SKKN Giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh Trung học Phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm

Cảm xúc là gì?

Theo định nghĩa của từ điển Oxford, cảm xúc là “Một cảm giác mạnh mẽ

xuất phát từ hoàn cảnh, tâm trạng hoặc mối quan hệ với người khác”. Cảm xúc là

một trải nghiệm tích cực hoặc tiêu cực có liên quan đến một mô hình hoạt động

sinh lý cụ thể. Cảm xúc tạo ra những thay đổi về sinh lý, hành vi và nhận thức khác

nhau.Trong thực tế, Joseph LeDoux đã định nghĩa cảm xúc là kết quả của một quá

trình nhận thức và ý thức xảy ra để đáp ứng với phản ứng của hệ thống cơ thể đối

với một kích hoạt nào đó. Như vậy, cảm xúc là một trạng thái tâm lí phức tạp bao

gồm ba thành tố riêng biệt: một trải nghiệm chủ quan, một phản ứng sinh lý và một

phản hồi hành vi rõ ràng.

Các nhà tâm lý học đã cố gắng xác định các loại cảm xúc khác nhau mà con

người trải nghiệm. Trong suốt những năm 1970, nhà tâm lý học Paul Eckman đã

xác định được sáu loại cảm xúc cơ bản là hạnh phúc, buồn bã, ghê tởm, sợ hãi,

ngạc nhiên và giận dữ.

 Hạnh phúc: là một trạng thái cảm xúc dễ chịu mà đặc trưng bởi cảm giác

của sự mãn nguyện, niềm vui, hài lòng, thỏa mãn và sự khỏe mạnh. Được thể hiện

qua:

- Biểu hiện của khuôn mặt như nụ cười rạng rỡ, ánh mắt long lanh,.

- Ngôn ngữ cơ thể như tư thế thoải mái.

- Giọng nói dịu dàng, vui vẻ,.

 Buồn: là trạng thái cảm xúc nhất thời, đặc trưng bởi cảm giác thất vọng,

đau buồn, tuyệt vọng, mất hứng thú và tâm trạng chán nản. Được thể hiện qua một

số phương thức:

- Sự trầm lặng

- Sự thờ ơ

- Khóc

- Cô lập bản thân với những người khác.

 Sợ hãi: là phản ứng cảm xúc đối với một mối đe dọa tức thì; là một cảm

xúc mạnh mẽ có thể đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn. Thúc đẩy cơ thể

bạn chạy xa khỏi nguy hiểm hoặc đứng lên và chống lại. Những biểu hiện của cảm

xúc này gồm có:

- Biểu cảm khuôn mặt như mở to mắt và thu cằm lại.

- Cố gắng che giấu hoặc chối bỏ những mối đe dọa.

- Những phản ứng sinh lý như thở gấp và tim đập mạnh.4

Ghê tởm: là một cảm giác có thể bắt nguồn từ nhiều thứ, bao gồm vị, cảnh

tượng, mùi khó chịu,.Được thể hiện qua một số cách thức như:

- Tránh xa đối tượng gây ghê tởm.

- Biểu cảm khuôn mặt như nhăn mũi và môi cong lên.

Giận dữ: là một cảm xúc mạnh mẽ đặc trưng bởi cảm giác thù địch, kích

động, thất vọng và sự phản kháng đối với người khác. Sự giận dữ thường được thể

hiện qua:

- Biểu cảm khuôn mặt như cau mày và trừng mắt.

-Ngôn ngữ cơ thể như là tư thế đứng nặng nề hoặc né tránh một số người.

- Giọng nói như là nói chuyện cộc cằn hoặc la hét.

- Phản ứng sinh lý như là đổ mồ hôi hặc đỏ mặt.

- Những hành vi gây hấn như đánh nhau, đá hoặc ném đồ vật.

Ngạc nhiên: Sự bất ngờ thường diễn ra rất ngắn và được đặc trưng bởi

phản ứng sinh lý như là giật mình sau những điều diễn ra bất ngờ. Sự ngạc nhiên

thường được diễn tả bởi:

- Biểu cảm khuôn mặt như là nhướn mày, mở to mắt và miệng mở rộng.

- Những phản ứng bằng miệng như la hét, thét lên và nín lặng.

- Phản ứng vật lý như nhảy lùi lại phía sau.

pdf56 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 6580 | Lượt tải: 10Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh Trung học Phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng để hành động, bạn cần đảm bảo đó là lựa chọn có ý thức, không phải sự phản 
kháng đối với cảm xúc mâu thuẫn khác. Hành động như vậy có phù hợp hay 
không? Điều đó sẽ giúp bạn chuyển hóa cảm xúc theo hướng tích cực, đưa bạn trở 
về với trạng thái bình tâm ở thực tại. 
Hoạt động 2: Lắng nghe – Thấu hiểu 
* Phương pháp trò chơi 
 * Tiến trình thực hiện 
Trò chơi 1: “Tam sao thất bản”. 
GV: Nêu luật chơi “Tam sao thất bản”. Hướng dẫn HS tham gia trò chơi 
Chia lớp làm 2 đội. 
Mỗi đội cử ra 6 bạn xếp thành 1 hàng dọc cách nhau 1 cách tay. 
Bạn đầu tiên sẽ nhận được 1 mẫu giấy nêu thông tin, bạn sẽ thì thầm vào tai 
bạn thứ 2 nội dung thông tin đó. Và cứ như vậy chuyền tin đến người cuối cùng. 
Đội chiến thắng là đội chuyền được thông tin đúng nhất theo văn bản. 
HS: Hai đội lần lượt tham gia trò chơi. 
Kết quả nhận được: Thông qua trò chơi giúp học sinh hiểu được rằng, khi 
thông tin truyền đi có sự sai lệch nên mỗi chúng ta cần bình tĩnh, xem xét tính 
huống, đặt mình vào đối phương để thông cảm, thấu hiểu, và sẽ tìm được các mối 
quan hệ tốt đẹp. HS biết được cấp độ cao nhất của lắng nghe là sự thấu hiểu, khi đó 
không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng mắt và cả trái tim. Đó là khi lắng nghe 
để cảm nhận, để giải nghĩa, để hiểu được hành vi của người khác. 
Trong quá trình áp dụng tổ chức và thực hiện các phương pháp, kỹ thuật dạy 
học tích cực giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho HS, chúng tôi đã đạt được 
nhiều kết quả tích cực. Chúng tôi nhận thấy, việc áp dụng các nguyên tắc lắng 
nghe tích cực giúp HS kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Lắng nghe sẽ thỏa mãn nhu cầu 
được lắng nghe của HS; tạo không khí tôn trọng, biết lắng nghe của HS trong giao 
tiếp. Lắng nghe cũng là biện pháp hạn chế cũng như là cách giải quyết mâu thuẫn 
hiệu quả. Lắng nghe là một công đoạn trong giao tiếp. Khi biết cách lắng nghe, GV 
luôn nhận được sự chia sẻ cởi mở của HS; giáo viên sẽ hiểu được suy nghĩ, nguyện 
vọng của HS; thu thập được nhiều thông tin, nắm bắt vấn đề qua đó nâng cao khả 
năng tương tác qua lại giữa GV và HS. Bên cạnh đó, khi biết lắng nghe HS sẽ hiểu 
được tâm tư, tình cảm của bố mẹ, thầy cô giáo và bạn bè...tạo được sự liên kết về 
xúc cảm giữa HS với mọi người. Từ đó tạo được cảm giác an toàn, tin tưởng của 
HS, tạo được mối quan hệ bền vững dựa trên tình cảm chân thành và yêu thương. 
Trò chơi 2: Trao lời muốn nói 
* Chuẩn bị: 2 quả táo. 
* Phương pháp trò chơi 
22 
 * Tiến trình thực hiện 
GV: Nêu luật chơi “Trao lời muốn nói”. Hướng dẫn HS tham gia trò chơi 
- GV mời 5 học sinh tham gia trò chơi. 
- Tiến hành hoạt động: 
Đối với quả táo thứ nhất: lần lượt mỗi bạn sẽ thể hiện những lời nói tích cực 
với quả táo và chuyền tay nhau. 
Đối với quả táo thứ hai: lần lượt mỗi bạn sẽ thể hiện những lời nói tiêu cực 
kèm hành động ném quả táo xuống sàn và chuyền tay nhau. 
GVCN cắt đôi 2 quả táo và cho HS quan sát mặt bên trong của 2 quả táo để 
giúp HS hiểu được rằng: Khi mất kiểm soát cảm xúc, chúng ta có những lời nói 
gây ra đau đớn cho người khác, không chỉ ở bên ngoài mà còn bị tổn thương sâu 
sắc ở bên trong tâm hồn. Có nghiên cứu cho rằng, mười bốn câu nói tích cực mới 
đổi lại được một lời nói tiêu cực. Vì vậy, chúng ta nên cân nhắc, suy nghĩ thật kỹ 
trước khi nói, thường xuyên có những lời nói tích cực; thay đổi cách nói và hành 
động của mình. Điều đó giúp bạn có tinh thần phấn chấn hơn, vui vẻ hơn, hạn chế 
được những cảm xúc tiêu cực và những hành vi không mong muốn. 
Hoạt động 3: Cảm xúc lắng đọng 
* Chuẩn bị: Video Người mẹ gù 
* Phương pháp xem video 
* Tiến trình thực hiện 
GV: Mời học sinh xem video Người mẹ gù. 
HS: Xem phim. 
GV: Sau khi xem phim yêu cầu học sinh 
- Nêu cảm xúc của bé gái trong phim? 
- Cảm xúc của em khi xem phim là gì? Em sẽ làm gì để cảm ơn 
mẹ? 
* Sản phẩm dự kiến. 
- Cảm xúc của bé gái trong phim: xấu hổ, tức giận, hối hận, thương mẹ... 
- Cảm xúc của em: xúc động, thương mẹ, đồng cảm, biết ơn,... 
- Em sẽ cố gắng học giỏi, giúp đỡ bố mẹ, làm tấm thiệp yêu thương tặng mẹ. 
Kết quả nhận được: Khi mọi thứ không như bạn mong muốn, hãy suy nghĩ 
về bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc sống của bạn: những thứ quan trọng, bố mẹ, 
bạn bè, đôi mắt, một trái tim khỏe mạnh, được đi học,...Hàng triệu người trên thế 
giới đang sống mà không có một hoặc rất nhiều trong số những gì bạn đang có. 
Hãy tưởng tượng bạn sẽ thế nào nếu bị tước đoạt bất kỳ một trong những điều này, 
hẳn bạn sẽ không muốn sống như vậy, hãy tìm cái tốt đẹp trong những điều bạn 
23 
không mong muốn. Lúc này bạn sẽ nhận ra những món quà vô giá đó mà bạn đã 
nhận được, nó sẽ tạo nên một nguồn năng lượng lớn hơn cho tinh thần và cơ thể 
của bạn, tạo ra tâm trạng tích cực, lạc quan, nuôi dưỡng lòng biết ơn và kết nối sâu 
sắc hơn với những người khác. 
Hoạt động 4: Tổ chức cuộc thi “ 30 ngày thực hành lòng biết ơn” 
Mục tiêu: 
- Giúp học sinh thực hành lòng biết ơn như một phần trong cuộc sống. 
- HS vui vẻ, tự tin duy trì năng lượng tích cực xây dựng và phát triển trí tuệ 
cảm xúc. 
- Giúp học sinh biết yêu thương, trân quý những điều nhỏ bé hàng ngày 
xung quanh mình 
Chuẩn bị: 
1. Tải phần mền Todoist hoặc quyển sổ. 
2. GV lập nhóm group thực hành lòng biết ơn. 
Nội dung thực hiện 
Mỗi ngày trước khi đi ngủ hoặc khi bắt đầu ngày mới bạn hãy ghi ra 5 -10 
điều biết ơn trong ngày (có thể theo định hướng) vào quyển sổ hoặc ghi lên phần 
mềm Todoist. Bạn chiến thắng là người kiên trì thực hành liên tục trong 30 ngày. 
Gợi ý nội dung: 
Ngày 1: Cảm thấy biết ơn. 
Ngày 2: Biết ơn cuộc sống 
“Bất cứ điều gì bạn nghe thấy, nhìn thấy, hay những người bạn gặp đều dạy 
cho bạn nhiều bài học hay. Hãy cảm ơn những bài học cuộc sống” 
Ngày 3: Bản thân. 
Hãy viết ít nhất điều bạn yêu thích và tự hào về bản thân mình. Tập trung 
phát huy những giá trị tốt đẹp đó của mình ngày càng thêm lớn mạnh! 
Ngày 4: Biết ơn thầy cô. 
Thầy cô là người luôn muốn dành những điều tuyệt vời nhất cho các em. 
Hãy luôn thức dậy và đến trường bằng tấm lòng biết ơn dành cho thầy cô của mình 
nhé! 
Ngày 5: Màu sắc 
“Cảm ơn màu sắc đã tạo nên những bức tranh đẹp. Cảm ơn màu sắc đã tạo 
nên một thế giới nhiệm màu”. 
Ngày 6: Phương tiện giao thông. 
“Biết ơn phương tiện giao thông bằng cách tuân thủ luật giao thông, lái xe an 
toàn, trân trọng tài sản và tính mạng của tất cả mọi người nhé các bạn” 
24 
Ngày 7: Đồng tiền 
Bạn có thấy các món đồ bạn đang có đều dùng tiền để mua. Ngày hôm nay 
bất cứ khi nào nhận được tiền hay trả món đồ nào đó hãy vui vẻ nhìn vào tiền, cảm 
ơn vì mình có tiền để chi trả. Cảm ơn người đã cho bạn tiền, hay tặng bạn quà, 
thầm chúc họ nhận được nhiều niềm vui và giàu có! 
Ngày 8: Trái tim biết ơn 
Các bạn hãy đặt tay lên trái tim và thầm nói rằng: 
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy 
Ta có thêm ngày mới để yêu thương” 
Ngày 9: Âm nhạc 
Hôm nay trước khi hát bài hát bạn yêu thích, hãy cảm ơn ca sĩ, nhạc sĩ và âm 
nhạc. Hãy hát bằng trái tim đầy biết ơn nhé! Cảm ơn âm nhạc đã góp phần tạo nên 
một thế giới vui vẻ, đầy sống động! 
Ngày 10: Không khí 
Ngày hôm nay mỗi lần hít vào và mỗi lần thở ra hãy cảm ơn dòng không khí 
nhiệm màu đã mang lại sự sống cho chúng ta. Hãy dành vài phút ngồi yên tĩnh và 
tập theo dõi hơi thở để thư giãn sau một ngày học tập, làm việc và vui chơi nhé! 
“Thở vào tâm tĩnh lặng 
Thở ra miệng mỉm cười 
An trú trong hiện tại 
Giây phút đẹp tuyệt vời” 
Ngày 11: Kỷ niệm ngọt ngào. 
Hãy sống trọn từng phút giây để mỗi ngày đều là kỷ niệm đáng nhớ! 
Ngày 12: Tình bạn 
“Nếu bạn thấy một người bạn không có nụ cười, hãy lấy nụ cười của mình 
cho người đó”  
Tổng kết: 
- GV cho học sinh nêu cảm nhận về hành trình thực hiện ’30 ngày biết ơn’. 
- Giáo viên tổng kết, nếu kiên trì theo đuổi mục tiêu bạn sẽ chạm tới đích, 
và nó còn mang tới cảm giác hạnh phúc, tự tin vào bản thân mình. Việc ghi nhật ký 
về lòng biết ơn giúp bạn củng cố những suy nghĩ tích cực và điều này đặc biệt hữu 
ích vì não có xu hướng tập trung tự nhiên vào những gì bạn đang tưởng tượng, suy 
nghĩ 
- Giáo viên trao thưởng cho những bạn kiên trì thực hiện được liên tục 30 
ngày biết ơn. 
25 
Văn Giang 11A3 thực hành lòng biết ơn trên phần mềm Todoist 
26 
Hoạt động 5: Viết nhật ký cảm xúc 
* Chuẩn bị: Một cuốn sổ ghi nhật ký 
GV: hướng dẫn HS lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, nhìn lại những cảm 
xúc đã trải qua mỗi ngày. Tiếp tục lên kế hoạch thực hiện những điều bản thân 
mong muốn mà chưa thực hiện được vào thời gian tiếp theo. 
Một số gợi ý giúp HS rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc: 
 Đọc sách những cuốn sách hay như: Những tấm lòng cao cả; cảm xúc cuộc 
sống từ chiếc xe lăn;... 
 Nghe những bản nhạc truyền cảm hứng tích cực mỗi ngày 
 Chúc mừng thành công của người khác; Chia sẻ với những bất hạnh với 
những người kém may mắn trong cuộc sống 
 Lên kế hoạch cải thiện môn học mà bản thân chưa đạt kết quả như mong 
muốn,... 
 HS: Thực hiện đều đặn mỗi ngày. 
Kết quả nhận được: Viết nhật ký cảm xúc giúp HS hiểu được chính mình, 
biết được điều mình mong muốn, nhận diện tác nhân kích động cảm xúc và biết 
cách nào hữu ích hoặc không hữu ích trong việc đối mặt với cảm xúc. 
Dùng nhật ký để nhận diện cảm xúc, giải tỏa những điều khiến bản thân cảm 
thấy tồi tệ, thể hiện sự thấu cảm dành cho bản thân, nghĩ về nguyên nhân của một 
số phản ứng cảm tính, nhận trách nhiệm và kiểm soát cảm xúc của mình thông qua 
việc đặt câu hỏi khi viết nhật ký, chẳng hạn như: Mình đang cảm thấy thế nào? Có 
phải mình nghĩ về điều gì đó đã kích động phản ứng này? Mình cần phải làm gì khi 
cảm thấy như vậy? Trước đây mình có như vậy không?... 
Từ đó HS biết cách sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung 
vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định để đạt được mục 
tiêu của bản thân. Nhờ vậy HS sẽ tránh được căng thẳng do áp lực trong học tập và 
cuộc sống. 
27 
PHẦN III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
Sáng kiến này đã được chúng tôi hình thành và áp dụng thực nghiệm cho HS 
lớp chủ nhiệm 10A3, 10A6 năm học 2019-2020, nay là lớp 11A3, 11A6. Các hoạt 
động trải nghiệm thông qua thảo luận nhóm, đóng vai, xử lí tình huống, xem video, 
tham gia trò chơi,... đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS, các em mạnh 
dạn bày tỏ quan điểm cá nhân, xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp và bền vững 
với bạn bè, thầy cô giáo, bố mẹ... Khắc phục được những hạn chế của những năm 
học trước, khi chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống nặng về truyền thụ kiến 
thức hàn lâm mà thiếu thực hành, trải nghiệm. 
Để khẳng định hiệu quả của sáng kiến, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối 
chứng với hai lớp 11A4, 11A5 không sử dụng các phương pháp rèn luyện Kỹ năng 
kiểm soát cảm xúc thông qua các hoạt động trải nghiệm, chỉ sử dụng các phương 
tiện và phương pháp truyền thống như: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp...Vì vậy 
hiệu quả giáo dục KNS nói chung và kỹ năng kiểm soát cảm xúc nói riêng cho HS 
chưa cao. Chúng tôi đã cho HS trả lời các câu hỏi khảo sát như sau: 
Câu hỏi 1: A nghe nói B đã đăng ảnh của A lên facebook với status thách 
thức “Tao sẽ dạy cho mày một bài học. Mày làm gì được tao!”. Nếu là A, bạn sẽ 
giải quyết tình huống này như thế nào? 
Câu hỏi 2: Vào đầu giờ học, thầy giáo gọi A lên kiểm tra bài cũ. A không 
thuộc bài, cũng không ghi chép bài. Thầy giáo nhắc nhở A lần sau phải chú ý hơn 
trong giờ học và cho 0 điểm. Khi quay về chỗ ngồi, A ném mạnh quyển vở xuống 
bàn, lẩm bẩm “0 điểm là cái quái gì, đây không thích học thì làm gì được”. Nếu là 
người chứng kiến sự việc, bạn sẽ làm gì để A nhận ra được các hành vi không 
đúng đắn của bản thân. 
Dựa trên các câu trả lời của HS, chúng tôi đã tổng hợp và đánh giá kết quả 
thu nhận được của HS bằng phiếu đánh giá mức độ rèn luyện kỹ năng kiểm soát 
cảm xúc của HS như sau: 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ 
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA HỌC SINH 
Nội dung 
Mức độ đạt được 
Chưa nhận thức 
được 
Nhận thức được 
Nhận thức được 
nhưng chưa hành 
động được 
Nhận thức được, 
hành động được 
Nhận diện cảm 
xúc 
Làm chủ cảm 
xúc 
Chuyển hóa cảm 
xúc tiêu cực 
28 
*Kết quả đạt được như sau: 
Bảng kết quả đánh giá mức độ hình thành kỹ năng kiểm soát cảm xúc của 
HS ở các lớp thực nghiệm 
Lớp 
thực 
nghiệm 
Tổng số 
HS 
Mức độ đạt được 
Chưa nhận 
thức được 
Nhận thức được 
Nhận thức được 
nhưng chưa hành 
động được 
Nhận thức được, 
hành động được 
11A3 43 8 26 9 
11A6 40 9 27 4 
KQ 83/100% 17/ 20,5% 53/ 63,8% 13/ 15,7% 
Bảng kết quả đánh giá mức độ hình thành kỹ năng kiểm soát cảm xúc của 
HS ở các lớp đối chứng 
Lớp 
đối 
chứng 
Tổng số 
HS 
Mức độ đạt được 
Chưa nhận 
thức được 
Nhận thức được 
Nhận thức 
được nhưng chưa 
hành động được 
Nhận thức được, 
hành động được 
11A4 40 25 12 3 
11A5 39 27 10 2 
KQ 79/100% 52/ 65,8% 22/ 27,8% 5/ 6,4% 
29 
Kết quả khảo sát trên được biểu thị rõ trong biểu đồ sau: 
Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 83 học sinh ở lớp thực nghiệm 
(11A3, 11A6) có: 
- 17 HS chưa nhận thức được, chiếm tỷ lệ 20,5% 
 - 66 HS đã nhận thức được, chiểm tỷ lệ 79,5% 
Bên cạnh đó, trong tổng số 79 học sinh ở lớp đối chứng (11A4, 11A5) có: 
- 52 HS chưa nhận thức được, chiếm tỷ lệ 65,8% 
 - 27 HS đã nhận thức được, chiểm tỷ lệ 34,2% 
Như vậy việc đổi mới phương pháp, phương tiện và áp dụng các kỹ thuật 
dạy học tích cực vào hoạt động trải nghiệm giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc 
cho HS đã đạt hiệu quả cao. HS được trang bị kiến thức về kỹ năng kiểm soát cảm 
xúc cùng với các KNS khác đã có sự tiến bộ rất rõ không chỉ trong rèn luyện đạo 
đức mà còn có tác động tích cực đến kết quả học tập của các em. Sau đây là kết 
quả thể hiện sự tiến bộ của HS trong học tập và rèn luyện đạo đức ở lớp 11A3 năm 
học 2019-2020 và học kì I năm học 2020-2021. 
30 
31 
32 
Bảng kết quả trên được cụ thể hóa bằng biểu đồ sau: 
33 
PHẦN IV. KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
 Nghiên cứu đề tài này đã có nhiều bài viết liên quan đến hoạt động giáo dục 
KNS cho HS, nhưng chủ yếu là những bài viết về biện pháp nâng cao hiệu quả 
giáo dục KNS nói chung được lồng ghép trong một số môn học và một số hoạt 
động GDNGLL tại trường học. Đối với việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho HS trong công tác chủ nhiệm lớp thì chưa 
có đề tài nghiên cứu các hoạt động giáo dục cụ thể và hiệu quả. 
 Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng các phương pháp, phương 
tiện và kỹ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng kiểm 
soát cảm xúc cho HS thông qua công tác chủ nhiệm, chúng tôi nhận thấy đa số HS 
rất hào hứng bởi đây không chỉ là hình thức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp mới mà 
còn vì bên cạnh việc hình thành kỹ năng kiểm soát cảm xúc, các em đã thu nhận 
được nhiều bài học kinh nghiệm cho việc rèn luyện về khả năng tư duy độc lập 
cũng như những kỹ năng cơ bản cho học tập và cuộc sống sau này như: KN lắng 
nghe tích cực, KN giải quyết xung đột, KN năng giao tiếp, KN ứng phó với căng 
thẳng, KN quản lý thời gianĐây là những hành trang cần thiết để các em tự tin 
hòa nhập với cộng đồng, trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai. 
 Những giải pháp của đề tài đưa ra đảm bảo tính khoa học khách quan, phù 
hợp với đối tượng học sinh THPT, thích hợp với điều kiện nhà trường hiện nay, 
đặc biệt việc sự dụng các app học tập, phần mềm hỗ trợ tổ chức và quản lý hoạt 
động đòi hỏi tính thường xuyên và liên tục trong thời đại công nghệ 4.0 trở nên rất 
thuận lợi và hiệu quả. Đề tài cũng góp phần đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt 
lớp, sinh hoạt chủ đề và có đóng góp không nhỏ vào kết quả giáo dục chung của 
nhà trường. 
Những biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc 
trong công tác chủ nhiệm mà đề tài đưa ra có khả năng ứng dụng ở tất cả các 
trường THCS và THPT. Vì vậy, các trường tùy vào tình hình cụ thể có thể vận 
dụng tổ chức các hoạt động giáo dục trong tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt chủ đề, 
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, đáp ứng được những 
yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông mới cũng như xu hướng phát triển 
của thời đại mới. 
 2. Những kiến nghị đề xuất 
2.1. Đối với công tác tổ chức quản lí: 
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 
- Tổ chức mở rộng các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt 
động trải nghiệm trong công tác chủ nhiệm cho giáo viên. 
34 
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động hội thảo chuyên đề đổi mới phương 
pháp giáo dục trong công tác chủ nhiệm để giáo viên được trao đổi, đúc rút kinh 
nghiệm từ bạn bè và đồng nghiệp. 
* Đối với nhà trường 
- Tạo nhiều điều kiện hơn nữa trong công tác chủ nhiệm như hỗ trợ kinh phí 
để GV thực hiện các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt chủ đề... 
- Phát huy tích cực hơn nữa công tác Tư vấn tâm lí học đường cho HS. 
- Bố trí các giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm hướng dẫn giáo dục rèn 
luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho HS thông qua các hoạt động giáo dục tập 
thể, thực hiện chuyên đề về rèn kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh và hướng 
tới giúp các em được học tập theo hướng phát triển năng lực với quan điểm: Biết 
làm gì từ những điều đã biết. 
2.2. Đối với giáo viên: 
- Tham gia các khóa tập huấn về công tác chủ nhiệm. 
- Nâng cao năng lực tư vấn tâm lí học đường. 
- Chủ động, tích cực trong việc tự bồi dưỡng KNS cho bản thân và giáo dục 
KNS cho HS, đặc biệt là Kỹ năng kiểm soát cảm xúc. 
2.3. Đối với trường đại học sư phạm: 
- Xây dựng và triển khai nội dung đào tạo công tác chủ nhiệm; hướng dẫn 
giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. 
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc 
cho học sinh THPT thông qua công tác chủ nhiệm” chúng tôi đúc rút được trong 
quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện nghiêm túc tại trường THPT Hoàng 
Mai. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và hội đồng khoa 
học các cấp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Hoàng Mai, tháng 3 năm 2021 
35 
PHỤ LỤC 
Một số hình ảnh trong hoạt động giáo dục kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho 
HStrường THPT Hoàng Mai 
Câu trả lời khảo sát của HS 
36 
1. Chủ đề: Hiểu biết về cảm xúc 
Trò chơi Hiểu ý đồng đội 
37 
HS lớp xem một số biểu hiển của các loại cảm xúc. 
38 
2. Chủ đề: Làm chủ cảm xúc 
Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả 
39 
Sản phẩm hoạt động nhóm 
3. Chủ đề: Chuyển hóa cảm xúc 
Một số hình ảnh các hoạt động giúp HS chuyển hóa cảm xúc 
HS đóng vai tình huống va chạm gây mâu thuẫn 
40 
Hướng dẫn HS “Lắng nghe tích cực” 
41 
Trò chơi “Tam sao thất bản” 
42 
43 
Kết nối cảm xúc của học sinh và phụ huynh 
44 
Trò chơi “Trao lời muốn nói” 
Học sinh xem phim Người mẹ gù 
45 
Tình thương- nuôi dưỡng cảm xúc tích cực 
4. Một số hình ảnh cuốn Nhật ký cảm xúc của bạn Phan 
Thị Ngọc Ánh, lớp 11A3 
46 
47 
48 
5. Hình ảnh một số hoạt động tuyên truyền và lan tỏa cảm xúc tích cực 
 Viết tâm thư Câu lạc bộ âm nhạc 
49 
Ủng hộ Đồng bào miền Trung vùng lũ 
50 
51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm với kỹ năng sống – Bùi văn Trực – Nxb Hồng 
Đức 
2. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông-PGS-TS 
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS Đinh Thị Kim Thoa –Nxb Đại học quốc gia Hà Nội –
2010. 
3. Bồi dưỡng về kỹ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội 
theo dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2 của Bộ Giáo dục-Đào tạo năm 
2018. 
4. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh THPT-modul 1-THPT-Nguyễn 
Đức Sơn. 
5. Trí tuệ cảm xúc – Daniel Goleman – Nxb Lao động-Xã hôi 2011 
6. Modul 1, 2 trong chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cho GV chuẩn bị 
cho Chương trình giáo dục phổ thông mới. 
7. Bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làn công tác tư vấn 
cho học sinh – Nxb trường Đại học Vinh – Nghệ An – 2019. 
8. Bài giảng Chương trình bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm lớp trường phổ 
thông – Trường Đại học Vinh – Khoa Giáo dục - Nghệ An – 2019. 
9. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường THPT – 
Nxb Giáo dục – 2010. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_ky_nang_kiem_soat_cam_xuc_cho_hoc_sinh_trung_h.pdf
Sáng Kiến Liên Quan