SKKN Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường thông qua việc trải nghiệm tái chế rác thải để học bài “Lựa chọn cơ hội kinh doanh”
Thực trạng rác thải môi trường ở Việt Nam.
Rác thải ở Việt Nam đang là vấn đề mà nhiều người đặt các câu hỏi khi nào thì rác thải được xử lí hết? Khi nào không thấy cảnh rác thải trên các kênh mương trên các ven đường.đặc biệt các thành phố lớn là nơi phát sinh khối lượng rác thải sinh hoạt và công nghiệp khổng lồ. Dân cư tập trung đông đúc, các nhà máy, xí nghiệp mọc lên nhiều khiến tình hình càng thêm trầm trọng. Ngoài lượng rác thải lớn, tình hình thu gom và phân loại rác tại đây cũng chưa được thực hiện triệt để. Trên các con đường rất nhiều rác thải sinh hoạt lung tung. Rác thải công nghiệp tại các nhà máy vẫn chưa được xử lý đúng quy trình.
Các thành phố lớn có lượng rác thải báo động phải kể đến là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Theo thống kê của bộ Tài nguyên và Môi trường rác thải tại các địa điểm này chiếm một nửa lượng rác trên toàn quốc. Tình hình rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh đã chạm mốc 9000 tấn rác mỗi ngày. Đây là con số nguy hiểm và còn tăng lên nếu không có biện pháp cải thiện. Ở một địa điểm khác, 5000 tấn mỗi ngày là thực trạng rác thải ở Đà Nẵng. Rất nhiều bãi chứa rác bị quá tải và không thể xử lý kịp thời lượng rác này.
Tình trạng rác thải hiện nay ở các vùng nông thôn:
Việt Nam có 73% dân số sống ở nông thôn. Theo thống kê, mỗi năm vùng nông thôn thải ra môi trường trên 13 triệu tấn rác sinh hoạt. Ngoài rác, khu vực này còn thải hơn 1300 triệu m3 nước bẩn và 7500 tấn rác sản xuất như vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Lượng rác thải này hàng năm được thải trực tiếp ra môi trường và không được xử lý triệt để. Hoạt động chăn nuôi cũng làm rác thải ở nông thôn tăng cao. Rác từ thức ăn, phân động vật, không được thu gom và xử lý khiến đất và không khí bị ảnh hưởng và ô nhiễm. Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa ở nông thôn cũng gây ra rác thải. Các nhà máy, khu chế xuất thải vào môi trường lượng lớn khí thải và rác. Nhiều nhà máy không đầu tư hệ thống xử lý nước thải khiến nhiều nguồn nước ở nông thôn ô nhiễm nặng.
̀ng cách nào? Câu 3: Em đã kinh doanh mặt hàng nào chưa? Em có ý tưởng kinh doanh mặt hàng nào không? HOẠT ĐỘNG 2. Hình thành kiến thức mới. Các nhóm thuyết trình sản phẩm. Mục tiêu: - Rèn luyện cho học sinh có khẳ năng truyền đạt giữa đám đông. - Giúp cho các em biết cách phản ứng nhanh với các tình huống khác nhau. - Có ý thức góp phần bảo vệ môi trường. - Phát huy được khả năng, thế mạnh của học sinh. Hình thành kiến thức mới Giáo viên chuẩn bị 4 lá thăm đánh số 1,2,3,4. Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên bốc thăm và báo cáo sản phẩm của nhóm. Cả lớp chú ý lắng nghe và quan sát sản phẩm đồng thời yêu cầu các em đặt ra một số câu hỏi liên quan đến chủ đề mà nhóm báo cáo Sau đây là một số báo cáo của các em học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách năm học 2019-2020. Tổng kết hoạt động thông qua một số câu hỏi: Câu 1: Nguyên liệu để làm sản phẩm các em lấy từ đâu? Câu 2: Mục đích của các sản phẩm tái chế là gì? Câu 3: Em sẽ làm gì các sản phẩm tái chế này? Câu 4: Em có dự định mở rộng thêm sản phẩm của mình không? Câu 5: Nguyên liệu mà em chọn có thể tạo ra được sản phẩm nào khác nữa không? Câu 6: Giá thành sản phẩm của em làm là bao nhiêu? Câu 7: Em có dự định tham gia vào lĩnh vực kinh doanh không? HOẠT ĐỘNG 3. Đánh giá và cho điểm. Mục tiêu: - Đánh giá giúp các em hiểu được những cái đã làm được và những cái chưa làm được để từ đó phát huy cái làm được và khắc phục những cái chưa làm được. - Cho điểm nhằm khích lệ động viên các em giúp cho các em sẽ hứng thú hơn khi cô giao nhiệm vụ tiếp theo. Đánh giá và cho điểm. Giáo viên sau khi lắng nghe, quan sát tất cả các báo cáo và sản phẩm sẽ có những nhận xét ưu, nhược điểm của từng nhóm. Để đảm bảo công bằng trong cách cho điểm giáo viên cần cộng điểm cho những em tích cực, trừ điểm những em ý thức chưa tốt. HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập thông qua trò chơi tìm ô chữ. Mục tiêu: - Củng cố lại bài học. - Rèn luyện học sinh có khẳ năng phán đoán, phản ứng nhanh. Giáo viên: Tìm các chữ cái ở ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc thông qua các gợi ý sau: 1. Ô chữ thứ 1 gồm 7 chữ cái: Những nguyên liêu, vật dụng chúng ta không dùng nữa được gọi là gì? 2. Ô chữ thứ 2 gồm 6 chữ cái: Các chai, lọ đã sử dụng được con người sử dụng lại với mục đích khác gọi là gì? 3. Ô chữ thứ 3 gồm 8 chữ cái: Khi kinh doanh muốn mặt hàng của mình được nhiều người biết đến cần phải làm gì? 4. Ô chữ thứ 4 gồm 5 chữ cái: khi đi làm cho nhà hàng hay công ti người làm sẽ được nhận gì? 5. Ô chữ thứ 5 gồm 9 chữ cái: Kinh doanh muốn được mọi người tin tưởng thì sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu gì? 6. Ô chữ thứ 6 gồm 3 chữ cái: Người mua hàng thường quan tâm đến vấn đề này. 7. Ô chữ thứ 7 gồm 6 chữ cái: Muốn xây dựng một nhà máy để sản xuất ra mặt hàng nào đó thì phải đảm bảo yêu cầu gì? 8. Ô chữ thứ 8 gồm 5 chữ cái: Người kinh doanh nắm bắt được yếu tố nào thì sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển? 9. Ô chữ thứ 9 gồm 7 chữ cái: Đây là một lĩnh vực của kinh doanh để tạo ra sản phẩm. 10. Ô chữ thứ 10 gồm 8 chữ cái: Kinh doanh phải chấp hành như thế nào mới được kinh doanh? 11. Ô chữ thứ 11 gồm 9 chữ cái: Đây là dụng cụ đựng đồ phổ biến của người bán hàng. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp án các ô chữ: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 R Á C T H Ả I T Á I C H Ế Q U Ả N G C Á O L Ư Ơ N G C H Ấ T L Ư Ợ N G G I Á A N T O À N C Ơ H Ộ I S Ả N X U Ấ T P H Á P L U Ậ T T Ú I N I L Ô N G HOẠT ĐỘNG 5: Vận dụng. Thông qua tiểu phẩm của nhóm học sinh đã chuẩn bị trước. Mục tiêu: - Thay đổi hình thức dạy và học. - Qua tiêu phẩm để nhắc nhở tuyên truyền cho các em tác hại của rác thải. - Hướng dẫn các em làm quen với các lĩnh vực kinh doanh. Nội dung. Học sinh sẽ diễn một tiểu phẩm với nội dung đã chuẩn bị sẵn theo các gợi ý sau. - Rác thải vứt bừa bãi - Môi trường xung quanh bị ô nhiễm. - Hành động đẹp của một số người tự nguyện vớt rác. - Hình thành một số công ti tái chế rác thải. - Các bài tuyên truyền của cán bộ. - Tạo việc làm cho người dân. HOẠT ĐỘNG 6: Ứng dụng tại gia đình và địa phương. Mục tiêu: - Ôn lại kiến thức đã được học. - Phát huy thêm tính mới sáng tạo của một số học sinh. - Rèn luyện thêm một số kĩ năng như cắt, dán, tạo các kiểu mẫu sản phẩm khác nhau. ỨNG DỤNG TẠI GIA ĐÌNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Tại trường: GV chia lớp làm 4 nhóm: Nhóm 1: Thực hiện thu gom các chai, lọ, bao bì, giấy loại đã sử dụng (Có ghi lại hình ảnh). Nhóm 2: Tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình, bạn bè, người thân về cách xử lí rác thải. Nhóm 3: Vận động người thân, bạn bè hạn chế sử dụng túi ni lông nên sử dụng các túi đựng có khả năng phân hủy nhanh, Nhóm 4: Viết báo cáo về ưu, nhược điểm của lĩnh vực kinh doanh. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Các nhóm thảo luận để đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, có hình ảnh, có minh chứng cụ thể. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: - Các nhóm đã thực hiện nhiệm vụ nạp lại sản phẩm để giáo viên kiểm tra đánh giá. Giáo viên có thể cho điểm để học sinh làm việc có trách nhiệm nhiệt tình hơn. Giáo viên nhấn mạnh: Thông qua bài học các em đã biết cách tái chế một số sản phẩm nhằm hạn chế được phần nào đó về ô nhiễm môi trường đồng thời góp phần tạo được thu nhập cho bản thân. Về nhà các em cần hoàn thiện các sản phẩm, tăng cường quảng cáo để nhiều người biết đến cách làm và sử dụng. Có thể mở rộng để tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa. IV. HÌNH ẢNH CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM TÁI CHẾ V. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TIỂU PHẨM, BÀI THƠ. 1. Tiểu phẩm của lớp 10C2. Ở một làng nọ người dân sinh sống gần một hồ nước lớn. Một số gia đình thường thu gom các rác thải sinh hoạt bỏ vào túi bóng vứt xuống hồ nước hoặc ven bờ hồ. Bạn Nam: Nhiều hôm đi học thấy người dân vứt rác xuống hồ nhưng không dám nói chỉ thấy buồn và ấm ức. Bạn Nga, bạn Thanh (Vai mẹ bạn Hòa và Hòa): Mẹ của Hòa chồng mất từ rất lâu mẹ ở vậy nuôi Hòa. Mẹ làm nghề nông nghiệp, mỗi lúc rảnh rỗi mẹ tranh thủ ra bờ hồ nhặt rác về bán. Hòa là người con hiếu thảo vừa chăm ngoan, vừa học giỏi lại có năng khiếu vẽ và thích nghiên cứu sáng tạo. Những lúc không đi học Hòa giúp mẹ phân loại rác để đi nhập. Hòa thấy giá thành các phế liệu rất thấp nên đã nảy sinh ra một ý tưởng, Hòa lựa các rác của mẹ rồi tái chế tạo ra các giỏ đựng hoa, Hòa xin bạn bè, mua thêm một số hoa về trồng. Qua nhiều ngày Hòa đã tạo ra được một vườn với nhiều giỏ hoa khác nhau nhưng rất đẹp. Một số người thấy vậy nên đã đặt hàng và mua hoa của Hòa (Bạn Nhung, bạn Lan, bạn Bình đóng vai người mua hoa). Bạn Hòa : Lên lớp khỏe với các bạn và cô chủ nhiệm số tiền bán được từ giỏ hoa tái chế đủ để đóng tiền học không phải xin mẹ nữa. Bạn Tuấn, bạn Vinh, bạn Thái (vai bác Bình, bác Dương, bác Hoàng): Là những người dân sống gần bờ hồ. Bác Bình: Đến nhà bác Dương, bác Hoàng hỏi các bác giếng các bác có bị vẩn đục và có mùi hôi không chứ giếng nhà tôi mấy hôm nay cứ bị như vậy Bác Dương, bác Hoàng: Ừ, nước nhà chúng tôi mấy hôm nay không hiểu tại sao cũng bị vẩn đục và hôi. Bác Bình: Tại các bác cả và nhiều người gần hồ nữa ngày nào các bác cũng xả rác xuống hồ như vậy thì nước đục là đúng rồi. Bác Dương, bác Hoàng: Đáp trả rất to tiếng và tức giận, rác chúng tôi vứt từ mấy năm nay rồi mà nước vẫn trong chứ không hiểu tại sao mấy hôm nay bị như vậy. Ba người nói qua nói lại rất lâu. Bạn Thưởng (Vai bác trưởng thôn Quyết): Vừa đi làm về nghe tiếng ồn ào liền dừng xe hỏi chuyện. Nghe xong bác Quyết liền nói. Bác Quyết: Hồ nước này trước đây nước trong lắm nhưng gần đây xung quanh hồ, dưới hồ có nhiều rác nên nước vừa đục vừa hôi chắc lâu dần nó ngấm vào giếng các bác đó để tôi nhờ người đến kiểm tra. Bạn Đạt ( Vai người kiểm tra khảo sát môi trường): Các bác ạ em đã khảo sát và đưa máy kiểm tra kết quả cho thấy nguồn nước ở vùng này bị ô nhiễm nặng. Nguyên nhân do các chất thải quá nhiều lâu dần nó ngấm vào trong đất trong nước. Bác Dương: Thế ạ. Vậy bây giờ phải làm sao hả anh Bạn Đạt: Việc đầu tiên là mọi người hãy tập trung vớt rác dưới hồ và xung quanh hồ thu gom lại và xử lý đúng quy trình, từ nay không được ai vứt bỏ rác xuống hồ đồng thời cần phải mua các chế phẩm sinh vật học như Effective Microorganisms hoặc sử dụng hệ động thực vật tham gia loại bỏ chất hữa cơ, các chất lơ lửng có thể sử dụng thực vật thủy sinh như bèo tây, bèo cái, rau muống để giảm ô nhiễm môi trường. Bác Hoàng: Chúng tôi sẽ làm ngay cảm ơn anh nhiều cúng tôi hứa sẽ không vứt rác bừa bãi nữa. Bác Dương: Tôi sẽ tình nguyện làm mấy cái biển cấm đổ rác cắm xung quanh bờ hồ để nhắc nhở cho mọi người biết nữa. Bác Quyết: Tốt lắm mọi người bắt tay làm việc đi để kịp thời có nước sạch mà dùng. 2. Tiểu phẩm của lớp 10C3. Vào một buổi sáng lúc đang đi xe trên đường bỗng Phong và Trâm thấy một bãi rác ven đường vừa bốc mùi hôi thối, vừa mất cảnh quan môi trường Phong dừng xe lại nói với Trâm Phong: Tại sao thôn này lại vứt rác bữa bãi thế này nhỉ, không vứt một chỗ mà vứt rất nhiều chỗ. Trâm: Đúng vậy ta mới đi gần 1km mà thấy mấy chỗ vứt rác. Phong: Ta nên làm gì bây giờ chứ để như vậy sẽ ô nhiễm môi trường lắm. Trâm: Ừ ta đã được cô giáo dạy cách thu gom và tái chế rác thải rồi vậy bây giờ ta thử thực hành xem sao. Phong: Mình nhất trí ta cùng làm thử xem. Linh: Ê hai bạn làm gì đó rủ đi chơi sao không đi mà ngồi bới chỗ hôi thối thế này. Điệp: Đúng vậy hai bạn rảnh quá ha. Phong: Đúng là rất hôi không biết tại sao ai lại vứt rác đây nhiều như vậy. Bọn mình đang định thu gom một số rác về phân loại và tái chế như cô đã dạy. Trâm: Việc này còn có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường nữa đấy, các cậu có muốn làm cùng không? Linh, Điệp: Có chúng tớ cũng muốn được thực hành xem thế nào. Điệp: Các chai nhựa này để làm gì nhỉ? Trâm: Làm đồ dùng học tập, lọ đựng hoa. Linh: Các lá cây, vỏ quả này làm gì? Phong: Các cậu nhanh quên thế cô nói các rác hữu cơ sẽ ủ làm phân bón cho cây trồng đó. Linh: Rác nếu biết cách thì sẽ tận dụng được hết nhỉ Trâm: Đúng vậy nếu mọi người được học được biết cách phân loại rác thì sẽ hạn chế được ô nhiễm môi trường đồng thời còn kiếm thêm thu nhập nữa. 3. Ví dụ : Thơ của lớp 10C3. TÁI CHẾ RÁC CÙNG EM Nếu em yêu thiên nhiên Khi thấy mẹ dọn rác Hãy phân loại theo tên Để rác được tái chế Tất cả mọi hàng phế Như giấy, nhựa ,thủy tinh Sẽ trở nên mới tinh Nhờ chúng được tái chế Quả thật là như thế Mọi loại giấy đỏ xanh Ai nghĩ có thể thành Một giỏ hoa thật xinh Một điều kì diệu hơn Những cái chai cũ kĩ Cho vào máy xử lí Là chúng lại mới ngay Thật là kì diệu thay Những gì làm bằng nhựa Khi ta không dùng nữa Có thể tái chế luôn Làm những gì bạn muốn Để môi trường sạch luôn 4. Ví dụ : Thơ của lớp 10C8. ĐỪNG VỨT EM Tên em gọi là rác Em lăn lóc ngoài đường Cô chú đi qua đường Hãy nhặt em lên với Rồi đưa em về nơi Chỗ tập kết rác thải Sau đó hãy phân loại Để em được tái chế Hữu cơ thành phân xanh Cho cây trồng tốt lành Vô cơ đem tái chế Chai, lọ nhựa có thể Trở thành vật hữu ích Bao ni lông khoan vứt Giặt sạch sử dụng lại Cho môi trường thêm xanh PHẦN D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Mỗi môn học đều có những thú vị, niềm vui trong đó chứ không riêng gì các môn học thi tốt nghiệp hay thi học sinh giỏi vì vậy để thu hút học sinh mỗi giáo viên cần mạnh dạn, tìm ra phương pháp dạy học mới. Các năm trước bài học 52 này tôi dạy kiến thức trong sách giáo khoa đều bị học sinh phản ánh thu nhập ít như vậy ai làm cô và tôi phải giải thích là sách này viết năm 2005 nên mức thu nhập như vậy là hợp lí chứ như thời điểm hiện tại thì thu nhập như vậy là không hợp lí. Năm 2019-2020 tôi mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học thấy các em rất tích cực kể cả lớp chọn và lớp thường. Qua phương pháp này tôi còn phát hiện được nhiều em tuy học lí thuyết không tốt nhưng khi thực hành thực tế các em làm rất tốt. Nhiều sản phẩm được các em tái chế như hộp đựng bút, hộp đựng giấy ăn, lọ hoa tôi thấy rất thiết thực và giá thành rẻ nên tôi nghĩ cần cho các em được trải nghiệm nhiều để các em phát huy được những tài năng của mình góp phần hạn chế rác thải gây ảnh hưởng đến môi trường đến sức khỏe của con người đồng thời tiết kiệm được một phần nào đó chi phí. Một số sản phẩm các em đã hoàn thành được đăng lên mạng thì có rất nhiều lời bình luận khen ngợi và được một số người đặt hàng như vậy tôi nghĩ đó là thành công ban đầu của cô và trò. II. KIẾN NGHỊ. Là một giáo viên giảng dạy môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông tôi xin có một số kiến nghị, đề xuất sau: - Mỗi lớp học trường học cần cho học sinh thu gop và phân loại rác sau đó mới xử lí. Thực tế hầu hết các trường mới chỉ cho học sinh thu rác sau đó đốt mà rác ở trường cũng rất đa dạng đó là giấy, bao bóng, chai lọ nhựa....khi đem đốt rất ô nhiễm môi trường. - Cần có sự chỉ đạo mang tính hệ thống và triển khai rộng rãi hơn về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hoạt động trải nghiệm, khảo sát thực tiễn trong giải quyết bài học ở trường. - Mỗi địa phương cần tuyên truyền về cách thu gom rác, vị trí để thu gom rác. - Xử lí nghiêm những trường hợp vứt xả rác bừa bãi. - Tăng cường tập huấn, tuyên truyền người dân về tác hại của rác. - Tuyên truyền những kinh nghiệm về cách tái chế rác. - Hiện nay trên đồng ruộng, trên các kênh mương, ao hồ có rất nhiều vỏ chai thuốc hóa học đã sử dụng vứt bừa bãi, nhiều túi bóng đựng rác... Đề nghị mỗi địa phương cần tổ chức các đội thu gom và tiêu hủy các sản phẩm đó. - Công nghệ ngày càng phát triển vì vậy dạy học hướng nghiệp cần định hướng cho học sinh có thể làm nhiều việc khác nhau để kiếm thêm thu nhập - Lượng rác thải ở trường học cũng rất nhiều nên các trường cân phát động phong trào gây quỹ từ rác thải bằng cách cộng thêm điểm cuối mỗi kì cho ba lớp nào gây được nhiều quỹ nhất. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Mẫu phiếu lấy ý kiến của học sinh về phương pháp học thực hành trải nghiệm Em hãy đánh dấu x về phương pháp dạy học trải nghiệm Lớp Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú 10C Kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú 10C1 47 45 2 0 10C2 44 41 3 0 10C3 43 36 7 0 10C8 40 30 6 2 10C9 40 32 7 1 10C10 41 33 5 3 Tổng 255 219 30 6 Tỷ lệ % 100% 85% 11% 4% Phụ lục 2: Đề kiểm tra 15 phút. Mục đích yêu cầu: Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của các em về phần kinh doanh đồng thời qua đó để đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên. Tổ chức kiểm tra nghiêm túc, đúng thời gian quy định, chấm trả bài kịp thời. Đánh giá học sinh ở các cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, Vận dụng thấp, vận dụng ở mức cao. Hình thức kiểm tra Trắc nghiệm. Đề kiểm tra. Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1: Kinh doanh là việc Thực hiện một công đoạn mà pháp luật cho phép nhằm thu lợi nhuận. Thực hiện một số công đoạn mà pháp luật cho phép nhằm thu lợi nhuận. Thực hiện tất cả các công đoạn mà pháp luật cho phép nhằm thu lợi nhuận. Tất cả các ý trên. Câu 2: Vốn kinh doanh được chia làm mấy loại? 2 3 4 5. Câu 3: Doanh nghiệp nhỏ có mấy đặc điểm? 2 3 4 5 Câu 4: Bác An bán áo, quần ở Chợ Cồn vậy theo em nghề của bác thuộc lĩnh vực nào? Sản xuất. Thương mại. Dịch vụ Câu 5: Chị Loan mở một cựa hàng cắt tóc, gội đầu vậy theo em nghề của chị thuộc lĩnh vực nào? Sản xuất. Thương mại. Dịch vụ. Câu 6: Có mấy lĩnh vực kinh doanh? 2 3 4 5 Câu 7: Căn cứ nào để xây dựng kế hoạch kinh doanh? Nhu cầu thị trường. Vốn. Hạn chế thấp nhất rủi ra đến với doanh nghiệp. Cả ba ý trên. Câu 8: Kinh doanh hộ gia đình có đặc điểm nào? Quy mô nhỏ, sở hữu tư nhân, lao động là thân nhân trong gia đình. Quy mô vừa, sở hữu tư nhân, lao động là thân nhân trong gia đình. Quy mô lớn, sở hữu tư nhân, lao động là thân nhân trong gia đình. Câu 9: Trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân, chủ sở hữu là: Chủ tịch công ty Chủ tịch hội đồng thành viên Trưởng ban kiểm soát. Các câu trên đều đúng. Câu 10: Bên vi phạm hợp đồng kinh doanh trong trường hợp nào sau đây được miễn trách nhiệm Theo sự thỏa thuận của các bên. Xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia. Tất cả đều đúng. Đán án. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 19 Đáp án d a b b c b d a a b Kết quả của 6 lớp như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 10C1 47 40 85% 7 15% 0 0 0 0 0 0 10C2 44 39 87% 5 13% 0 0 0 0 0 0 10C3 43 36 84% 7 16% 0 0 0 0 0 0 10C8 40 15 38% 15 38% 10 24% 0 0 0 0 10C9 40 14 35% 15 38% 11 27% 0 0 0 0 10C10 41 15 37% 15 37% 11 26% 0 0 0 0 Qua số liệu trên chúng ta thấy rằng việc học theo phương pháp trải nghiệm giúp học sinh tiếp thu bài được rất tốt. Vì vậy giáo viên chúng ta nên cho học sinh được học phương pháp này ở nhiều bài hơn để học sinh sẽ hứng thú hơn trong học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách công nghệ 10. NXB giáo dục. 2. Thiết kế bài giảng công nghệ 10. Nguyễn Minh Đồng. 3. Nghiên cứu thông qua các tài liệu có liên quan đến đề tài trên mạng internet 4. Các tài liệu về lí luận dạy học đề cập đến quan điểm dạy học liên môn tích hợp và phát huy năng lực của người học. 5. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT “Nhà xuất bản giáo dục” 6. Sách giáo viên Công nghệ 10 7. Nguyễn Duân, 2007. Thiết kế bài dạy học kỹ thuật lâm nghiệp – THPT theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh, báo cáo đề tài cấp trường, Mã số: T04 - GD 97, ĐHSP Huế. 8. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Công nghệ 10. 9. Giới thiệu giáo án Công nghệ 10. “Đổ Hồng Ngọc -Trần Qúy Hiên” Nhà xuất bản Hà Nội
File đính kèm:
- skkn_giao_duc_hoc_sinh_bao_ve_moi_truong_thong_qua_viec_trai.doc