SKKN Giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho học sinh thông qua mô hình “Tủ sách thanh niên” tại trường Trung học Phổ thông Đặng Thai Mai
Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng văn hóa đọc của HS THPT trong giai đoạn hiện nay
1.2.1.1. Thực trạng chung
Sách là người bạn không thể thiếu của những người thành công. Thomas Corley là
một triệu phú tự thân, chuyên gia tài chính cá nhân, đồng thời là tác giả của cuốn
sách bán chạy “Rich Habits: The Daily Success Habits of Wealthy Individuals” (Tạm
dịch: Những thói quen giàu có: Thói quen hàng ngày dẫn đến thành công của người
giàu). Trong nghiên cứu về người giàu của mình, ông đã phỏng vấn 233 cá nhân siêu
giàu (177 người trong số đó là triệu phú tự thân) với thu nhập ròng hàng năm đạt ít
nhất 160.000 USD và tài sản ròng đạt từ 3,2 triệu USD trở lên. Từ nghiên cứu này,
ông đã phát hiện ra một số điều thú vị trong thói quen đọc sách của người giàu: 85%
người giàu đọc từ 2 đến 3 cuốn sách về giáo dục và lập mục tiêu hàng tháng. 63%6
người giàu nghe audio book để học tập trong lúc lái xe đến nơi làm việc. 88% người
giàu dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách nâng cao hiểu biết và tích lũy kiến
thức. 58% đọc sách về tiểu sử của những người thành công nổi tiếng. 51% đọc sách
lịch sử. Trong khi đó, chỉ có 11% người giàu đọc sách với mục đích giải trí. Các tỷ
phú như Warren Buffett, Bill Gates, Oprah Winfrey, J. K. Rowling hay Mark
Zuckerberg dành phần lớn thời gian mỗi ngày để đọc sách mở rộng hiểu biết. Nếu
bạn chỉ đọc sách vì mục đích giải trí, bạn sẽ là một trong 99% người bình thường
của thế giới. Ngược lại, nếu bạn đọc sách để học tập và tích lũy kiến thức, bạn đang
trên đường gia nhập vào danh sách 1% những người giàu nhất thế giới.
Chúng tôi có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh những giá sách lớn trong những căn
phòng lớn, nhỏ tại các quốc gia phương tây, nhưng thật khó bắt gặp những tủ sách
nhỏ tại những căn phòng lớn của nhiều gia đình giàu có ở Việt Nam. Thay vào đó là
sự sang chảnh của hầm rượu vang, gara ô tô hoành tráng. Chúng ta dễ dàng bắt gặp
những bạn sinh viên, HS người nước ngoài đang cặm cụi bên những cuốn sách hay
ở bến chờ xe buýt, tàu điện ngầm, phòng chờ máy bay nhưng lại cũng rất dễ dàng
bắt gặp hình ảnh các cô cậu HS, sinh viên chúng ta tranh thủ mọi lúc mọi nơi giải
trí, lướt thông tin trên điện thoại. Thực sự đây là thực trạng rất đang suy nghĩ, thôi
thúc đối với mỗi chúng tôi.
Sự phát triển như vũ bão của nền công nghiệp hiện đại, đặc biệt là ngành công nghệ
thông tin, truyền thông, giải trí, các phương tiện nghe, nhìn (điện thoại, máy tính
bản, laptop ) tỏ ra vượt trội với tính năng tiện dụng, hấp dẫn, có sức lôi cuốn mạnh
mẽ hơn so với trang sách in. Việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online là một xu
thế tất yếu. Sách điện tử sẽ là một hình thức phổ biến của sách trong tương lai. Từ
sự thay đổi về phương tiện, con người cũng thay đổi về sở thích và thói quen đọc
sách. Họ thích sự giản đơn, nhanh chóng và tiện lợi.
Tại Việt Nam thực trạng “lười đọc”, “đọc ít” và “đọc theo phong trào”, theo “tâm lý
đám đông” diễn ra ở nhiều thành phần xã hội, ở nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt
là lứa tuổi HS. Ngày nay tình trạng đọc nhanh, đọc ngắn, đọc sách mỏng là một trong
những tiêu chí được người đọc trẻ hướng đến và lựa chọn. Sự hứng thú dành cho
đọc sách ngày càng giảm và thời gian dành cho việc đọc cũng bị rút ngắn xuống.
Trong đó văn hóa đọc mới chỉ dừng lại ở việc đọc chủ yếu là tra cứu tài liệu, đọc
sách theo thị hiếu đám đông còn thói quen đọc, kỹ năng đọc như thế nào chưa được
các em HS chú ý và đầu tư. Với giới trẻ, việc đọc sách nhìn chung ngày càng có xu
hướng giảm mạnh. Theo một nghiên cứu “Thực trạng đọc sách văn học hiện nay”
được đăng tải tại trang của thư viện quốc gia Việt Nam đưa ra “Có đến 35% số người
được hỏi trả lời đọc sách dưới 30 phút/ ngày; 20% số người đọc sách từ 30 phút đến
2 giờ/ngày; trên 2 giờ/ngày là 10%; còn nhu cầu đọc khi nào thấy thích, hứng thú
chứ không mặc định vào thời gian nào là 45%”. Đại đa số HS hiện nay không có
thói quen đọc sách, không có niềm đam mê đọc sách.
Tại Việt Nam chưa hình thành và xây dựng được chiến lược cụ thể và lâu dài cho
việc phát triển văn hóa đọc. Thói quen đọc, kỹ năng đọc của độc giả chưa được định7
hướng một cách cụ thể, bài bản. Ngày nay, người đọc có xu hướng “chạy theo” tâm
lý đám đông, “chạy” theo nhu cầu của thị ngày trường, theo các chiêu PR, quảng bá
từ các đơn vị xuất bản sách; “chạy theo” những cuốn sách bị “cấm” để giải quyết sự
tò mò, giải trí hơn là đọc để trau dồi về tri thức. Tâm lý đọc này đã tạo ra sự thay đổi
thói quen đọc sách, và phương thức đọc sách của người đọc.
– CĐ 11D Trần Thị Ngần CĐ 11A 28 Nguyễn Thị Thúy Hiền CĐ 10A Phan Trung Hiếu CĐ 11A Nguyễn Thị Quyên CĐ 10A Nguyễn Thị Mai Sương CĐ 10C 2.2.4.4. Kết quả thu được Sau khi kết thúc cuộc thi kết quả thu được như sau: 29 Sản phẩm dự thi Chi đoàn Lượt like, chia sẻ Điểm quy đổi Điểm BGK Tổng điểm Xếp hạng Sông Đông êm đềm T/g dự thi: Nguyễn Thị Mai Sương 11C 1398 8.9 24.25 33.4 1 Đắc nhân tâm T/g dự thi: Phan Trung Hiếu 12A 1567 10 21 31 2 Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - T/g dự thi: Nguyễn Thị Quyên 10A 903 5,8 25 30.8 3 Tình bạn – Tình yêu T/g dự thi: Nguyễn Thị Thúy Hiền 10A 918 5.9 22.75 28,65 4 Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – T/g dự thi: Trần Thị Ngần 11A 962 6,1 22.25 28.35 5 Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – T/g dự thi: Đinh Thị Hạnh 10A 812 5,2 22,25 27.45 6 Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu T/g dự thi: Bùi Thị Mai 11D 976 6,2 21 27.2 7 Sau cuộc thi chúng tôi đã tổng hợp và chọn ra 1 giải nhất của em Nguyễn Thị Mai Sương CĐ 11C, giải nhì em Phan Trung Hiếu CĐ 12A, Nguyễn Thị Quyên CĐ 10A, giải ba: Nguyễn Thị Thúy Hiền CĐ 10A, Trần Thị Ngần CĐ 11A, giải Kk: Đinh Thị Hạnh CĐ 10A, Bùi Thị Mai CĐ 11D. Điều quan trọng hơn cả, là quá trình tham gia cuộc thi chúng tôi thấy rõ được sự lan tỏa mà nó mang lại, các chi đoàn tích cực, hăng say tìm hiểu về các cuốn sách hay. Sau nhiều bài cảm nhận, video chia sẻ sách ra đời các cuốn sách đó ở tủ sách thanh niên được các em tìm đến rất nhiều. Các buổi sinh hoạt lớp trở nên sôi động, các chi đoàn, các nhóm HS hỗ trợ, sôi nổi trong các đợt quay videoHình ảnh tủ sách xuất hiện nhiều hơn trên mạng xã hội, thu hút nhiều bạn trẻ tìm đến. Nếu như việc chia sẻ sách được thực hiện trong các giờ sinh hoạt 15 phút, sách được chia sẻ trong phạm vi chi đoàn, thực hiện trong các giờ chào cờ sách được chia sẻ trong phạm vi nhà trường, thì việc tổ chức cuộc thi này – nhờ sức mạnh của mạng xã hội sách được chia sẻ và lan tỏa đến nhiều người ở mọi miền trên tổ quốc. 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện 30 Sau một thời gian triển khai hiện nay Tủ sách đã đi vào hoạt động khá hiệu quả. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy rõ điều đó: Đối tượng mượn Số lượt mượn Chi đoàn 550 Cá nhân 1327 So sánh với con số chúng tôi khảo sát tình hình mượn sách ở thư viện trường, số lượt mượn đã tăng gấp 5.9 lần (từ 316 lên 1877) so với số lượt mượn trong 2 năm học 2019 – 2020 và 2020 – 2021. Sau khi tổ chức các hoạt động nhằm duy trì và phát triển tủ sách, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát tương tự như khảo sát tình hình đọc sách tại thư viện (Gồm những cuốn sách ngoài sách giáo khoa và sách phục vụ việc soạn bài ở lớp) với 452 HS: 163 HS Khối 10 gồm các lớp 10A, 10B, 10G, 10K; 150 HS khối 11 gồm các lớp 11C, 11D, 11H, 11I; 139 HS khối 12 gồm các lớp 12B, 12E, 12K, 12M và thu được kết quả như sau: Câu hỏi 1: Em có thường xuyên đọc sách không? Tiêu chí Không đọc Thỉnh thoảng Thường xuyên Số lượng 45 144 263 Tỉ lệ % 10% 31,8% 58,2% Câu hỏi 2: Em có thường đến Tủ sách thanh niên của Đoàn trường? Tiêu chí Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Số lượng 254 145 53 Tỉ lệ % 56,2% 32% 11,7% Câu hỏi 3: Em đọc sách (ngoài sách học tập) chủ yếu từ nguồn nào? Tiêu chí Tự mua Từ nguồn khác Mượn Tủ sách thanh niên Số lượt 43 166 243 Phần trăm 9.5 36.7 53.8 Chúng tôi lập biểu đồ so sánh tình hình trước và sau khi thực hiện mô hình như sau: 31 Quan sát biểu đồ, chúng tôi thực sự vui mừng khi có thấy rõ sự lan tỏa và phong trào đọc sách của học sinh được cải thiện, nâng cao một cách rõ rệt. Tủ sách thanh niên thực sự đã là một người bạn không thể thiếu đối với những học sinh yêu 32 sách. Mỗi ngày đến trường – Tủ sách thanh niên tại văn phòng Đoàn trường là một điểm đến hấp dẫn và bổ ích. 2.4. Giải pháp mở rộng mô hình Phát triển, nâng cao văn hóa đọc theo chúng tôi là một là một vấn đề hết sức ý nghĩa không chỉ ở trường THPT Đặng Thai Mai. Mô hình Tủ sách thanh niên và các giải pháp nhằm phát huy văn hóa đọc cho HS có thể được áp dụng ở nhiều trường khác trên địa bàn. Khi có nguồn kinh phí hằng năm, có thể đầu tư nguồn sách tủ sách phong phú hơn, các hoạt động chia sẻ sách được tổ chức quy mô, đa dạng hơn. Tủ sách có thể được đưa về tận các chi đoàn, mỗi chi đoàn một tủ sách riêng do chi đoàn tự quản lý, tối thiểu 20 đầu sách/chi đoàn. Hằng tháng sẽ lần lượt luân phiên nguồn sách cho nhau. Hoạt động dựng MV chia sẻ sách có thể được áp dụng rộng rãi, dựng các video phục vụ nhiều mục đích khác như lan tỏa các hoạt động đẹp trong cuộc sống, các ngày lễ lớn, các hoạt động tổng kết mô hình 33 C. KẾT LUẬN 1. Kết luận Mô hình Tủ sách thanh niên mà chúng tôi xây dựng đã thu hút ngày càng nhiều các bạn đọc, kích thích nhu cầu, hứng thú đọc của HS, thúc đẩy văn hóa đọc trong nhà trường. Những hoạt động của mô hình tủ sách bên cạnh đưa các em đến gần với sách còn tạo môi trường năng động, tạo niềm vui, hứng thú của các em đối với sách. Tham gia những hoạt này, HS được phát triển trí tư duy tổng hợp, khả năng sáng tạo, phát huy được sự thông minh, nhanh nhạy, khéo léo. Đặc biệt hoạt động trải nghiệm làm MV Đọc sách – Thắp lửa đam mê đã tạo cho các em một số kĩ năng cơ bản của con người trong thời đại mới nên có và cần phải có: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng giải quyết vấn đề Đồng thời, các MV Đọc sách – Thắp lửa đam mê đã lan tỏa tình yêu đối với sách cùng niềm đam mê đọc sách trong các ĐVTN THPT Đặng Thai Mai, góp phần không nhỏ “giữ lửa” và “tiếp lửa” văn hóa đọc trong nhà trường. Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa có chiều sâu, là cách tốt nhất để làm giàu vốn ngôn từ của con người. Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, đó là nguồn cung cấp tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho mỗi chúng ta. Trân trọng từng quyển sách, tiếp thu và thực hành những kiến thức nhận được, bạn sẽ dễ dàng có được thứ mình muốn đó là thông điệp chúng tôi muốn truyền tải. 2. Kiến nghị Để nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho HS THPT chúng tôi có một số ý kiến đề xuất như sau: - Mỗi thành viên trong nhà trường nên là một hạt nhân vững chắc cùng chung tay hoạt động để duy trì và phát triển văn hóa đọc. - Nhà trường đầu tư thêm nguồn sách vào tủ sách để đáp ứng nhu cầu đọc của các em HS. - Nhà trường, Đoàn trường thường xuyên có các hoạt động trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp về sách. 34 PHỤ LỤC 1 (Kế hoạch xây dựng Tủ sách thân thiện) HUYỆN ĐOÀN THANH CHƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ĐOÀN TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI *** Số 9 /KH-ĐTN Thanh Chương, ngày 2 tháng 12 năm 2019 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG “TỦ SÁCH THÂN THIỆN” TRONG NHÀ TRƯỜNG Thực hiện kế hoạch công tác Đoàn và phong trào Thanh niên trường học năm học 2019- 2020, BCH Đoàn Trường THPT Đặng Thai Mai lập kế hoạch xây dựng “Tủ sách thân thiện” trong nhà trường như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Hưởng ứng chương trình “Học tập suốt đời” của Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An; - Phát triển văn hóa đọc trong từng ĐVTN trường THPT Đặng Thai Mai; - Tăng cường giáo dục các kĩ năng sống tích cực, cho ĐVTN; - Tạo điều kiện để ĐVTN được tiếp cận sâu rộng với nguồn tri thức, văn hóa của đất nước và nhân loại; để từ đó lan tỏa các giá trị truyền thống và các giá trị nhân văn cao cả; - Góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường. 2. Yêu cầu - Chi đoàn HS: 100% các chi đoàn tham gia góp quỹ xây dựng “Tủ sách thân thiện” - Chi đoàn GV: + Tham gia góp quỹ xây dựng “Tủ sách thân thiện” + Phối hợp với BCH Đoàn trường, thư viện nhà trường để thực hiện quản lý “Tủ sách thân thiện” II. NỘI DUNG 1. Đối tượng tham gia - Bắt buộc: Các ĐVTN trong 30 chi đoàn HS và các ĐVTN trong chi đoàn GV - Tự nguyện: Các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nhà trường. 35 2. Chỉ tiêu thực hiện 2.1. Số lượng sách vận động đóng góp - Mỗi chi đoàn HS đóng góp ít nhất 05 quyển sách - Chi đoàn GV đóng góp ít nhất 50 quyển sách - Giáo viên, công nhân viên nhà trường 100 quyển sách - Cựu HS ủng hộ 300 quyển sách 2.2. Nội dung của sách - Sách giáo dục kĩ năng sống, bồi dưỡng tâm hồn cho giới trẻ - Các tác phẩm văn học kinh điển của thế giới, các tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam - Sách Khoa học công nghệ, khoa học ứng dụng 2.3. Chất lượng của sách Sách mới hoặc sách đã sử dụng nhưng đảm bảo tính thẩm mĩ (không rách, không nhàu nát, mờ nhòe, thiếu trang) 3. Cách thức thực hiện 3.1. Hình thức đóng góp sách - Đóng góp sách - Đóng góp bằng tiền mặt 3.2. Thời gian thực hiện - Đối với các chi đoàn GV và HS: đóng góp sách (hoặc tiền mặt) về văn phòng Đoàn trường trước ngày 19/10/2019. - Đối với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nhà trường: không hạn định về thời gian. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Đoàn trường - Xây dựng và triển khai kế hoạch đến các chi đoàn. - Tập hợp sách (hoặc tiền) đóng góp từ các chi đoàn và các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà trường để hoàn thành Tủ sách thân thiện. - Chỉ đạo chi đoàn GV thực hiện quản lý sách có hiệu quả nhất. 2. Chi Đoàn - Căn cứ kế hoạch của Đoàn trường để thực hiện đúng thời gian quy định. 36 - Để Tủ sách thân thiện nhanh chóng đi vào hoạt động, BTV Đoàn trường yêu cầu GVCN hướng dẫn, đôn đốc HS triển khai thực hiện, BCH các chi Đoàn nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Trong quá trình triển khai thực hiện có gì vướng mắc phản ánh về văn phòng Đoàn trường để kịp thời được chỉ đạo thực hiện. Trên đây là kế hoạch xây dựng Tủ sách thân thiện trong nhà trường. Ban chấp hành Đoàn trường rất mong Đảng ủy, Ban giám hiệu, Giáo viên chủ nhiệm cùng toàn thể quí thầy cô giáo, nhân viên nhà trường tạo mọi điều kiện để Tủ sách thân thiện sớm hoàn thiện và đi vào sử dụng. Yêu cầu BCH các chi đoàn triển khai đến tận các ĐVTN, các ĐVTN nghiêm túc thực hiện, nhiệt tình hưởng ứng để phát triển văn hóa đọc trong nhà trường THPT Đặng Thai Mai. Nơi nhận: NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH - Huyện đoàn Thanh Chương P. BÍ THƯ ĐOÀN TRƯỜNG - Đảng ủy (Phê duyệt) - BGH nhà trường (Phối hợp) - Các chi đoàn (Thực hiện); - Lưu VPĐ Giản Thị Dương PHÊ DUYỆT CỦA ĐẢNG ỦY PHÊ DUYỆT BT ĐOÀN TRƯỜNG BÍ THƯ Lê Văn Thành Nguyễn Thị Thủy 37 PHỤ LỤC 2 THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ SÁCH Kính gửi: - Các anh chị cựu HS trường cấp 3 Thanh Chương 2 - THPT Đặng Thai Mai - Các tổ chức, cá nhân, những người con Bích Hào đang sinh sống và làm việc ở quê, xa quê - Tất cả những ai quan tâm đến văn hóa đọc vì một Việt Nam nhân văn và sáng tạo. Sách là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ; đọc sách là hành động mang lại nhiều ý nghĩa, giá trị cho con người. Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một VĂN HÓA ĐỌC trong trường THPT Đặng Thai Mai. Đó là lí do ra đời chương trình “Tủ sách thân thiện” mà Đoàn trường đã triển khai và đang thực hiện. Nhà trường đã có thư viện chung với sách chủ yếu là sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn ôn thi phục vụ cho các môn học văn hóa mà chưa có nhiều mảng sách giáo dục kĩ năng sống, nuôi dưỡng tâm hồn, sách khoa học, sáng tạo, các tác phẩm văn học nổi tiếng, sách giải trí Thiết nghĩ, những đầu sách đó góp một phần không nhỏ giúp hoàn thiện con người, đặc biệt là giới trẻ. Với mục tiêu đặt ra xây dựng mỗi lớp học một tủ sách riêng với ít nhất 20 đầu sách để HS có thể đọc mọi lúc, khơi dậy văn hóa đọc trong các em, Đoàn trường đã kêu gọi sự ủng hộ sách từ các GV, đoàn viên, thanh niên trong nhà trường. Tuy nhiên số lượng còn rất ít ỏi, chưa thể đáp ứng được nhu cầu đọc, tìm hiểu của HS trong toàn trường. Vì vậy, chúng tôi tha thiết kêu gọi các thế hệ HS nhà trường, các tổ chức, cá nhân gần xa ủng hộ Đoàn trường, Nhà trường xây dựng thành công chương trình “Tủ sách thân thiện” Hình thức ủng hộ: - Bằng tiền mặt: Chuyển qua tài khoản 3615205399530 ngân hàng Agribank chi nhánh Thanh Chương (chủ tài khoản: cô Nguyễn Thị Thuỷ - Bí thư đoàn trường) (Đây là hình thức ủng hộ thuận lợi nhất để từ thực tế Đoàn có thể mua được những đầu sách phù hợp) - Bằng các đầu sách: Gửi về địa chỉ của trường. (Nội dung sách hướng tới: sách giáo dục kĩ năng, nuôi dưỡng tâm hồn, sách khoa học, sáng tạo, tác phẩm văn học nổi tiếng, sách giải trí, ) Rất mong sự góp sức của mọi người vì tương lai của con em trên vùng đất nghèo nhưng hiếu học, vì sự phát triển của mái trường THPT Đặng Thai Mai thân yêu. Đó là một việc thiện đơn giản mà bất cứ ai muốn đóng góp cho quê hương và tri ân trường cũ cũng có thể làm được. HÃY CHUNG TAY CÙNG CHÚNG TÔI! 38 Mọi thông tin xin liên hệ qua: Cô Nguyễn Thị Thủy – BT Đoàn trường – SĐT: 0374 627 663 Cô Giản Thị Dương – PBT Đoàn trường – SĐT: 0963 077 124 Cô Trần Thanh Mai – PBT Đoàn trường – SĐT: 0977 260 168 TM BTV ĐOÀN TRƯỜNG BT Nguyễn Thị Thủy 39 PHỤ LỤC 3 NỘI QUY MƯỢN TRẢ SÁCH TỦ SÁCH THÂN THIỆN Tất cả thành viên trong nhà trường đều là bạn đọc của Tủ sách, bạn đọc cần thực hiện đúng các quy định sau: 1. Vào phòng mượn sách phải giữ gìn trật tự, im lặng và giữ vệ sinh chung, tư trang, cặp sách để đúng nơi quy định. 2. Xuất trình thẻ học sinh để mượn sách, mỗi lần mượn không quá 03 quyển. Thời hạn mượn sách là một tuần, nếu chưa đọc xong bạn đọc đến tủ sách xin gia hạn, chưa trả sách cũ không được mượn sách mới. 3. Bạn đọc phải giữ gìn sách, báo cẩn thận: khi mượn cần xem kỹ tình trạng sách, không làm rách, bẩn, viết, vẽ, đánh dấu vào sách. 5. Bạn đọc làm mất sách phải đền sách mới, hoặc đền bằng tiền ngang với giá trị thực tế cuốn sách tại thời đểm xử lý bồi thường. Nếu làm hư hỏng sách, tùy mức độ bồi thường thỏa đáng. 6. Đoàn trường sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để đảm bảo các thành viên đều hiện đúng quy định trên. TỦ SÁCH SẴN SÀNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC! 40 PHỤ LỤC 4 (Hình ảnh sổ ghi chép mượn trả sách) 41 PHỤ LỤC 5 HUYỆN ĐOÀN THANH CHƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ĐOÀN TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI *** Số 15 /KH-ĐTN Thanh Chương, ngày 29 tháng 3 năm 2020 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI ĐỌC SÁCH - THẮP LỬA ĐAM MÊ Thực hiện kế hoạch công tác Đoàn và phong trào Thanh niên trường học năm học 2019- 2020, BCH Đoàn Trường THPT Đặng Thai Mai lập kế hoạch tổ chức cuộc thi Đọc sách – thắp lửa đam mê cho các ĐVTN chào mừng 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1. Mục đích - Lập thành tích chào mừng chào mừng chào mừng 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/ 1890 – 19/5/2020; - Nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu đối với sách cùng niềm đam mê đọc sách trong các ĐVTN trường THPT Đặng Thai Mai; - Phát triển và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy cho các ĐVTN; giúp các em nhận ra giá trị của sách đối với việc học tập và cuộc sống hiện tại; - Góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong nhà trường; - Nhân rộng mô hình Tủ sách thân thiện của Đoàn trường THPT Đặng Thai Mai. 2. Yêu cầu - Các ĐVTN ở cả ba khối 10, 11 và 12 đều được tham gia. - Sản phẩm dự thi là 01 bài viết và 01 video thuyết trình cảm nhận về sách. - Mỗi lớp có ít nhất 01 sản phẩm dự thi. II. NỘI DUNG 1. Đối tượng tham gia: Tất cả ĐVTN khối 10, 11 và 12. 2. Hình thức tổ chức: 42 2.1. Vòng 1: Viết bài cảm nhận hoặc review về một cuốn sách - Nội dung: Chia sẻ những cảm nhận hoặc review về một cuốn sách mà mình yêu thích. - Dung lượng: mỗi bài viết khoảng 800 – 1000 từ. - Hình thức trình bày: bài viết được trình bày trên giấy A4. - Số lượng: ít nhất 01 bài/ 1 chi đoàn. Lưu ý: + Mỗi lớp chọn ra ít nhất 01 bài viết có chất lượng nạp về văn phòng Đoàn trường. + Mỗi thí sinh dự thi không cảm nhận về 1 cuốn sách 2 lần. + Bài viết phải nêu được những cảm nhận riêng của bản thân, không được sao chép dưới mọi hình thức. 2.2. Vòng 2: Thực hiện video thuyết trình - Nội dung: Các tranh chi đoàn có bài viết cảm nhận hoặc review về sách có chất lượng sẽ thực hiện video thuyết trình về sách. - Số lượng: 01 video/ 1 chi đoàn. - Thời lượng: từ 3 – 5 phút. - Hình thức trình bày: + Phần đầu: giới thiệu thông tin cá nhân, chi đoàn, trường THPT Đặng Thai Mai. + Phần trọng tâm: cảm nhận hoặc review về sách + Phần cuối: kêu gọi hưởng ứng việc đọc sách trong ĐVTN và lan tỏa tinh thần của Tủ sách thân thiện của Đoàn trường THPT Đặng Thai Mai. 3. Nội dung tổ chức a. Nộp bài viết - Thời gian: - Hình thức: Nạp trực tiếp về văn phòng Đoàn trường. b. Nộp video - Thời gian: - Hình thức: Video gửi theo địa chỉ doantruongc3dtm@gmail.com III. THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC VÀ BAN GIÁM KHẢO: 1. Ban tổ chức - Đ/c Nguyễn Thị Thủy – Bí thư đoàn trường – Trưởng Ban. 43 - Đ/c Trần Thị Thanh Mai – Phó Bí thư đoàn trường – Phó ban. - Đ/c Giản Thị Dương – Phó Bí thư đoàn trường – Thành viên. 2. Ban giám khảo: dự kiến 5 đ/c - Mời 01 giám khảo là BGH nhà trường hoặc BCH Công đoàn nhà trường. - Mời 01 giám khảo là BTV Đoàn trường. - Mời 01 giám khảo là BCH chi đoàn GV - Mời 02 giám khảo là GV trong nhà trường. IV. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG - BGK sẽ chấm điểm và chọn ra: + Vòng 1: 10 bài viết có chất lượng nhất. + Vòng 2: 05 video có chất lượng nhất. - BGK sẽ trao giải cho: + 01 giải nhất + 01 giải nhì + 01 giải ba - Lưu ý: + Điểm bài viết và điểm video được lấy làm căn cứ trao giải cho các sản phẩm dự thi của chi đoàn. + Nếu 2 chi đoàn có tổng điểm bài viết và video bằng nhau thì cả hai chi đoàn sẽ được trao giải. + Định mức giải thưởng được chi theo quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của Đoàn trường năm học 2019 -2020. + Các chi đoàn không có bài viết dự thi sẽ bị trừ điểm theo quy đinh. + Các chi đoàn lọt qua vòng 1 mà không thực hiện video thì cũng không được cộng điểm. + Các chi đoàn có sản phẩm xuất sắc ở vòng 1 và vòng 2 sẽ được cộng điểm theo quy định cụ thể. V. KINH PHÍ - Các cá nhân, các chi đoàn tự túc kinh phí làm sản phẩm dự thi. - Đoàn trường chịu trách nhiệm chi kinh phí tổ chức, khen thưởng cho các cá nhân đạt giải. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 44 1. Đoàn trường - Xây dựng kế hoạch, mời BGK, xây dựng tiêu chí chấm điểm. - Lựa chọn 03 sản phẩm dự thi xuất sắc để tổ chức thuyết trình về sách trực tiếp trong tiết chào cờ (nếu điều kiện cho phép). 2. Các ĐVTN dự thi - Căn cứ kế hoạch của Đoàn trường, thực hiện viết bài, làm video và nộp sản phẩm đúng thời hạn quy định. - Để Hội thi có chất lượng và thành công tốt đẹp, BTV Đoàn trường yêu cầu các bí thư phổ biến kế hoạch của Đoàn trường để các ĐVTN được biết và nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Trong quá trình triển khai thực hiện có gì vướng mắc phản ánh qua facebook cacbithu2020 để kịp thời được chỉ đạo thực hiện. Trên đây là kế hoạch tổ chức cuộc thi Đọc sách – thắp lửa đam mê. Ban chấp hành Đoàn trường rất mong Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện để cho Hội thi thành công tốt đẹp. Yêu cầu BCH các chi đoàn triển khai đến tận các ĐVTN. Các ĐVTN nghiêm túc thực hiện, nhiệt tình hưởng ứng Nơi nhận: NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH - Huyện đoàn Thanh Chương P. BÍ THƯ ĐOÀN TRƯỜNG - Đảng ủy (Phê duyệt) - BGH nhà trường (Phối hợp) - Các chi đoàn (Thực hiện); - Lưu VPĐ Giản Thị Dương PHÊ DUYỆT CỦA ĐẢNG ỦY PHÊ DUYỆT CỦA BÍ THƯ BÍ THƯ ĐOÀN TRƯỜNG Lê Văn Thành Nguyễn Thị Thủy 45 Hoạt động đọc sách tại phòng đọc MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TỦ SÁCH 46 47 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thị Thu Hà (2013), “Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2, tr. 20-27. 2. Vũ Thị Thu Hà (2009), “Nhu cầu đọc sách của sinh viên hiện nay”, Hội thảo cuối năm của Viện Văn học. 3. Báo cáo Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam” tại TP.HCM (2010).
File đính kèm:
- skkn_giai_phap_nang_cao_van_hoa_doc_cho_hoc_sinh_thong_qua_m.pdf