thức rèn luyện các phẩm chất đạo đức, thái độ khiêm tốn, thật thà “kính thầy, yêu bạn”. * Khó khăn: Mặc dù đã xây dựng trường mới với đầy đủ các phòng học, cảnh quan đẹp nhưng cơ sở vật chất còn chưa thật sự đầy đủ. Đặc biệt là với phương pháp mới cần có nhiều tài liệu hỗ trợ tham khảo, tranh ảnh, băng hình, đầu máy để dẫn chứng cụ thể về những con người thật, việc thật, những cảnh đẹp, những di sản văn hoá. Và đối với đề tài này một yếu tố không thể thiếu và cũng là đặc trưng của môn học đó là những thông tin thực tế, những thông tin ấy có thể được thể hiện trên báo và tạp chí hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến hiện nay như tivi, radio, mạng internet Do trường nằm ở một vùng nông thôn nghèo, người dân chủ yếu sống nhờ vào ruộng đồng nên còn có rất nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, bên cạnh đó các em lại phải làm việc nhiều không có thời gian đầu tư cho việc học tập, tiếp thu các kiến thức văn hoá và đạo đức. 3. Phương pháp liên hệ thực tế trong giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 9. Học giáo dục công dân là để làm một công dân, không phải làm một công dân chung chung trừu tượng mà là một công dân cụ thể của đất nước Việt Nam trong thời kì đổi mới. Yêu cầu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, những thử thách và cơ hội mới của sự phát triển dân tộc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Và nếu chúng ta không gắn lý luận với thực tiễn cách mạng, thực tiễn của đời sống hiện nay thì chúng ta không thể làm rõ được những nội dung và tính khách quan của chuẩn mực công dân - những chuẩn mực được đề cập trong các bài học trong chương trình. Tri thức môn giáo dục công dân xét về bản chất nó được bắt nguồn từ thực tiễn và chỉ có trong thực tiễn mới chứng minh được tính đúng đắn và phát huy được sức mạnh của mình. Người giáo viên nếu chỉ dừng lại ở việc giảng giải lý thuyết mà không chứng minh được tính đúng đắn của nó trong thực tiễn, không sử dụng nó như một phương tiện hay công cụ để đánh giá xem xét, giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Có nghĩa là giảng dạy và học tập đã thoát ly với cuộc sống hiện tại, học sinh chỉ nắm bắt được lý thuyết suông mà không thể biết được trong thực tế cuộc sống vấn đề đó được thể hiện như thế nào, người ta thực hiện nó ra sao? Nhận thức phải gắn với hành động, tri thức phải gắn với vận dụng trong thực tiễn. Chỉ có qua hành động, qua vận dụng trong thực tiễn mới trở nên bền vững, sâu sắc và phát triển, lúc đó niềm tin của chúng ta mới được củng cố. Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu chúng ta cho rằng có nhận thức nhưng có thể sẽ không vận dụng được. Có thể khẳng định các kiến thức của môn giáo dục công dân 9 rất gần gũi với cuộc sống học sinh, diễn ra hàng ngày xung quanh các em. Đó là nhưng vấn đề về hội nhập quốc tế, về phát triển kinh tế - xã hội, về an ninh quốc phòng, các truyền thống của dân tộc, về hôn nhân và gia đình Trong đó có nhiều mặt tích cực và cũng không thể tránh được những hạn chế vốn có của nó. Là học sinh các em cần xác định được những nhiệm vụ, những việc các em đang và sẽ phải làm cho bản thân, gia đình và xã hội đó là thực hiện tốt chính sách đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chuẩn mực đạo đức của xã hội Để HS hoạt động tích cực, tìm hiểu nắm bắt ngay được vấn đề, nội dung bài học và biết giải quyết các tình huống thì người giáo viên nên phân chia cách vận dụng hình ảnh hoặc số liệu minh hoạ trong một bài học thành bốn giai đoạn chính. 1. Giới thiệu bài. 2. Tình huống - Đặt vấn đề. 3. Nội dung bài học. 4. Luyện tập và củng cố kiến thức. Để thực hiện được bài dạy đạt hiệu quả cao, cũng như phát huy được các mặt tích cực trong các phương pháp dạy học trên lớp thì người giáo viên cần phải biết cách vận dụng phương pháp đó vào từng nội dung, hay từng giai đoạn của bài học một cách thích hợp. Và có khi người giáo viên có thể áp dụng phương pháp này vào trọn vẹn cả bốn giai đoạn trong một bài học. Ví dụ: Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ở bài này thì giáo viên vào bài bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh cụ thể trong thực tế) để truyền thụ, giáo viên đưa ra hình ảnh Lễ thành lập "Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân" - Quân đội nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; ngoài ra có thể đưa ra hình ảnh các chú bộ đội biên phòng tuần tra bảo vệ biên cương: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập Tuần tra biên giới Sau đó, hỏi HS cả lớp, những hình ảnh mà các em vừa xem nói về vấn đề gì? vấn đề đó quan trọng như thế nào đối với mỗi quốc gia dân tộc? Sau khi HS trả lời xong GV nhận xét, rút ra kết luận để vào bài: Hình ảnh mà các em vừa xem thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vậy bảo vệ Tổ quốc là gì, bao gồm những nội dung nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Hoặc để vào nội dung Bài 7 - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc giáo viên có thể cho học sinh quan sát các bức ảnh về truyền thống yêu nước, cần cù lao động, thờ cúng tổ tiên hay những nét văn hoá của các dân tộc Việt Nam để giúp các em bước đầu có những cảm nhận và hình dung được việc giữ gìn và phát huy các truyền thống đó hiện nay trên khắp mọi miền Tổ quốc: Thờ cúng tổ tiên Gói bánh chưng ngày Tết Hát quan họ Hay trong Bài 6 - Hợp tác cùng phát triển giáo viên có thể đưa ra hình ảnh hợp tác sau để vào bài: Đồng thời giáo viên đưa ra các số liệu, hình ảnh về quan hệ hợp tác, quan hệ ngoại giao mổi bật trong thời gian qua của nước ta qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp bà Nancy tại Pari năm 1946 Pelosi - Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ. Hoặc một vài số liệu đáng chú ý như: tính đến tháng 1 năm 2009, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 nước, trao đổi cơ quan đại diện ngoại giao với 84 quốc gia trên thế giới thuộc tất cả các châu lục. Thành công nổi bật trong lĩnh vực ngoại giao của nước ta trong mấy năm gần đây đó là hoàn thành xuất sắc vai trò uỷ viên không thường trực của Liên hợp quốc; Ký hơn 100 Hiệp định, Hiệp ước, Thoả thuận, Bản ghi nhớ về mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực; Hoàn thành cắm mốc biên giới trên bộ Việt - Trung; Được bầu là Uỷ viên Hội đồng chấp hành của UNESCO nhiệm kỳ 2009 - 2013 với 156/178 phiếu bầu. Các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị Apec Hà Nội 2007 Các nhà lãnh dạo các nước APEC Quan hệ hữu nghị Việt - Trung * Giai đoạn 2: Tình huống đặt vấn đề Giai đoạn này GV không phải làm việc nhiều mà chủ yếu là HS, GV chỉ là người hướng dẫn. Có thể bằng hình ảnh sau để học sinh trả lời các câu hỏi trong phần câu hỏi gợi ý "Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, lý tưởng chung của dân tộc Việt Nam là gì? Lý tưởng của thanh niên là gì?" Hàng triệu thanh niên Việt Nam ra trận Bảo vệ Tổ quốc Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi "Còn thằng Phan Đình Giót - lấy thân mình lấp lỗ châu Mỹ thì không ai còn hạnh phúc nổi cả mai, tạo điều kiện cho đồng đội tiêu diệt giặc. Để giải quyết phần đặt vấn đề trong bài Bảo vệ hoà bình, giáo viên đưa ra các hình ảnh tư liệu lịch sử để minh hoạ, đồng thời để học sinh trả lời được các câu hỏi: ? Em có suy nghĩ gì khi xem các ảnh và đọc các thông tin trên? ? Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào? * Giai đoạn 3: Nội dung bài học Trong giai đoạn này, để HS nắm được nội dung của bài học thì GV cần phải nhấn mạnh những nội dung chính và những yêu cầu giáo dục cần thực hiện. Trong phần này GV nên sử dụng bảng phụ (hoặc máy chiếu) viết toàn bộ nội dung chính lên bảng phụ. ở giai đoạn này việc giáo viên đưa ra các thông tin rất quan trọng để học sinh nhận biết và hiểu được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Chẳng hạn, trong bài Lý tưởng sống của thanh niên, để học sinh hiểu được nội dung "Khi lý tưởng của mỗi người phù hợp với lý tưởng chung của dân tộc, của Đảng thì hành động của họ sẽ góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ chung và chính họ sẽ được xã hội, Nhà nước tạo điều kiện để phát triển những khả năng của mình. Người sống có lý tưởng luôn được mọi người tôn trọng" giáo viên đưa ra một số hình ảnh minh hoạ sau: Hoặc trong bài Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, để học sinh hiểu được nội dung của bảo vệ tổ quốc, giáo viên có thể minh hoạ bằng các hình ảnh về những việc làm thể hiện bảo vệ Tổ quốc của các thế hệ, các tầng lớp nhân dân trong xã hội hiện nay: Cũng tương tự, để học sinh phân biệt được các dạng vi phạm pháp luật (trong Bài 15 - Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý) giáo viên đưa ra các hình ảnh: Vi phạm luật giao thông Đốt rừng Xâm chiếm lòng lề đường Xem bói - Mê tín dị đoan Tử hình hung thủ giết chết bố đẻ Trùm ma tuý sa lưới Các con bạc sa lưới pháp luật * Giai đoạn 4: Luyện tập củng cố ở giai đoạn này GV sẽ luyện tập, củng cố cho HS bằng cách tổ chức cho HS làm bài tập sau phần bài học nhằm khắc sâu, mở rộng kiến thức; trau dồi thái độ, xúc cảm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật; Rèn luyện kĩ năng ứng xử và hoạt động xã hội theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội theo yêu cầu của bài học. Để luyện tập củng cố được nhiều và HS cả lớp đều hoạt động tích cực thì GV phải sử dụng phiếu học tập phát cho HS làm, sau đó thu phiếu về và đánh giá, nhận xét cách làm và sự tiếp thu bài của lớp học. Sau khi tổng kết đánh giá xong, giáo viên đưa ra các hình ảnh để minh hoạ việc rèn luyện của bản thân các em. Cụ thể, sau khi kết thúc phần Nội dung bài học trong bài Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo viên liên hệ bằng câu hỏi "em hãy nêu những việc làm biểu hiện có trách nhiệm của thanh niên hiện nay mà em biết?", đồng thời nêu câu hỏi ''Biểu hiện của một số thanh niên sống thiếu lý tưởng, thiếu trách nhiệm là gì?" Hiến máu nhân đạo Thanh niên dũng cảm tham gia bắt cướp Tham gia chiến dịch mùa hè xanh tình nguyện Tiêm chích ma tuý, huỷ hoại cuộc đời Những tên tội phạm tuổi chưa quá 20 Giáo viên để học sinh tự nói lên suy nghĩ của các em sau khi quan sát những bức ảnh trên. Tôi đã sử dụng phương pháp trực quan bằng tranh ảnh và số liệu vào quá trình dạy học trong môn GDCD 9 hai năm nay, và ở một số lớp khác ở trường và đã có được kết quả khả quan hơn, giờ học trở nên hứng thú và sôi động hơn nhiều so với khi không sử dụng. Tuy nhiên theo tôi, để một tiết học có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Song một trong những yếu tố có tính chất quyết định là phương pháp, cách thức tổ chức tiết dạy hợp lý, nhịp độ của giờ dạy phải nhịp nhàng có sự tương tác hài hoà giữa thầy và trò. Cách hướng dẫn và sử dụng đồ dùng dạy học của thầy phải phù hợp với từng bài học. Không nên lạm dụng tranh ảnh, số liệu quá nhiều hoặc những hình ảnh thiếu tính giáo dục cao. III. Kết quả thực hiện Qua việc sử dụng phương pháp trên tôi thấy HS có chuyển biến rất rõ rệt về cách nắm nội dung chính của bài học, về nhận thức biết vận dụng vào thực tế cuộc sống những hiện tượng tích cực và tiêu cực trong xã hội Sau khi tôi sử dụng phương pháp cuối năm học chất lượng đã thay đổi rõ rệt, ngoài ra các em còn có nhiều say mê, hứng thú học môn GDCD, năm học 2015 – 2016 có kết quả ở các lớp sau khi sử dụng phương pháp mới đạt được như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 91 37 19.8% 45.5 % 34.7% 0 % 92 32 10.8 % 27 % 62.2 % 0 % 93 33 9.3% 25,7% 65% 0% Có thể nói đây là phương pháp tôi áp dụng nhiều nhất vào giảng dạy ở các khối lớp trước đó. Để đi đến kết luận và đạt được kết quả như trên bản thân tôi đã đúc kết từ việc thực hiện ở học sinh khối 9 năm học 2014 - 2015 trước đó. IV. Kết luận 1. Kết quả từ thực tiễn giảng dạy: Qua một năm giảng dạy với phương pháp trên tôi nhận thấy HS có hứng thú hơn trong việc học một bài học khô khan, luôn mang tính giáo dục một cách tích cực và sáng tạo, lớp học sôi nổi và có chất lượng hơn rất nhiều so với trước đây. Cụ thể, đối với việc áp dụng phương pháp này tôi thấy nổi bật lên những ưu điểm sau đây: - Cung cấp cho học sinh những hiểu biết thực tế về các vấn đề mà các em đang tìm hiểu trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9 nó đã và đang diễn ra như thế nào xung quanh cuộc sống của các em. - Giúp các em nhận thức đúng vai trò, xác định được phạm vi hành động, từ đó điều chỉnh được hành vi của mình. Đồng thời qua phương pháp liên hệ thực tế chúng ta có thể thấy một số tác động nổi bật của nó như: + Thông qua việc đưa các thông tin thực tế vào bài dạy, giáo viên để học sinh đưa ra được những nhận xét, kết luận về các hành vi, sự kiện hay những tấm gương điển hình. + Từ những thông tin giáo viên đưa ra học sinh biết liên hệ vấn đề liên quan đến bài học tại địa phương mình. + Cuối cùng, các em biết vận dụng vào bản thân mình, tuyên truyền, động viên mọi người trong gia đình, ngoài cộng đồng xã hội cùng thực hiện. 2. Bài học kinh nghiệm: Muốn có một tiết học thành công, đặc biệt là với môn GDCD theo tôi người thầy giáo, cô giáo phải tạo được hứng thú, sự chú ý cho HS trong quá trình tiếp thu bài học. Để làm tốt việc này thì yêu cầu người GV phải luôn luôn biết cách sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong giảng dạy, phù hợp với từng nội dung bài học, đặc biệt đối với môn Giáo dục công dân, phương pháp liên hệ thực tế được xem như một phương pháp đặc thù, nếu không vận dụng phương pháp này chắc chắn giờ học sẽ trở nên khô khan, thiếu tính giáo dục, nêu gương và khó có thể tác động mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách cũng như vận dụng tri thức môn học vào thự tiễn cuộc sống của người học. Như vậy thì mới đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học. 3. ý kiến đề xuất: Việc đổi mới phương pháp dạy học cần triển khai đồng bộ tới từng GV và nên tổ chức các cuộc hội thảo nghiên cứu khoa học, hoặc các buổi nói chuyện chuyên đề để GV được tham gia, qua đó GV có thể trao đổi, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp; cũng có thể tổ chức các tiết dạy thao giảng thể nghiệm việc vận dụng phương pháp này để từ đó nhân rộng ra trong các trường - Có như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học mới được thực hiện một cách có hiệu quả. Người thực hiện Chu Đức Hòa tài liệu tham khảo Bài tập tình huống GDCD 9, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006. GDCD 9 – sgv, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005. GDCD 9 – sgk, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005. Giới thiệu giáo án GDCD 9, NXB Hà Nội, Hà Nội, 2005. Luật Nghĩa vụ quân sự... Hiến pháp 1992 (Bổ sung sửa đổi năm 2002), NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, Hà Nội, năm 2002. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2002, NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, Hà Nội, năm 2002. Luật Thuế Giá trị gia tăng. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn GDCD, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007. Tạp chí Văn hoá Nghệ An (các số ra năm 2009), NXB Nghệ An, 2009. Thiết kế bài giảng GDCD 9, NXB Hà Nội, Hà Nội, 2005. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. Một số hỡnh ảnh được sưu tầm từ Internet * Cùng các bài viết trên báo trên các báo Nhân dân, Công an nhân dân, An ninh thế giới, Pháp luật; Tạp chí Cộng sản, Thế giới trong ta, Hạnh phúc gia đình.
File đính kèm:
- skkn_hieu_qua_cua_viec_van_dung_hinh_anh_va_so_lieu_thuc_te.doc