SKKN Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường

Cơ sở thực tiễn

2.1. Thực trạng

2.1.1. Thực trạng về kỹ năng sống của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh

Nghệ An

Để tìm hiểu thực trạng về kỹ năng sống của học sinh THPT trên địa bàn

tỉnh Nghệ An, chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua hình thức điều tra bằng

phiếu câu hỏi. Số lượng học sinh được khảo sát: trường THPT Kỳ Sơn 108 em,

trường THPT Anh Sơn 1 có 112 em, trường THPT Lê Viết Thuật 115 em.

PHIẾU KHẢO SÁT (PHỤ LỤC 1)

Kết quả thu được như sau:

- Về nhận thức kỹ năng sống (phiếu 1): Đa phần các em cho rằng “Kỹ năng

sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá11

nhân ứng phó linh hoạt, hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống

hàng ngày” (78,51% ). Tiếp đến là quan niệm cho rằng “Kỹ năng sống là kỹ

năng liên quan đến thể chất và tinh thần nhằm giúp con người hoàn thiện và

chung sống với mọi người.”(14,25%), các quan niệm còn lại rất ít được lựa

chọn. Nhìn vào sự lựa chọn của học sinh, chúng tôi nhận thấy rằng các em đã

hiểu biết và nhận định tương đối chính xác về khái niệm về kỹ năng sống. Xét

riêng từng trường: học sinh các trường ở đồng bằng và thành phố (trường THPT

Lê Viết Thuật, THPT Anh Sơn 1) lựa chọn khái niệm về kỹ năng sống chính xác

hơn học sinh ở vùng miền núi (Trường THPT Kỳ Sơn). Qua đó cho thấy rằng,

việc nhận thức kỹ năng của học sinh THPT ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An có sự

khác biệt do tác động của môi trường giáo dục và môi trường sống.

- Về môi trường học tập kỹ năng sống (phiếu 2): Nhìn chung các em đều cho

rằng các kỹ năng sống các em có được là do Tự học (chiếm 30,42%), các yếu tố

còn lại được chọn lựa rất ít trong đó Các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải

nghiệm và các câu lạc bộ chỉ chiếm 54,21%. Qua đó ta thấy rằng, các em có

nhu cầu cao về học hỏi các kỹ năng sống và các hình thức hoạt động trải nghiệm

thực sự là môi trường lý tưởng để các em được học tập, trau dồi kỹ năng sống

cho mình. Chính vì thế, cần tạo ra các hoạt động bổ ích, thú vị, thiết thực qua

các hoạt động giáo dục trong nhà trường để học sinh rèn luyện, phát triển các kỹ

năng cần thiết phục vụ cho cuộc sống của các em.

- Về mức độ có các kỹ năng sống (phiếu 3):Qua khảo sát chúng tôi thấy, các

em học sinh THPT đều tự cho mình có các kỹ năng sống ở mức trung bình

(75,51%) và mức khá (23,67%). Rất ít học sinh chọn có kỹ năng sống ở mức Tốt

(0,12%) và mức yếu(0,7%),điều đó chứng tỏ cần phải giáo dục, rèn luyện và

phát triển các kỹ năng cho học sinh nhất là các kỹ năng cần thiết cho tương lai

của các em.

- Về mức độ tham gia kỹ năng sống (phiếu 4):

Với phiếu đánh giá mức độ tham gia các hoạt động kỹ năng sống của học

sinh THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi thấy: Các em học sinh có nhu

cầu Sẵn sàng tham gia và trải nghiệm mọi hoạt động giáo dục kỹ năng sống, có

228/335 em chọn mức độ này, chiếm tỉ lệ 68,06%. Mức độ chọn nhiều thứ 2 là

Tham gia khi có thời gian rảnh 101/335 em, chiếm tỉ lệ 30,15%. Lý do các em

chọn Tham gia khi có thời gian rảnh do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là

lý do các em phải dành phần lớn thời gian của mình cho việc học kiến thức và

tham gia các cuộc thi. Không có em nào chọn Không tham gia các hoạt động

giáo dục kỹ năng sống. Như vậy, qua phiếu điều tra về mức độ tham gia giáo

dục kỹ năng sống của học sinh THPT ta thấy: bên cạnh giáo dục tri thức, học

sinh rất cần được giáo dục các kỹ năng sống, các em sẵn sàng tham gia mọi hoạt

động giáo dục kỹ năng sống chỉ cần có thời gian rảnh. Đó là nhu cầu hợp lý và

tất yếu của con người trong thời đại mới.12

Nhìn vào kết quả 4 bảng số liệu điều tra ở một số trường THPT trên địa

bàn tỉnh Nghệ An (Trường THPT Lê Viết Thuật, Trường THPT Anh Sơn 1,

Trường THPT Kỳ Sơn) chúng tôi thấy rằng: học sinh đã biết đến kỹ năng sống

và mức độ vận dụng các kỹ năng sống của các em còn quá thấp. Hầu như các em

thiếu các kỹ năng sống cần thiết, nhất là các kỹ năng về giải quyết vấn đề, kỹ

năng bảo vệ bản thân, các kỹ năng để ứng phó linh hoạt trong cuộc sống. Việc

học các kỹ năng sống của các em chủ yếu là tự học, học qua trên sách vở, trên

mạng và những người xung quanh, nên các em có nhu cầu và mong muốn được

học nhiều hơn các kỹ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động

xã hội. Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết học sinh THPT trên cả nước.

Bởi trong chương trình dạy học, một tiết học chỉ có 45 phút, giáo viên phải phân

bố thời gian chủ yếu để chuyển tải kiến thức, nên việc rèn luyện kỹ năng sống

cho học sinh chưa có đủ thời gian, chưa được quan tâm đúng mức.

pdf80 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạm lựa chọn giới tính thai nhi chưa đủ sức 
răn đe. 
D. Tất cả đều đúng. 
Đáp án: D 
Câu 33. Hiện nay ở Châu Á, những nước nào đang diễn ra tình trạng mất cân 
bằng giới tính khi sinh? 
A. Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan. 
B. Trung Quốc, Việt Nam, Ấn độ. 
C. Việt Nam, Trung Quốc, Malaixia. 
D. Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc. 
Đáp án: B 
Câu 34. Tỷ số giới tính khi sinh như thế nào thì được cho là bình thường: 
A. 103 - 107 bé trai/100 bé gái. 
B. 105 - 110 bé trai/100 bé gái. 
C. 107 - 112 bé trai/100 bé gái. 
D. 105 - 112 bé trai/100 bé gái 
Đáp án: A 
Câu 35. Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam hiện nay là: 
A. 119 bé trai/100 bé gái 
B. 117 bé trai/100 bé gái 
C. 114 bé trai/100 bé gái 
D. 112 bé trai/100 bé gái. 
Đáp án: B 
Câu 36. Hiện nay Dân số tỉnh Nghệ An là bao nhiêu? 
A. 3 triệu người. 
B. 3,1 triệu người. 
C. 3,2 triệu người. 
D. Trên 3,3 triệu người. 
61 
Đáp án: D 
Câu 37.Bạn hãy cho biết ở Nghệ An ngoài dân tộc Kinh thì dân tộc thiểu số nào 
trong các dân tộc sau đây có số dân cao nhất? 
A. Thái 
B. Khơ mú 
C. Mông 
D. Dao 
Đáp án: A 
Câu 38. Hiện tượng Dân số của một nước, một khu vực hoặc của toàn thế giới 
tăng cao một cách nhanh chóng, người ta gọi là gì? (cụm từ gì) 
Đáp án: Bùng nổ dân số 
Câu 39. Ngày Dân số Thế giới 11/7/2019 có chủ đề là gì? 
A. Kế hoạch hóa gia đình: "Nâng cao vị thế con người và phát triển đất nước phồn 
vinh”. 
B. Không mang thai ở tuổi vị thành niên vì sức khỏe, hạnh phúc và tương lai của bạn. 
C. Không phân biệt giới, không lựa chọn giới tinh thai nhi. 
D. Việt Nam - 25 năm thực hiện chương trình hành động Hội nghị quốc tế về Dân số 
và Phát triển. 
Đáp án: D 
Câu 40. Hiện nay,Nghệ An bao nhiêu đơn vị hành chính (huyện, thành phố, thị 
xã)? 
A. Có 19 
B. Có 20. 
C. Có 21. 
D. Có 22. 
Đáp án: C 
Câu 41: Tư vấn sức khoẻ tiền hôn nhân là một loại hình tư vấn đặc biệt cho nam, 
nữ chuẩn bị kết hôn, nhằm: 
A. Kiểm tra và đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe đảm bảo hôn nhân bền vững. 
B. Kiểm tra và đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe đảm bảo hôn nhân bền vững, 
nâng cao chất lượng giống nòi. 
62 
C. Cung cấp kiến thức về sức khoẻ góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững. 
D. Cung cấp kiến thức về sức khoẻ, hỗ trợ thay đổi hành vi, góp phần đảm bảo hôn 
nhân bền vững, nâng cao chất lượng giống nòi. 
Đáp án: D 
Câu 42. Chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn 
nhân cận huyết thống? 
 A. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động kết hợp giáo dục, định hướng nghề 
nghiệp để các đối tượng (học sinh, thanh thiếu niên, các bậc cha mẹ) được nâng cao 
nhận thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng như hệ lụy của nó đối với cá 
nhân, gia đình và xã hội. 
B. Hoàn thiện thể chế pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vấn đề tảo 
hôn và hôn nhân cận huyết thống. 
C. Xây dựng và thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội các xã 
vùng khó khăn gắn với phát triển bền vững. 
D. Tất cả các đáp án trên. 
Đáp án: D 
Loại virus nào là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung? 
Câu 43. Nếu kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong 
phạm vi 3 đời sẽ bị phạt : 
A. Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng. 
B. Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng. 
C. Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. 
Đáp án: A 
Câu 44. Nếu kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi 
sẽ bị phạt tiền là : 
A. Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng. 
B. Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng. 
C. Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. 
Đáp án: A 
63 
Câu 45. Nếu kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người đã từng là 
cha, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với 
con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng..... sẽ bị phạt tiền là : 
A. Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng. 
B. Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng. 
C. Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. 
Đáp án: A 
Câu 46: Theo nội dung Nghị quyết số 21- NQ/TW, mục tiêu đến năm 2030 quy mô 
dân số Việt Nam sẽ là: 
A. 100 triệu người. 
B. 104 triệu người. 
C. 110 triệu người. 
D. 115 triệu người. 
Đáp án: B 
Câu 47: Theo nội dung Nghị quyết số 21 - NQ/TW; mục tiêu đến năm 2030, tỉ lệ 
nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn sẽ là: 
 A. Đạt 70%; 
 B. Đạt 80%; 
 C. Đạt 90%; 
 D. Đạt 100%; 
 Đáp án: C 
Câu 48: Theo nội dung Nghị quyết số 21- NQ/TW; mục tiêu đến năm 2030, số cặp 
tảo hôn sẽ giảm: 
 A. 50%. 
 B. 70%. 
 C. 80%. 
 D. 90%. 
 Đáp án: A 
Câu 49: Theo nội dung Nghị quyết số 21- NQ/TW; mục tiêu đến năm 2030, số cặp 
hôn nhân cận huyết thống sẽ giảm: 
64 
 A. 50%. 
 B. 60%. 
 C. 80%. 
 D. 90%. 
 Đáp án: B 
Câu 50: Theo nội dung Nghị quyết số 21- NQ/TW; mục tiêu đến năm 2030, số phụ 
nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất sẽ đạt: 
 A. 60%. 
 B. 70%. 
 C. 80%. 
 D. 90%. 
 Đáp án: B 
* Ngoài các câu hỏi về phần Dân số - SKSS/KHHGĐ, ban tổ chức còn có các câu hỏi 
liên quan đến lịch sử, địa lý, văn hóa - xã hội gắn với thực tế của con người và mảnh 
đất Kỳ Sơn. 
65 
PHỤ LỤC 3 
Sở GD&ĐT NGHỆ AN 
Trường THPT Kỳ Sơn 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Kỳ sơn, ngày 12 tháng 03 năm 2020 
KẾ HOẠCH 
HỘI THI RUNG CHUÔNG VÀNG TÌM HIỂU SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ 
THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN 
 Thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên, 
kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trường THPT Kỳ Sơn xây dựng kế 
hoạch cụ thể như sau: 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Thông qua việc giao lưu giúp học sinh nâng cao những kiến thức về dân số, chăm 
sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên. 
- Giáo dục cho học sinh những kỹ năng sống cần thiết, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích 
để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo, giao lưu, chia sẻ kiến thức, quan 
điểm cho học sinh. 
II. ĐỐI TƯỢNG, SỐ LƯỢNG THAM GIA: 
1. Đối tượng: Là học sinh các trường THPT Kỳ Sơn và học sinh Trung tâm giáo dục 
thường xuyên – giáo dục hướng nghiệp huyện Kỳ Sơn. 
2. Số lượng: 100 học sinh (Trường THPT Kỳ Sơn 70 em, Trung tâm giáo dục thường 
xuyên – giáo dục hướng nghiệp huyện Kỳ Sơn 30 em) 
3. Trang phục: Các đơn vị tham gia giao lưu mặc đồng phục của trường mình. 
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM: 
 1. Thời gian: 19h30 phút ngày 20/03/2020. 
2. Địa điểm: Sân trường THPT Kỳ Sơn 
66 
IV. NỘI DUNG, HÌNH THỨC: 
1. Nội dung: 
- Tìm hiểu các kiến thức về Dân số - KHHGĐ. 
- Kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên/thanh niên. 
- Kiến thức, kỹ năng sống. 
- Kiến thức về Văn hoá - XH, Lịch sử, truyền thống quê hương. 
2. Hình thức: 
- Chương trình giao lưu được tổ chức dưới hình thức Game show "Rung chuông 
vàng" phát trên sóng VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam. 
- 100 người chơi ngồi trên sàn thi đấu được đánh số từ 1 đến 100. Ban tổ chức phát 
bảng, bút và khăn lau. Thí sinh sẽ tham gia trả lời các câu hỏi liên quan đến các chủ đề: 
Văn học, Lịch sử, Địa lý, kiến thức về Dân số - SKSS vị thành niên, thanh niên... 
Người tham gia sẽ phải trả lời các câu hỏi vào bảng và giơ kết quả lên theo hiệu lệnh 
của Ban tổ chức. 
- Thí sinh trả lời sai tự động rời khỏi sàn thi đấu. Những thí sinh còn lại sẽ tiếp tục trả 
lời câu hỏi tiếp theo. Người trả lời được nhiều câu hỏi nhất sẽ là người chiến thắng 
chung cuộc. 
- Trong chương trình, các thí sinh bị loại sẽ được hưởng quyền trợ giúp một lần duy 
nhất từ phía đội cứu trợ vào thời điểm trên sân thi đấu chỉ còn từ 05 đến 07 thí sinh. 
Đội cứu trợ gồm 10 ngườisẽ tham gia một trò chơi vận động. Số học sinh được quay 
trở lại sân đấu phụ thuộc vào kết quả của trò chơi này. Trò chơi, luật lệ, cách thức 
tham gia sẽ do Ban tổ chức đưa ra. 
- Thí sinh còn lại duy nhất trên sân đấu cũng sẽ được hưởng một lần trợ giúp. Nếu thí 
sinh đó không trả lời được câu hỏi do chương trình đưa ra thì có thể giơ “phao cứu 
trợ” (do Ban tổ chức chuẩn bị) để xin sự trợ giúp từ phía những người cùng chơi. 
Những người này sẽ được phát một tờ giấy và ghi câu trả lời lên trên, sau đó gấp 
thành máy bay và phi tới vị trí thí sinh ngồi. Thí sinh chọn một trong các đáp án ghi 
trên máy bay để trả lời. 
V. GIẢI THƯỞNG: 
- Giải đặc biệt (là người còn lại trả lời được câu hỏi cuối cùng trên sàn thi đấu): Được 
nhận giải thưởng 1.500.000 đồng kèm theo giấy chứng nhận của Ban tổ chức. 05 giải 
cho các thí sinh có thành tích tốt nhất (là những người trả lời được từ 20 câu hỏi trở 
lên của Ban tổ chức: Được nhận giải thưởng 500.000 đồng kèm theo giấy chứng nhận 
của Ban tổ chức (Tổng giải thưởng: 2.500.000 đồng). 
67 
- Giải tập thể: Trường có cổ động viên “chuyên nghiệp” và trang phục cổ vũ đẹp nhất: 
Giải thưởng 800.000 đồng. 
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 
- Chủ động triển khai kế hoạch, Ban hành quyết định thành lập đội tuyển tham dự 
cuộc thi. 
- Xây dựng chương trình kịch bản, chọn MC dẫn chương trình cuộc thi; phối hợp đơn 
vị đăng cai trang trí khánh tiết, bố trí âm thanh, loa máy, ánh sáng, máy chiếu ... và 
các điều kiện đảm bảo liên quan đến cuộc thi. 
- Xây dựng 50 câu hỏi về kiến thức Dân số - SKSS vị thành niên, thanh. 
- Chỉ đạo học sinh các trường tổ chức ôn luyện, bồi dưỡng thí sinh tham gia cuộc thi. 
Cử 10 thầy (cô) giáo tham gia vào đội cứu trợ và bố trí lực lượng học sinh tham gia cổ 
vũ. 
- Chỉ đạo tổ chức tổng dọn vệ sinh; bố trí đội hình tình nguyện, hướng dẫn địa điểm 
đỗ xe cho các đoàn về tham gia dự cuộc thi. 
Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thi Rung chuông vàng "Tìm hiểu kiến thức về 
Dân số - SKSS vị thành niên, thanh niên" của trường THPT Kỳ Sơn năm 2020. 
T/M BAN TỔ CHỨC 
 (Đã kí) 
68 
PHỤ LỤC4 
Sở GD&ĐT NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Trường THPT Kỳ Sơn Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
Kỳ Sơn, ngày 16 tháng 01 năm 2021 
KẾ HOẠCHHOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 
 TRẢI NGHIỆM HƯƠNG VỊ TẾT KỲ SƠN 
NĂM HỌC 2020 – 2021 
- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của trường THPT Kỳ 
Sơn. 
- Căn cứ vào yêu cầu giáo dục kỹ năng sống và nhu cầu mong muốn được trải nghiệm 
của học sinh, chúng tôi xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống qua Hoạt 
động trải nghiệm Hương vị tết Kỳ Sơn như sau: 
 I. Mục đích, yêu cầu 
1. Mục đích 
- Nhằm giáo dục kỹ năng sống, nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh qua các hoạt 
động trải nghiệm thực tế. 
- Giáo dục cho học sinh truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, tình yêu quê 
hương, đất nước. 
- Tạo ra không khí đón Tết vui tươi, lành mạnh và bổ ích trên tinh thần đoàn kết, 
trung thực, sáng tạo, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. 
- Giáo dục học sinh nhận thức được những giá trị của nét văn hóa truyền thồng của 
quê hương, của dân tộc qua một số hoạt động trải nghiệm: những trò chơi dân gian, 
những món ăn truyền thống trong ngày tết cổ truyền của dân tộc 
2. Yêu cầu 
- Học sinh tham gia đầy đủ, nhiệt tình để làm cho hoạt động đón Xuân trở thành một 
kỷ niệm đẹp và sâu sắc trong mỗi người tham gia. 
69 
- Qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh nhận thức được ý nghĩa và giá trị của văn 
hóa dân tộc; hiểu biết và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp ấy. 
- Các giáo viên phụ trách các nhóm có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các thành viên 
trong đội chuẩn bị mọi vật dụng để tham gia. 
- Đảm bảo an toàn, tiết kiệm, không ảnh hưởng tới tài sản chung. 
II. Thời gian, đối tượng tham gia 
1. Thời gian: 7h30 phút ngày 24/01/2021 (sáng chủ nhật của tuần 20) 
2. Đối tượng tham gia: 
- Học sinh các khối lớp 10, 11,12 trường THPT Kỳ Sơn 
- Lập danh sách làm 3 đội của 3 khối. 
III. Nội dung và thời gian thực hiện 
Chương trình diễn ra với 3 hoạt động chính, đó là Trò chơi ngày Tết, Trang trí Tết và 
Ẩm thực ngày Tết 
1. Trò chơi ngày tết 
Trò chơi dân gian đặc trưng trong ngày tết ở Kỳ Sơn bao gồm: Ném còn, ném pao, 
nhảy sạp, bắt vịt trên cạn. 
2. Trang trí Tết 
Các đội thi dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong đội thực hành trang trí mâm ngũ 
quả và giới thiệu về ý nghĩa của mâm ngũ quả đó. 
3. Ẩm thực ngày Tết 
Các đội thực hành tại chỗ làm món bánh để dọn trong ngày tết: bánh chưng, các loại 
bánh nếp, bánh tẻ 
*Câu hỏi và các tiết mục văn nghệ liên quan đến các tác phẩm văn học xen kẽ giữa 
các phần thi 
+ 10 đến 15 câu hỏi cho các đội và khán giả 
+ Mỗi đội 1 tiết mục văn nghệ: nội dung ca ngợi quê hương đất nước, chào đón mùa 
xuân (các bài hát, kịch, ngâm thơ, hát múa) 
VI. Phân công nhiệm vụ 
TT Họ và tên Nội dung công việc 
1 Lê Doãn Thắng Chỉ đạo chung 
70 
2 Phạm Thị Hằng Thu chi mua sắm các vật dụng liên quan 
đến hoạt động 
3 Trần Thị Kiều Oanh 
Lương Thị Vân 
MC, lên kịch bản chi tiết cho chương 
trình; chịu trách nhiệm phần văn nghệ 
của các đội. 
4 Nguyễn Đức Xuân 
Đinh Nho Thành 
Makét, chỉ đạo phần dàn dựng sân khấu 
5 Nguyễn Văn Minh Chỉ đạo và chịu trách nhiệm phần âm 
thanh 
6 Vũ Thị Huyền 
Cao Thị Hải 
Chịu trách nhiệm phần câu hỏi 
7 Đinh Nho Thành 
Vi Hồng Thiệp 
Chịu trách nhiệm chuẩn bị dụng cụ, vật 
liệu trò chơi ném còn 
8 Kha Thị Sim 
Lương Thị Nhung 
Chịu trách nhiệm chuẩn bị dụng cụ, vật 
liệu trò chơi ném pao 
9 Lê Thị Thoa 
Lương Thị Vân 
Đinh Thị Thương 
Vi Chí Linh 
Phạm Thị Vân 
Chịu trách nhiệm chuẩn bị dụng cụ, vật 
liệu nhảy sạp 
10 Xã Thị Xuân 
Lương Thị Hương 
Chỉ đạo và chịu trách nhiệm phần ẩm 
thực 
 V. Ban giám khảo 
 - Ban giám hiệu nhà trường 
 - Đại diện Hội phụ huynh 
 - Đại diện Công đoàn và Đoàn trường 
Trên đây là kế hoạch của hoạt động ngoại khóa giáo dục kỹ năng sống trải nghiệm 
Hương vị tết quê hương, kính mong Ban giám hiệu xem xét và cho thực hiện. 
71 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 
 T/M Ban tổ chức 
PHỤ LỤC 5 
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN 
 Trường THPT Kỳ Sơn 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 Kỳ Sơn, ngày 11 tháng 07 năm 2021 
KẾ HOẠCHGIÁO DỤC KỸ NĂNG CHIA SẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG 
THIỆN NGUYỆN NẤU CƠM MIỄN PHÍ CHO CÁC THÍ SINH DỰ THI 
TUYỂN SINH LỚP 10 VÀ THI TN THPT 
NĂM HỌC 2020 – 2021 
- Thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt 
động giáo dục trong nhà trường. 
- Thực hiện sự chỉ đạo của Cấp ủy Chi bộ trường THPT Kỳ Sơn. 
Trường THPT Kỳ Sơn xây dựng kế hoạch Giáo dục kỹ năng chia sẻ thông qua hoạt 
động nấu cơm miễn phí cho các thí sinh dự thi tuyển sinh lớp 10 và thí sinh TN THPT 
năm học 2019 – 2020tại trường như sau: 
I. Mục đích, yêu cầu: 
 1. Mục đích: 
- Giáo dục cho học sinh kỹ năng sống, trong đó chú trọng rèn luyện, phát triển kỹ 
năng chia sẻ cho học sinh THPT. 
- Động viên, khích lệ tinh thần, tạo tâm lí tự tin, vững vàng cho các thí sinh làm bài 
thi đạt kết quả tốt nhất. 
- Truyền đi hình ảnh đẹp về nhà trường, đặc biệt thể hiện sự quan tâm, chăm lo tối đa 
dành cho học sinh, tạo niềm tin khi các em được học ở trường. 
- Thể hiện môi trường tích cực, là một trong nhiều hoạt động thiết thực, có ích, vì 
cộng đồng triển khai để đoàn viên, thanh niên được tham gia, trải nghiệm, cống hiến. 
2. Yêu cầu: 
72 
- Mỗi thành viên tham gia đội thiện nguyện cần mang tinh thần học hỏi, trải nghiệm 
và cống hiến. 
II. Thời gian, thành phần, biện pháp thực hiện: 
1. Thời gian thực hiện: 
Gồm 2 đợt: 
- Đợt 1: Thi tuyển sinh vào lớp 10, ngày 16/7/2020 
- Đợt 2: Thi trung học phổ thông quốc gia 2020, ngày 7/8/2020 đến ngày 10/08/2020. 
2. Thành phần tham gia: 
- Học sinh khối 10 và khối 11 của trường THPT Kỳ Sơn 
3. Biện pháp thực hiện: 
3.1. Đợt 1: Thi tuyển sinh vào lớp 10: 
a. Công tác chuẩn bị: 2 đợt 
- Lập danh sách học sinh tham gia đội thiện nguyện, họp và chia nhóm, phân công 
nhiệm vụ (Đ/c Nguyễn Văn Đạt). 
- Dự trù kinh phí và xin kinh phí: Đ/c Trần Thị Kiều Oanh trực tiếp làm việc với tổ 
chức Công đoàn, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường xin kinh phí ủng hộ 
nấu cơm miễn phí cho các em. 
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất: bàn ghế học sinh ngồi ăn, các vật dụng để nấu cơm... 
(Đ/c Lín Xy Thoong). 
- Lên thực đơn và chuẩn bị nguyên liệu nấu cơm (Đ/c Trương Thị Lan). 
b. Tiến trình thực hiện: 
* Đợt 1: Thi tuyển sinh lên lớp 10 
- 14giờ 30 phút ngày 12/7/2020, họp đội thiện nguyện, phân công nhiệm vụ. 
- 15giờ 30 phút ngày 17/7/2020, đội tình nguyện đến tại sân ký túc xá giáo viên của 
trường THPT Kỳ Sơn để thực hiện các công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, sơ chế 
nguyên liệu. 
- 6h sáng ngày 18/7/2020, đội thiện nguyện đến và làm việc theo các nhóm đã được 
phân công: nhóm nấu cơm, nhóm nấu canh, nhóm kho thịt,... Đến 9h các công việc đã 
cơ bản xong và tiến hành đóng cơm, canh vào hộp. Công đoạn này cần làm theo dây 
chuyền và sắp xếp hợp lý. 
- Đến 10h đã xong công đoạn đóng hộp và đến 10h30 nhóm hướng dẫn các em thí 
sinh vào sân ký túc xá để nhận cơm. 
73 
- Trong quá trình phát cơm sẽ cần nhân lực hỗ trợ bố trí chỗ ngồi ăn cho các em thí 
sinh, có đủ quạt mát và có đủ nước uống. 
- Sau khi các thí sinh ăn xong, đội thiện nguyện ở lại làm công tác dọn vệ sinh. 
- 15h chiều 19/7/2020 đội thiện nguyện họp và rút kinh nghiệm của hoạt động. 
* Đợt 2: Thi TN THPT QG 
- 14giờ 30 phút ngày 3/8/2020, họp đội thiện nguyện, phân công nhiệm vụ. 
- 15giờ 30 phút ngày 8/8/2020, đội tình nguyện đến tại sân ký túc xá giáo viên của 
trường THPT Kỳ Sơn để thực hiện các công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, sơ chế 
nguyên liệu. 
- 6h sáng ngày 9/8/2020, đội thiện nguyện đến và làm việc theo các nhóm đã được 
phân công: nhóm nấu cơm, nhóm nấu canh, nhóm kho thịt,... Đến 9h các công việc đã 
cơ bản xong và tiến hành đóng cơm, canh vào hộp. Công đoạn này cần làm theo dây 
chuyền và sắp xếp hợp lý. 
- Đến 10h đã xong công đoạn đóng hộp và đến 10h30 nhóm hướng dẫn các em thí 
sinh vào sân ký túc xá để nhận cơm. 
- Trong quá trình phát cơm sẽ cần nhân lực hỗ trợ bố trí chỗ ngồi ăn cho các em thí 
sinh, có đủ quạt mát và có đủ nước uống. 
- Sau khi các thí sinh ăn xong, đội thiện nguyện ở lại làm công tác dọn vệ sinh. 
công việc của ngày 10/8/2020 cũng tiến hành tương tự như ngày 9/8/2020. 
- 8h sáng 11/8/2020 đội thiện nguyện họp và rút kinh nghiệm của hoạt động 
 TM. Ban tổ chức 
74 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ GD&Đ, Đặc điểm tâm lý học sinh THPT, Modull 1 THPT. 
2. Bộ GD-ĐT (2009), Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 04/8/2009 về nhiệm vụ 
trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên 
và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010. 
3. Bùi Văn Trực (2016), Tổ chức hoạt động kỹ năng sống ngoài trời, Nhà xuất 
bản Hồng Đức. 
4. Bùi Văn Trực (2018), Phạm Thế Hưng, Phương pháp giảng dạy kỹ năng sống, 
Nhà xuất bản Hồng Đức. 
5. Đoàn Yên, Trịnh Bỉnh Dy, Đào Phong Tần (1993), Biến động một số thông số 
hình thái và sinh lí qua các lứa tuổi - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về lão 
khoa cơ bản Bộ Y tế, Hà Nội. 
6. Đinh Thị Kim Thoa (2015), Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Chương trình phát 
triển giáo dục trung học. 
7. Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn về kĩ năng sống, NXB Giáo dục Việt Nam. 
8. Lương Thị Lan Huệ (2017), Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống, Khoa lý luận 
chính trị, trường Đại học Quảng Bình. 
9. Nguyễn Thanh Bình (2011), Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, NXB 
Đại học Sư phạm. 
10. Nguyễn Quang Uẩn (2008), Khái niệm kĩ năng sống xét theo góc độ tâm lí học, 
Tạp chí Tâm lí học,số 6, tr 2-4. 
11. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính - Vũ Phương Liên 
(2013), Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ 
thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
12. Nguyễn Thanh Bình (2008), Xây dựng và thực nghiệm một số chủ đề giáo dục 
kĩ năng sống cơ bản cho học sinh trung học phổ thông, Đề tài Khoa học công 
nghệ cấp Bộ - Mã số B2007-17-57. 
75 
13. Nguyễn Thị Liên (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà 
trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam. 
14. Tạp chí Giáo dục, Số 436 (Kì 2 - 8/2018). 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_mot_so_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_trung_hoc_pho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan