SKKN Đưa hình ảnh, tư liệu minh hoạ góp phần giảng dạy tốt bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia - môn Giáo dục quốc phòng an ninh Khối 11 THPT

1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm và chỉ đạo của Bộ giáo dục & Đào tạo, Sở giáo dục &

Đào tạo và kế hoạch tổ chức dạy rải môn học GDQP-AN và xác định đây là môn

học chính khóa.

- Trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu, phòng học có máy chiếu, sân bãi đáp

ứng tốt theo yêu cầu của môn học .

- Môn học luôn đòi hỏi có sức khỏe, thể lực tốt, tính kiên trì. Đối với học

sinh nhà trường cơ bản đáp ứng khá tốt yêu cầu của môn học .

- Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo GDQP ghép môn. Đặc biệt đã được

tham gia giảng dạy môn học GDQP-AN tại trường THPT Thanh Chương 1 từ năm

2007 cho đến nay. Được Sở giáo dục tạo điều kiện cho đi tập huấn chuyên môn

vào hàng năm ở Sở GD-ĐT. Chính vì vậy ít nhiều có kinh nghiệm trong công tác

giảng dạy môn học GDQP-AN là khá thuận lợi .

- Đồng nghiệp tổ Thê dục-Giáo dục quốc phòng_An Ninh nhà trường luôn

hòa đồng, có tinh thần tương trợ, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên

môn cũng như công tác tổ chức và phương pháp giảng dạy.

2. Khó khăn

- Môn học mang tính khô khan, đòi hỏi phải có tính kỷ luật, kiên trì tốt,

không ngại khó ngại khổ nên trong công tác giảng dạy cũng gặp khó khăn .

- Do đặc thù môn yêu cầu về trang phục, phương tiện dụng cụ học tập, yêu

cầu đối với học sinh mà một số học sinh chưa thật sự thích thú với môn học.

- Đối với giáo viên, mặc dù được đào tạo chính quy, nhưng kiêm nhiệm thêm

công tác khác nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc đầu tư chuyên môn.

- Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học tuy khá đầy đủ đáp ứng được yêu cầu

môn học. Tuy nhiên chất lượng chưa thật đảm bảo. Một số tranh ảnh cho một số

bài dạy chưa có.4

- Đối với bài 3 GDQP 11 “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc

gia”, đây là một bài lý thuyết có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đòi hỏi giáo

viên phải có kiến thức vững vàng, những thông tin đưa đến cho học sinh phải thật

chính xác, một số thông tin mang tính nhạy cảm, đòi hỏi GV phải biết chon lựa

những thông tin chính thống đúng với quan điểm của Đảng và nhà nước, phù hợp

với lứa tuổi các em.

pdf15 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đưa hình ảnh, tư liệu minh hoạ góp phần giảng dạy tốt bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia - môn Giáo dục quốc phòng an ninh Khối 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác động tác cũng như kỹ chiến thuật của môn học 
trong tập luyện và sẵn sàng chiến đấu. 
 - Được xác định là môn học chính khóa dạy rải và tính điểm như các môn 
học khác, cho nên học sinh cũng quan tâm và tập trung học dẫn đến kết quả cao 
hơn. 
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được Bộ, Sở giáo dục và nhà trường trang 
cấp một cách khá đầy đủ tạo điều kiện tốt nhất cho môn học. 
 - Đối với giáo viên đã được Sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức tập huấn chuyên 
môn hàng năm. Trang phục trang cấp cho giáo viên hàng năm cũng được thường 
xuyên và đầy đủ. Chính vì vậy để chuyển tải kiến thức quốc phòng đến cho học 
sinh một cách chính xác, khoa học, cụ thể, kịp thời, người giáo viên cần phải có 
một kiến thức, phương pháp, tổ chức giảng bài tốt nhất. 
 3 
 II. Cơ sở pháp lý 
1. Dựa trên chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng 
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong 
tình hình mới; chỉ thị số 57/2007/CT – BGDĐT ban hành ngày 04/07/2007 của Bộ 
giáo dục tăng cường GDQP-AN trong ngành giáo dục; Nghị định 116/2007/NĐ-
CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về GDQP-AN; Quyết định 79/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 24/12/2007 và các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục & Đào tạo 
Nghệ An; Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ Về 
việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác Giáo dục quốc phòng–an ninh năm 
2010 và những năm tiếp theo; 
2. Dựa trên văn bản chỉ đạo số: 1865/SGDĐT-GDTrH ra ngày 16/09/2020 
của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDQP - AN năm 
2020 - 2021 . 
III. Thực trạng : 
 1. Thuận lợi 
 - Được sự quan tâm và chỉ đạo của Bộ giáo dục & Đào tạo, Sở giáo dục & 
Đào tạo và kế hoạch tổ chức dạy rải môn học GDQP-AN và xác định đây là môn 
học chính khóa. 
 - Trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu, phòng học có máy chiếu, sân bãi đáp 
ứng tốt theo yêu cầu của môn học . 
 - Môn học luôn đòi hỏi có sức khỏe, thể lực tốt, tính kiên trì. Đối với học 
sinh nhà trường cơ bản đáp ứng khá tốt yêu cầu của môn học . 
 - Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo GDQP ghép môn. Đặc biệt đã được 
tham gia giảng dạy môn học GDQP-AN tại trường THPT Thanh Chương 1 từ năm 
2007 cho đến nay. Được Sở giáo dục tạo điều kiện cho đi tập huấn chuyên môn 
vào hàng năm ở Sở GD-ĐT. Chính vì vậy ít nhiều có kinh nghiệm trong công tác 
giảng dạy môn học GDQP-AN là khá thuận lợi . 
 - Đồng nghiệp tổ Thê dục-Giáo dục quốc phòng_An Ninh nhà trường luôn 
hòa đồng, có tinh thần tương trợ, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên 
môn cũng như công tác tổ chức và phương pháp giảng dạy. 
 2. Khó khăn 
 - Môn học mang tính khô khan, đòi hỏi phải có tính kỷ luật, kiên trì tốt, 
không ngại khó ngại khổ nên trong công tác giảng dạy cũng gặp khó khăn . 
 - Do đặc thù môn yêu cầu về trang phục, phương tiện dụng cụ học tập, yêu 
cầu đối với học sinh mà một số học sinh chưa thật sự thích thú với môn học. 
 - Đối với giáo viên, mặc dù được đào tạo chính quy, nhưng kiêm nhiệm thêm 
công tác khác nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc đầu tư chuyên môn. 
 - Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học tuy khá đầy đủ đáp ứng được yêu cầu 
môn học. Tuy nhiên chất lượng chưa thật đảm bảo. Một số tranh ảnh cho một số 
bài dạy chưa có. 
 4 
 - Đối với bài 3 GDQP 11 “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc 
gia”, đây là một bài lý thuyết có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đòi hỏi giáo 
viên phải có kiến thức vững vàng, những thông tin đưa đến cho học sinh phải thật 
chính xác, một số thông tin mang tính nhạy cảm, đòi hỏi GV phải biết chon lựa 
những thông tin chính thống đúng với quan điểm của Đảng và nhà nước, phù hợp 
với lứa tuổi các em. 
IV. Phương Pháp : 
 Để giải quyết các vấn đề trên tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau : 
 a. Phương pháp phân tích tổng hợp 
 - Phương pháp này nhằm nghiên cứu các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT cũng 
như kế hoạch triển khai công tác thực hiện giảng dạy môn học GDQP-AN của Ban 
giám hiệu nhà trường . 
 - Nghiên cứu phân phối chương trình, số tiết qui định của bài giảng đó, kiến 
thức kỹ năng, thái độ cần đạt trong từng tiết dạy. Xây dựng giáo án, bổ sung tư liệu 
và phương pháp, tổ chức bài giảng . 
 b. Phương pháp chọn lọc tư liệu, hình ảnh : 
Tôi sử dụng phương pháp này dựa trên bài học cần bổ sung những tư liệu 
nào liên quan, nêu rõ hơn các vấn đề cần quan tâm hiện nay, từ đó thu thập tài liệu, 
hình ảnh minh hoạ bổ sung cho bài giảng một cách tốt nhất. 
 c. Phương pháp thực nghiệm 
 Nhằm mục đích đưa ra các nhân tố mới cần nghiên cứu vào thực tiễn bài 
giảng sao cho thật sinh động, gây hứng thú đến cho người học. Qua thực nghiệm 
làm sáng tỏ nhiệm vụ nghiên cứu . 
V. Một số giải pháp : 
1. Chọn tư liệu, hình ảnh : 
 Bài 3- GDQP lớp 11 liên quan đến nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ ngoài 
những thông tin trong sách giáo khoa, khi giảng dạy, học sinh vẫn chưa hình dung 
được một số vấn đề có liên quan đến bài học, theo tôi bài học này cần một số tư 
liệu để minh hoạ thêm sau đây : 
- Hiệp ước của LHQ về luật biển 1982; 
- Một sô tư liệu về chủ quyền 2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt 
Nam 
- Tuyên bố ngày 5/6/1984 xác định vùng trời Việt Nam; 
- Tài liệu xác định Đường cơ sở, cách xác định đường cơ sở theo Công uớc 
Luật biển 1982, các điểm để xác định đường cơ sở của Việt Nam; 
- Hiệp ước phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; 
- Hiệp ước về “vùng nước lịch sử” với Cam Pu Chia.. 
- Hình ảnh về vùng biển Việt Nam 
 5 
- Hình ảnh về mốc quốc giới 
Các tài liệu, hình ảnh minh họa phải chính thống, có nguồn gốc rõ ràng, phù 
hợp với quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng. 
2. Sử dụng tư liệu, hình ảnh minh hoạ cụ thể trong bài dạy : 
Khi dạy bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia qua từng phần, 
từng mục tôi thấy rằng với những thông tin trong SGK chưa thể làm nổi bật lên hết 
những thông tin, hoặc làm cho GV khó giải thích những khái niệm. 
Ví dụ 1 : Khi dạy về Vùng nội thủy có nhắc đến "đường cơ sở", và từ đường 
cơ sở mới xác định được các vùng biển của Việt Nam, vậy cách xác định Đường 
cơ sở của Việt Nam như thế nào thì sách không nêu rõ, để minh họa thêm phần này 
tôi đưa thêm cho học sinh tư liệu về các điểm xác định đường cơ sở như sau. 
TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM CHUẨN ĐƯỜNG CƠ SỞ 
DÙNG ĐỂ TÍNH CHIỀU RỘNG LÃNH HẢI CỦA LỤC ĐỊA VIỆT NAM 
(Đính theo Tuyên bố ngày 12 tháng 11 năm 1982 của Chính phủ nước Cộng hòa 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam) 
Điểm Vị trí địa lý Vĩ độ 
N 
Kinh độ 
E 
0 Nằm trên ranh giới phía tây nam của vùng nước lịch 
sử của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng 
hòa nhân dân Campuchia 
A1 Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang 9015'0 103027'0 
A2 Tại hòn Đá lẻ ở đông nam Hòn Khoai, tỉnh Minh Hải 
 (Cà Mau) 
8022'8 104052'4 
A3 Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc khu Vũng Tàu - Côn 
Đảo 
8037'8 106037'5 
A4 Tại Hòn Bông Lang - Côn Đảo 8038'9 106040'3 
A5 Tại Hòn Bảy cạnh - Côn Đảo 8039'7 106042'1 
A6 Tại Hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Thuận Hải 
 (Bình Thuận) 
9058'0 109005'0 
A7 Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải (Khánh Hoà) 12039'0 109028'0 
A8 Tại Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh (Phú Yên) 12053'8 109027'2 
A9 Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh (Bình Định) 13054'0 109021'0 
A10 Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình (Quảng Ngãi) 15023'1 109009'0 
A11 Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên (Quảng Trị) 17010'0 107020'6 
 6 
Ví dụ 2 : Về xác định biên giới quốc gia Việt Nam . 
(Hình ảnh minh họa về xác định các vùng biển theo Công ước về luật Biển 
1982) 
Qua đây giúp học sinh dễ dàng xác định các vùng biển và biên giới quốc gia 
trên biển 
Ví dụ 3 : Khi nhắc đến vùng biển trong bài nhắc tới vùng đặc quyền kinh tế 
có “quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển” nhưng học sinh chưa 
hiểu sâu về vấn đề này, khi dạy tôi đưa ra tư liệu sau để làm rõ : 
“Theo điều 56 của Công ước Luật Biển năm 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế 
của mình, các quốc gia ven biển có: 
- Quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài 
nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy 
biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác 
nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng 
lượng từ nước, hải lưu và gió. 
- Quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, 
công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. 
Công ước Luật Biển 1982 còn quy định, trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc 
gia ven biển, tất cả các quốc gia, bất kể là quốc gia có biển hay không có biển, 
trong những điều kiện do các quy định thích hợp của Công ước Luật biển 1982 trù 
định, đều được hưởng 3 quyền tự do cơ bản 
- Quyền tự do hàng hải; 
- Quyền tự do hàng không; 
- Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. 
Trong khi thực hiện quyền chủ quyền và các quyền tài phán của mình, quốc gia 
ven biển phải tôn trọng các quyền tự do của các quốc gia khác. Ngược lại, các 
quốc gia trong khi thực hiện các quyền tự do biển cả được phép trong vùng đặc 
 7 
quyền về kinh tế của quốc gia ven biển phải tôn trọng luật pháp và quy định của 
quốc gia ven biển trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quốc gia đó. 
Quốc gia ven biển có trách nhiệm trong việc quản lý bền vững tài nguyên sinh vật 
và bảo vệ môi trường biển” 
Ví dụ 4 : Khi giảng bài này cũng cần đưa thông tin thêm về về 2 quần đảo 
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cho học sinh được biết, 
cần nhấn mạnh thêm rằng Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình đối với 
2 quần đảo này. 
 * Quần đảo Hoàng Sa 
 Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu 
vực biển giữa vĩ độ 15045’00”N - 170 15’00” và kinh độ 111000’00”E - 
113000’00”E trên vùng biển có diện tích 30.000 km2, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng 
Ngãi) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. 
Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 8km2. Quần đảo Hoàng Sa 
chia thành hai nhóm An Vĩnh (còn gọi là nhóm Đông - Bắc) và Trăng Khuyết (còn 
gọi là nhóm Tây). 
 - Nhóm An Vĩnh: nguyên là tên của một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Theo sách 
Đại Nam Thực lục Tiền biên quyển 10 ghi chép về xã này như sau: “Ngoài biển xã 
An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát chiều dài kéo dài 
không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Hoàng Sa châu. Hồi quốc sơ đầu 
triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng 
năm cứ đến tháng 3 cưỡi thuyền ra đảo, 3 đêm thì tới nơi”. Nhóm đảo An Vĩnh 
bao gồm các đảo tương đối lớn, Đảo Phú Lâm, Đảo Cây, Đảo Linh Côn và các bãi 
ngầm chính, trong đó đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm (khoảng 2,3km2). 
 - Nhóm Trăng Khuyết (hay còn gọi là nhóm lưỡi liềm): có hình cánh cung hay 
lưỡi liềm gồm có các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang 
Hòa, Bạch Quỷ, Tri Tôn và các bãi ngầm, trong đó có đảo Hoàng Sa dài 950m, 
rộng khoảng 650m, diện tích 0,32km2. Về yếu tố quân sự, đảo Hoàng Sa là đảo 
chính của quần đảo nhưng không phải là đảo lớn nhất. Nhiều nhà quân sự cho 
rằng đảo này có vị trí quan trọng nhất, hơn cả đảo Phú Lâm trong việc phòng thủ 
bờ biển Việt Nam. Trong thời gian chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý, ở đảo 
này có nhà cửa, căn cứ quân sự, đài khí tượng, hải đăng, miễu Bà, cầu tàu và bia 
chủ quyền. Bia chủ quyền do người Pháp dựng lên năm 1938, ghi nhận lại chủ 
quyền chính thức của Việt Nam từ năm 1816. Cơ sở quân sự được thiết lập từ đầu 
thập niên 1930. Sang thập niên 1950, 1960, nhà cửa được xây cất thêm, tạm đủ 
cho sự trú phòng của một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến. Bia chủ quyền Việt Nam 
 được đặt gần giữa đảo. Nhà Nguyễn đã chính thức đặt chủ quyền ở quần đảo 
Hoàng Sa năm 1816. 
 *. Quần đảo Trường Sa : Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về 
phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển 
Philippin, phía Namgiáp biển Malaixia, Brunây và Inđônêxia. Từ trung tâm quần 
đảo Trường Sa đến biển của Malaixia khoảng 250 hải lý, đến biển của Philippin 
 8 
khoảng 201 hải lý, đến biển của Brunây khoảng 320 hải lý, đến đảo Nam Hải 
khoảng 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý; cách Cam Ranh 
khoảng 243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 
hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km2 nằm ở 
giữa vĩ độ 6030’ đến 120 Bắc và kinh độ 111030’ đến 117020’ Đông. Diện tích toàn 
bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 3km2, được chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại 
Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên), đảo cao 
nhất là Song Tử Tây (khoảng 4 - 6m), đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (0,44 km2), sau 
đó là đảo Nam Yết (0,06 km2). Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần 
nhất từ đảo Song Tử Đông đến Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất Song Tử 
Tây (phía Bắc) đến An Bang (phía Nam) khoảng 280 hải lý. 
Một số hình ảnh về quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa 
Quần đảo Trường Sa Quần đảo Hoàng Sa 
 9 
Ví dụ 5 : Khi xác định được Biên giới quốc gia trên đất liền cần có các 
phương pháp để cố định biên giới, thông thường có 3 phương pháp là : Dùng tài 
liệu ghi lại đường biên giới; đặt mốc quốc giới; dùng đường phát quang. Đối với 
Việt nam mới dùng 2 phương pháp là dùng tài liệu và đặt mốc quốc giới, khi giảng 
phần này tôi đã đưa thêm tư liệu về mốc quốc giới như sau: 
HỆ THỐNG MỐC QUỐC GIỚI (HTMQG) 
 Những dấu hiệu vật chất riêng biệt đánh dấu đường biên giới quốc gia trên 
thực địa. Do điều kiện địa hình, mốc quốc giới có thể được đặt ngay đúng tâm 
đường biên giới (mốc chính tâm) hay không chính tâm đường biên giới (mốc đối 
diện, mốc so le và mốc nằm trên lãnh thổ của một nước) nhưng gần sát đường biên 
giới. Mốc quốc giới được phân thành mốc ba mặt (đánh dấu điểm gặp nhau của ba 
quốc gia), mốc hai mặt sử dụng trên đường biên giới đất liền. Trên mặt mốc biên 
giới quay về phía lãnh thổ bên nào thì ghi kí hiệu mốc bằng văn tự nước đó, có 
gắn quốc huy hay tên nước, ghi số thứ tự tương ứng hay toạ độ mốc. Mốc một 
mặt sử dụng trên những con đường chung và những con sông trùng với những 
đoạn biên giới. Theo hình dạng, mốc quốc giới có thể có dạng hình nón, hình 
chữ nhật, hình lăng trụ, hình trụ. Về nguyên liệu, có thể là mốc đá, mốc bê tông, 
mốc sắt, mốc đất, mốc kim loại và gỗ hoặc nguyên liệu tại chỗ. Theo chức năng, 
mốc quốc giới được chia thành mốc quốc giới đoạn, mốc quốc giới lớn và mốc 
quốc giới nhỏ. Mốc quốc giới được đặt ở vị trí dễ thấy, không dễ bị di chuyển, hạn 
chế sự phá hoại của thiên nhiên và con người. Vị trí mốc quốc giới được xác định 
bằng phương pháp trắc địa chính xác nhất. Toạ độ cắm mốc quốc giới được ghi 
vào biên bản cắm mốc, sơ đồ cắm mốc và có ảnh mốc quốc giới mô tả về chất liệu, 
hình dạng, toạ độ, khoảng cách đo tới các vật chuẩn tự nhiên hay nhân tạo và nếu 
là mốc không chính tâm là khoảng cách tới đường biên giới và được đánh dấu 
bằng kí hiệu trên bản đồ kèm theo hiệp ước đường biên giới quốc gia. 
Quy cách về mốc quốc giới và chế độ đặt HTMQG được hai bên thoả thuận 
và ghi nhận trong biên bản của uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc giữa hai nước. 
Lễ khánh thành cột mốc trên bộ, phân định một cách rõ ràng ranh giới giữa hai 
nước, diễn ra sáng (27/12/2001) ở hai đầu cầu Bắc Luân tại thị xã Móng Cái (Việt 
Nam) và thị trấn Đông Hưng (Trung Quốc). Đây là sự kiện mở đầu cho giai đoạn 
cắm mốc thực địa theo Hiệp định về Biên giới trên đất liền, ký tháng 12/1999. 
LỄ KHÁNH THÀNH CỘT MỐC BIÊN GIỚI ĐẦU TIÊN 
GIỮA VIỆT NAM-TRUNG QUỐC 
 10 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MỐC QUỐC GIỚI 
 11 
 12 
 13 
C- PHẦN KẾT LUẬN 
 I. Những vấn đề chung : 
 Tôi viết đề tài này bày tỏ những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân qua 
những năm công tác và giảng dạy môn học GDQP-AN tại trường THPT. Để học 
sinh nắm bắt được kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn bài học lý thuyết nói 
chung và bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia QP-AN 11 THPT thì 
giáo viên cần : 
 + Nghiên cứu kỹ vị trí, vai trò, mục tiêu cũng như các văn bản chỉ đạo của 
Bộ, Sở GD&ĐT đối với môn học GDQP-AN. Kế hoạch và triển khai thực hiện 
nhiệm vụ môn học của BGH nhà trường . 
 + Nghiên cứu phân phối chương trình, tài liệu sách giáo khoa có liên quan 
để tăng cường kiến thức chung, kỹ năng giảng bài. 
 + Phải chuẩn bị vật chất, phương tiện môn học liên quan đến bài dạy, nhất là 
sưu tập các tài liệu có liên quan. 
 + Những tư liệu giáo viên cung cấp thêm cần phải được sưu tập từ nguồn 
gốc rõ ràng, chính thống. 
 + Thục luyện giáo án bài giảng một cách thuần thục cả về kiến thức, kỹ 
năng cũng như tổ chức và phương pháp, phối hợp nhịp nhàng giữa giảng bài và 
đưa thông tin, máy chiếu, tài liệu hổ trợ một cách hợp lý. 
 Qua giảng dạy thực tế tôi thấy rằng sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp 
dụng rộng rãi và có thể áp dụng cho một số bài học khác trong chương trình GDQP 
– AN cấp THPT. 
II. Kết quả đạt được : 
 - Trong quá trình tham gia giảng dạy môn học GDQP-AN nhiều năm nay, 
đặc biệt tôi lại được phân công giảng dạy chủ yếu khối 11-THPT. Khi dạy tôi đã 
kết hợp đưa một số thông tin thêm cho học sinh nắm bắt. Kết quả đạt được là khá 
khả quan, học sinh ngày một hăng say học tập, yêu thích môn học hơn, hàng năm 
có từ 75% học sinh tổng kết là khá giỏi. Tôi cũng hướng dẫn các em vào trang web 
quocphonganninh.edu.vn để tìm hiểu thêm những thông tin cho môn học. 
 - Với cách thức đưa thêm tư liệu, hình ảnh vào bài học, một phần nào đó 
gây cho các em sự tò mò, chú ý, thích tìm hiểu hơn về bài học, tôi luôn tạo không 
khí trong giờ học cho học sinh học sôi nổi, thoải mái, hứng thú dẫn đến kết quả 
giảng dạy là khá cao. 
- Đối với bài học có liên quan đến chủ quyền quốc gia và những thông tin có 
tính nhạy cảm, tôi đã cố gắng tìm tòi những thông tin chính xác nhất, đem đến cho 
học sinh một cách nhìn mới hơn, tích cực hơn về nhũng vấn đề liên quan đến chủ 
quyền quốc gia, đây củng là một dịp tốt tuyên truyền về chủ quyền quốc gia nhất là 
chủ quyền biển- đảo. 
 14 
 III. Kiến nghị, đề xuất : 
 - Nên nâng cao chất lượng đồ dùng dạy học GDQP, hiện nay khá đầy đủ 
nhưng chất lượng còn thấp, thời gian sử dụng ngắn, nhanh hỏng. 
 - Hàng năm nên cho giáo viên được đi tập huấn tại các đơn vị quân sự hay 
Trung tâm giáo dục quốc phòng để nâng cao chuyên môn hơn nữa. 
TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1. Tên đề tài sáng kiến kinh nghiêm : 
“Đưa hình ảnh, tư liệu minh hoạ góp phần giảng dạy tốt bài : Bảo vệ chủ 
quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”, Môn GDQP-AN khối 11 THPT” 
2. Điểm mới : 
Trong quá trình giảng dạy đa số giáo viên dùng các tư liệu sẵn có trong 
SGK, giáo viên sẽ khó giải thích cho học sinh hiểu rõ hơn nội dung bài học, khi áp 
dụng phương pháp này tạo sự hứng thú cho học sinh khi tiếp thu , khám phá và tìm 
hiểu rõ hơn về nội dung bài học. Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu các tư liệu liên 
quan đến bài học nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh. 
3. Khả năng áp dụng : 
Đề tài đưa hình ảnh, tư liệu minh họa vào bài dạy có khả năng áp dụng cho 
các giáo viên bộ môn GDQP-AN vào giảng dạy các bài lý thuyết trong chương 
trình GDQP-AN cấp THPT, khắc phục những hạn chế và tồn tại dẫn đến hiệu quả 
chưa cao trong công tác giảng dạy môn học GDQP-AN . Đối với bản thân đã áp 
dụng hiệu quả phương pháp này trong nhiều năm khi dạy các bài GDQP-AN khối 
11. Học sinh hứng thú hơn trong học tập, học sinh tự tìm tòi tư liệu, hình ảnh để 
hiểu rỏ bài học khi ở nhà, kích thích tính chủ động tự học của học sinh. 
 15 
TÀI LIỆU THAM KHẢO : 
1.Công ước về luật biển 1982 (NXB giáo dục) 
2.Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, hiệp định phân giới cắm mốc 
với CHDCND Lào, các tài liệu về GDQP ..... 
 (tải từ trang www.giaoducquocphong.edu.vn) 
3.Tài liệu tuyên truyền về biển- đảo 2012 (Bộ ngoại giao-Tài liệu tuyên truyền) 
4. Sách giáo khoa GDQP 11 (NXB giáo dục) 
----------------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfskkn_dua_hinh_anh_tu_lieu_minh_hoa_gop_phan_giang_day_tot_ba.pdf
Sáng Kiến Liên Quan