Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 12A1 trường THPT Cao Lãnh 2 qua công tác chủ nhiệm và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục

Bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của HS, tạo điều kiện thuận lợi nhất để HS phát triển toàn diện. Nhiệm vụ chính của người GV là đào tạo, bồi dưỡng HS cả đức lẫn tài. Do đó, yêu cầu của hoạt động giáo dục HS là dạy chữ đi đôi với dạy người. Nếu làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì nó sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời giúp HS rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, trở thành con người của thời đại mới có đủ năng lực và bản lĩnh để thích ứng với yêu cầu của xã hội ngày nay.

Trong xã hội phát triển mạnh mẽ đầy thách thức hiện nay, ngoài việc học chữ, HS cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống và hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp, người có ích cho xã hội. Do đó, vai trò, nhiệm vụ của nhà trường càng nặng nề hơn vì phải thực hiện song hành việc truyền đạt kiến thức cũng như uốn nắn hoàn thiện nhân cách HS. Nhưng, nếu thiếu KNS sẽ thiếu khả năng phân tích xử lý các tình huống khó khăn, xuống cấp về đạo đức, nhận thức và ứng xử lệch lạc, có phản ứng tiêu cực, dễ rơi vào bế tắc, không tự mình kéo lên được,. Trong khi đó, chương trình giáo dục hiện nay còn nặng về kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục KNS cho HS. Do vậy, đề tài SKKN “Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho HS lớp 12A1 Trường THPT Cao Lãnh 2 qua công tác chủ nhiệm và hoạt động NGLL nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục” đã thực hiện, nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho HS, giúp các em rèn luyện KNS, tự tin vững vàng trong cuộc sống.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7763 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 12A1 trường THPT Cao Lãnh 2 qua công tác chủ nhiệm và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp
1. Phương hướng chung:
Thực tế, trường THPT Cao Lãnh 2 đã và đang thực hiện nội dung giáo dục KNS cho HS nhưng công tác chủ nhiệm chưa có một qui trình bày bản, đầy đủ và hiệu quả trong các bước thực hiện vấn đề trên. Do đó, SKKN này hướng vào việc tăng cường giáo dục KNS cho HS nhằm góp một phần vào mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. 
2. Các phương pháp áp dụng trong các tiết SHCN và hoạt động NGLL nhằm giáo dục KNS:
2.1. Phương pháp thuyết trình được xem là phương pháp truyền thống trong dạy học và nó mang lại những hiệu quả nhất định trong những trường hợp cụ thể. Thông qua phương pháp thuyết trình, chủ thể thực hiện sẽ rèn luyện cho chính mình kỹ năng thuyết trình trước tập thể, kỹ năng giao tiếp, khả năng tự tin trình bày một suy nghĩ, một nội dung nào đó. Phương pháp này thường tác động mạnh đến những HS trong vai trò dẫn chương trình trong các tiết NGLL hoặc đại diện cho những nhóm HS (những đội chơi) trả lời các câu hỏi trong các trò chơi, 
Một điều cần lưu ý, khi áp dụng phương pháp thuyết trình, GVCN nên hướng đến HS ở “tầm rộng”, nghĩa là tạo cơ hội cho tất cả HS đều được thuyết trình đôi lần trước tập thể thông qua quá trình định hướng cho các tổ phân công nhiệm vụ các thành viên trong các hoạt động NGLL.
2.2. Phương pháp động não: nó sẽ kích thích tư duy, suy nghĩ ở đối tượng; trước một tình huống hay một vấn đề được đặt ra yêu cầu HS phải suy luận tìm câu trả lời. Chẳng hạn cung cấp cho HS một số thông tin nhất định và yêu cầu HS tìm những ý tưởng mới, trò chơi đuổi hình bắt chữ, giải mật thư,
Nhìn hình đoán ý – Một trò chơi kích thích tư duy
	2.3. Phương pháp trò chơi: đây là phương pháp thông dụng trong các hoạt động NGLL vì tính đa dạng, phù hợp với mọi hoàn cảnh và thu hút được sự tham gia hưởng ứng của nhiều người. Đó có thể là trò chơi giải ô chữ, trò chơi đoán ý đồng đội, truy tìm mật thư,Qua những trò chơi ấy, HS sẽ rèn luyện thêm cho mình kỹ năng quản trò, kỹ năng giao tiếp và thể hiện khả năng sáng tạo; đồng thời qua phương pháp trò chơi sẽ tạo một hiệu quả là giảm bớt căng thẳng cho HS sau một quá trình học tập.
Trò chơi ngày 26/3/2013
2.4. Phương pháp làm việc nhóm: đây cũng là phương pháp khá phổ biến, nó được áp dụng từ khâu phân công chuẩn bị hoạt động (mỗi tổ là một nhóm lần lượt thực hiện các tiết NGLL) cho đến lúc tham gia hoạt động (các đội chơi đôi khi là nhóm cùng nhau thi đấu).
Một tập thể mạnh là một tập thể đoàn kết, đó là yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác chủ nhiệm và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục, vì chỉ có đoàn kết HS mới có thể giúp đỡ nhau học tập và cùng nhau tiến bộ. Môi trường thân ái đoàn kết sẽ tạo một bầu không khí tích cực tác động “có lợi” đến HS. Vai trò của người GVCN là rất quan trọng, chính GVCN sẽ là cầu nối, là sợi dây thắt chặt hơn tình đoàn kết bạn bè của HS lớp chủ nhiệm. 
Thông qua các hoạt động NGLL, nếu thực hiện tốt phương pháp làm việc nhóm thì tác dụng của nó mang lại là rất lớn. Phân nhóm cho các em cùng nhau tổ chức một hoạt động, nó đòi hỏi HS phải hợp tác gắn bó với nhau để hoàn thành nhiệm vụ (mỗi tổ trong lớp sẽ thực hiện một tiết hoạt động NGLL). Giao nhiệm vụ, công việc cụ thể mà chỉ có đoàn kết cùng nhau các em mới hoàn thành: làm một sản phẩm chia sẻ đồ dùng, tham gia chơi trò chơi mang tính tập thể,
Làm việc nhóm hoàn thành sản phẩm chia sẻ
Tham gia trò chơi “Nhảy dây tập thể”
2.5. Phương pháp đóng vai: đây là phương pháp đòi hỏi ở HS phải có sự tổng hợp nhiều khả năng (chủ yếu là năng khiếu) và hiệu quả mà nó mang lại là rất tích cực. Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm như: HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, gây hứng thú và chú ý cho HS, tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của HS, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo hướng tích cực, có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Những phương pháp ấy, GV không phải là người trực tiếp áp dụng trong các tiết sinh hoạt và hoạt động NGLL mà chủ yếu là ở HS. Các em là những “vai diễn” thể hiện các phương pháp đó nhưng vai trò định hướng của người GV là rất quan trọng. Người GV cần xác định mục tiêu là hướng cho HS hình thành những KNS nào để từ đó có những gợi ý, định hướng các hoạt động trong các giờ NGLL mà HS lớp chủ nhiệm sẽ thực hiện. Từ những định hướng đó, GV hướng HS vào các phương pháp giúp giáo dục KNS. 
2.6. Phương pháp “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”: Người thầy là tấm gương sáng để người học noi theo, do đó những người dạy KNS cần là người mẫu mực về hành vi, lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề đây là một yêu cầu rất cao và đòi hỏi người thầy cũng phải luôn tự rèn luyện mình để công tác giáo dục đạt hiệu quả hơn.
3. Các biện pháp áp dụng trong các tiết SHCN và hoạt động NGLL nhằm giáo dục kỹ năng sống:
3.1. Về tổ chức sinh hoạt lớp:
- Về vai trò của GVCN: 
	+ Ngay từ đầu năm, GVCN phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên BCH, ban cán sự lớp về việc theo dõi và báo cáo tình hình hoạt động của lớp theo năng lực và sở trường của từng cá nhân.
	+ GVCN xây dựng kế hoạch chủ nhiệm theo kế hoạch của nhà trường, Đoàn trường phù hợp với tình hình thực tế của lớp.
	+ GVCN phải thường xuyên tư vấn, khích lệ và động viên các em trong quá trình học tập.
+ Khi đến tiết SHCN, GVCN cần:
. Nghiên cứu các nội dung SHCN trước khi đến lớp để sinh hoạt.
. Thực hiện đúng quy trình tiết SHCN và giao nhiệm vụ cho Ban cán sự, BCH chi đoàn thực hiện.
. Nhận xét, đánh giá, biểu dương và đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Về BCH Chi Đoàn; Ban cán sự lớp: 
+ Ngay từ đầu năm, các em trong BCH, Ban cán sự lớp tham gia lớp tập huấn cán bộ Đoàn – Hội do BCH Đoàn trường tổ chức. Sau lớp tập huấn này, các em được cử đi học sẽ tham mưu với GVCN lớp về các hoạt động của lớp.
+ Những thành viên trong BCH, Ban cán sự lớp chủ động thực hiện việc báo cáo và nhận xét tình hình của lớp trong các tiết sinh hoạt.
	+ Các nội dung của Đoàn trường do các em trong BCH triển khai đến HS dưới sự hỗ trợ giúp đỡ của GVCN.
3.2. Về tổ chức NGLL:
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho HS: đây là khâu quan trọng, vì nó giúp HS có kỹ năng nhận thức đúng đắn vấn đề, nhận thấy rõ trách nhiệm của cá nhân đối với việc làm mà GV yêu cầu. Khi phân công, GVCN thường chú ý đến năng lực của HS và thể hiện sự công bằng khi giao việc.
+ Lần lượt các tổ sẽ chuẩn bị một tiết hoạt động NGLL. Khi nhận được nhiệm vụ, tổ trrưởng sẽ phân công cụ thể công việc cho các thành viên để chuẩn bị. 
+ GVCN định hướng cho các tổ: phân công nhiệm vụ cho đều, các thành viên đều tham gia vào các khâu của hoạt động.
Biện pháp này sẽ giúp cá nhân HS nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong tập thể. Đồng thời giúp các em có cơ hội thể hiện bản thân.
- GVCN nên hòa đồng cùng HS trong các hoạt động NGLL, tạo được niềm tin, sự yêu thương và kính trọng của HS. Một thực tế cho thấy, nếu GVCN cùng tham gia các hoạt động với lớp chủ nhiệm thì các em sẽ nhiệt tình hơn, “máu lửa” hơn, thu hút sự tham gia hợp tác của các em nhiều hơn. Điều này đòi hỏi khả năng của từng GVCN và nó được xem là một nghệ thuật sư phạm .Và quan trọng nhất GVCN phải thật sự khéo léo trong việc xử lí các tình huống, vừa hưởng ứng góp sức vào phong trào xây dựng trường học thân thiện HS tích cực nhưng đồng thời cũng giữ được hình ảnh đáng kính của người thầy trong mắt HS.
GV và HS tham gia trò chơi
3.3. Tổ chức các hoạt động khác:
- Tổ chức thường xuyên và hiệu quả các buổi vui chơi giải trí lành mạnh như “Đêm hội trăng rằm”, Kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), “trò chơi lớn” cho tập thể lớp sẽ tạo ra một sợi dây vô hình gắn kết các em lại với nhau, tạo nên một tập thể vững mạnh đồng lòng. Từ đó, HS sẽ có điều kiện gần gũi nhau chia sẻ những cảm xúc những tâm tư ngoài giờ học; giúp các em hiểu nhau hơn; hay các hoạt động vui chơi sẽ tạo bầu không khí thân ái vui vẻ giúp giảm bớt những căng thẳng trong học tập. 
Cái được của biện pháp này là rèn luyện cho HS kỹ năng hợp tác, kỹ năng tham gia và tổ chức các hoạt động vui chơi (cùng nhau phân nhiệm vụ đảm nhận việc tổ chức Đêm hội trăng rằm), kỹ năng chia sẻ (các HS nam có những lời chúc tốt đẹp và những món quà tinh thần tặng các bạn nữ nhân ngày 20.10), Qua những hoạt động ấy, ta đã giáo dục HS giá trị sống đoàn kết, yêu thương quan tâm lẫn nhau, nhận thức được giá trị của tình bạn và tình thầy trò.
Tổ chức vui hội trăng rằm cùng thầy cô
Không khí vui vẻ của tập thể lớp ngày 
Phụ nữ Việt Nam 20/10
- Động viên, khuyến khích và cùng HS tham gia các phong trào của nhà trường như thực hiện Sân khấu hóa học đường; Lao động tình nguyện; Tham gia hội chợ chia sẻ đồ dùng học tập; Phong trào thể dục thể thao, Thắp sáng ước mơ, Nuôi heo đất, Kế hoạch nhỏ, Nhiều KNS được chúng ta giáo dục cho HS từ các hoạt động ấy như:
+ Tham gia tốt chương trình Sân khấu học đường do Đoàn trường tổ chức với tiểu phẩm “Sơn Tinh và Thủy Tinh”, GVCN cùng HS dàn dựng và biểu diễn trong tiết sinh hoạt dưới cờ tháng 11/2012.
Hoạt cảnh Sơn Tinh, Thủy Tinh tại chương trình Sân khấu học đường
Hoạt động ấy góp phần vào việc giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử, tự tin nói chuyện trước đám đông. Các em diễn rất tự nhiên, làm tốt vai mà mình được phân công. Thực tế là sau vở kịch ấy, HS nhận được nhiều lời khen ngợi từ GV và các bạn. Đó sẽ là động lực giúp các em tự tin trong các hoạt động sau này. Kỹ năng nhận thức vấn đề, hiểu sâu sắc hơn về tình yêu, hôn nhân và gia đình qua một tiểu phẩm ngắn nhưng chứa nhiều thông điệp. Kỹ năng hợp tác làm việc nhóm cũng được hình thành từng bước.
+ Tham gia tốt hội chợ chia sẻ đồ dùng học tập, đấu giá các sản phẩm gây quỹ giúp đỡ HS nghèo, hưởng ứng phong trào Nuôi heo đất hay Thắp sáng ước mơ có nghĩa là đã giáo dục giá trị sống quan tâm đến những người xung quanh, chia sẻ với những bạn HS kém may mắn,
3. Kết quả đạt được:
Với phương châm của ngành, dạy chữ đi đôi với dạy người thì rõ ràng công tác chủ nhiệm đảm trách một vai trò cốt yếu. Truyền thụ kiến thức và rèn luyện phát triển nhân cách người học là hai quá trình song hành với nhau. Khi đạt được hai mục tiêu này chủ nhiệm mới hoàn thành được “sứ mệnh” của mình. Những phương pháp và biện pháp tăng cường giáo dục KNS được nêu ra trong SKKN đã phần nào đạt được hiệu quả nhất định. Nó góp phần giúp HS tu dưỡng rèn luyện đạo đức, hoàn thiện bản thân và tác động dây chuyền đến kết quả học tập của các em.
3.1. Các KNS cơ bản mà đề tài tập trung hướng đến giáo dục, hình thành và rèn luyện ở HS lớp 12A1 gồm: Kỹ năng tự phục vụ bản thân, Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, Kỹ năng hợp tác và chia sẻ, Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông, Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống, Kỹ năng tham gia và tổ chức các hoạt động tập thể, Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời, qua các kết quả khảo sát ở GV và HS như sau:
3.1.1. GV bộ môn lớp 12A1:
- Số GV được khảo sát: 09
- Nội dung khảo sát: (phụ lục 04)
- Kết quả:
+ 100% GVBM cho rằng mức độ tiếp thu bài của HS 12A1 khá-tốt.
+ 100% GVBM đánh giá ý thức học của lớp 12A1 là tốt.
+ 66,66 GVBM được khảo sát nhận xét HS 12A1 có KNS ở mức độ tốt; 33,34% GVBM nhận định là rất tốt.
+ 100% GVBM cho rằng việc rèn luyện KNS cho HS 12A1 sẽ góp phần nhiều vào hiệu quả học tập của các em.
3.1.2. Ở HS 12A1, 12A3, 12CB1:
- Số HS được khảo sát: 105
- Nội dung khảo sát: (phụ lục 05)
- Kết quả:
+ 88,88% HS cho rằng được rèn luyện KNS trong nhà trường.
+ 75% số HS được khảo sát trả lời được rèn luyện KNS qua quá trình học tập và tham gia các hoạt động NGLL.
+ 94,44% cho rằng thích và rất thích các hoạt động NGLL.
+ 88,88% HS 12A1 nói rằng các em rèn luyện được nhiều kỹ năng qua các hoạt động NGLL. Trong khi đó với cùng nội dung này, chúng tôi khảo sát ở lớp 12A3 (lớp không được tăng cường giáo dục KNS qua các tiết SHCN và hoạt động NGLL) với 36 HS thì chỉ có 22,22% cho rằng được rèn luyện kỹ năng qua các hoạt động NGLL; còn đối với 12CB1 (cũng là lớp không được tăng cường giáo dục KNS qua các tiết SHCN và hoạt động NGLL) 6/33 HS cho rằng được rèn luyện kỹ năng qua các hoạt động NGLL (chiếm 18,18%)
+ Có đến 80,55% HS nhận định kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt quyết định từ 70 đến 85% sự thành công trong học tập.
Chính những kết quả khảo sát khách quan ở GVBM và HS lớp 12A1 đã chứng minh hiệu quả mà SKKN đem lại. Việc tăng cường giáo dục KNS cho HS có tác động tích cực đến chất lượng học tập của các em. Chính điều này đã áp dụng thành công ở lớp 12A1.
3.2. Về kết quả tham gia các phong trào:
	- Thi đua HS: (phụ lục 03)
	+ Đợt 1: Đạt giải Khuyến khích (4/14 lớp)
	+ Đợt 2: Đạt giải Khuyến khích (5/14 lớp)
	+ Đợt 3: Đạt giải Nhì (2/14 lớp)
	+ Đợt 4: Đạt giải Nhì (2/14 lớp)
	- Tham gia tốt các phong trào do nhà trường phát động như: thi sáng tác thơ văn, truyện ngắn; phong trào kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất, chương trình thắp sáng ước mơ, hội chợ chia sẻ, lao động tình nguyện, đôi bạn học tập,... Tập thể lớp đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động phong trào Đoàn ở học kì I. 
3.3. Về kết quả hai mặt giáo dục:
Sau khi thực hiện những phương pháp và biện pháp nhằm tăng cường giáo dục KNS cho HS 12A1, chúng tôi nhận thấy nó có tác động rõ đến kết quả học tập. Chúng tôi đã thực hiện so sánh giữa kết quả cuối năm học 2011-2012 và kết quả ở từng thời điểm ở năm học 2012-2013 qua biểu đồ dưới đây:
Dựa vào biểu đồ, ta thấy rõ kết quả học tập và hạnh kiểm của các em từng bước được nâng lên thể hiện qua tỉ lệ HS giỏi, khá và trung bình ở từng thời điểm tiến hành khảo sát và đối chiếu (Phụ lục 2a)
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Với những con số đối sánh giữa hai năm học 2011-2012 và 2012-2013, SKKN đã cho thấy rõ kết quả thực tiễn khi tăng cường giáo dục KNS cho HS là góp phần rất lớn và hữu hiệu vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở tập thể lớp 12A1. 
Ở năm học trước, các em đã được giáo dục những KNS nhưng chưa thật sự nhiều và đạt hiệu quả. Trên cơ sở ấy, ở năm học này GVCN đã tăng cường tổ chức các hoạt động NGLL nhằm bổ trợ cho hoạt động học tập của HS. Và kết quả mang lại thật sự khả quan.
- Về học tập có sự tiến bộ rõ rệt qua tỉ lệ HS khá giỏi tăng và giảm HS học lực trung bình.
+ Cuối năm học 2011-2012: 
. Học lực: khá giỏi (71,05 %), trung bình (28,95%)
. Hạnh kiểm: tốt (94,74%), khá (5,26%)
+ Cuối năm 2012-2013:
. Học lực: khá giỏi (97,37%), trung bình (2,63%)
. Hạnh kiểm: tốt (100%)
- Tham gia các hoạt động phong trào thi đua của nhà trường đạt được nhiều thành tích hơn so với năm học trước (trình bày ở mục kết quả đạt được). 
Những minh chứng ấy đã cho thấy hiệu quả thực tiễn của SKKN và có thể nhân rộng áp dụng đối với công tác chủ nhiệm ở các lớp khác.
	2. Kiến nghị:
1. Đối với tổ chức Đoàn – Hội: 
Cần tăng cường tổ chức những buổi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn – Hội chủ chốt ở các Chi đoàn về những kiến thức cũng như kỹ năng hoạt động Đoàn và đặc biệt là tăng cường giáo dục giá trị sống và KNS qua các hoạt động thực tiễn
2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
- Cần nên chú trọng nhiều hơn vào công tác chủ nhiệm, đặc biệt là phân công công tác chủ nhiệm đầu năm phải đảm bảo đúng năng lực, sở trường và phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của GVCN.
- Tạo điều kiện phát huy hiệu quả những mô hình hoạt động của Đoàn trường như Sân khấu học đường, Mỗi tuần một ca khúc cách mạng, lao động tình nguyện,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS. Đinh Thị Kim Thoa, ThS. Trần Văn Tính, ThS. Vũ Phương Liên; Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho HS THPT; NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010.
- Trần Minh Quốc, Bùi Ngọc Diệp (đồng chủ biên), Lê Văn Cầu, Lê Hoàng Anh, Bùi Thanh Xuân, Đỗ Thị Tường Vy, Phạm Ngọc Quynh, Nguyễn Thị Lan Hương; Một số kỹ năng cần thiết dành cho HS THPT; NXB Giáo dục Việt Nam năm 2011
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 01: Kết quả thi đua HS của lớp 12A1 năm học 2011-2012
2. Phụ lục 2a, 2b: Kết quả hai mặt giáo dục của lớp 12A1 năm học 2012-2013 (tháng 8+9, học kì I và cả năm) và bảng thống kê 
3. Phụ lục 03: Kết quả thi đua HS của lớp 12A1 năm học 2012-2013
4. Phụ lục 04: Phiếu khảo sát GV
5. Phụ lục 05: Phiếu khảo sát HS
6. Phụ lục 06 và Những hình ảnh sử dụng minh họa trong SKKN được ghi lại từ những hoạt động NGLL mà GVCN và HS lớp 12A1 tham gia trong năm học 2012-2013.
7. Kế hoạch chủ nhiệm lớp 12A1 năm học 2012 - 2013
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CỦA SỞ GDĐT
1. Ưu điểm chính
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Tồn tại cần khắc phục
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Kết quả thực hiện tại đơn vị
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Hướng phát triển
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Xếp loại 
A 5 ; 	B 5 ; 	C 5 ; 	KXL 5 ; 	Sao chép 5 
, ngày  tháng.. năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên và đóng dấu)

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem.doc
  • docKe hoach CN 12A1.doc
  • docPhu luc 2b.doc
  • docPhu luc 04.doc
  • docPhu luc 05.doc
  • docPhu luc 06.doc