SKKN Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Yên Dũng số 3
Giải pháp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trường
THPT Yên Dũng số 3 qua các hoạt động ngoại khóa
2.1. Vai trò của hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ
thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học văn hoá ở
trên lớp. Nó là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết
với thực tiễn và đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành
động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh.
Hoạt động ngoại khóa là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ
thể , nâng cao tính tích cực chủ động, năng động, sáng tạo trong hoạt động. Hoạt
động ngoại khóa góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển dạo đức,
nhân cách cho các em học sinh. Vì vậy, việc giáo dục tấm gương đạo đức học sinh
qua Hoạt động ngoại khóa là hình thức giáo dục rất hiệu quả.
2.2. Giải pháp thực hiện
2.2.1. Xây dựng nội dung, chủ đề ngoại khóa
Để xây dựng nội dung chủ đề ngoại khóa cần:
Thứ nhất, giáo viên phải xác định rõ nội dung, chủ đề cần giáo dục , xác định
những nội dung cần truyền đạt, nội dung nào phù hợp với hình thức tổ chức ngoại
khóa nào, từ đó mới xác định và xây dựng nội dung giáo dục cho hợp lí.
Thứ hai, cần định hướng cho học sinh tìm hiểu một cách chủ động, giáo viên
không nên thuyết trình nhiều vì đạo đức mà chỉ nói suông thì sẽ rất khó nhớ, mà
phải thông qua các hình thức của hoạt động ngoại khóa, học sinh được tham gia
trực tiếp sẽ dễ nhớ , nhưng cũng cần hướng dẫn để các em không bị sa đà, lạc đề.
Thứ ba, xây dựng các hoạt động ngoại khóa cần đa dạng về hình thức, tạo
hứng thú , tránh nhàm chán.
Cần lưu ý, tuỳ theo nội dung, chủ đề mà xây dựng hoạt động ngoại khóa phù
hợp với trình độ học sinh và thời lượng. Quá trình áp dụng cũng cần linh hoạt, hài
hoà với nội dung, chủ đề. Cần huy động nhiều học sinh tham gia để tạo sựu lan tỏa
trong trương học
là sự thay đổi về nhận thức và hành vi, các em lễ phép hơn, biết chia sẻ yêu thương, giúp đỡ với bạn bè, ý thức bảo vệ môi trường được nâng lên rõ rệt. Do đó, có thể khẳng định các biện pháp đã áp dụng là đúng đắn, hợp lý, có tính khoa học và đạt hiệu quả cao. 2. Khuyến nghị Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT là một trong những nội dung hết sức quan trọng. Nó góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vì thế việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các nhà trường cần được chú trọng hơn nữa, cần đổi mới hình thức giáo dục để tạo hứng thú cho học sinh góp phần thực hiện thành công bước đột phá trong việc thực hiện chỉ thị số 05 của Bộ chính trị. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh qua các hoạt động ngoại khóa. Tôi rất mong được sự góp ý chia sẻ của các đồng nghiệp để đề tài của tôi được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao. Xin chân thành cảm ơn! 3. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến □ Chỉ có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng. □ Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi sở, ngành theo chứng cứ đính kèm. 15 □ Đã phục vụ rộng rãi người dân trên địa bàn tỉnh, huyện/thành phố, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn tỉnh, huyện, thành phố theo chứng cứ đính kèm. □ Đã phục vụ rộng rãi ngời dân tại Việt Nam, hoặc đã được chuyển giao nhân rộng việc áp dụng tại nhiều tỉnh, thành theo chứng cứ đính kèm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Văn Khiêm (2001), “Tư tưởng đạo đức và việc giáo dục lí tưởng, đạo đức cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay”,triết học, (2) 2. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 5. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 6. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 10, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 8. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 12, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 9. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 13, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 10. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 15, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 11. Hồ Chí Minh giáo dục con người mới (1995), nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Một số lời dạy và mẩu truyện về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh (2007), nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Nguyễn Thế Thăng (2002), Tìm hiểu tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, nxb Lao động, Hà Nội 14. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, tr. 287. 15. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế), Sđd, 16 tr.49-50 Phụ lục 1: Cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề HOẠT ĐỘNG 1 THẢO LUẬN VỀ TÌNH CẢM CỦA BÁC HỒ DÀNH CHO TUỔI TRẺ VÀ LÒNG KÍNH YÊU CỦA TUỔI TRẺ VỚI BÁC HỒ I. Mục tiêu hoạt động - Giúp các em hiểu rõ tình cảm sâu nặng và công ơn sâu nặng của Bác Hồ với đất nước, với nhân dân và thế hệ trẻ. - Từ đó các em tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức theo những lời Bác dạy; xác định đúng đắn theo con đường mà Đảng và Bác đã chỉ ra. II. Nội dung hoạt động 1. Tìm hiểu về công lao của Bác đối với dân tộc - Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam. - Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Bác Hồ và Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc, từng bước xây dựng Chủ nghĩa xã hội. 2. Những tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ - Bác Hồ luôn đánh giá cao vị trí vai trò của thế hệ trẻ. - Bác Hồ hiểu rõ tiềm năng to lớn của tuổi trẻ, luôn coi tuổi trẻ là bộ phận tiêu biểu cho sức sống và sự phát triển của một dân tộc. - Bác Hồ coi thanh thiếu niên, nhi đồng trong cả nước là con, là cháu của Người. - Bác Hồ luôn theo dõi từng bước đi, từng bước trưởng thành của thế hệ trẻ. - Bác Hồ luôn căn dặn thanh niên phải chuyên tâm học tập và tự rèn luyện. 3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện lời dạy của Bác 17 - Thấy rõ con đường cách mạng mà Bác Hồ đã xác định và theo cả cuộc đời Người, đó chính là đem lại độc lập dân tộc, hạnh phúc cho mỗi người dân, trong đó có thế hệ trẻ chúng ta. - Thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện để trở thành những người vừa có đức, vừa có tài, có khả năng kế thừa và phát triển những thành quả mà Bác Hồ và các thế hệ cha anh đi trước đã để lại, kiên trì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. III. Công tác chuẩn bị Tổ trưởng nhận nhiệm vụ và phân công cụ thể cho từng thành viên trong tổ; bầu chọn MC. Thông báo cho các tổ khác những nội dung sẽ tổ chức để chuẩn bị. Báo cáo việc chuẩn bị cho giáo viên phụ trách theo qui định. IV. Tổ chức hoạt động Vòng thi thứ 1: Mang tên “Bạn có biết” MC1: Giới thiệu thể lệ vòng thi: BTC có 3 gói, mổi gói có 4 câu hỏi trắc nghiệm, các đội lên bắt thăm chọn gói câu hỏi cho mình. Mỗi đội cử 3 bạn lên để thực hiện trong vòng 01 phút bằng cách: một bạn đọc câu hỏi, một bạn trả lời, bạn thứ 3 kiểm tra lại câu trả lời đó và quyết định kết quả cuối cùng là chọn đáp án nào. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, nếu đúng hết 04 câu được tặng thêm 10 điểm. Gói câu hỏi 1 Câu 1: “Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà, thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Câu nói trên của ai? A. Các Mác. B. Tôn Trung Sơn. C. Lê Nin. D. Hồ Chí Minh. Câu 2: Trong các phong trào giáo dục nhi đồng , theo Hồ Chí Minh thanh niên cần phải như thế nào? A. Tích cực . B. Nhiệt tình. C. Lắng nghe ý kiến. D. Làm kiểu mẫu. Câu 3: Điền vào chổ trống trong câu sau từ dùng của Bác Hồ: “Ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi..” 18 A. Mắc khuyết điểm. B. Kiêu căng. C. Sai lầm. D. Thất bại. Câu 4: Nhạc phẩm “Em mơ gặp Bác Hồ” là sáng tác của nhạc sỹ nào? A. Phong Nhã. B. Xuân Giao. C. Phan Huỳnh Điểu. D. Văn Cao. Gói câu hỏi 2 Câu 1: Trong bài “Nhiệm vụ của TN ta” Bác viết “ TN sẽ làm chủ nước nhà, phải học tập mãi, tiến bộ mãi mới thật là TN” Bài viết đó được đăng trên báo nào? A. Báo nhân dân. B. Sự thật. C. Tiền phong. D. Quân đội nhân dân. Câu 2: Hoàn thiện câu sau của Hồ Chí Minh “ Thế hệ thanh niên như mùa xuân, như mới mọc” A. hồi non. B. mặt trời C. vì sao. D. búp măng. Câu 3: Nhạc phẩm “Những bông hoa trong vườn Bác” là sang tác của ai? A. Thuận Yến. B. Văn Cao. C. Văn Dung. D. Phạm Tuyên. Câu 4 : “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa, đem gạo đó để cứu dân nghèo”, đây là câu nói được trích trong bài viết nào của Bác? A. Thư gửi đồng bào cả nước. B. Sẻ cơm nhường áo. C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. D. Hũ gạo cứu đói. Gói câu hỏi 3 Câu 1: Bốn câu thơ “ Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết trí ắt làm nên” được Bác đọc trong dịp nào? A. Ghé thăm một đơn vị thanh niên xung phong làm đường trong chiến dịch biên giới. B. Thư gửi cho các Thanh thiếu niên cả nước trong dịp mừng xuân 1964. C. Tại Đại hội đoàn toàn quốc lấn thứ I. D. Trong buổi tiếp các em thiếu nhi thủ đô tại căn nhà sàn của Bác. Câu 2: Câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” được Bác nói trong dịp nào? A. Tại Đại hội mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ II. B. Tại Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ 2. C. Trong một lần ghé thăm một đơn vị bộ đội ta. 19 D. Lời dặn của Bác với tướng Võ Nguyên Giáp. Câu 3: Nhạc phẩm “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” là sang tác của ai? A. Xuân Hồng. B. Triều Dâng. C. Trần Hoàn. D. Phạm Tuyên. Câu 4: Trong thư gửi thiếu niên nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví tuổi trẻ là A. sức sống. B. mùa xuân. C. tương lai. D. sức mạnh. Vòng thi thứ 2: trò chơi ô chữ MC2: Giới thiệu thể lệ, Ban tổ chức có 6 ô chữ hàng ngang và từ chìa khoá dành cho 03 đội, mỗi đội có 02 lượt chọn, mỗi hàng ngang có ô chữ chìa khoá. Mỗi hàng ngang trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai dành cơ hội cho các đội khác trả lời, trả lời đúng được 10 điểm, sai không trừ điểm; trả lời từ chìa khoá bất cứ lúc nào, trả lời trước khi gợi ý được 20 điểm, trả lời sau gợi ý được 10 điểm. Sau gợi ý 10 giây mà không trả lời được thì ô chữ đó sẽ được mở sau khi không có đội nào trả lời đúng từ chìa khoá. Hàng ngang thứ 1: Ô chữ gồm 13 chữ cái, đây là tập thơ nổi tiếng được Bác viết từ năm 1942-1943. Đáp án: Nhật ký trong tù. Hàng ngang thứ 2: Ô chữ gồm 10 chữ cái, đây là nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Đáp án: Thương Cảng. Hàng ngang thứ 3: Ô chữ gồm 12 chữ cái “ Trăng vào cửa sổ đòi thơ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau” Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? Đáp án: Tin Thắng Trận. Hàng ngang thứ 4: Ô chữ gồm 6 chữ cái, mời các bạn nghe đoạn nhạcbài hát này có tên là gì? Đáp án: Lá Xanh. Hàng ngang thứ 5: Ô chữ gồm có 17 chữ cái: “Nước Việt Nam là một 20 Dân tộc Việt Nam là một Dù cho sông cạn đá mòn Nhân dân Nam Bắc cùng chung một nhà”. Đây là 4 câu thơ được trích trong bài thơ nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước năm 1963. Đáp án: “Thư chúc mừng năm mới” Hàng ngang thứ 6: Ô chữ có 6 chữ cái “Trời có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc. Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người.” Bạn hãy cho biết Bác Hồ muốn đề cập vấn đề gì? Đáp án: Đạo Đức. Ô chìa khoá: Ô chữ gồm 7 chữ cái, đây là một trong những vấn đề mà thanh niên chúng ta phấn đấu rèn luyện. Đáp án: Lý tưởng. Vòng thi thứ 3: trò chơi âm nhạc: MC1: thông qua thể lệ, Ban tổ chức có 6 bài hát, mỗi đội có 2 lượt chọn để đoán tên bài hát đó. mỗi bài hát có 3 gợi ý. Trả lời đúng ở gợi ý 1 được 20 điểm, gợi ý 2 được 15 điểm, gợi ý 3 được 10 điểm. Mỗi gợi ý chỉ có 5 giây suy nghĩ trả lời. Trả lời không đúng thì phần ưu tiên thuộc về các đội còn lại. Bài thứ 1: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người. Gợi ý 1: Đây là một sáng tác của nhạc sỹ Trần Kiết Tường viết về Bác. Gợi ý 2: Trong Bài hát này Tên Hồ Chí Minh được nhắc đến 7 lần. Gợi ý 3: Mở đầu bài hát là câu: “Tôi hát ngàn lời ca” Bài thứ 2: Thanh niên làm theo lời Bác. Gợi ý 1: Đây là một sang tác của nhạ sỹ Hoàng Hoà viết về thanh niên. Gợi ý 2: Nói lên sức mạnh đoàn kết của thanh niên. 21 Gợi ý 3: Luôn được hát trong các buổi đại hội đoàn, kết nạp đoàn. Bài thứ 3: Bác Hồ - Một tình yêu bao la Gợi ý 1: Câu đầu tiên có từ Bác Hồ. Gợi ý 2: Đây là một sáng tác của nhạc sỹ thuận Yến. Gợi ý 3: Bài hát nói lên tình yêu thương bao la của Bác dành cho dân tộc, dành cho thế hệ trẻ. Bài thứ 4: Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh. Gợi ý 1: Giai điệu bài hát là một giai điệu dân ca xứ nghệ. Gợi ý 2: Là sáng tác của nhạc sỹ Trần Hoàn. Gợi ý 3: Câu đầu tiên của bài chính là tựa bài hát. Bài thứ 5: Bác đang cùng chúng cháu hành quân. Gợi ý 1: Bài hát là lời động viên là ý chí của các chiến sỹ hành quân đi giải phóng niềm Nam. Gợi ý 2: Sáng tác của nhạc sỹ Huy Thục. Gợi ý 3: Ca ngợi tinh thần các chiến sỹ hành quân trong đêm. Bài thứ 6: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Gợi ý 1: Một sang tác của nhạc sỹ Phong Nhã viết cho các em nhi đồng. Gợi ý 2: Nói lên tình yêu thương của các em nhi đồng với Bác. Gợi ý 3: Câu đầu tiên là “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh”. V. Kết thúc hoạt động MC1: Trong thời gian chờ đợi thư ký tổng kết số điểm của các đội tôi xin được phỏng vấn một số bạn trong buổi hoạt động hôm nay. Một số câu hỏi phỏng vấn: - Bạn cho biết cảm nghĩ của bạn qua buổi học hôm nay? Bạn thích nhất là phần thi nào? Vì sao? - Qua buổi học hôm nay bạn đã đã tiếp thu được điều gì mà bạn thấy bổ ích nhất? vì sao? - Bạn sẽ làm gì để luôn luôn xứng đáng với niềm tin yêu và mọng đợi ở Bác đối với thế hệ trẻ chúng ta? 22 MC2: Kính thưa Thầy (cô) cùng toàn thể các bạn! Nói đến công ơn của Bác dân ta có câu hát “Đố ai điếm được mấy tầng trời cao, đối ai đếm được vì sao, đố ai đếm hết công lao Bác Hồ”. Vâng thật đúng như thế! Công lao của bác thật vô cùng to lớn và vĩ đại. Trong một buổi ngoại khóa như thế này chúng ta không thể nào nhắc đến hết được, nhưng mình tin chắc rằng, trong mỗi chúng ta ai cũng dành cho Bác một tình yêu thương, lòng kính trọng vô bờ bến. Chúng ta đã hiểu được những tình cảm, những ước mong của Bác đối với thế hệ trẻ chúng ta và đó là ngọn đuốc luôn cháy trong lòng mổi chúng, thôi thúc ta luôn cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt – phấn đấu trở thành người “vừa hồng, vừa chuyên” góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn như lời Bác dạy “Non song Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, phần lớn là nhờ công lao học tập ở các cháu”. - Trong thời gian chờ thư ký tổng kết điểm các đội * Giao lưu với khán giả Trong lúc chờ ban giám khỏa tổng hợp kết quả, xin mời các bạn khán giả cùng tham gia chương trình giao lưu. Ban tổ chức sẽ đưa ra câu hỏi, bạn nào có câu trẻ lời đúng sẽ nhận được phàn quà từ ban tổ chức. Nội dung các câu hỏi sẽ xoay quanh chủ đề về cuộc đòi hoạt động cách mạng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các bạn đã sẵn sàng tham gia chưa? Xin mời các bạn đến với câu hỏi thứ nhất. Câu 1: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Tại đâu? Trả lời: Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng. Người lấy tên là Văn Ba, làm phụ bếp cho tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin. Câu 2: Bác Hồ đến thăm Đền Hùng mấy lần? Xuất xứ của câu nói “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” 23 Trả lời: Bác Hồ đã từng đến thăm Đền Hùng 2 lần vào các năm 1954 và 1962. Trong buổi nói chuyện với chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trên đường về tiếp quản Thủ đô tại Đền Hùng, Phú Thọ ngày 19/9/1954, Bác hồ đã nói câu nói trên. Câu 3: Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm quê mấy lần? Trả lời: Hai lần. Lần thứ nhất là ngày 14/6/1957 và lần thứ hai từ ngày 8 đến ngày 10/12/1961. Câu 4: Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm những nghề nào?Trả lời: Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm các công việc như: dạy học, phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, rửa bát, sơn vẽ giả đồ cổ Trung Quốc, rửa và phóng ảnh, viết báo, viết kịch, đóng kịch, bán báo, bán thuốc lá Câu 5. Trên đường về chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã ở lại và làm việc 15 ngày tại xã Cổ Tiết huyện Tam Nông, bạn hãy cho biết thời gian đó là khi nào Giúp HS có những hiểu biết sâu hơn về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Phụ lục 2: Hoạt động ngoại khóa dưới hình thức tổ chức hội thi“Chúng em kể chuyện về Bác Hồ”. KẾ HOẠCH Tổ chức hoạt động kỉ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 - 19/5/2020 Thực hiện Chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên năm học 2019 - 2020; Công văn số 254CV/ĐTN ngày 07/5/2020 của Ban Chấp hành Huyệnđoàn Yên Dũng về việc triển khai Chương trình giáo dục chính trị tư tưởng với chủ đề “Tuổi trẻ Bắc Giang học tập và làm theo lời Bác”; được sự chỉ đạo của chi Ủy trường THPT Yên Dũng số 3; Ban Chấp hành Đoàn trường THPT Yên Dũng số 3 triển khai Kế hoạch tổ chức hoạt động kỉ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 - 19/5/2020,cụ thể như sau: I. Mục đích, yêu cầu 1.Tuyên truyền sâu rộng giúp đoàn viên, thanh niên nhận thức sâu sắc, toàn diện về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 24 những cống hiến vĩ đại của Người với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Việt Nam, phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế. Góp phần củng cố niềm tin và bồi đắp niềm tin của thế hệ trẻ với Đảng; cổ vũ các phong trào hành động cách mạng trong tuổi trẻ. 2. Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên; xây dựng những điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo lời Bác. 3. Chương trình cần tập trung triển khai đồng bộ; phát huy tính chủ động, sáng tạo của các chi đoàn, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tham gia chương trình. II. Đối tượng, thời gian triển khai 1. Đối tượng Phát động tới toàn thể Đoàn viên thanh niên nhà trường tham dự. Các chi đoàn khối 10, khối 11 và khối 12 mỗi chi đoàn tối thiểu 01thí sinh không hạn chế số lượng thí sinh tham dự. 2. Thời gian - Triển khai từ ngày 09/5- 14/5/2020 . - Các chi đoàn gửi sản phẩm dự thi về địa chỉ Email: doantruong.ydso3@gmail.com trước 10h00 ngày 15/5/2020. - Thi chung kết tiết 1,2 ngày 18/5/2020. III. Nội dung, hình thức, cách thức tham gia * 30/30 chi đoàn tiến hành sinh hoạt chi đoàn với chủ đề “Tuổi trẻ THPT Yên Dũng số 3 học tập và làm theo lời Bác” vào tiết sinh hoạt thứ 2 ngày 11/5/2020. Các chi đoàn trang trí bảng (sử dụng Powerpoint) theo hướng dẫn gửi kèm. Chụp, ghi hình lại buổi sinh hoạt chi đoàn gửi về Đoàn trường qua email doantruong.ydso3@gmail.com 1. Nội dung, hình thức tham gia - Chương trình được tổ chức theo hình thức Cuộc thi, lấy mạng xã hội Facebook là môi trường, công cụ trình bày, thể hiện 25 - Mỗi chi đoàn lựa chọn cá nhân trình bày 01 câu chuyện/video, sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng video không quá 5 phút đăng dự thi trên kênh youtube Ký ức THPT Yên Dũng số 3. - Bố cục: Giới thiệu về bản thân, chi đoàn, trường; bối cảnh diễn biến câu chuyện, bài học rút ra từ câu chuyện, sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và liên hệ thực tiễn. - Ban tổ chức lựa chọn 03 thí sinh tốt nhất để thi chung kết. 2. Cách thức tham gia Bước 1: Lựa chọn nội dung, xây dựng kịch bản, phân công cá nhân thực hiện Bước 2: Ghi hình và xây dựng video gửi về địa chỉ Email của Đoàn trường thông qua email doantruong.ydso3@gmail.com. 3. Một số quy định - Nội dung câu chuyện, sự kiện được kể bằng tiếng Việt. - Nội dung tác phẩm không được sao chép lại dưới nhiều hình thức. Không được vi phạm, đi ngược lại với chủ trươngm đường lối của Đảng. - Ban Tổ chức có thẩm quyền loại bỏ các tác phẩm không đảm bảo yêu cầu, quy định của Ban Tổ chức và phối hợp với các cơ quan, ngành chức năng xử lý các vi phạm khác - Việc chấm điểm, đánh giá tác phẩm dự thi dựa trên các tiêu chí: Nội dung câu chuyện, giọng đọc, tính dẫn dắt, liên hệ, yếu tố tuyên truyền, giáo dục, chất lượng video, hình ảnh (lượt yêu thích, lượt xem). - Ban Tổ chức sẽ không chấm điểm với các tác phẩm vi phạm các nội dung sau: nộp bài dự thi sau 10h00 ngày 15/5/2020, bài thi không đúng chủ đề, có nội dung phản cảm, sao chép bài thi của đơn vị khác. 26 Phụ lục 3. Một số hình ảnh tổ chức các hoạt động ngoại khóa 1. Một số hình ảnh hội thi “Chúng em kể chuyện về Bác Hồ” Em Nguyễn Thị Lan Anh- chi đoàn 11A5 đạt giải nhì hội thi Em Nguyễn Kỳ Anh – Chi đoàn 12A4 Đạt giải nhất hội thi. Thầy Đặng Văn Đức – Phó hiệu trưởng trao thưởng cho các em học sinh đạt giải. 27 2. Một số hình ảnh hoạt động của Đoàn viên, Thanh niên với chủ đề “Tuổi trẻ Bắc Giang học tập và làm theo lời Bác” * Hình ảnh học sinh tham gia lao động thực hiện công trình thanh niên 28 29 Tết sẻ chia và yêu thương Ngày hội đổi pin lấy sách và cây xanh
File đính kèm:
- skkn_giao_duc_tam_guong_dao_duc_ho_chi_minh_qua_hoat_dong_ng.pdf