SKKN Giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh qua dạy học Địa lí Lớp 12 - Trung học Phổ thông
Thực trạng dạy học giáo dục về chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí
nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh.
Để hiểu rõ “giáo dục về chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh” trong dạy địa lí ở nhà trường
phổ thông, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát một số trường THPT trên địa
bàn Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu.
3.1. Về nội dung điều tra:
Đối với Giáo viên: Chúng tôi tập trung làm rõ một số vấn đề chủ yếu như:
Sự cần thiết phải giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa lí;
những nội dung về vấn đề biển, đảo trong SGK Địa lí lớp 12 hiện hành; phương
pháp dạy học; những ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
về vấn đề biển, đảo trong các bài học Địa lí lớp 12 ở trường THPT.
Đối với Học sinh: Tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản như sau: Tìm
hiểu sự hứng thú của HS đối với vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam, nhận
thức của HS về vấn đề chủ quyền biển, đảo thông qua các môn học, các hình
thức giáo dục chủ quyền biển, đảo được tổ chức trong nhà trường, sự hiểu biết
của các em về vấn đề chủ quyền biển, đảo.7
3.2. Về phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với GV, HS, quan sát, dự giờ.
Sau khi xử lý các nguồn thông tin điều tra, kết quả điều tra thực tế đã cho phép
tôi rút ra một số kết luận về các vấn đề đã đặt ra như sau:
- Về phía giáo viên:
Khi hỏi về sự cần thiết phải giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong
dạy học Địa lí lớp 12 THPT: 100% GV được hỏi đều cho rằng đây là việc làm
rất cần thiết, từ đó cho thấy GV đã nhận thức vai trò môn Địa lí trong dạy học
biển - đảo
Về sử dụng phương pháp dạy học: Có 50% ý kiến cho rằng cần sử dụng
linh hoạt, hiệu quả các phương pháp dạy học kết hợp giữa dạy học hiện đại và
truyền thống nhằm phát huy được tính tích cực, độc lập của HS. Tuy nhiên vẫn
còn một số GV có ý kiến không muốn đổi mới phương pháp dạy, vẫn muốn sử
dụng phương pháp truyền thống vì tốn thời gian.
Khi hỏi về hình thức để giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong
dạy học 80% ý kiến GV cho rằng muốn thực hiện việc giáo dục chủ quyền biển,
đảo cho HS trong bài học chính khóa, 20% ý kiến GV chọn hình thức ngoại
khóa để tuyên truyền giáo dục về vấn đề này.
Qua phân tích kết quả điều tra, cho thấy giáo viên vẫn ngại thay đổi
phương pháp và hình thức dạy học.
- Về phía học sinh:
Kết quả thu được từ phiếu điều tra HS về sự cần thiết của việc được học
chủ quyền biển, đảo trong chương trình môn Địa lí, trong các hoạt động ngoại
khóa. Khi hỏi hiểu biết của các em về những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến
biển, đảo Việt Nam cũng như những tài liệu chứng minh cho chủ quyền của
nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Chỉ có khoảng 30% HS
trả lời đúng, còn lại đa số các em trả lời sai hoặc không trả lời.
Khi đề cập tới các hình thức giáo dục chủ quyền biển, đảo đã được tổ
chức trong nhà trường: Có 90% ý kiến HS cho rằng đã đưa vào chương trình nội
khóa dạy lồng ghép trong một số môn học như Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa
lý, Giáo dục quốc phòng; 10% HS cho rằng nhà trường đã tiến hành tổ chức
hoạt động ngoại khóa.
Về hình thức giáo dục chủ quyền biển, đảo gây hứng thú cho HS: Đa số
các em cho rằng hình thức tổ chức ngoại khóa gây nhiều hứng thú cho các em
trong học tập (80%), một số ít (20%) cho rằng bài học nội khóa.
Vấn đề giáo dục chủ quyền biển, đảo trong trường phổ thông hiện nay
chưa đồng bộ, cơ bản chưa được tiến hành. Điều này dẫn tới việc tiếp thu của
HS thực sự chưa thấu đáo. Bên cạnh đó, trong hoạt động ngoại khóa, nhiều8
trường chỉ giao cho một số ít GV trong trường thực hiện, cách làm này có chiều
rộng về phong trào hơn là chiều sâu về kiến thức, do đó hiệu quả giáo dục mang
lại chưa cao.
i về biển đảo, đặc biệt là 2 quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đặc biệt là hình ảnh chim bồ câu bay trên nền biển - đại diện cho hòa bình và mong muốn sự hòa bình trên Biển Đông. + Xa xa là hình ảnh dàn khoan dầu khí đang rực cháy. Không phải dàn khoan bình thường mà là dàn khoan đang có lửa cháy. Thể hiện dàn khoan đang hoạt động hút dầu khí để phát triển kinh tế - xã hội. + Hình ảnh trống đồng hiện lên thể hiện cho nền văn hiến ngàn đời của dân tộc ta + Trái tim đỏ như hàng triệu con tim của bao người con đất Việt luôn hướng về biển đảo tổ quốc. Có khi nào bạn tự hỏi, cá ở đại dương có bao giờ hết không? Nếu đánh bắt quá mức thì hậu quả mà nó đem lại sẽ thế nào? Bạn có tin vào việc đại dương rộng lớn như thế nhưng sẽ có lúc không còn cá để đánh bắt nữa không? Ví dụ 4: Tranh vẽ về sử dụng tài nguyên biển đảo (Tổ 3 – 12 A1) Đại dương đã cung cấp cho chúng ta nguồn cá biển và nhiều loại hải sản dồi dào trong suốt hàng triệu năm qua. Mới chỉ cách đây vài thập kỉ đại dương vẫn còn nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, nhưng điều này đã không còn là câu chuyện của hiện tại. 44 Nhờ công nghệ và kĩ thuật hiện đại, việc đánh bắt hải sản phục vụ nhu cầu của con người đã dễ dàng. Ngày càng nhiều cá bị đánh bắt, khiến cho lượng cá trên các đại dương giảm đi và cạn kiệt; nhiều loài sinh vật biển cũng vô tình bị tiêu diệt trong quá trình đánh bắt này. Vậy tại sao việc khai thác quá mức lại xảy ra ngày một nhanh chóng đến thế? Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được cho là do sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ cá và đánh bắt cá bất hợp pháp, bên cạnh việc công nghệ đánh cá ngày càng tiên tiến hơn. Nhiều ngư trường trên thế giới đã trang bị các loại tàu đánh cá có công suất khai thác lớn và trang thiết bị hiện đại. Một chuyến ra khơi của những chiếc tàu này có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí hàng tháng, có thể đánh bắt cá ở sâu dưới đáy đại dương và nhiều con tàu còn có khả năng chế biến cá tươi trên đường quay trở lại đất liền. Một số tính toán cho thấy: tổng khối lượng công cụ khai thác trên toàn cầu hiện nay đủ để khai thác cá đại dương trên 4 hành tinh có hệ sinh thái giống như Trái Đất. Ở bức tranh trên, ta có thể thấy tình trạng trước (before) và sau khi (after) thể hiện hậu quả việc đánh bắt cá quá mức. Nó rung lên một hồi chuông cảnh tĩnh: Đã đến lúc con người cần nghiêm túc hành động để cứu lấy Trái Đất này. Ngày nay, nhiều tàu cá sử dụng các phương pháp đánh bắt có tính hủy diệt như lưới rà đáy (giã cào bay), sử dụng hóa chất và các chất gây nổ. Các phương pháp này gây ra những vấn đề nghiêm trọng như hủy diệt cuộc sống hoang dã dưới đáy đại dương: phá hủy các rạn san hô, các móc câu vô tình làm hại, thậm chí giết chết chim biển hay găm vào thân các động vật có vú sống trong đại dương. Bên cạnh các loại cá cần đánh bắt, những lưới đánh cá loại lớn còn bắt phải những loại hải sản không có giá trị kinh tế và thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng, như sao biển, nhím biển, sâu biển, rắn biển, hải cẩuvà cả những đàn cá con. Những sinh vật biển dính lưới này hầu hết sẽ bị chết và ném trở lại biển. Nhìn chung, việc khai thác quá mức là mối đe dọa lớn tới môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học đại dương. Áp lực từ việc đánh bắt là một trong những nguyên nhân làm thay đổi sự phân bố và số lượng các loài sinh vật biển. Mỗi cá thể sinh vật biển có một vai trò nhất định trong việc cân bằng hệ sinh thái dưới đại dương. Để sinh trưởng mạnh mẽ, các sinh vật biển cần có môi trường sống và chất dinh dưỡng phù hợp, nhiều trong số đó phụ thuộc vào các sinh vật khác. Việc đánh bắt quá mức có thể tàn phá và hủy diệt môi trường sống, hệ sinh thái biển và phá vỡ chuỗi thức ăn. Vốn sinh ra và lớn lên tại một tỉnh miền Trung, sống ở khu vực ven biển. Chúng em chọn vẽ bức tranh này vì nó thể hiện được thực trạng nguy cấp hiện nay mà chúng em đã đề cập đến, cũng như thông qua đó để gửi thông điệp tới mọi người, không chỉ những ai đang đọc bản báo cáo này mà còn đến với cả những người dân làng chài, những cơ quan, chức trách. 45 VD 5: Tranh vẽ về bảo vệ chủ quyền biển đảo (Tổ 2 - Lớp 12A3) Cô gái trong bức tranh là biểu hiện cho thế hệ trẻ nói riêng và toàn thể người Việt Nam nói chung. Màu tóc là màu đỏ của lá cờ Việt Nam là màu máu của trái tim một trái tim đầy áp tình yêu đối với biển đảo của tổ quốc. Hai tay cô ôm trọn lấy biển đảo của đất nước, ôm nó thật chặt trong trái tim của mình. Có thể nơi biển đảo chiếm vị trí quan trọng trái tim mỗi con người Việt Nam. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay, từ trong sâu thẳm lòng mình ai ai cũng có một tình cảm đặc biệt dành cho tổ quốc thiêng liêng. Đừng bao giờ quên rằng, một tấc đất, một mét vuông vùng biển đảo mà tổ tiên đã để lại, chúng ta quyết không bao giờ để mất.Và, trách nhiệm đòi lại các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đoạt là khát khao cháy bỏng của mọi thế hệ người Việt Nam. Biển - đảo là không gian sinh tồn, là bờ cõi thiêng liêng, là máu thịt...của dân tộc! Đảo là nhà biển là quê hương. Ví dụ 6: Tranh về sử dụng hợp lí tài nguyên biển (Tổ 1 - Lớp 12 A3) Nhà thơ Huy Cận đã viết: “ Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta từ thuở nào” Tài nguyên biển vô cùng quý giá, đặc biệt là đối với đất nước ta. Ông cha ta cũng đã từng nhận định về tài nguyên của đất nước “ Rừng vàng biển bạc” và để sử dụng tài nguyên biển một cách hợp lí. Chúng ta cần khai thác một cách khoa học và hợp lí có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường. 46 Ở bức tranh thứ nhất, thể hiện những hình ảnh vài năm gần đây xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông là việc khai thác một cách quá đà nguồn thủy hải sản. Dân số tăng lên thì đi đôi với việc nhu cầu của người dân ngày càng tăng lên là điều tất yếu của đất nước ta. Ở bức tranh thứ hai, sự việc Formosa Hà Tĩnh đã cảnh tỉnh cho nhà nước chúng ta để có chính sách về vấn đề bảo vệ môi trường biển. Sự kiện đó đã khiến cho Việt Nam thiệt hãi một số tiền lớn, lượng cá chết khiến cho sản lượng thủy sản của ta giảm nhanh trong một thời gian. Quang cảnh của vùng biển Việt Nam thật sự rất tồi tệ, xác cá nổi trên mặt biển gây nhưng nhiều hôi khó chịu. Những người được hưởng lợi từ biển lại làm hại chính nơi nuôi sống mình. Những người dân vùng biển cứ thế xả rác thải. Từ vụ việc Formosa Hà Tĩnh, nhà nước chúng ta mới chú ý đến việc xử lí những cơ quan, nhà máy xả thẳng nước thải ra môi trường mà không qua xử lí môi trường. Ở bức tranh thứ ba, như ý tưởng là sự khác biệt khi chúng ta sử dụng tài nguyên biển hợp lí và bảo vệ tài nguyên môi trường. Khi sử dụng tài nguyên biển hợp lí, sản lượng nuôi trồng thủy hải sản vẫn tiếp tục gia tăng và môi trường sẽ trở nên đẹp hơn. 2.3. Xây dựng nội dung Website về chủ quyền biển đảo. Học sinh xây dựng video hùng biện các chủ đề, các bài hát, tranh tuyên truyền, câu hỏi về chủ quyền biển đảo đưa lên Website của trường. * Các bước thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS từng lớp Bước 2: HS phân công cụ thể nhiệm vụ từng thành viên và xây dựng kế hoạch thực hiện. Bước 3: GV phê duyệt đề cương. 47 Bước 4: HS thực hiện. Bước 5. GV thẩm định, đánh giá kết quả. HS đánh giá HS. Bước 6: GV chọn lọc nội dung, phối hợp với ban quản trị trang Website của nhà trường để đưa nội dung dạy học biển đảo lên trang http//thpthoangmai.edu.vn. * Ví dụ 1: Phân công nhiệm vụ - dự án ngoại khóa - biển đảo (Tổ 1- lớp 12A3) TT Thành viên Nhiệm vụ Đánh giá 1 Hồ Nhữ Nam Anh Hát, ý tưởng Tốt 2 Vũ Tuấn Anh Ý tưởng Khá 3 Nguyễn Việt Anh Hát, ý tưởng Tốt 4 Nguyễn Quang Diệu Ý tưởng Khá 5 Nguyễn Hoàng Dũng Hát, ý tưởng Tốt 6 Hồ Sỹ Tiến Đạt Ý tưởng Khá 7 Vũ Thu Hương Bài luận Tốt 8 Văn Thị Hiền Bài luận Tốt 9 Ngô Thị Hoài Vẽ tranh-thuyết trình Tốt 10 Trần Nguyễn Trà My Vẽ tranh-thuyết trình Tốt * Ví dụ 2: Các sản phẩm của học sinh đưa lên Website trường THPT Hoàng Mai VD1: Bài hùng biện về chủ quyền biển đảo: - /uploads/news/2021_03/bai-hung-bien-tuyen-truyen-ve-bien.docx Thực hiện: Nhóm 1 - 12 A13 VD2: Thiết kế phim tài liệu, dựng video ca nhạc về biển đảo quê hương Thực hiện: Nhóm 2 - 12 A13 - https//youtu.be/lASobYLa4jw VD3. Vẽ tranh tuyên truyền – thuyết trình chủ đề theo tranh: - /uploads/news/2021_03/ve-tranh-va-thuyet-minh-noi-dung-tranh-tuyen-truyen- chu-de-bien-dao.docx. VD4: Báo cáo thảo luận: 48 - /uploads/news/2021_03/bao-cao-bien-luan-nhom-1-1.docx III. Thực nghiệm và minh chứng kết quả cụ thể 3.1. Lựa chọn bài thực nghiệm Tiết PPCT 49: Bài 42 - VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO 3.2. Tổ chức thực nghiệm 3.2.1 Đối tượng thực nghiệm Học sinh các trường THPT trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai; huyện Quỳnh Lưu. Trong đó quá trình thực nghiệm tại THPT Hoàng Mai, cụ thể: - Lớp thực nghiệm: 12A13; Số lượng HS: 45 - Lớp đối chứng: 12A2; Số lượng HS: 43 Hai lớp này đều có số lượng học sinh gần như nhau, hạnh kiểm và học lực tương đương nhau 3.2.2. Thời gian thực nghiệm 49 Trong năm học 2019 - 2020; 2020 - 2021. 3.2.3. Cách thức tiến hành thực nghiệm Tiến hành dạy song song ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo kế hoạch thực nghiệm tại trường với bài dạy “Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo” - Lớp thực nghiệm: Giảng dạy bài với giáo án có giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển - Lớp đối chứng: Giảng dạy bài với giáo án không có giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển - Sau khi dạy ở 2 lớp giáo viên phát phiếu điều tra, khảo sát học sinh về vấn đề chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển (Phụ lục 1) - Một số hình ảnh tiết dạy thực nghiệm => (Phụ lục 2) 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm Kết quả thu được: Mức độ và tỉ lệ đạt được về sinh về vấn đề chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 12 A14 (Thực nghiệm) 26 57.8 15 33.3 4 8.9 0 0 0 0 12 A2 (Đối chứng) 6 14 13 30.2 17 39.5 5 11.6 2 4.7 3.4. Kết luận thực nghiệm Qua thực nghiệm, ta thấy rõ hiệu quả của giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở lớp thực nghiệm do các em tiến hành hoạt động tìm hiểu, sáng tạo nên tỉ lệ học sinh hình thành được kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu ở mức tốt và khá. Ngược lại ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh hoàn thành được mức tốt và khá với bài khảo sát thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, khi quan sát học sinh ở các lớp trong các tiết học cũng thấy rõ sự khác biệt giữa hai lớp này. Lớp thực nghiệm, HS hoạt động tích cực, hào hứng, không khí học tập sôi nổi, các em đã hình thành được ý thức về vấn đề chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Lớp đối chứng, HS ít hứng thú hơn, hạn chế hình thành thái độ, kiến thức và kỹ năng về vấn đề biển đảo nước ta. 50 PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận Trong quá trình dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông, ngoài việc đảm bảo nội dung chương trình theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, người giáo viên luôn cần nghiên cứu, tìm tòi, đa dạng những hình thức học tập cho học sinh; giúp HS hình thành ý thức, kiến thức, kỹ năng về những vấn đề cần thiết mang tính thời sự mà chương trình học tập còn có sự hạn chế trong chương trình dạy học. Về chủ quyền biển đảo, môi trường và sử dụng tài nguyên biển đang diễn ra những vấn đề hiện trạng không chỉ đối với quốc gia mà còn xảy ra ngay tại địa phương, do vậy việc giáo dục về biển đảo cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa to lớn. Quá trình nghiên cứu đề tài hoàn toàn nghiêm túc, khách quan, được tiến hành trong thực tiễn dạy học Địa lí ở trường phổ thông, có sự tham gia hợp tác của các giáo viên trong tổ bộ môn, các em học sinh. Các nguồn tư liệu được sử dụng trong đề tài đều có nguồn gốc rõ ràng, có tính pháp lí và độ tin cậy cao, đề tài “Giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh qua dạy học môn Địa lí lớp 12 THPT” có ý nghĩa nhất định đối với bản thân tác giả, đối với tập thể học sinh và giáo viên bộ môn. Đề tài đã cập nhật và bổ sung cơ sở lí luận và thực tiễn, nắm được thực trạng giáo dục biển đảo cho học sinh THPT hiện nay. Tính mới, tính sáng tạo của đề tài là đưa nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển lồng ghép vào chương trình địa lý cho học sinh lớp 12 - THPT theo nhiều hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học đa dạng, tạo sự thu hút, hứng thú cho học sinh tìm hiểu. ngoài ra, Đề tài còn có thể áp dụng trong các chuyên đề dạy học tích hợp mở rộng, liên môn với các môn học khác như Lịch sử, Giáo dục công dân, Văn học, GDQPAN... Điều này cho thấy đề tài không chỉ góp phần đưa ra được những giải pháp hiệu quả cho việc tiến hành dạy học giáo dục về biển đảo mà còn tiếp cận gần với nội dung, phương pháp dạy học của chương trình giáo dục phổ thông 2018, đó là dạy học tích hợp, gắn liền với thực tiễn; theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực mới cần có của người học sinh. Học sinh thông qua hoạt động tìm hiểu về biển đảo, hình thành ý thức, tình yêu sâu sắc và trách nhiệm bản thân với các vấn đề biển đảo quê hương, đồng thời hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng địa lý cần thiết trong học tập, cuộc sống. Với những nội dung đã đạt được hi vọng đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường phổ thông. Tác giả cũng rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. 51 2. Những kiến nghị đề xuất - Tăng cường việc giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trong nhà trường THPT. - Do điều kiện có hạn mà đề tài không thể trình bày thực nghiệm ở tất cả các bài học mà trong nội dung đề tài đề cập đến nhưng rất mong việc giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh sẽ được các giáo viên, học sinh quan tâm và áp dụng rộng rãi, mở rộng hơn nữa phạm vi đề tài. - Tăng cường thêm các hoạt động ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển sẽ đưa vào đại trà, hữu dụng với các hoạt động thực tiễn, hành động thiết thực. - Nên tổ chức thêm các buổi chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trong môn Địa lí để giáo viên nhiều trường có thêm những phương pháp hay trong tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh. - Những sáng kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên ở nghành Địa lí nên được sưu tập, phổ biến trong nghành để đồng nghiệp cùng trao đổi, rút kinh nghiệm, học hỏi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí của tỉnh nhà. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và cung cấp đầy đủ thiết bị, phương tiện dạy học, đặc biệt là tăng cường thêm các phòng máy chiếu để việc áp dụng dạy học tích hợp giáo dục chủ quyền biển đảo, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cũng như các hoạt động ngoại khóa về vấn đề này đạt hiệu quả cao hơn. Hoàng Mai, ngày 25/3/2021 Người thực hiện Lê Trọng Thêm Bùi Thị Việt PHỤ LỤC I Hình ảnh GV tổ chức cho HS trình bày kết quả PHỤ LỤC II Hình ảnh thực nghiệm sư phạm PHỤ LỤC III PHIẾU KHẢO SÁT VỀ GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO, SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Thời gian điều tra: Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng. Họ và tên: ............................................... Lớp: ..........Trường THPT: ........................ Em hãy chọn và khoanh tròn vào 01 đáp án mà em cho là đúng nhất Câu 1. Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? A. 2360 km B. 3620 km C. 3260 km Câu 2. Nước ta có bao nhiêu tỉnh giáp biển? A. 28 B. 25 C. 29 Câu 3. Những thành phố trực thuộc Trung ương nào của nước ta giáp biển? A. Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng B. Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng C. Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ Câu 4. Hai Quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của nước ta là: A. Quần đảo Nam Du và Quần đảo Trường Sa B. Quần đảo Trường Sa và Quần đảo Hoàng Sa C. Quần đảo Thổ Chu và Quần đảo Côn Sơn Câu 5. Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của bao nhiêu quốc gia? A. 8 B. 10 C. 11 Câu 6. Đường biên giới quốc gia trên biển nước ta là: A. Vùng tiếp giáp lãnh hải B. Vùng Lãnh hải C. Ranh giới ngoài của lãnh hải Câu 7. Bộ phận nào của vùng biển Việt Nam được xem như là lãnh thổ trên đất liền? A. Vùng đặc quyền về kinh tế B. Vùng thềm lục địa C. Vùng nội thủy Câu 8. Vùng Lãnh hải nước ta rộng bao nhiêu hải lý? A. 10 hải lý B. 12 hải lý C. 14 hải lý Câu 9. Hiện nay nước ta đang khai thác loại khoáng sản có giá trị nhất ở vùng biển là: A. Muối biển B. Cát titan C. Dầu, khí Câu 10. Nước ta đang khai thác hai bể trầm tích có trữ lượng dầu lớn nhất nào? A. Thổ Chu - Mã Lai và Sông Hồng B. Sông Hồng và Cửu Long C. Nam Côn Sơn và Cửu Long Câu 11. Vùng biển của những tỉnh nào nước ta có cát trắng là nguyên liệu để làm thủy tinh, pha lê? A. Quảng Ninh và Quảng Bình B. Quảng Trị và Khánh Hòa C. Khánh Hòa và Quảng Ninh Câu 12. Hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt trực thuộc tỉnh, thành phố nào? A. Đà Nẵng và Nha Trang B. Quảng Nam và Khánh Hòa C. Đà Nẵng và Khánh Hòa Câu 13. Hiện nay nước ta có bao nhiêu huyện đảo? A. 11 B. 12 C. 13 Câu 14. Huyện đảo Bạch Long Vĩ trực thuộc tỉnh, thành phố nào? A. Quảng Ninh B. Hải Phòng C. Nam Định Câu 15. Đảo có diện tích lớn nhất trong hệ thống các đảo ở nước ta là: A. Bạch Long Vỹ B. Lý Sơn C. Phú Quốc Câu 16. Các đảo như Hòn Mê, Hòn Mắt, Cồn Cỏ thuộc vùng nào của nước ta? A. Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Nam Trung Bộ Câu 17. Vùng biển nào của nước ta có số đảo, quần đảo ven bờ nhiều nhất? A. Bắc Bộ B. Nam Trung Bộ C. Nam Bộ Câu 18. Tỉnh nào của nước ta có số đảo, quần đảo ven bờ nhiều nhất? A. Quảng Ninh B. Khánh Hòa C. Kiên Giang Câu 19. Ba (03) tỉnh nào của nước ta có số đảo, quần đảo ven bờ nhiều nhất? A. Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang B. Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu C. Khánh Hòa, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu Câu 20. Hiện nay có bao nhiêu tỉnh của nước ta có hai (02) huyện đảo? A. 2 B. 3 C. 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí, Nxb Giáo dục. 2. Prof. Bernd Meier, TS. Nguyễn Văn Cường (2011). Lí luận dạy học hiện đại. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông. Potsdam – Hà Nội. 3. Dự án phát triển giáo dục THPT: Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh THPT. Một số ví dụ cho các môn học.Tài liệu sản phẩm dự án của nhóm chuyên gia PPDH. (2006) 4. Dự án Việt – Bỉ. Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. (2010) 5. Đặng Văn Đức - Nguyễn Thị Thu Hằng (1999), Kỹ thuật dạy học địa lí ở trường Trung học, Nxb Giáo dục. 6. Đặng Văn Đức (2006), Lý luận dạy học địa lí, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 7. Nguyễn Bá Kim (1998). Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Trần Đức Tuấn, (2006), Công nghệ dạy học Địa lí – Chuyên đề cho học viên cao học chuyên ngành phương pháp dạy học Địa lí, 9. Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen (2005). Đổi mới dạy học địa lí trung học cơ sở, Nxb Giáo dục. 10. Trần Kiều - Bùi Phương Nga (2018). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về dạy học tích cực, Hà Nội 2018. 11. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 - BGD&ĐT 12. Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí 2018 - BGD&ĐT
File đính kèm:
- skkn_giao_duc_chu_quyen_bien_dao_su_dung_hop_li_nguon_tai_ng.pdf