SKKN Giáo dục ý thức SXKDHH cho học sinh trường THPT Con Cuông thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Định hường nghề nghiệp gắn với dạy học phần công dân với kinh tế môn GDCD Lớp 11
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Lí luận chung về hoạt động SXKDHH.
2.1.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sản xuất kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất cho đến việc tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Chính hoạt
động làm ăn sinh lời mang lại biến đổi vô cùng mạnh mẽ cho đời sống vật chất
tinh thần của loài người.
Sản xuất kinh doanh là khái niệm để chỉ hoạt động sản xuất ra của cải
vật chất, sản phẩm để phục vụ cho quá trình trao đổi mua bán trên thị trường.
Chủ sản xuất sẽ dùng vốn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhân
lực để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường.
2.1.1.2. Ý nghĩa của HĐSXKD đối với hoạt động giáo dục trong trường
phổ thông.
- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh,
giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập như tự chiếm lĩnh kiến thức, kích
thích hứng thú nhận thức của học sinh, phát triển trí tuệ của học sinh, giáo dục
nhân cách học sinh.
- Góp phần phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh như: Kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng
hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt
mục tiêu và kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
luyện kĩ năng sống. Từ cách dạy học này cho thấy vai trò quan trọng của học sinh trường THPT Con Cuông trong việc khơi dậy các tiền năng kinh tế của địa phương, phát huy các ngành nghề truyền thống để kinh doanh, sản xuất chè , cam, thổ cẩm. Các thầy cô giáo chúng ta nên tiếp tục nhân rộng hình thức dạy học này cho các môn học”. Cô giáo Trương Thị Thu Huyền – Giáo viên nhóm GDCD nhận xét: “Tôi thấy hoạt động giáo dục ý thức SXKDHH cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với dạy hoc phần “Công dân với kinh tế” môn GDCD lớp 11 là rất thiết thực và hiệu quả. học sinh rất hào hứng, tích cực tham gia. tạo nên niềm vui, hứng khởi cho học sinh. Qua hoạt động này cho thấy, Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, hỗ trợ, học sinh chủ thể chính tự thiết kế, học hỏi, thu thập , xử lý số liệu thực tế, vì vậy các hoạt động trải nghiệm này cần được áp dụng vào nhiều hơn trong dạy học các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng”. Em Lang Thị Linh Chi – Lớp trưởng lớp 11C2 chia sẻ: “Em cảm thấy đây là một chuyến trải nghiệm thực tế mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho em và các bạn. Chúng em đã được tham quan, khảo sát thực tế các cơ sở sản xuất hàng hóa tiêu biểu tại huyện ta. Được đi thực tế đến các cơ sở sản xuất đây là một trong những điều thu hút rất nhiều sự chú ý của em và các bạn vì lợi ích của nó đem lại. Trải nghiệm hoạt động thực tế của các cở sở SXKD tiêu biểu, lắng nghe những câu chuyện khởi nghiệp từ các Bác, hiểu những thách thức mà các bác đã phải đối mặt trong quá trình khởi nghiệp, tất cả đều khiến chúng em hứng thú, muốn tham gia vào môi trường kinh doanh, nâng cao kiến thức và kỹ năng để học hỏi và thành công trong sự nghiệp trong tương lai. Em Lương Thị Ngọc Ánh học sinh lớp 11C2 cho biết: “Em rất thích được học tập lí thuyết kết hợp với trải nghiệm thực tế. Qua trải nghiệm chúng em hiểu lí thuyết sâu hơn và có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chè. dược liêu, Cam. Em mong rằng sẽ có nhiều 36 môn học được kết hợp với trải nghiệm thực tế để nâng cao kĩ năng sống cho chúng em”. Em Vi Thị Trà Mi HS Lớp 11C2 cho Ý kiến “Em rất thích hoạt động trải nghiệm gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh đã tạo ra môi trường học tập thân thiện; giúp chúng em hiểu giá trị của lao động, chia sẻ với những khó nhọc của bà con nông dân; tạo được không khí học tập thoải mái, phát huy được tính sáng tạo, tích cực của học sinh, gắn lý thuyết đã học với thực tiễn lao động, sản xuất, nâng cao kiến thức kỹ năng sống, bổ sung về kiến thức thực tế, vốn sống. Qua kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng các bài thu hoạch cá nhân, dự án theo nhóm và thông qua phiếu khảo sát thăm dò ý kiến học sinh tôi thấy rằng, hầu như tất cả học sinh tham gia trải nghiệm đều rất thích hoạt động trải nghiệm sáng tạo này. Sau chuyến đi các em đã nhận thức được vai trò của sản xuất kinh doanh hàng hóa đối với sự phát triển của con người và xã hội, biết chia sẻ với những khó khăn, vất vả mà người sản xuất hàng hóa phải trải qua, tăng thêm tình yêu lao động trong các em, giáo dục được ý thức tham gia vào hoạt động lao động ở gia đình và bước đầu đã biết lập ra kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai của bản thân, các em đã thu nhận được thêm nhiều kiến thức, rèn luyện được nhiều kĩ năng và góp phần hình thành nên ở các em thái độ tích cực trong lao động, làm cho các em thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước. 2.4.6.2. Kết quả nhận thức của lớp đối chứng. Lớp đối chứng 11C3 là lớp không tham gia hoạt động trải nghiệm. Giáo viên chỉ tổ chức các hoạt động day học tại lớp, Kết thúc các tiết học phần “Công dân với kinh tế” giáo viên thực hiện hai hình thức để kiểm tra tương tự như lớp thực nghiệm. Thứ nhất: Giáo viên ra một câu hỏi “Với những kiến thức thu được qua các bài đã học Phần “Công dân với kinh tế” và thu thập thêm thông tin trên các kênh khác nhau, từ đó em hãy viết một bài trình bày hiểu biết của bản thân về một số cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa tiêu biểu tại địa phương. Khi chấm điểm bài thu hoach ở lớp đối chứng, kết quả thu được như sau: Điểm Số lượng học sinh Tỷ lệ % Loại tốt 4/39 10.3% Loại khá. 11/39 28.2% Loại trung bình 18/39 46.2% Loại yếu, kém 6 /39 15.3% Thứ hai: Giáo viên chia lớp đối chứng tương tự thành 4 nhóm. mỗi nhóm lập một dự án về sản xuất kinh doanh hàng hóa một mặt hàng mà các em cho là mình có hứng thú nhất để trình bày trước lớp. trong dự án thể hiện rõ được các nội dung. - Căn cứ để xây dựng dự án, - Điều kiện tự nhiên của vùng để thực hiện dự án. 37 - Điều kiện xã hội của vùng để thực hiện dự án. - Vai trò và sự cần thiết của án. - Khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án. - Thị trường tổng quan và nhu cầu của khách hàng. - Mục đích của dự án. Thời gian để học sinh chuẩn bị dự án trong 4 ngày. Kết quả thu được từ dự án của 4 nhóm ở lớp đối chứng như sau. KẾT QUẢ LẬP DỰ ÁN SXKDHH CỦA CÁC NHÓM Ở LỚP ĐỐI CHỨNG Lớp Nhóm Tên dự án Nhận xét Điểm 11C3 1 Dự án trồng dưa lưới tại thôn Quyết tiến , xã Chi Khê, huyện Con Cuông. Với dự án trồng dưa lưới các em mới chỉ nêu ra được các đặc điểm của dưa lưới. chưa đưa ra được các cắn cứ để xây dựng dự án, khả năng tiêu thụ và lợi ích từ dự án... 5 2 Dự án trồng Cam tại thôn Khe Ran, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông. Dự án trồng cam của nhóm 2 đã nêu ra được đặc điểm của vùng đất Con Cuông là khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm rất thuận lợi để phát triển cây cam. Cũng đã nêu ra được ưu điểm và khuyết điểm của dự án, tuy nhiên các em chưa tính đến tình hình cung cầu,thời điểm thu hái cam, và phương pháp để cạnh tranh với các loại cam khác cũng như những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. 6 3 Dự án trồng rau sạch tại bản Trung Chính, xã Yên Khê huyện Con Cuông. Với dự án trồng rau sạch các em cũng đã nêu qua được vai trò của rau sạch đối với cơ thể, Sự cần thiết của dự án đối với cuộc sống của người dân. kỷ thuật trồng rau,Tuy nhiên các em chưa tính đến thị trường tiêu thụ và các yếu tố khác. 7 4 Dự án khôi phục làng nghề mây tre đan tại Bản Khe rạn, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông. Với dự án khôi phục làng nghề truyền thống mây tre đan tại khu du lịch cộng đồng, Khe rạn thì nhóm học sinh này đã trình bày được một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện dự án: Thuận lợi: giải quyết được việc làm cho lao động nữ tại địa phương, góp phần khôi phục được làng nghề truyền thống .Hạn chế: Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ hẹp.. 6 38 Đối chiếu, so sách kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy rõ chất lượng bài thu hoạch và dự án của hai lớp là hoàn toàn khác nhau, lớp thực nghiệm tỷ lệ tốt, khá cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Điều này được thể hiện rõ qua hai bảng so sánh sau. BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG BÀI THU HOẠCH CÁC NHÂN. Điểm Lớp thực nghiệm 11C2 Lớp đối chứng 11C3 Loại tốt Tỷ lệ % 14 /43 32,6% 4/39 10.3% Loại khá Tỷ lệ % 19/43 44.2% 11/39 28.2% Loại TB Tỷ lệ % 10/43 23.2% 18/39 46.2% Loại yếu Tỷ lệ % 0/43 0% 6 /39 15.3% BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG VỀ LẬP DỰ ÁN THEO NHÓM Điểm Lớp thực nghiệm 11C2 Lớp đối chứng 11C3 Loại tốt - Tỷ lệ % 3 /4 75% 0/4 0% Loại khá - Tỷ lệ % 1/4 25% 1/4 25% Loại TB - Tỷ lệ % 0/4 0% 3/4 75% Loại yếu - Tỷ lệ % 0/4 0% 0 /4 0% Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể khẳng định được, Giáo dục ý thức SXKDHH cho học sinh thông qua buổi HĐTNST là phương pháp tổ chức dạy học đưa lại kết quả cao hơn nhiều so với phương pháp không tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Với phương pháp dạy học này người dạy đã khuyến khích được người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phân tích, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, dạy học đã gắn liền với những điều quen thuộc hàng ngày và nhằm mục đích phục vụ cho chính cuộc sống của mình, điều này giúp cho việc dạy và học trở nên hứng thú và nhẹ nhàng hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiến cuộc sống sẽ đưa lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Khi học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm sẽ nâng cao hơn về cả mặt kiến thức, ý thức và thái độ, khơi dậy được tính năng động, sáng tạo trong bản thân các em, đạt được mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, thái độ, định hướng phát triển năng lực và hành vi của môn học. 39 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. 3.1.1. Quá trình nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn cũng như tiến hành thực nghiệm đề tài. Tôi đã thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan, khoa học. huy động được nhiều nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết với tính pháp lí và độ tin cậy cao, kết hợp với các hoạt động tham quan, dã ngoại thực tiễn để phục vụ cho để tài nghiên cứu của mình. 3.1.2. Ý nghĩa của đề tài. Đối với học sinh: Hoạt động dạy học TNST tham quan, dã ngoại này đã tạo ra lòng đam mê, hào hứng cho học sinh: Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình học tập, từ khâu tiếp thu lý thuyết đến việc thực hành và đánh giá kết quả. Các em cũng tự rút ra thêm những kinh nghiệm cho bản thân, có thêm động lực để học hỏi, phát triển bản thân mình. Học sinh luôn được kích thích sáng tạo, sở thích khám phá thế giới xung quanh: Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Học tập trải nghiệm sáng tạo có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục cho HSTHPT, bởi nó đề cao việc hình thành năng lực người học thông qua những trải nghiệm thực tiễn, phù hợp với quy luật về tâm lí đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Thông qua HĐTNST, học sinh phát hiện được sở trường, năng lực nổi trội của mình, góp phần giúp nhà trường và bản thân các em có những định hướng nghề nghiệp phù hợp cho tương lai. Đây cũng là những điều mà giáo viên dạy học môn GDCD luôn mong muốn rèn luyện, bồi đắp khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với giáo viên: Việc truyền đạt kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế khiến cho bài giảng không còn khô khan, khó khăn. Luôn cảm thấy hứng thú và tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Áp dụng việc dạy học qua trải nghiệm tham quan, dã ngoại, vai trò người giáo viên lúc này không chỉ là truyền đạt kiến thức, mà còn là người hướng dẫn, huấn luyện viên tổ chức lớp học. Qua buổi áp dụng thực tế vào giảng dạy giúp giáo viên thấy mình luôn yêu và tâm huyết với nghề hơn. Có những cảm xúc, những điều mới mẻ trong giảng dạy mà chỉ bằng việc dạy học gắn liền với cuộc sống mới có được.Trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, Giáo viên có cơ hội tương tác với các em nhiều hơn. Biết được điểm mạnh, điểm yếu của các em để giúp các em phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của các em. Để tổ chức được hoạt động trải nghiệm đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn thật vững, kỹ năng dẫn dắt, quản lý lớp, hướng dẫn cho học sinh phải thật tốt. Chất lượng của đội ngũ giáo viên được khẳng định thông qua sự tiến bộ và hứng thú học tập của các em. 40 Đối với phụ huynh: Phụ huynh nhận thấy ngay được sự tiến bộ của con mình thông qua kết quả, trải nghiệm, những dự án con làm, báo cáo sản phẩm của con đã đạt được thông qua mỗi bài học.Với việc dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại, các bậc phụ huynh nắm được sâu sát vào quá trình học tập của các con, biết được con đang chuẩn bị những gì, quá trình thực hiện kế hoạch của con ra sao, kết quả con đã đạt được ra sao. Tóm lại: Đúng với câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Qua một ngày trải nghiệm thực tiễn, các em HS không chỉ có thêm hiểu biết về các loại cầy trồng tiền năng của địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh tiêu biểu của huyện nhà mà còn giáo dục được ý thức tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa của bản thân, rèn luyện được nhiều kĩ năng phục vụ cho quá trình học tập các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng như: kĩ năng thu thập số liệu, xử lý thông tin, kĩ năng phân tích, trình bày, tranh luận; kĩ năng làm việc nhóm. Từ đó có những định hướng nghề nghiệp riêng cho bản thân, rèn luyện, trau dồi cho các em năng lực ứng xử linh hoạt trước mọi hoàn cảnh, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành thái độ tích cực trong cuộc sống. Thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Tìm ra những giải pháp mới để giải quyết vấn đề của mình. biết tôn trọng, lắng nghe, có tinh thần trách nhiệm và cầu thị. Đây cũng là những điều giáo giáo viên hướng dẫn trải nghiệm luôn mong muốn rèn luyện, bồi đắp khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Với đề tài này tôi nghĩ không chỉ áp dụng có hiệu quả đối với môn GDCD nói riêng mà nó còn áp dụng có hiệu quả đối với các môn sinh học, công nghệ, hóa học và nhiều môn học khác trong các cấp học khác nhau. 3.1.3. Bài học kinh nghiệm. Với đề tài SKKN “Giáo dục ý thức SXKDHH cho học sinh trường THPT Con Cuông thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Định hướng nghề nghiệp gắn với dạy học phần công dân với kinh tế môn GDCD lớp 11”. Tuy qui mô thực nghiệm còn nhỏ nhưng dựa trên sự phân tích kết quả thu được của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, Tôi nhận thấy, việc thực nghiệm đã mang lại một số kết quả về kiến thức và thái độ của HS có được là kết quả hoạt động của cả thầy và trò chứ không phải sự áp đặt của GV đối với HS. Điều này làm cho HS rất hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động TNST. So với lớp đối chứng, lớp thực nghiệm đã tham gia rất tích cực vào các hoạt động trải nghiệm. Học sinh thảo luận, trao đổi, tường tác với giáo viên, với chủ cơ sở SXKD và với các bạn hoc sinh với nhau làm cho tính thụ động, thiếu tự tin mất dần mà thay vào đó là tính năng động, tích cực, khả năng tư duy, ý thức cũng phát triển hơn, giúp các em nhận thức được rằng. muốn có cuộc sống tốt đẹp cho tương lai ngay từ bây giờ bản thân phải cố gắng tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ hiểu biết các lĩnh vực khoa học nói chung và kiến 41 thức về kinh tế nói riêng, có định hướng nghề nghiệp đúng đắn. siêng năng, chăm chỉ trong lao động sản xuất thì những mảnh đất hoang của huyện Con Cuông sẽ được thay thế bằng những vườn cam, vườn dược liệu, vườn chè xanh tốt, lúc này cũng có thể khẳng định được rằng cuộc sống của bản thân và gia đình các em sẽ được cải thiện, nền kinh tế của huyện nhà sẽ tiến kịp với các huyện miền xuôi. 3.2. Đề xuất và kiến nghị - Về phía nhà trường: Cần bổ sung hơn nữa vào thư viện các tài liệu dạy học cho môn GDCD. - Về phía giáo viên: Cần phải nghiên cứu nội dung kiến thức, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để có phương pháp thích hợp với từng đối tượng học sinh. Khi đưa các phương pháp vào dạy học giáo viên cần tìm hiểu đối tượng học sinh của mình để áp dụng có hiệu quả. Chú trọng hơn nữa đến giáo dục ý thức SXKDHH – Định hướng nghề nghiệp cho học sinh, tăng cường các HĐTNST. Trên thực tế, việc nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến này chỉ trong một phạm vi hẹp của đối tượng học sinh miền núi Con Cuông, vì thế chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế của nó. Tôi rất mong nhận được những lời góp ý chân thành từ các thầy, cô giáo đồng nghiệp để sáng kiến này ngày một hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô! 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NXB Khoa học Kỷ thuật. Phương pháp luận nghiên cưu khoa học. Vũ Cao Đảm(2005) 2. Bộ giáo dục và đào tao ( 2015), Tài liệu tập huấn . Tài liệu tập huấn tổ chức hoạt động trải nghiệm KHKT dành cho HS trung hoc, 3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014). Kỷ yếu hội thảo: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương. 4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông – Hoạt động trải nghiệm. 5. Nhà xuất bản đại học sư phạm “Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới” của tác giả Đinh Thị Kim Thoa. 6. Nhà xuất bản đại học sư phạm “Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trung học phổ thông mới theo chương trình giáo dục phổ thông mới” của tác giả Đinh Thị Kim Thoa. 7. Đào tạo: Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường THPT. 43 PHỤ LỤC Một số hình ảnh về hoạt động TNST giáo dục ý thức SXKDHH tại trường THPT Con Cuông LỚP THỰC NGHIỆM BÁO CÁO DỰ ÁN TRỒNG CHÈ . BÁO CÁO DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU CỦA HS LỚP THỰC NGHIỆM 44 VƯỜN ƯƠM CÂY DƯỢC LIỆU PÙMÁT HỌC SINH CON CUÔNG MẶC TRANG PHỤC THỔ CẨM ĐẾN TRƯỜNG 45 MÓN ĂN DÂN TỘC THÁI PHỤC VỤ NHU CẦU KHÁCH DU LỊCH 46 MỤC LỤC 1.3..Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1 1.4..Lịch sử nghiên cứu.................................................................................... 3 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. .......................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu. .........................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................5 2.1. Cơ sở lí luận. .............................................................................................5 2.1.1. Lí luận chung về hoạt động SXKDHH. ................................................ 5 2.1.2. Lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo............................................ 6 2.1.3. Lí luận về giáo dục ý thức tham gia hoạt hoạt động SXKDHH............8 2.2. Cơ sở thực tiễn. .........................................................................................10 2.2.1. Đặc điểm của học sinh trường THPT Con Cuông. ............................... 10 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục thức SXKDHH – định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường THPT Con Cuông thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo................................................................................................ 11 2.3. Giáo dục ý thức tham gia hoạt động SXKDHH – Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với phần “Công dân với kinh tế” môn GDCD lớp 11............................................................... 13 2.4. Thực nghiệm. ............................................................................................14 2.4.1. Mục đích thực nghiệm. ..........................................................................15 2.4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm. .................................................... 15 2.4.3. Phương pháp tiến hành........................................................................... 15 2.4.4. Nhiệm vụ thực nghiệm. ......................................................................... 15 2.4.5. Tổ chức thực nghiệm. ............................................................................15 2.5.3. Tiến hành thực nghiệm. .........................................................................18 2.4.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm. ..............................................................24 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................39 3.1. Kết luận. ....................................................................................................39 3.1.1. Quá trình nghiên cứu. ............................................................................ 39 3.1.2. Ý nghĩa của đề tài. ................................................................................. 39 3.1.3. Bài học kinh nghiệm..............................................................................40 3.2. Đề xuất và kiến nghị .................................................................................41 Tài liệu tham khảo............................................................................................ 42 47 48
File đính kèm:
- skkn_giao_duc_y_thuc_sxkdhh_cho_hoc_sinh_truong_thpt_con_cuo.pdf