SKKN Giảng dạy phần chủ nghĩa xã hội khoa học trong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên K28 trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình

Giáo dục nước ta đang trong quá trình chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Đó là yêu cầu khách quan và cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám khóa XI (11-2013) của Đảng đã chỉ rõ: phải "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học" [16; 1].

Việc chuyển từ giáo dục chủ yếu là trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học là nhiệm vụ hết sức khó khăn và lâu dài. Thực chất, đây là quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện trong giáo dục và đào tạo. Đổi mới từ mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện, hình thức giáo dục cho đến việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

Trong việc phát triển năng lực và phẩm chất người học, vai trò của nhà giáo có ý nghĩa quyết định. Chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên quyết định chất lượng học sinh, sinh viên. Chất lượng hoạt động giảng dạy của thày quyết định chất lượng học tập của trò.

Đối với người giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinh viên cao đẳng, việc nghiên cứu, thực hiện chuyển từ việc giảng dạy chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của sinh viên là hết sức quan trọng và cần thiết bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông làm gia tăng khối lượng tri thức một cách hết sức nhanh chóng. Thế hệ trẻ cần phải có những năng lực và phẩm chất cần thiết để ứng phó và đứng vững trước những thách thức của cuộc sống đang đặt ra. Giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung ngày càng trở nên lạc hậu. Giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học ngày càng thể hiện có ưu thế vượt trội.

Giáo dục theo thướng tiếp cận nội dung là cách nêu ra một danh mục, chủ đề của một lĩnh vực hay môn học nào đó. Tức là tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học cần biết cái gì? Cách tiếp cận này chủ yếu dựa vào nội dung học vấn của một khoa học bộ môn nên nặng về lý thuyết và tính hệ thống, nhất là khi người thiết kế ít chú ý đến tiềm năng, các giai đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học.

Giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực là cách tiếp cận nêu rõ kết quả - những khả năng hoặc kỹ năng mà người học mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể. Nói cách khác, cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học biết và có thể làm được những gì?

Cách tiếp cận nội dung dẫn đến tình trạng phổ biến tri thức một chiều: Thầy giảng, trò nghe và ghi chép làm người học không phát huy được tính sáng tạo, thiếu khả năng suy nghĩ độc lập và giải quyết vấn đề thực tiễn.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giảng dạy phần chủ nghĩa xã hội khoa học trong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên K28 trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chủ XHCN, những đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước XHCN, tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN.
- Phương pháp nêu vấn đề: Sử dụng kết hợp với phương pháp thuyết trình và phương pháp đàm thoại.
 (D) NỘI DUNG
(I) XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
(1) Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
(a) Khái niệm về dân chủ và nền dân chủ
Nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng, ở Việt Nam thực hiện chế độ một đảng nên không có dân chủ. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
Để lý giải vấn đề này trước hết cần hiểu dân chủ là gì?
- Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại : dân chủ là quyền lực của dân.
- Nhà nước đầu tiên trong lịch sử ra đời – nhà nước dân chủ chủ nô chính thức sử dụng danh từ dân chủ với nghĩa là quyền lực của dân
Dân là ai?
Dân là những người chủ nô, quý tộc, tăng lữ, thương gia, trí thức, người tự do. Những người nô lệ không được coi là dân nên không có dân chủ.
- Cách mạng Tháng Mười Nga thành công : nhân dân lao động lần đầu tiên trong lịch sử giành lại được quyền lực thật sự của mình.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đưa ra quan niệm cơ bản về dân chủ:
- Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm tiến hoá của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người. Với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn, là kết quả cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột và bất công.
- Thứ hai, dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có dân chủ phi giai cấp, dân chủ chung chung.
- Thứ ba, dân chủ còn được hiểu là một giá trị phản ánh trình độ phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột, nô dịch để tiến tới tự do và bình đẳng .
- Nền dân chủ : Từ khi có giai cấp, nhà nước và pháp luật, dân chủ được thể hiện dưới hình thức mới - hình thức nhà nước với tên gọi là "chính thể dân chủ" hay "nền dân chủ"- đây là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước, là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp. Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hoá bằng pháp luật.
(b) Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
	Sự tất yếu diễn ra và thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng là sự tất yếu ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và đánh dấu bước phát triển mới về dân chủ. Vậy nền dân chủ XHCN tiến bộ hơn nền dân chủ tư sản ở chỗ nào?
Nền dân chủ XHCN tiến bộ hơn nền dân chủ tư sản được thể hiện ở những đặc trưng của nền dân chủ XHCN:
- Với tư cách là chế độ nhà nước được sáng tạo ra bởi quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân và nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó.
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu chủ yếu của xã hội.
- Trên cơ sở của sự kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và toàn xã hội, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cần có và phải có những điều kiện tồn tại với tư cách là một nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng nó vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp, dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù. Đó là hai mặt, hai yếu tố quy định lẫn nhau, tác động bổ sung cho nhau, là nền chuyên chính kiểu mới và dân chủ theo lối mới trong lịch sử.
Liên hệ với nền dân chủ XHCN ở nước ta: Nền dân chủ XHCN ở nước ta có đầy đủ những đặc trưng nói trên.
(c) Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
	Nêu vấn đề : Nền dân chủ XHCN có phải tự nhiên mà có hay cần phải xây dựng. Nếu cần phải xây dựng, hãy giải thích vì sao?
- Động lực của quá trình phát triển xã hội, của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là dân chủ, phát huy tính tích cực của nhân dân tham gia vào công việc quản lí nhà nước. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quy luật của sự hình thành và tự hoàn thiện của hệ thống chuyên chính vô sản, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng là quá trình vận động và thực hành dân chủ, biến dân chủ từ khả năng trở thành hiện thực trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là quá trình đưa các giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc dân chủ vào thực tiễn.
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu diễn ra nhằm xây dựng và phát triển hoàn thiện dân chủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nó trở thành tiền đề, điều kiện thực hiện quyền lực của nhân dân.
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng là quá trình thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng cộng sản, là nhân tố quan trọng, nó đòi hỏi phải chống lại những biểu hiện dân chủ cực đoan, vô chính phủ, ngăn ngừa mọi hành vi coi thường kỉ cương, pháp luật.
(2) Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
(a) Khái niệm "nhà nước xã hội chủ nghĩa "
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức mà thông qua đó, Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản bằng kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là hình thức chuyên chính vô sản thực hiện trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Với tư cách là một trong những tổ chức cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí quyền lực của nhân dân, công cụ quản lí do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân và giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình thực hiện sự lãnh đạo của mình với toàn xã hội trong quá trình bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân, được thể hiện tập trung qua hai chức năng thống trị giai cấp và chức năng xã hội.
(b) Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa
* Đặc trưng
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. 
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa có đặc trưng về nguyên tắc khác hẳn với nhà nước tư sản, vì lợi ích của tất cả những người lao động, nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện trấn áp những kẻ chống đối phá hoại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực và trấn áp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin vẫn xem tổ chức xây dựng là đặc trưng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa, của chuyên chính vô sản - không chỉ là bạo lực với bọn bóc lột, bạo lực cũng không phải là mặt cơ bản của nó mà mặt cơ bản là tổ chức xây dựng toàn diện xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Con đường vận động, phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước đặc biệt- “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, là “nửa nhà nước”.
* Chức năng
- Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa được biểu hiện tập trung ở việc quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Sử dụng bạo lực để đập tan sự phản kháng của kẻ thù chống lại sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước, giữ vững an ninh xã hội.
+ Chức năng tổ chức xây dựng là chức năng căn bản chủ yếu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
* Nhiệm vụ
- Quản lí kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế.
- Cải thiện không ngừng đời sống vật chất cho nhân dân.
- Quản lí văn nhóa - xã hội, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, thực hiện giáo dục đào tạo con người phát triển toàn diện, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
* Ngoài ra, nhà nước xã hội chủ nghĩa còn có chức năng, nhiệm vụ là đối ngoại mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì sự nghiệp phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân các nước trên thế giới.
Câu hỏi tự nghiên cứu:
Liên hệ những đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước XHCN với Nhà nước Pháp quyền Việt Nam XHCN?
(c) Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
Vì sao phải xây dựng nhà nước XHCN?
- Giai cấp công nhân khi thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình - xoá bỏ tình trạng người bóc lột người, phải cùng với nhân dân lao động “phá huỷ nhà nước tư sản” chiếm lấy chính quyền, thiết lập chuyên chính vô sản.
- Sau khi trở thành giai cấp cầm quyền, giai cấp công nhân phải nắm vững công cụ chuyên chính, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh trở thành một công cụ trấn áp các thế lực đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.
- Sự cần thiết đó còn xuất phát từ thực tiễn của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
+ Là thời kì còn tồn tại các giai cấp bóc lột, chúng hoạt động chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nên giai cấp công nhân và nhân dân lao động thông qua nhà nước phải trấn áp bằng bạo lực khi cần thiết.
+ Trong thời kì này còn có các giai cấp, tầng lớp trung gian khác và do địa vị vốn có nên họ thường hay dao động, giai cấp công nhân phải tuyên truyền, thuyết phục, lôi cuốn họ đi theo mình trong công cuộc xây dựng xã hội mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa đóng vai trò là thiết chế đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân với toàn xã hội để mở rộng dân chủ đối với nhân dân, chống lại những hành vi đi ngược lại dân chủ, tất yếu phải có thiết chế nhà nước phù hợp để trở thành công cụ bảo vệ và phát triển thành quả dân chủ và xử lí những hành vi gây nguy hại tới quyền dân chủ của nhân dân. Dân chủ và pháp luật, dân chủ và kỉ cương là sự thống nhất biện chứng là điều kiện, tiền đề phát triển của nhau.
- Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa là quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả lĩnh vực, nhà nước xã hội chủ nghĩa là phương thức, phương tiện , một công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi thực hành:
Câu hỏi 1: Em có thể làm được gì sau khi học xong về vấn đề xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước XHCN?
Câu hỏi 2: Em sẽ làm gì sau khi học xong vấn đề xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước XHCN?
Câu hỏi 3: Em đã làm được gì sau khi học xong vấn đề xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước XHCN?
2.2.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực sinh viên.
- Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong mỗi tiết dạy cũng như trong mỗi nội dung dạy học môn học. Chẳng hạn, khi dạy về “Xây đựng nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN”, có thể kết hợp sử dụng các phương pháp thuyết trình, đàm thoại (vấn đáp) và nêu vấn đề.
- Hướng dẫn sinh viên liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cách mạng nước ta. Chẳng hạn, khi dạy về “Xây đựng nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN”, cần cho sinh viên liên hệ những đặc trưng của nền dân chủ XHCN và những đặc trưng của Nhà nước XHCN đã học với nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mà nhân dân ta đang xây dựng. Từ đó, sinh viên xác định những việc có thể làm được, những việc sẽ làm nhằm phát triển năng lực chính trị - xã hội của bản thân.
- Sử dụng thiết bị dạy học hiện đại: Máy tính, máy chiếu, màn hình.
Sử dụng các thiết bị trên để trình chiếu bài giảng lên màn hình, giúp sinh viên dễ theo dõi, đồng thời giúp giảng viên tiết kiệm được thời gian trên lớp, tạo điều kiện để giảng viên hướng dẫn sinh viên liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
2.2.3. Đổi mới câu hỏi đánh giá kết quả học tập theo định hướng đánh giá năng lực của sinh viên.
Vận dụng các dạng câu hỏi đánh giá năng lực của sinh viên vào bài giảng. Chẳng hạn, sau khi dạy xong về “Xây đựng nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN”, giảng viên đưa ra những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Em có thể làm được gì sau khi học xong về vấn đề xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước XHCN ?
Câu hỏi 2: Em sẽ làm gì sau khi học xong vấn đề xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước XHCN ?
Câu hỏi 3: Em đã làm được gì sau khi học xong vấn đề xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước XHCN ?
Sử dụng những câu hỏi trên để đánh giá năng lực sinh viên sau khi dạy xong về “Xây đựng nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN”, kết quả cho thấy đa số sinh viên trả lời được ở mức trung và mức khá. Cụ thể: 81/136 SV, chiếm tỷ lệ 59,55% trả lời được ở mức trung bình; 42/136 SV trả lời được ở mức khá, chiếm tỷ lệ 30,88%; 16/136 SV, chiếm tỷ lệ 9,55% không trả lời được hoặc trả lời sai (mức yếu). Không có sinh viên nào trả lời được ở mức tốt. Kết quả đó phản ánh năng lực của sinh viên. Tuy nhiên, năng lực của sinh viên thể hiện ở kết quả đó chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi vì kết quả đó phụ thuộc vào ý thức của sinh viên khi trả lời câu hỏi.
	2.3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến
Sáng kiến có khả năng áp dụng để giảng dạy phần Chủ nghĩa xã hội khoa học trong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình các khóa đào tạo tiếp theo.
Chương 3: Kết luận, đề xuất/ kiến nghị
Kết luận
Giảng dạy phần chủ nghĩa xã hội khoa học trong môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên K28 Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình là yêu cầu khách quan và cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học nói riêng và nâng cao chât lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường nói chung.
Để phát triển năng lực và phẩm chất của người học, đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ và toàn diện trong giáo dục và đào tạo. Đổi mới từ mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện, hình thức giáo dục cho đến việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Trong sáng kiến này, tác giả đã trình bày, phân tích vấn đề đổi mới về phương pháp, phương tiện giảng dạy và về đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực sinh viên.
Bằng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, tác giả đã trình bày, phân tích nội dung của sáng kiến để trả lời cho những câu hỏi : năng lực là gì ? Sinh viên K28 Trường Cao đẳng sư phạm có những năng lực gì cần phát triển ? Làm thế nào để giảng dạy phần chủ nghĩa xã hội khoa học trong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin theo định hướng phát triển năng lực sinh viên K28,  
Sáng kiến đã trình bày cụ thể quy trình, cách thức tạo ra sáng kiến gồm 4 bước, đó là: Xác định những năng lực của sinh viên cần được hình thành, phát triển thông qua môn học ; lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp ; thiết kế câu hỏi đánh giá năng lực sinh viên ; thực hiện sáng kiến (áp dụng sáng kiến vào bài giảng)
Tác giả cũng đã trình bày các giải pháp thực hiện sáng kiến, đó là : Thiết kế giáo án theo định hướng phát triển năng lực người học ; đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ; đổi mới câu hỏi đánh giá kết quả học tập theo định hướng đánh giá năng lực của sinh viên. Đối với mỗi giải pháp, tác giả đã trình bày kinh nghiệm của bản thân khi dạy một tiết học cụ thể. Các tiết học khác, khi dạy phần chủ nghĩa xã hội khoa học trong môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, có thể áp dụng các giải pháp đó một cách tương tự.
Kiến nghị : Không
Tác giả sáng kiến
Trần Lê Quân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin (Ban hành theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT, ngày 16 tháng 04 năm 2015
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội, 2018.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 3, tập hai, tr.37, NXB Giáo dục, 2008.
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Tập mô hình hóa kiến thức cơ bản của giáo trình các môn khoa học Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh (Lưu hành nội bộ, (Tài liệu dùng cho lớp tập hấn giảng viên các môn khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh các trường đại học, cao đẳng 2005), Tập I, Hà Nội - 2005.
[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những ngyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Tái bản có sửa chữa, bổ sung). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2013.
[8]. Bộ Giáo dục và đào tạo, số 29/2018/TT-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2018 (Thông tư quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên)
[9]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác - Lê nin (dùng trong các trường đại học, cao đẳng). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2002.
[10]. Chính phủ, Nghị quyết số 44/NQ-CP, "Nghị quyết ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp sứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" 
[11]. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám khóa XI.
[12]. Đỗ Hương Trà (chủ biên). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, quyển 1, khoa học tự nhiên. NXB Đại học Sư phạm, 2015.
[13]. Đỗ Thị Thanh Mai, Đổi mới phương pháp giảng dạy môn "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin" cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường CĐSP Hòa Bình, Hòa Bình - 2019.
[14].  cuu/triet_hoc_nang_luc_tu_duy_ky_nguyen_toan_cau-2.html
[15].https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Phương_pháp_dạy_học_theo_quan_điểm_phát_triển_năng_lực
[16]. Bản in
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Chương 1: Tổng quan
1
1. 1. Cơ sở lí luận
1
1.2. Phương pháp tiếp cận để tạo ra sáng kiến.
3
1.3. Mục tiêu của sáng kiến
3
1.3.1. Mục đích của sáng kiến 
3
1.3.2. Các mục tiêu cụ thể của sáng kiến:
4
Chương 2: Mô tả sáng kiến
5
2.1. Nêu vấn đề của sáng kiến
5
2.1.1. Nội dung sáng kiến
5
2.1.2. 2.1.2. Quy trình, cách thức tạo ra sáng kiến
7
2.2. Giải pháp thực hiện sáng kiến
9
2.2.1. Thiết kế giáo án theo định hướng phát triển năng lực người học
9
2.2.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực sinh viên
18
2.2.3. Đổi mới câu hỏi đánh giá kết quả học tập theo định hướng đánh giá năng lực của sinh viên
19
2.3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến
19
Chương 3: Kết luận, đề xuất/ kiến nghị
20
Kết luận
20
Kiến nghị
21
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PGS: Phó giáo sư
TSKH: Tiến sĩ khoa học
NXB: Nhà xuất bản
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
CNXH: chủ nghĩa xã hội
SV: Sinh viên
CẤU TRÚC ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1) Trang bìa;
2) Trang bìa phụ;
3) Danh sách thành viên tham gia và đơn vị phối hợp chính (nếu có);
4) Mục lục;
5) Danh mục các chữ viết tắt;
6) Chương 1: Tổng quan bao gồm : cơ sở lí luận; phương pháp tiếp cận để tạo ra sáng kiến, mục tiêu của sáng kiến. (tác giả cần trình bày chi tiết nội dung chương 1)
7) Chương 2: Mô tả sáng kiến : Nêu vấn đề của sáng kiến; giải pháp thực hiện sáng kiến; khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến. (tác giả chỉ nêu tên các đề mục trong chương 2)
8) Chương 3: Kết luận, đề xuất/ kiến nghị
9) Tài liệu tham khảo tiếng Việt, tiếng Anh, ngôn ngữ khác (tên tác giả được xếp theo thứ tự abc);
10)Phụ lục.

File đính kèm:

  • docĐỀ TÀI SKKN 2019-2020-Quân.doc
Sáng Kiến Liên Quan