SKKN Giáo viên chủ nhiệm và một số kinh nghiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 Trường THPT Bình Xuyên

Những thuận lợi, khó khăn

a- Thuận lợi

- Trường THPT Bình Xuyên đóng trên địa bàn thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Là một huyện mới được tái lập hơn 10 năm nhưng đã có những thành tích nhất định trong việc xây dựng và phát triển, nhất là đứng đầu trong tỉnh về lĩnh vực phát triển công nghiệp.

- Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của sở Giáo dục và Đào tạo, các cấp ủy đảng chính quyền địa phương về các hoạt động giáo dục nói chung và công tác Hướng nghiệp nói riêng

- Công tác tư vấn hướng nghiệp của nhà trường những năm học trước đã có những hiệu quả tốt

- Đa số cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh đều rất quan tâm đến các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn chọn ngành nghề cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT

b- Khó khăn:

- Trang thiết bị, phương tiện thông tin, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy tuyên truyền còn hạn chế.

- Kỹ năng giáo dục tư vấn, hướng nghiệp ở một số đồng chí giáo viên còn hạn chế

- Nhận thức về công tác hướng nghiệp của một số ít PHHS và học sinh chưa cao

 

doc29 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 9Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo viên chủ nhiệm và một số kinh nghiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 Trường THPT Bình Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ nhiệm.
- Điều phối, hướng dẫn mọi hoạt động của lớp.
- Là đại diện của lớp trong các mối quan hệ: Gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức đoàn thể.
- Giảng dạy và giúp học sinh rèn luyện để hình thành và phát triển nhân cách.
 - Là người có vai trò định hướng quan trọng trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp năng lực và khả năng của từng học sinh trong lớp
Thứ hai: Hiểu rõ nhiệm vụ và quyền của GVCN được quy định tại Điều lệ trường THPT.
Thứ ba: Nắm vững các công việc của người giáo viên chủ nhiệm
Công việc của người giáo viên chủ nhiệm:
1. Nhận lớp chủ nhiệm
2. Tổ chức lớp
3. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
4. Thực hiện kế hoạch chủ nhiệm
5. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đảm bảo tạo điều kiện và giáo dục học sinh một cách toàn diện nhất
6. Công tác tư vấn giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên 
7. Công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT
Thứ tư: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch công tác tư vấn hướng nghiệp khoa học, chi tiết đảm bảo đúng quy định
Thứ năm: Thực hiện tốt phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
Thứ sáu: Tổ chức cho lớp chủ nhiệm thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các phong trào thi đua của Nhà trường, Đoàn thanh niên. Trong giáo dục kĩ năng sống và tư vấn hướng nghiệp
- Thứ bảy: Thực hiện tốt công tác Thi đua – khen thưởng và thăm hỏi, động viên khuyến khích với học sinh có thành tích cao trong học tập, thi THPT QG
Trong xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm, do phạm vi sáng kiến, tôi xin được tập trung vào Kế hoạch cụ thể công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm
Phần 1: Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp
Lớp 12A7: sĩ số: 37 học sinh trong đó Nữ: 37, Nam: 02.
* Thuận lợi: 
- Học sinh đều có nguyện vọng học khối D.
- Đa số các em học sinh là nữ nên ngoan.
- Đa số học sinh có hạnh kiểm tốt.
- Cơ sở vật chất dạy và học của nhà trường khá đầy đủ.
- Đội ngũ giáo viên dạy chuyên đề có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, được sự quan tâm của BGH...
- Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của sở Giáo dục và Đào tạo, các cấp ủy đảng chính quyền địa phương về các hoạt động giáo dục nói chung và công tác Hướng nghiệp nói riêng. Sở GD mở lớp đào tạo, Bồi dưỡng công tác tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên các trường trong tỉnh. Nhà trường tạo điều kiện cho GV, HS có những hoạt động giao lưu tư vấn hướng nghiệp với sinh viên các trường Đại học, trường Nghề trong và ngoài tỉnh
- Nhà trường, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh đều rất quan tâm đến các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn chọn ngành nghề cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT
* Khó khăn:
- Các tệ nạn xã hội xung quanh trường ngày càng nhiều tác động không nhỏ tới học sinh. Mặt khác sự phát triển của mạng xã hội, CNTT bên cạnh những yếu tố tích cực cũng có những mặt tiêu cực ảnh hưởng tới nhận thức, thái độ học sinh.
- Nhiều học sinh nhà xa, ở rải rác trên địa bàn huyện nên khó khăn trong quản lý đi lại học tập.
- Trang thiết bị, phương tiện thông tin, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy tuyên truyền còn hạn chế.
 - Nhận thức về công tác hướng nghiệp của một số ít phụ huynh học sinh và học sinh chưa cao
Phần 2: Nội dung kế hoạch
I. Nội dung
1. Những yêu cầu cần đạt được trong công tác tư vấn hướng nghiệp:
- Học sinh có ý thức lựa chọn và quyết tâm vào các trường ĐH, CĐ, Nghề hoặc đi làmphù hợp năng lực, yêu cầu xã hội và hoàn cảnh gia đình.
- Có tình yêu và niềm đam mê và đạo đức với nghề trong tương lai mà mình chọn lựa
- 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và 100% học sinh đỗ nguyện vọng 1 vào các trường Đại học, Cao đẳng.
2. Chỉ tiêu:
 - Đỗ tốt nghiệp THPT: 100%.
- Đỗ ĐH - CĐ: 100%.
- Không có học sinh lưu ban, trượt tốt nghiệp THPT.
3. Những danh hiệu phấn đấu:
- Tập thể lớp Tiên tiến xuất sắc
- 100% đỗ Tốt nghiệp và 100% đỗ Đại học, Cao đẳng
II. Biện pháp chính:
- GVCN: quan tâm, bám sát lớp, kết hợp với giáo viên bộ môn, các đoàn thể, gia đình học sinh để giáo dục, tìm hiểu sở thích, năng lực, niềm đam mê của các em đối với việc lựa chọn nghề trong tương lai của học sinh.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, có khả năng phối kết hợp cùng nhà trường, GVCN trong công tác tư vấn hướng nghiệp.
- Quản lí tốt học sinh trong cả giờ học chính khóa, chuyên đề, ngoại khóa và trong các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, thăm quan trải nghiệm tại các trường Nghề hay các cơ sở GD khác
- Tích hợp giáo dục nghề cho học sinh trong các giờ dạy trên lớp, các giờ sinh hoạt, các hoạt động ngoại khóa.
- Theo dõi học sinh theo từng tuần - thông báo tới phụ huynh học sinh qua sổ liên lạc điện tử, trao đổi cùng PH về những tâm tư nguyện vọng của các em trong chọn nghề
- Sao gửi kết quả thi chuyên đề, tổng kết cuối kỳ, cuối năm về cho gia đình, từ đó có những định hướng đúng đắn trong chọn trường, chọn nghề của mỗi học sinh
- Nâng cao chất lượng dạy học, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
- Kết hợp cùng PHHS trong các buổi họp PH để hiểu rõ hơn về nhu cầu và khả năng học sinh trong việc chọn nghề trong tương lai cũng như nhu cầu xã hội đối với việc làm trong giai đoạn hiện nay
- Định hướng ôn thi theo đề án thi THPT Quốc gia của Bộ, giúp các em tự tin trong việc lựa chọn các trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề phù hợp với khả năng và nhu cầu bản thân cũng như đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội
- GVCN soạn giáo án các chủ đề hướng nghiệp theo kế hoạch
III. Những công việc trọng tâm.
+ Ổn định tổ chức lớp
+ Xây dựng và thực hiện dạy học, kế hoạch tư vấn hướng nghiệp theo kế hoạch của nhà trường.
+ Tổ chức học sinh trải nghiệm tham quan một số làng nghề truyền thống và các trường dạy nghề trên địa bàn.
+ Tư vấn, hướng dẫn học sinh làm Hồ sơ thi TN THPTQG và đăng kí các nguyện vọng chính xác, khoa học và đúng thông tin, phù hợp năng lực.
IV. Kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cụ thể từng tháng:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP – KHỐI 12 (2018 - 2019)
THÁNG
TÊN BÀI DẠY
NỘI DUNG BÀI DẠY
HÌNH THỨC CHUẨN BỊ
NGƯỜI DẠY
THỜI GIAN DẠY
9
Định hướng kinh tế xã hội của đất nước và địa phương
- Cung cấp cho học sinh định hướng phát triển nguồn nhân lực của đất nước và địa phương.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thị trường lao động và làm việc ở địa phương trong nước
- Sử dụng các nguồn lực trong cộng đồng để cung cấp thông tin về định hướng phát triển KT-XH cho học sinh
- Tìm hiểu cấu trúc tổ chức thị trường lao động và việc làm ở địa phương trong nước và một số nước trên thế giới. Tìm hiểu những thay đổi được dự báo trong thị trường lao động và nơi làm việc
- Tìm hiểu các cơ hội để học tiếp (kể cả đào tạo nghề, việc lựa chọn ngành học tiếp sau THPT)
GVCN
Tiết 5 – Thứ 7 tuần 1
10
Những điều kiện để thành đạt trong nghề
- Giúp cho học sinh hiểu được những yếu tố giúp cho con người thành đạt trong nghề
- Giúp cho học sinh ý thức được sự cần thiết phải phát triển kiến thức, kỹ năng để thích ứng bản chất năng động của nền kinh tế thị trường.
GVCN
Tiết 5 – Thứ 7 tuần 1
11
Tìm hiểu hệ thống đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp của địa phương và TW
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hệ thống đào tạo nghề. Trung học chuyên nghiệp của địa phương và TW
- Giới thiệu cho học sinh các thông tin cập nhật về đào của các cơ sở đào tạo của địa phương và TW
- Học sinh tìm hiểu nghề qua họa đồ nghề và các tạp chí ấn phẩm hướng dẫn tìm việc.
- Kết hợp với các tổ chức trong xã hội cung cấp thêm những thông tin và các dịch vụ hướng nghiệp cho học sinh.
GVCN
Tiết 5 – Thứ 7 tuần 1
12
tìm hiểu hệ thống trường ĐH-CĐ
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hệ thống trường ĐH-CĐ
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hệ thống đào tạo ĐH-CĐ, đặc biệt chú ý tới điều kiện của việc học tiếp lên (năng lực bản thân, điều kiện kinh tế)
- Chú trọng việc giới thiệu điều kiện vừa học vừa làm cho các trường hợp không theo học tiếp
GVCN
Tiết 5 – Thứ 7 tuần 1
GVCN
Tiết 5 – Thứ 7 tuần 1
01
Hội thảo thanh niên lập thân-lập nghiệp
Giúp học sinh nhận thức được “vào đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời”
Nội dung nhằm tuyên truyền về quan điểm lao động “Lao động ở bất kỳ cương vị nào cũng đều vinh quang, cũng phải được tôn trọng nếu như người lao động có tay nghề cao, làm việc hết mình”
GVCN
Tiết 5 – Thứ 7 tuần 1
02
Tư vấn hướng nghiệp
- Giúp học sinh nắm được nhu cầu tuyển sinh
- Dựa vào năng lực của bản thân để xác định hướng học tập, học nghề, lập nghiệp
Tọa đàm tư vấn 
GVCN
Tiết 5 – Thứ 7 tuần 2,3
03
Hướng dẫn học sinh lập hồ sơ tuyển sinh ĐH,CĐ
Giúp học sinh nghiên cứu nhu cầu tuyển sinh và hoàn thành hồ sơ tuyển sinh
Rèn luyện kỹ năng triển khai kế hoạch hướng nghiệp của mình
GVCN
Tiết 5 – Thứ 7 tuần 1,2
04-05
Gặp gỡ giao lưu với những gương mặt điển hình về SX kinh doanh giỏi  theo chủ đề: Có thể làm gì sau khi TN THPT
Thông qua gặp gỡ giao lưu với những người trưởng thành, những gương điển hình trong sản xuất và học tập sẽ giúp các em coi trọng giá trị của lao động và việc học tập suốt đời đối với sự nghiệp của họ
GVCN
Tiết 5 – Thứ 7 tuần 1
V. Một số kinh nghiệm trong thực hiện và triển khai kế hoạch tư vấn hướng nghiệp
Thực tế chọn nghề của học sinh THPT chưa có sự định hướng rõ ràng nên học sinh thường chọn nghề theo cảm tính. Đó là chọn các nghề thời thượng (tài chính, công nghệ thông tin, bác sĩ ), chọn các nghề theo yêu cầu của cha mẹ, chọn các nghề giống như bạn thân  Giáo viên chủ nhiệm cần cung cấp những thông tin ban đầu về nghề nghiệp trong xu thế xã hội hiện nay để các em có hướng chọn nghề phù hợp bởi hơn ai hết, GVCN là người tiếp xúc với các em hàng ngày, biết được khá rõ lực học của các em, biết được ít nhiều tính cách, hoàn cảnh gia đình của mỗi em, do đó, họ là những người sâu sát các em nhất. Vậy, GVCN phải làm gì? 
- Đối với từng em, GVCN cần theo dõi, trò chuyện giúp học sinh khám phá được điểm mạnh - điểm yếu, sở thích, thuận lợi và khó khăn trong gia đình cũng như xu hướng xã hội của nơi các em sống hoặc của toàn xã hội. Giúp học sinh nhận thức được các thành tố quan trọng cần thiết trước khi xác định nghề nghiệp phù hợp như sở thích, tính cách, điểm mạnh - điểm yếu, hoàn cảnh gia đình, xu hướng xã hội hay các giá trị cá nhân cũng như các yếu tố để thành đạt trong nghề. Muốn làm được như vậy, GVCN cần phải kiên nhẫn trong tiếp cận cũng như trong định hướng với học sinh, hỗ trợ các em với tất cả tình yêu thương và trách nhiệm của người thầy, để các em được nói lên và thể hiện niềm đam mê, sở thích, nguyện vọng bản thântừ đó hướng các em đến việc lựa chọn ngành, chọn trường phù hợp nhất. Tránh được tình trạng hồ sơ ảo, thực lực ảo, đảm bảo các em sẽ đỗ ngay từ nguyện vọng một khi đăng kí ngành và trường thi.
- Trong các tiết học tư vấn hướng nghiệp hoặc giao bài tập về nhà cho học sinh, GVCN có thể sử dụng các hình thức trắc nghiệm phân loại tính cách liên quan đến hướng nghiệp, giúp học sinh có thể đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm tính cách của mình như Trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers- Bringgs Type Indication)- là phương pháp dùng để phân loại tính cách con người với 4 tiêu chí: Xu hướng tự nhiên, Tìm hiểu và nhận thức thế giới, Quyết định và lựa chọn, Cách thức hành động...hoặc Trắc nghiệm theo khí chất của EYZENCK- việc biết được khí chất và loại hình thần kinh của từng học sinh sẽ giúp giáo viên có cơ sở để tư vấn cho các em chọn nghề phù hợp với tâm sinh lí của chính mình, trắc nghiệm này chia khí chất con người làm 4 loại: Sôi nổi, Linh hoạt, Điềm tĩnh, Ưu tư...hay Trắc nghiệm QIP về nghề nghiệp...giúp học sinh có được cách nhìn ra khả năng và sự phù hợp của mình trong việc lựa chọn nghề nghiệp để đăng kí thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề phù hợp Tính cách, Khí chất, Năng lực, Yêu thích...của bản thân học sinh. Từ đó có thể điều chỉnh động cơ chọn nghề của mỗi học sinh.
- Hướng nghiệp trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, GVCN phải thiết kế các tiết hướng nghiệp để học sinh làm quen với những nghề phổ biến ở địa phương, nghề truyền thống của địa phương như gốm, mộccác nghề tiểu thủ công, tiểu công nghiệp, làm quen với hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề ở trung ương và địa phươngĐể tiết tư vấn hướng nghiệp thực sự hiệu quả, GVCN cần biết hướng từng học sinh tự mình cũng có thể trở thành nhà tư vấn hướng nghiệp cho nhau khi các em đọc các kết quả phiếu trắc nghiệm để thử phân loại tích cách, năng lực, khí chất của bạn có khả năng phù hợp ngành, nghề nào. Sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận. Với cách làm như vậy trong nhiều năm qua, trong mỗi giờ học tư vấn hướng nghiệp ở các tiết sinh hoạt, học sinh rất hứng thú, sôi nổi, các em cũng tự mày mò, khám phá, tìm hiểu về các trường để có thể tham gia buổi tư vấn, có thể tự nhận thức về chính năng lực bản thân mình. Mặt khác, thông qua hoạt động tư vấn, học sinh cũng được phát triển các kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng cần thiết khác cho việc phát triển toàn diện nhân cách người học sinh trong thời đại 4.0
- Hướng nghiệp thông qua các hoạt động ngoại khóa nhằm giới thiệu tuyên truyền cho học sinh những ngành nghề đang được coi là hot, những ngành nghề đang có nhu cầu sử dụng lao động caoHay vào Đại học có phải là con đường lập thân duy nhất không? 
- GVCN có thể hướng nghiệp kết hợp khi dạy môn học của mình. Bản thân tôi là giáo viên dạy Ngữ văn, khi dạy kiến thức tôi thường kết hợp GD hướng nghiệp cho các em nhằm tạo hứng thú cho giờ học nói riêng cũng như giúp các em có cái nhìn tích cực về các nghề chân chính trong cuộc sống. Bất cứ nghề nào có ích cho xã hội, gia đình, bản thân đều là những nghề được trân trọng- như Ông lái đò trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. Hay công việc của chị lao công trong Tiếng chổi tre của Nguyễn Duy
- Sau các buổi học, giáo viên chủ nhiệm có thể phối hợp cùng Đoàn thanh niên và làng nghề địa phương cho học sinh trải nghiệm về công việc của làng nghề truyền thống rồi học sinh có thể viết bài thu hoạch tự nhận thức về những yêu cầu và phẩm chất cần có của mỗi người trong công việc, nhận thức được nghề lao động chân chính nào cũng có giá trị như nhau góp mình xây dựng và phát triển đất nước.
- Phối hợp cán bộ lớp tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi, cuộc thi tìm hiểu về các ngành nghề và điểm chuẩn đầu vào của các trường Đại học có khối thi D.
- Kết hợp trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường phối hợp Đoàn thanh niên tổ chức gặp gỡ giao lưu với những gương mặt điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi. Sau buổi gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm cho học sinh được nói lên cảm xúc và mong muốn của mình về nghề nghiệp của người mình được giao lưu và nguyện vọng bản thân trong chọn nghề.
PHẦN 4: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Nghiên cứu đã được thực hiện và ứng dụng từ các năm học trước, tiếp tục áp dụng cho các năm học sau và đã đạt những kết quả đáng khích lệ, góp vào thành tích chung của nhà trường trong các năm học gần đây với kết quả thi THPT QG và tỉ lệ học sinh đỗ nguyện vọng một vào các trường Đại học, Cao đẳng cao. 
I. Kết quả công tác tư vấn hướng nghiệp năm học 2017 – 2018:
Lớp 12A8
Sỹ số: 37. Trong đó: Nam: 02; Nữ: 35
Diện chính sách: Hộ nghèo: 01
Khối thi THPTQG: Khối D (Toán, Văn, Anh) và Tổ hợp KHXH (Sử, Địa, GDCD).
- 100% học sinh đỗ TNTHPT QG (37/37 học sinh)
- 100% học sinh đỗ Đại học, Cao đẳng nguyện vọng 1 (37/37 học sinh) với: 
+ Điểm trung bình môn là 6,77
+ Điểm trung bình 3 môn xét Đại học là 19, 51 (của khối thi D là 18,3; của toàn trường 18,62)
+ Có hai học sinh đỗ Đại học khối D với điểm số cao được tuyên dương trước toàn trường là em Trần Thị Khánh Linh (ĐH Thương Mại- 23,55 điểm- chưa tính điểm cộng); em Trần Thị Phương Liên (ĐH Kinh tế quốc dân 23, 60- chưa tính điểm cộng). 
Nhờ công tác tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng đảm bảo nghiêm túc, khoa học, dân chủ, hiệu quả, kết quả đạt được trong kì thi TNTHPT QG và trúng tuyển vào các trường Đại học (nguyện vọng 1), của học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp 12A8 đã góp phần vào thành tích chung của Nhà trường năm học 2017- 2018 với điểm Trung bình môn thi là 5,73 xếp thứ 04 toàn tỉnh; trên 85% đạt điểm sàn của toàn quốc trở lên. Đại học: đạt điểm trung bình 03 môn thi ĐH là 18,62. Tỷ lệ đỗ Đại học tăng, tỷ lệ đỗ Cao đẳng giảm, vượt mặt bằng điểm sàn của tỉnh, của toàn quốc.
II. Một số kết quả đạt được trong năm học 2018- 2019
* Kết quả học kỳ I năm học 2018 – 2019
Lớp 12A7
Sỹ số: 39. Trong đó: Nam: 02; Nữ: 37
Diện chính sách: Hộ cận nghèo: 01
Khối thi THPTQG: Khối D (Toán, Văn, Anh) và Tổ hợp KHXH (Sử, Địa, GDCD).
- 100% học sinh hạnh kiểm Tốt (39/39 học sinh)
- Học lực: + 09 Học sinh Giỏi chiếm 23,1 %
	 + 30 Học sinh Khá chiếm 76,9 %
09 học sinh đạt Danh hiêu học sinh giỏi Văn hóa cấp Tỉnh trong các kì thi học sinh giỏi Ngữ Văn, Tiếng Anh, Địa lí: 01 Nhất (Văn) 04 Nhì (02 Văn, 02 Anh), 03 Ba (01 Anh, 01 Văn, 01 Địa), 01 Khuyến khích (Anh).
Tập thể lớp đạt Danh hiệu Tiên tiến xuất sắc
Kết quả thi THQG lần 1theo đề chung của Sở
 + Điểm trung bình môn là 6,82
 + Điểm trung bình ba môn xét Đại học là 19, 6
Kết quả này tạo điều kiện cho công tác tư vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm đến học sinh hiệu quả hơn.
Định hướng, giúp học sinh có được những lựa chọn đúng đắn trong việc lựa chọn trường thi, nguyện vọng thi để định hướng nghề trong tương lai giúp học sinh sau này được đặt đúng vị trí lao động nghề nghiệp, phát huy được hết năng lực, sở trường lao động, phát triển cao những hứng thú nghề nghiệp, làm nảy nở óc sáng tạo trong lao động là việc làm hết sức quan trọng đối với công tác tư vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên cần giúp học sinh thấy rằng, nghề nghiệp không phải chỉ là nơi kiếm sống mà là nơi thể hiện nhân cách, phát triển tài năng, cống hiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.
Tài liệu tham khảo
Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn “Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động ở trường THPT”, Hà Nội, 2015.
Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học - mô đun: Tìm hiểu và xây dựng môi trường giáo dục, Hà Nội, 2014.
Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học - mô đun: Tư vấn sức khỏe giới tính, Hà Nội, 2014.
Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học - mô đun: Tư vấn hướng nghiệp, Hà Nội, 2013.
TS. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên), Tập bài giảng Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, Hà Nôi.
Tài liệu “Bồi dưỡng cán bộ giáo viên làm công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học”, Hà Nội 2015.	
8. Những thông tin cần được bảo mật (không)
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường. Kế hoạch sinh hoạt của tổ chuyên môn, kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm, kế hoạch của Đoàn thanh niên.
- Các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, chủ nhiệm và hoạt động tư vấn hướng nghiệp
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Sáng kiến "Giáo viên chủ nhiệm và một số kinh nghiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 Trường THPT Bình Xuyên” đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường. 
10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
Sáng kiến "Giáo viên chủ nhiệm và một số kinh nghiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 Trường THPT Bình Xuyên” đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường. 
11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến lần đầu.
STT
Tên tổ chức cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
Học sinh lớp 12A7
Trường THPT Bình Xuyên
2
Đào Thị Thanh Huyền
Trường THPT Bình Xuyên
Công tác chủ nhiệm
..........., ngày.......tháng.......năm.........	Bình Xuyên, ngày 18 tháng 01 năm 2019
	Thủ trưởng đơn vị	Tác giả sáng kiến
	Đào Thị Thanh Huyền

File đính kèm:

  • docskkn_giao_vien_chu_nhiem_va_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_ta.doc