SKKN Giải pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thông qua đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh
SHCM theo NCBH là một quá trình các GV tham gia vào các khâu từ
chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy minh họa, dự giờ, suy ngẫm và chia sẻ
các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học của HS. Đây là hoạt
động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm
những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành. Trong quá trình học tập đó
GV sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mới.
Khác với SHCM truyền thống, người dự không còn phê phán hay chỉ trích
những hạn chế của người dạy. Họ không còn để ý về năng lực giữa các GV nữa
mà đều tập trung vào việc đánh giá HS. GV sẽ thoải mái hơn khi trao đổi và
chia sẻ ý kiến. Từ đó học dễ dàng chấp nhận lẫn nhau và chỉ quan tâm đến
những khó khăn của người GV trước sự thay đổi phức tạp trong học tập của HS.
NCBH thúc đẩy, duy trì sự hợp tác giữa các giáo viên, giúp các giáo viên
phát triển kĩ năng làm việc nhóm, góp phần phát triển không khí hợp tác, đoàn
kết trong nhà trường. NCBH tạo ra cộng đồng học tập, văn hóa học tập và củng
cố tình đồng nghiệp trong nhà trường. Tham gia vào NCBH giáo viên thực hiện
vai trò của người nghiên cứu, cải tạo thực tiễn và họ trở nên vững vàng hơn về
chuyên môn, nghiệp vụ, tăng sự chuyên nghiệp của giáo viên và giúp giáo viên
tự tin hơn trong việc giải quyết vấn đề của thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy
học của mình. Nghiên cứu bài học tạo cơ hội cho giáo viên có thể quan tâm tới
tất cả các học sinh trong lớp, tạo cơ hội phát triển cho mọi học sinh. Và dẫn tới
hệ quả tất yếu là nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Ngoài ra NCBH còn là cái cầu kết nối các nội dung kiến thức, giữa các
bộ môn để thu được sự hỗ trợ bổ sung tốt nhất giữa các bộ môn góp phần đào
tạo toàn diện cho học sinh, giữa các cấp học để thu được chương trình đào tạo
mạch lạc, thông suốt. Qua việc NCBH chúng ta có thể nhận ra tính ưu việt của
NCBH so với các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ khác. NCBH xuất phát từ thực
tiễn cần giải quyết những khó khăn thực tiễn trong lớp học của giáo viên. Thông
qua NCBH giáo viên được hợp tác cùng nhau, làm việc cùng nhau để xây dựng
một kế hoạch bài học hoàn chỉnh.
viên. - Khi triển khai thực hiện, mọi người hầu như chưa có khái niệm gì về SHCM theo NCBH, không biết rồi sẽ biết nhưng cái khó là ở chỗ không có niềm tin vào tính hiệu quả, thậm chí còn có những suy nghĩ cho rằng SHCM theo NCBH chỉ là hình thức, bắt làm thì phải làm. Nhưng với quyết tâm cao của lãnh đạo nhà trường, chỉ đạo thực hiện một cách quyết tâm, quyết liệt. Thành công cứ đến dần dần. Mọi người bắt đầu hình thành PPDH mới, tiến gần hơn đến PPDH tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”. - Sinh hoạt chuyên môn trong trường ngày càng có chất lượng, hiệu quả hơn, bận rộn hơn, nhiều nội dung hơn và thiết thực hơn. Khắc phục được tình trạng sinh hoạt chuyên môn nặng về hành chính trước đây. - Không khí “Đổi mới” đã bắt đầu tràn về. Mọi người đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong công cuộc “Đổi mới căn bản và toàn diện” nền giáo dục nước nhà. 4.2. Thông qua thực hiện SHCM theo NCBH, giáo viên dần dần tự tin, chủ động, sáng tạo hơn trong giảng dạy, luôn phải suy nghĩ tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học; có cơ hội nhìn lại quá trình dạy để kịp thời điều chỉnh; quan tâm nhiều hơn đến mọi đối tượng học sinh; cải thiện tốt hơn mối quan hệ với đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ đồng nghiệp, tôn trọng và học hỏi lẫn nhau. Giáo viên được “tự do - sáng tạo” định hướng, hướng dẫn học sinh biết biến quá trình học thành quá trình tự học. Như thế, mối quan hệ thầy- trò được cải thiện theo chiều hướng tích cực, thân thiện, cởi mở. Giờ học không còn căng thẳng và việc rút kinh nghiệm giờ dạy cũng không còn căng thẳng như trước đây. 4.3. Thực hiện SHCM theo NCBH, thông qua các bài giảng minh họa chúng ta dễ nhận thấy học sinh hào hứng, chủ động trong học tập hơn, điều này hết sức quan trọng, học sinh được tự do thể hiện mình, được giáo viên quan tâm hướng dẫn học và tự học một cách có hiệu quả. Giờ học như thế từ trước đến nay ít khi được nhìn thấy. 48 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. Tóm lại, đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, không chỉ bảo đảm cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên có thể quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập mà còn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một nội dung quan trọng không thể thiếu được của các nhà trường, nếu tất cả các tổ chuyên môn trong nhà trường đều đồng loạt triển khai nghiêm túc nội dung này thì chất lượng dạy và học tại các trường rất hiệu quả. Đề tài này được nghiên cứu với mục đích nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong các nhà trường. Đây là hoạt động cốt lõi để nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật trong từng đơn vị tổ, góp phần tạo nên sức mạnh chung của toàn trường. Qua nhiều năm thực hiện, chúng tôi nhận thấy SHCM theo NCBH là một phương pháp mới rất có hiệu quả trong việc đổi mới PP dạy và PP học hiện nay cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên quá trình đổi mới từ SHCM truyền thống sang SHCM theo NCBH là một quá trình gian nan, vất vả và lâu dài. Chỉ có quyết tâm cao, xác định được đây là nhiệm vụ trọng tâm, là yếu tố quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng cho người dạy và người học, là nhân tố trụ cột để phát triển nhà trường, chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt chúng ta mới thành công. Để đề tài này được áp dụng, sử dụng có hiệu quả thì cần có những điều kiện phù hợp. Quan trọng nhất là ý thức trách nhiệm của các tổ trưởng chuyên môn sẽ tập hợp được sức mạnh của sự đồng lòng trong tập thể giáo viên tổ, nhóm chuyên môn. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của 49 Ban giám hiệu thì khả năng vận dụng của đề tài sẽ thực hiện một cách rất hiệu quả. 3. 2. Kiến nghị - Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hàng năm tổ chức tập huấn cho giáo viên cốt cán các trường các chuyên đề liên quan đến đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; tổ chức hội thảo, nhân rộng điển hình các cá nhân, tập thể; tổ chức thi tổ trưởng chuyên môn giỏi trong công tác điều hành quản lí tổ; tổ chức cho cán bộ quản lí tham quan học tập kinh nghiệm các trường có nhiều thành công trong giáo dục trong và ngoài tỉnh. - Đối với Nhà trường Sự đổi mới nội dung, phương pháp dạy học từ hướng tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực là một thay đổi cơ bản mạnh mẽ của giáo dục Việt Nam, trong đó SHCM theo NCBH đáp ứng yêu cầu đổi mới nói trên. Vì vậy, để các tổ chuyên môn thực hiện tốt việc SHCM theo NCBH bản thân các nhà quản lý trong nhà trường phải là những người tiên phong cần thay đổi tư duy dạy học theo hướng phát triển năng lực phải có năng lực thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh mới của giáo dục và các nhà trường phổ thông hiện nay. Để đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, nhà trường phải xác định đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn là cơ sở là nền tảng thúc đẩy chất lượng chuyên môn. + Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các bộ phận trong nhà trường để tổ trưởng, nhóm trưởng nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của mình trong vấn đề quản lí, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn. Động viên, khuyến khích và đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trên cơ sở kết quả sinh hoạt chuyên môn của tổ, thể hiện ở hiệu quả công việc và tinh thần, thái độ của giáo viên trong từng tổ. + Chỉ đạo duy trì việc SHCM theo NCBH trong suốt năm học và tiếp tục ở các năm học kế tiếp. Cuối mỗi năm học, nhà quản lý cần yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn báo cáo kết quả thực hiện SHCM theo NCBH trong năm học và dự kiến kiến kế hoạch thực hiện cho năm học tiếp theo, từ đó hình thành ở giáo viên ý thức xem SHCM theo NCBH là hoạt động thường xuyên để đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học. + Cần có kế hoạch cụ thể, chỉ đạo sát sao, kiểm tra đánh giá khách quan; động viên khích lệ, khen thưởng kịp thời tập thể cá nhân có nhiều đóng góp việc đổi mới sinh hoạt. - Đối với Giáo viên: 50 Việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn có hiệu quả là chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ giáo viên. Để làm tốt việc này đòi hỏi mỗi thầy cô giáo cần phải: + Giáo viên mạnh dạn thiết kế bài dạy theo mô hình mới ( theo phương tiếp cận năng lực). Theo đó, thiết kế bài dạy bao gồm các hoạt động theo phương pháp mới chứ không phải các bước lên lớp như giáo án thông thường. + Xác định rõ tầm quan trọng của việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyênmôn theo NCBH. + Cố gắng tự học, tự rèn, học ở đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ những vướng mắc kinh nghiệm giảng dạy cùng đồng nghiệp. + Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh hoạt chuẩn mực, làm việc đến nơi đến chốn, luôn cầu thị. + Tích cực, chủ động trong việc giảng dạy học sinh, đổi mới phương pháp dạy học; khi có khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần phản ánh với tổ trưởng hoặc Ban giám hiệu; chủ động đề xuất những sáng kiến hay trong sinh hoạt tổ chuyên môn. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. (Số 5555/BGDĐT-GDTrH) 2. Sở GD & ĐT Nghệ An, Hướng dẫn số 1769 ngày 4 tháng 9 năm 2020 về thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hội thảo – tập huấn đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Hà Nội, 2016. 4. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 5. Hình ảnh các giờ dạy theo nghiên cứu bài học ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh năm học 2019 – 2020; 2020 -2021. 52 Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT (Dùng cho học sinh) Các em thân mến! Để đổi mới phương pháp dạy học và phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong các tiết học, em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây theo suy nghĩ của riêng mình. ( Khoanh tròn vào vào phương án trả lời) Câu 1.Trong đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH, năm học này em đã được tham gia tiết học nào chưa? A. Rồi B. Chưa Câu 2. Nếu em đã được tham gia các tiết dạy học theo NCBH em hãy em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây theo suy nghĩ của riêng mình. ( Khoanh tròn vào phương án trả lời) 1) Trong các tiết học NCBH mức độ hoạt động nào em thấy chủ đạo nhất? A. Hoạt động cá nhân B. Hoạt động nhóm. C. Hoạt động cặp 2) Trong các giờ dạy theoNCBH, mức độ tham gia của em vào các hoạt động do giáo viên tổ chức trên lên lớp để rèn luyện các kỹ năng cho mình như thế nào? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ 3) Theo em phương pháp dạy theo nghiên cứu bài học (NCBH) có tầm quan trọng như thế nào? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Không quan trọng 4) Năng lực nào được hình thành trong tiết học theo NCBH? A. Năng lực tự chủ B. Năng lực giao tiếp và hợp tác. 53 C. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo D. Cả 3 đáp án trên 5) Trong quá trình học tiết học NCBH theo quan sát của em tỉ lệ học sinh tích cực, sôi nổi trong hoạt động học tập: A. Cao B. Trung bình C. Thấp 6) Trong tiết học NCBH giáo viên dạy có mức độ quan tâm hỗ trợ các em: A. thỉnh thoảng B. ít C. Nhiều 7) Các giáo viên dự giờ có làm ảnh hưởng đến tiến trình học tập của các em không? A. Có B. Không 8) Em có thích được học các tiết học theo NCBH hay không? A. Có B. Không C. Bình thường 9) Em thấy học theo NCBH có những ưu điểm nào sau đây? A. Giúp học sinh tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập B. Giúp giáo viên làm việc nhiều hơn C. Giúp học sinh làm việc là chủ yếu D. Cả A và C 10) Em nhận xét như thế nào về vai trò, hiệu quả học tập của học sinh cũng như vai trò của giáo viên các tiết học NCBH? Xin chân thành cảm ơn em. 54 Phụ lục 2 PHIẾUKHẢO SÁT (Dùng cho giáo viên, cán bộ quản lý) Để nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học, xin đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây: Câu 1: Xin đồng chí cho biết sự cần thiết của việc dạy theo NCBH cho học sinh trong các trường THPT? A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Không cần thiết Câu 2: Theo đồng chí những nguyên nhân nào sau đây từ phía học sinh có ảnh hưởng đến việc các em không hứng thú trong các tiết học theo NCBH? STT Các nguyên nhân Đồng ý Không đồng ý 1 Bản thân học sinh chưa tự giác trong học tập. 2 Hình thức tổ chức dạy học chưa phong phú 3 Học sinh chỉ quan tâm đến những môn các em yêu thích. 4 Những biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi 5 Một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm đến năng lực và sở trường của học sinh. 6 Năng lực học tập của học sinh còn hạn chế. 7 Học sinh chưa được rèn luyện kỹ năng tự học,hợp tác hay làm việc nhóm. 8 Học theo NCBH vẫn còn là vấn đề mới mẻ 9 Nội dung của bài học còn xa rời với thực tiễn, mang tính hàn lâm. 10 Nhiều em chưa quan tâm đến học theo NCBH 55 Câu 3: Xin đồng chí cho biết mức độ thực hiện đổi mới chuyên môn theo NCBH cho HS THPT ở trường đồng chí như thế nào? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Hiếm khi Câu 4: Xin đồng chí hãy cho biết ý kiến đánh giá của mình về các kỹ năng mà học sinh đạt được thông qua phương pháp dạy theo NCBH cho HS? Câu 5: Xin đồng chí vui lòng cho biết ở trường đồng chí đã xây dựng được những kế hoạch dạy theo NCBH cho học sinh như thế nào dưới đây? STT Các loại kế hoạch Đã xây dựng KH Không xây dựng KH 1 Kế hoạch GD của nhà trường cho GV- HS vào đầu năm học. 2 Kế hoạch GD môn học theo từng năm học 3 Kế hoạch GD môn học theo từng học kỳ 4 Kế hoạch GD môn học theo từng tháng 5 Kế hoạch GD bộ môn theo tuần Câu 6: Đồng chí hãy cho biết việc chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn theo NCBH ở trường đồng chí được thực hiện bằng những hình thức nào sau đây? TT Nội dung trả lời Đồng ý Không đồng ý Kỹ năng được rèn luyện Đồng ý Không đồng ý 1 Kỹ năng giao tiếp: 2 Kỹ năng xác định vấn đề 3 Kỹ năng ra quyết định. 4 Kĩ năng giải quyết vấn đề 5 Kĩ năng hợp tác 6 Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng 7 Kỹ năng đặt mục tiêu 56 1 Chỉ đạo thông qua họp hội đồng nhà trường 2 Chỉ đạo thông qua họp cốt cán chuyên môn 3 Chỉ đạo thông qua nội dung sinh hoạt chuyên môn các tổ, nhóm. 4 Chỉ đạo thông qua nội dung từng chủ điểm tháng 5 Chỉ đạo thông qua các trang nhóm zalo,facebook của trường Câu 7: Đồng chí hãy cho biết cán bộ quản lý cần có sự phối hợp với các lực lượng nào để tăng cường công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môntheo NCBH? TT Nội dung trả lời Đồng ý Không đồng ý 1 Đội ngũ TT, TP chuyên môn 2 Đội ngũ giáo viên cốt cán, Giáo viên giỏi 3 Đội ngũ giáo viên bộ môn, nhân viên Xin chân thành cảm ơn đồng chí. 57 SỞ GD& ĐT NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NGUYỄN DUY TRINH Số 73 /KH-THPT NDT Nghi Lộc, ngày 04 tháng 8 năm 2020 TRÍCH KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Năm học 2020-2021 A. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH B. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU 1. Mục tiêu: 2. Chỉ tiêu phấn đấu C. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP I. NHIỆM VỤ II. GIẢI PHÁP 1. Đổi mới công tác quản lýcủa nhà trường, tổ chuyên môn: 2. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ. 3. Đẩy mạnh đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn. - Xây dựng chủ đề, chuyên đề: Có tính khả thi, hiệu quả cao - Nghiên cứu bài học đi vào chiều sâu, có chất lượng, tránh hình thức đối phó. - Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường: Trao đổi các chuyên đề, kimh nghiệm dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức thi thử liên trường... 4. Đẩy mạnh việc đổi mới PPDH, HTTCDH, KTĐG: - Lãnh đạo nhà trường yêu cầu tất cả giáo viên phải tích cực thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh, theo hướng phương pháp giáo dục của chương trình GDPT tổng thể, theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021 của Bộ, Sở. - Chỉ đạo các tổ chuyên môn tích cực, chú trọng xây dựng các chuyên đề ngoại khóa về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. - Chỉ đạo các tổ tập trung sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (NCBH), yêu cầu các nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện dảm bảo mỗi học kỳ thực hiện 02 bài học nghiên cứu / môn học, 58 đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, xây dựng ma trận đề kiểm tra. 5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: 6. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học: 7. Thực hiện các cuộc thi, viết sáng kiến kinh nghiệm: D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Tổ chuyên môn, bộ phận văn phòng: 2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên: 3. Công đoàn, Đoàn TNCSHCM: E. DỰ KIẾN LỊCH CÔNG TÁC THÁNG HỌC KỲ, THÁNG, TUẦN Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Sở GD&ĐT; - TTCM; - Lưu VT, HT. Hoàng Thị Kim Liên 59 TRÍCH KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NHÓM TOÁN Năm học 2020- 2021. A. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÓM C. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU VỀ CÁC MẶT: D. CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CỤ THỂ 1. Đăng ký danh hiệu thi đua 2. Phân công chuyên môn năm học năm học 3. Kế hoạch xây dựng chủ đề dạy học 4. Kế hoạch báo cáo chuyên đề 5. Kế hoạch dạy học STEM: 6. Kế hoạch dạy học tăng cường 5. Kế hoạch kiểm tra đánh giá 6. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi 7. Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo NCBH Tiết PPCT Bài nghiên cứu Khối Nội dung Tuần Chuẩn bị bài dạy Tuần 6 21 Hàm số bậc hai 10 Dạy minh họa (Đ/C Hiền) Tuần 7 Chuẩn bị bài dạy Tuần 20 62 Cấp số nhân 11 Dạy minh họa (Đ/C Đ.Tâm) Tuần 21 Chuẩn bị bài dạy Tuần 22 45 Phương trình đường tròn 10 Dạy minh họa (Đ/C Luyện) Tuần 23 48 Đường thẳng vuông 11 Chuẩn bị bài dạy Tuần 23 60 góc với mặt phẳng Dạy minh họa (Đ/C Nho) Tuần 24 8. Kế hoạch dạy thao giảng, đánh giá 9. Kế hoạch đổi mới phương pháp giảng dạy DUYỆT CỦA BGH NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Đặng Thái Bình Đinh Xuân Luyện TRÍCH KẾ HOẠCH NHÓM TIN Năm học 2020-2021 A. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020-2021 1.Phân công lao động 2.Đăng ký thi đua 3. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức nhà giáo: 4. Phân phối chương trình: (lập riêng) 5. Kế hoạch xây dựng chủ đề dạy 6. Kế hoạch kiểm tra đánh giá: 7. Kế hoạch bồi dưỡng : 8. Kế hoạch sinh hoạt TCM thông qua nghiên cưú bài học * Chỉ tiêu: - Thực hiện 4 bài/năm / 1 môn: Giải pháp:Cả nhóm họp thảo luận trước và sau khi dạy NCBH * Kế hoạch sinh hoạt TCM thông qua nghiên cưú bài học Tuần T iết PPC T Tên bài Lớp Người dạy 61 16 31 Bài 12: Kiểu xâu 11A Nguyễn Thị Hà 20 20 Bài 6: Biểu mẫu 11A 1 Nguyễn Thị Tú Anh 24 47 Bài 18: Các công cụ trợ giúp soạn thảo 10A 3 Lê Duy Hải 26 52 Bài 19: Tạo và làm việc với bảng 10A Hoàng Việt Cường 9. Kế hoạch dạy thao giảng đánh giá: 10.Kế hoạch báo cáo chuyên đề (Mỗi TCM có ít nhất 2 chuyên đề/năm) 11.Kế hoạch nghiên cứu khoa học, đúc rút SKKN: V. NHỮNG ĐỀ XUẤT Duyệt của BGH Duyệt của Tổ trưởng Nhóm trưởng Đặng Thái Bình Đinh Xuân Luyện Nguyễn Thị Hà TRÍCH KẾ HOẠCH NHÓM TIẾNG ANH Năm học 2020- 2021 A. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020-2021 1. Phân công lao động 2. Đăng ký thi đua 3. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức nhà giáo: 4. Thực hiện chương trình các môn học: 5. Đổi mới phương pháp dạy học: 5.1. Đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo NCBH. * Chỉ tiêu: - Thực hiện 4 bài/năm / 1 môn: * Giải pháp: * Kế hoạch sinh hoạt TCM thông qua nghiên cưú bài học 62 Tuần Tiết PPCT Tên bài Người dạy Thay đổi 7 25 U.3 – Lesson 1 Hà B 8 29 U.3 – Lesson 4 Hạnh 23 105 U.11 – A Giang 25 92 U.12 – A Kiều 5.2. Kế hoạch dạy thao giảng đánh giá: DUYỆT CỦA BGH NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Đặng Thái Bình Đào Thị Hoài Thu TRÍCH KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NHÓM NGỮ VĂN Năm học 2020- 2021 A. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020-2021 C. CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CỤ THỂ 1. Đăng ký danh hiệu thi đua 2.Phân công lao động 3. Kế hoạch giáo dục môn học: (lập riêng) 4. Kế hoạch xây dựng chủ đề dạy học: (Mỗi môn phấn đấu xây dựng 2 chủ đề/năm học): 5.Kế hoạch kiểm tra đánh giá: 6. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi khối 12. 7. Kế hoạch dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém 8. Kế hoạch xây dựng chương trình trải nghiệm sáng tạo: 9. Kế hoạch chương trình dạy thêm 10. Kế hoạch ôn thi THPT quốc gia lớp 12. 11. Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo NCBH: (4 tiết/ năm học) 63 a. Mục đích: Hoạt động này được xem như một biện pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt động dạy học các bài học cụ thể, qua đó cải tiến chất lượng học của học sinh. NCBH xuất phát từ chính nhu cầu giải quyết những vấn đề trong thực tiễn lớp học mà giáo viên đang phải đối mặt. Khi tham gia NCBH, các nhóm nghiên cứu tự nhận thấy những yêu cần giải quyết đối với mỗi bài học nhất định và cùng nhau thảo luận để tìm cách giải quyết các yêu cầu đó. Từ đó rút kinh nghiệm cho tiết dạy sau hiệu quả hơn. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động sinh hoạt chuyên môn. b. Phân công giáo viên thể hiện tiết dạy nghiên cứu bài học. TT Tuần Tiết PPCT Tên bài Người dạy Theo dõi thực hiện và điều chỉnh 1 7 20 Chủ đề: Văn bản tự sự - Phần II Một số văn bản tự sự dân gian: Tấm Cám Lê Thị Hằng 2 16 61 Chủ đề: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) Phần II :Bản tin Nguyễn Thị Thanh Bình 3 19 55 Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài Nguyễn Thị Ngân Hoa 4 21 63 Chủ đề: Truyện ngắn Việt Nam 1945-1975 Phần I: Văn bản truyện: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành Mai Thị Thuận NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN: DUYỆT BAN GIÁM HIỆU Nguyễn Thị Thanh Bình Đặng Thái Bình
File đính kèm:
- skkn_giai_phap_chi_dao_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_thong_qua.pdf