SKKN Đổi mớp phương pháp dạy học và một số giải pháp bảo vệ môi trường ở huyện Kim Sơn trong dạy học Bài 10: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử Lớp 12

Giai đoạn Tìm kiếm thông tin: chủ yếu bằng đi thực tế, kết hợp với tìm số liệu qua tài liệu địa phương, sách báo.Hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào khả năng tổ chức, sắp xếp của các em. Việc này không khó khăn, không mất nhiều thời gian và khống gây tốn kém cho các em vì thực tế ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp và thuốc trừ sâu rất phổ biến ở huyện Kim Sơn. Các em không chỉ tìm nội dung mà phải có minh chứng bằng hình ảnh, video.Vì vậy đòi hỏi khả năng phối hợp tổ chức, sắp xếp công việc trong nhóm, chọn lọc thông tin, hình ảnh như chụp ảnh nào để nói lên nội dung gì. Qua đây, các em được rèn luyện kĩ năng, thao tác thực hành, kĩ năng tổ chức và lập kế hoạch làm việc nhóm, biết ứng dụng kiến thức vào trong đời sống, điều này làm cho việc hiểu kiến thức của học sinh trở nên sâu sắc và bền vững.

 + Giai đoạn xử lí thông tin.

HS họp nhóm thống nhất thông tin tìm kiếm để đi đến thống nhất chung về nội dung kiến thức. Nôi dung phải đủ nhưng chọn lọc, ngắn gọn dễ hiểu, dễ trình bày. Tổng hợp kết qủa dưới hình thức sơ văn bản, lựa chọ hình thức trình bày.

+ Giai đoạn hoàn thiện báo cáo sản phẩm.

Học sinh lựa chọn, xử lí thông tin, hình ảnh lần cuối, sắp xếp cho phù hợp với cấu trúc bài báo cáo. Đây là giai đoạn khó. Người làm giai đoạn xử lí và hoàn thiện thông tin phải có khả năng tổng hợp cao. Nên giao cho một số bạn có năng lực tốt làm việc này, những bạn khác góp ý để chỉnh sửa, hoàn thiện.

+ Giai đoạn báo cáo sản phẩm.

Các nhóm căn cứ vào năng lực các thành viên phân công người trình bày, cách thức trình bày sao cho hấp dẫn nhất. (Xem sản phẩm học sinh).

Trong quá trình diễn ra HĐTNST, các nhóm trưởng thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện với giáo viên qua email, zalo, điện thoại.nhờ giáo viên tháo gỡ khó khăn nếu có. Học sinh có thể trao đổi thêm với giáo viên ngoài giờ lên lớp. Giáo viên thường xuyên theo dõi tiến trình hoạt động của học sinh, giúp các em giải quyết vướng mắc, góp ý, chỉnh sửa sản phẩm cho học sinh.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mớp phương pháp dạy học và một số giải pháp bảo vệ môi trường ở huyện Kim Sơn trong dạy học Bài 10: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai đoạn khó. Người làm giai đoạn xử lí và hoàn thiện thông tin phải có khả năng tổng hợp cao. Nên giao cho một số bạn có năng lực tốt làm việc này, những bạn khác góp ý để chỉnh sửa, hoàn thiện.
+ Giai đoạn báo cáo sản phẩm.
Các nhóm căn cứ vào năng lực các thành viên phân công người trình bày, cách thức trình bày sao cho hấp dẫn nhất. (Xem sản phẩm học sinh).
Trong quá trình diễn ra HĐTNST, các nhóm trưởng thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện với giáo viên qua email, zalo, điện thoại...nhờ giáo viên tháo gỡ khó khăn nếu có. Học sinh có thể trao đổi thêm với giáo viên ngoài giờ lên lớp. Giáo viên thường xuyên theo dõi tiến trình hoạt động của học sinh, giúp các em giải quyết vướng mắc, góp ý, chỉnh sửa sản phẩm cho học sinh.
Thông qua việc tham gia vào các HĐTNST, học sinh phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ việc tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, thiết kế sản phẩm báo cáo, trình bày sản phẩm, theo dõi đánh giá kết quả hoạt động. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn hình thức thể hiện, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. 
Vè kiểm tra đánh giá, sáng kiến chú trọng đánh giá kĩ năng, năng lực thực tiễn, năng lực tư duy sáng tạo của cá nhân trong hoạt động tập thế (nhóm). Cụ thể: 
* Tiêu chí đánh giá về sản phẩm: 
- Báo cáo sản phẩm rõ ràng, mạch lạc, khoa học, có tính sáng tạo cao.
* Tiêu chí đánh giá hoạt động (kĩ năng, năng lực):
- Có sự phân công nhiệm vụ hoạt động rõ ràng, cụ thể cho các thành viên trong nhóm.
- Các thành viên được trải nghiệm thực tiễn: tìm kiếm thông tin, thảo luận, đề xuất giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường, biết hệ thống hoá thông tin tìm kiếm, xử lí thông tin tốt và biết dùng kiến thức để bảo vệ ý kiến của mình trước các phản biện
Các nhóm hoạt động tích cực, không có thành viên ỉ lại, hoàn thành đúng tiến độ.
* Hình thức đánh giá
Trong sáng kiến này tôi xây dựng cách đánh giá bằng 2 hình thức: học sinh đánh giá và giáo viên đánh giá.
+ Học sinh đánh giá: Tôi tổ chức, hướng dẫn học sinh đánh giá dựa vào các bảng tiêu chí cụ thể của từng nội dung, giải thích cụ thể các tiêu chí cho các em nếu các em còn thấy băn khoăn. Sau đó tiến hành việc đánh giá, bao gồm cá nhân tự đánh giá, nhóm đánh giá từng cá nhân, các nhóm đánh giá nhóm khác. 
(Xem phụ lục 2 đính kèm)
+ Giáo viên đánh giá: Căn cứ vào mục tiêu của hoạt động về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực cần đạt được thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo; căn cứ vào bài báo cáo và sản phẩm báo báo cáo của các nhóm để đánh giá các nhóm, căn cứ vào bài kiểm tra cá nhân sau HĐTNST để đánh giá từng học sinh theo mẫu (phụ lục 2 đính kèm). 
- Việc kiếm tra đánh giá trên có tác dụng:
+ Tạo ra tính khách quan cho kết quả học tập thông qua việc học sinh tự đánh giá nhau và giáo viên đánh giá học sinh. Điều này khác với trước đây là điểm học sinh chỉ do giáo viên dạy đánh giá và cho điểm. 
+ Không đánh đồng kết quả hoạt động nhóm với kết quả của từng cá nhân. 
+ Đánh giá được mức độ thành công của sáng kiến: giúp học sinh vừa khắc sâu kiến thức học trên lớp, vừa liên hệ giải quyết vấn đề thực tiễn ở địa phương; hình thành được nhiều kĩ năng; có thái độ tích cực học tập và lao động.
+ Các em vừa nắm vững nhiệm vụ của nhóm mình, vừa nắm kiến thức chung của tất cả các nhóm, của toàn chủ đề.
Để thực hiện dự án thành công và mang lại hiệu quả cao đối với việc thành năng lực, phát triển tư duy và khả năng sáng tạo của HS tôi đã tổ chức như sau:
Tuần 1 (Tiết 1):
 Hoạt động 1. Dạy học bài 10: “Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” và giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện HĐTNST nhằm giải quyết một số vấn đề ô nhiễm môi trường ở huyện Kim Sơn.
 Buổi này tiến hành trong 1 tiết trên lớp. Sau khi dạy học nội dung bài 10: “Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” (Xem phụ lục 3 đính kèm), giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, phân chia nhóm về nhà tiến hành HĐTNST tìm hểu vấn đề ô nhiễm môi trường ở huyện Kim Sơn do rác thải công nghiệp và sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí, lập kế hoạch sơ bộ cho kì hoạt động. Tôi đã trình bày mục tiêu, cách thức tổ chức hoạt động, dự kiến sản phẩm đạt được (Xem phụ lục 4 đính kèm).
Từ tuân 1 đến tuần 2:
(Học sinh và nhóm học sinh làm việc ở nhà)
Hoạt động 2. Học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giải quyết một số vấn đề ô nhiễm môi trường ở huyện Kim Sơn.
Trong thời gian 1 tuần, học sinh hoạt động theo nhóm đi trải nghiệm thực tế, tìm kiếm thông tin, viết báo với nội dung: giải quyết ô nhiễm môi trường ở huyện Kim Sơn do rác thải công nghiệp và thuốc trừ sâu hóa học. Các em phải đưa trước kế hoạch trải nghiệm cho giái viên duyệt. Với nhóm học sinh kém hơn, giáo viên cần hướng dẫn chi tiết hơn hay tham gia trải nghiệm cùng các em. Học sinh báo cáo tiến trình, kết quả trải nghiệm cho giáo viên, ý kiến với giáo viên về những khó khăn nếu co.
(Xem phụ lục 5 đính kèm)
Tuần 2. (Tiết 2)
Hoạt động 3. Báo cáo kết quả nghiên cứu, đánh giá
Giáo viên lập kế hoạch chi tiết cho buổi báo cáo, chuyển trước kế hoạch cho các nhóm, giáo viên phát cho học sinh phiếu đánh giá bài báo cáo của các nhóm, dẫn dắt vấn đề cho học sinh báo cáo kết quả và thảo luận. 
Các nhóm lần lượt báo cáo theo vấn đề đã chuẩn bị. Nhóm khác theo dõi nhóm trình bày, chấm điểm tương ứng với tiêu chí trong phiếu chấm điểm. Sau mỗi nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, đánh giá, phản biện. Cuối cùng, giáo viên cho lớp làm bài kiểm tra lấy điểm tra lấy điểm cá nhân.
Sau khi buổi báo cáo tôi yêu cầu các nhóm nộp bản nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm, các nhóm hoàn thiện các phiếu đánh giá cá nhân, bản tự cá nhân đánh giá để tổng hợp kết quả cho mỗi thành viên.
Toàn bộ mục tiêu, tiến trình hoạt động và sản phẩm tôi đã trình bày chi tiết (Xem phụ lục 6 đính kèm)
Đây là chủ đề dạy học tích hợp, trải nghiệm nhằm nhằm giải quyết một số vẫn đề ô nhiễm môi trường ở huyện Kim Sơn mà tôi đã tổ chức cho HS lớp 12 tôi được phân công giảng dạy từ năm học 2016 – 2017 và đạt được hiệu quả tốt theo những mục tiêu đặt ra. Học sinh sau khi tham gia hoạt động phấn khởi, yêu bộ môn hơn, hiểu bài hơn và đặt biệt là trong mỗi các em đều được khơi dậy ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. 
Thực hiện sáng kiến: “Đổi mớp phương pháp dạy học và một số giải pháp bảo vệ môi trường ở huyện Kim Sơn trong dạy học bài 10. Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX”, tôi và cá em học sinh lớp 12 trường THPT Kim Sơn A mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường THPT nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Lịch sử để đáp ứng công cuộc đổi mới giáo dục của toàn ngành. Chúng tôi còn muốn góp một phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
 III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được. 
 1. Hiệu quả kinh tế:
	Tôi có thể ước tính những lợi ích mà sáng kiến mang lại như:
 - Trong dạy học, chi phí thực hiện sáng kiến là không đáng kể, không tốn kém, mang hiệu quả cao. Học sinh có thể tiếp cận tư liệu lịch sử dễ dàng qua việc đi thực tế, qua mạng, sách, báo ở thư viện của nhà trường, hay tại nhà các em. 
Việc thực hiện sáng kiến có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn dạy học, có thể tiến hành trong nhiều tiết học Lịch sử trên lớp.
Học sinh được kiểm tra đánh giá với nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên chấm điểm thực hiện chủ đề của học sinh để lấy điểm kiểm tra để đỡ tốn thời gian kiểm tra trên lớp. 
Với việc chia nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho nhóm và cho từng thành viên phù hợp với năng lực, một lượng kiến thức, công việc lớn được chia sẻ. Từng học sinh đỡ tốn thời gian, công sức, tiền bạc nhưng vẫn được tiếp cận kiến thức chuyên sâu, phong phú. 
Qua việc thực hiện sáng kiến, học sinh tích cực học tập, tìm tòi, suy nghĩ, lao động và sáng tạo để tìm ra những hướng đi, cách làm mới để phát triển kinh tế mà không gây ô nhiễm môi trường
- Về giá trị kinh tế: Trong nông nghiệp, nông sản của Việt Nam; xoài, nhãn, thanh long, vải thiều rất ngon được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Đặc biệt Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng giá gạo lại rẻ nhất so với những nước như Thái Lan. Theo như tôi nghe thời sự trên VTV1, nông sản của Việt Nam xuất sang Phương Tây, Mĩ. Trong các cuộc họi đàm giữa nhà lãnh đạo các nước nhập nông sản và Việt Nam, vấn đề họ quan tâm là nông sản Việt Nam phải đảm bảo quy trình sản xuất sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, thuốc kích thích sinh trường. Nếu chúng ta làm được điều này, nông nghiệp Việt Nam sẽ vươn ra thế giới, nông dân bán hàng với giá cao. Ví dụ 1kg quả Thanh Long nông dân bán bán tại vườn cho thương lái hiện nay chỉ có giá 5 000đ, nếu trừ chi phí sản xuất chắc không lãi bao nhiêu. Nhưng nếu xuất khẩu sẽ co giá bán cao hơn nhiều.
 Tại Việt Nam, nông sản bán tràn lan không co sự quản lí chặt chẽ. Một mớ rau muống, rau đay, rau cải chỉ có giá vài nghìn đồng, cũng không ai đảm bảo chất lượng cho nó. Vậy là người nông dân nghèo bền vững, còn người tiêu dùng thì phải ăn rau quả không đảm bảo. 
Theo tôi nên áp dụng những những mô hình sản xuất thực phẩm sạch như trồng rau sạch, lúa sạch. Trong đó vẫn sử dụng khoa học – công nghệ ở khâu cày bừa, gặt háinhưng không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, thuốc kính thích sinh trưởng mà sử dụng phân và thuốc trừ sâu sinh học. Hàng bán cho người Việt nam dùng, với giá cao hơn bây giờ. Với rau sạch, giá có thể đắt gấp nhiều lần bây giờ vẫn có nhiều người mua. Người nông dân có lãi cao hơn. Lúa gao, rau củ, quả sạch mang lại sức khỏe, ngăn chặn căn bệnh ung thư quái ác đang là nỗi ám ảnh và làm cho nhiều gia đình Việt Nam khuynh gia bại sản.
	Chúng ta cũng phải thay những vật liệu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường như túi ni lông, đồ nhựa bằng những sản phẩm thân thiện với môi trường mà ít tốn kém như lá chuối, buộc rau bằng dây chuối, dùng làn, túi để đựng đồ khi đi chợ. Muốn tiện ích hơn thì dùng túi tự phân hủy như trên thế giới đã dùng, và dùng tiết kiệm. Trước mắt thì tốn hơn nhưng bảo vệ được sức khỏe, không mất tiền chữa bệnh.
Việc tổ chức HĐTNST tại địa phương tiết kiệm nguồn kinh phí lớn. Theo tôi ước tính nếu 1 lớp học ở nông thôn như trường tôi tổ chức đi tham quan các di tích lịch sử, nhà bảo tàng thì tiền xe, đi lại, ăn uống mỗi lớp cũng tiêu tốn khoảng 3 đến 5 triệu đồng, vậy 11 lớp tham gia thì tiêu tốn khoảng 33 đến 55 triệu đồng, vậy cả tỉnh sẽ tốn khoảng hơn 1 tỉ đồng, đó là số tiền không nhỏ giảm tải chi tiêu cho phụ huynh học sinh.
Trong dự thảo chương trình THPT mới thì HĐTNST là một môn học bắt buộc, nhiều thầy cô chưa biết phải tổ chức như thế nào, hoặc còn quá mơ hồ, cứ nghĩ HĐTNST là phải đưa học sinh đi tham quan tại các di tích lịch sử nổi tiếng, các nhà bảo tàng lớnVì muốn giáo viên hiểu được ý nghĩa, cách thức tổ chức HĐTNST có thể Bộ GD & ĐT hoặc Sở GD sẽ phải tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên hàng năm tốn kém cả hàng trăm triệu đồng thì sáng kiến này có thể là một mô hình nhân rộng ra tất cả các trường trong và ngoài Tỉnh để giáo viên thực sự hiểu đầy đủ về HĐTNST mà không cần tham gia các lớp tập huấn hay bồi dưỡng nữa, như vậy có thể mang lại lợi nhuận lớn cho ngân sách nhà nước.
HĐTNST có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Ngoài việc củng cố, bổ sung vào hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ được HS lĩnh hội thông qua học ở trên lớp thì HĐTNST còn tạo điều kiện cho HS vận dụng những điều đã học vào giải quyết vẫn đề thực tiễn trong cuộc sống, rèn luyện các phẩm chất, nhân cách và học hỏi thêm nhiều tri thức ngoài sách vở, luyện tập được nhiều kỹ năng, thói quen cần thiết cho cuộc sống. HĐTNST làm tăng hứng thú đối với môn học Lịch sử vốn khô khan, xa xôi trở nên hấp dẫn hơn, gần giũi, ý nghĩa và thiết thực hơn. 
2. Hiệu quả xã hội:
Việc án dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là HĐTNST nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn trong môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên tất cả các mặt.
 - Về giáo dục nhận thức: 
Giúp học sinh củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã học trong giờ học chính khoá; giúp cho học sinh vận dụng được những kiến thức đó vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, gắn lí thuyết với thực tiễn, thấy được những ứng dụng của kiến thức đã được học trong đời sống. 
 - Về rèn luyện kỹ năng: 
Dạy học theo nhóm giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng tự quản, phát triển kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề; rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tự tổ chức, kỹ năng tự quản lí, kỹ năng điều khiển hoạt động nhóm. Việc trình bày sản phẩm, nhận xét, phản biện giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, rèn luyện ngôn ngữ và kỹ năng phát biểu trước đám đông, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. Đó là những kỹ năng rất cần khi các em trở thành người lao động trong thời đại mới.
 - Về mặt giáo dục tinh thần, thái độ làm việc: 
 Kích thích sự hứng thú học tập, khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn học sinh tự giác tham gia một cách nhiệt tình vào các hoạt động, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh. Giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, có trách nhiệm với tập thể, sống hòa đồng với người xung quanh và khi vận dụng vào thực tế cuộc sống sẽ giúp các em thành công hơn.
 - Về rèn luyện năng lực tư duy: 
Trong quá trình thực hiện sáng kiến, học sinh phát triển năng lực tư duy. Nhiều em trước đó rụt rè này tôi đã trực tiếp thực hiện ở trường tôi, đã có đối chứng với lớp không được tham gia và nó thực sự mang lại hiệu quả vô cùng to lớn. Nhiều em trước đó rụt rè nhút nhát, ngại trao đổi giao tiếp, sau khi tham gia dự án đã mạnh dạn hơn, cởi mở hơn, các em trình bày và phản biện như một chuyên gia. 
- Giáo dục đạo đức: Các em yêu quê hương đất nước, trân trọng tự nhiên, co trách nhiệm bảo vệ môi trường. Từ đó sống có trách nhiệm.
Môn Lịch sử góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Học sinh đã tiến bộ rõ rệt trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách. Qua việc hợp tác, chia sẻ với nhiều người, các em dần có lối sống giản dị, tác phong nhanh nhẹn, lời nói văn minh, lịch sự hơn. Đặc biệt, các em có tác phong học tập chuyên nghiệp, hoàn thành tốt các công việc được giao, tự tin trước tập thể. Đó chính là thành công bước đầu của việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong trường THPT Kim Sơn A.
Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng HĐTNST gắn với giải quyết vấn đề thực tiễn giúp học sinh hiểu, khắc sâu kiến thức sách vở, hỗ trợ cho dạy học chính khoá. Ngoài ra còn giúp giải quyết vấn đề thực tiễn, phát triển và hoàn thiện nhân cách người học, góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực có tính tích cực, tự chủ cao và có khả năng sáng tạo tốt trong công việc, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay của nước ta.
Sáng kiến được tổ chức thành công ở các lớp 12 từ năm học 2016 - 2017 tại trường tôi. 
* Lớp dạy thực nghiệm:
Lớp
 Sĩ số
Điểm dưới 5
Điểm từ 5 -> 7
Điểm từ 8 -> 10
12B2
38
 0
8 = 21%
30 = 79%
	Các em tích cực, chủ động, hứng thú học tập
* Lớp không dạy thực nghiệm:
Lớp
 Sĩ số
Điểm dưới 5
Điểm từ 5 -> 7
Điểm từ 8 -> 10
12B5
36
 2 = 5,5%
15 = 41,5%
 53%
Sáng kiến đã truyền cảm hứng và kinh nghiệm cho tôi tích cực tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy trong giai đoạn ngành Giáo Dục đang tích cực đổi mới.
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng
Thực tế dạy học môn lịch sử nói chung và ở trương THPT Kim sơn A nói riêng rất thuận lợi cho việc thực hiện chủ đề.
Ban giám hiệu nhà trường rất ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá.
Các phương tiện trực quan phục vụ cho việc sử dụng tư liệu lịch sử (tranh ảnh lịch sử, phim tài liệu, công nghệ thông tin...) rất phổ biến.
Nhà trường đã có thư viện, có máy tính nối mạng, phòng học chung với trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu, bảng nhóm,thuận lợi cho học sinh tìm kiếm tư liệu.
Học sinh trường THPT Kim Sơn A có tư chất khá, ngoan ngoãn, nên có khả năng tích cực, chủ động học tập, có tinh thần học hỏi, hợp tác để hoàn thành công việc được giao. Học sinh được học công nghệ thông tin, nhiều em ở nhà có máy tính, nên thuận lợi cho việc tìm kiếm tư liệu và ứng dụng công nghệ thông tin. Các em có khả năng hoàn thành các bài kiểm tra dưới nhiều hình thức khác nhau. 
Hơn hết, thực tiến ô nhiễm môi trường do rác thải ở các côn sông và trên đường phố ở huyện Kim Sơn gây nhức nhối cho nhiều người. Đặc biệt là các con sông ở Kim Sơn trước kia rất trong xanh nhưng hiện nay vô cùng bẩn. Thuốc trừ sâu hóa học sử dụng tràn lan ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thức tế đó giúp các em dễ tìm hiểu và phải nghĩ cách giải quyết.
Phạm vi áp dụng: Sáng kiến: “Đổi mớp phương pháp dạy học và một số giải pháp bảo vệ môi trường ở huyện Kim Sơn trong dạy học bài 10. Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” đã được áp dụng ở trường THPT Kim Sơn A cho học sinh lớp 12 trong kế hoạch giáo dục của bộ môn từ năm học 2016 - 2017. Hiệu quả đạt dược rất lớn. Học sinh có khả năng làm tốt (thể hiện ở sản phẩm của học sinh và điểm số ở mục kiểm tra đánh giá lớp thực nghiệm (12b2).
	Sáng kiến này giống như một giáo án mẫu để các thầy cô giáo đã và đang muốn tìm hiểu cách thức dạy học dự án, dạy học nêu vẫn đề, dạy học theo nhóm, dạy học trải nghiệm tham khảo và làm theo, vì không lâu nữa việc áp dụng các phương pháp dạy học trên là bắt buộc trong chương trình cải cách giáo dục nhưng rất nhiều người còn đang mơ hồ về nó.
	Đồng thời để nâng cao hiệu quả dạy học phải sử dụng kết hợp nhiều hoặc một số phương pháp dạy học mới chứ không chỉ sử dụng một phương pháp, nhưng phải tùy từng bài dạy mà chú trọng phương pháp dạy học nào. Trong sáng kiến tôi sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới: nêu vấn đề, dự án, theo nhóm, trải nghiệm, trong đó chú trọng phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn là ô nhiễm môi trường ở địa phương Kim Sơn.
	Sáng kiến còn có thể mở rộng tổ chức trên quy mô toàn trường hoặc thành chuyên đề hoạt động cho học sinh, nó giúp học sinh vẫn đảm bảo được lượng kiến thức theo yêu cầu để đáp ứng với nội dung của đề thi và kiểm tra mặt khác nó còn giúp các em phát triển đầy đủ năng lực cần thiết cho cuộc sống, giáo dục lòng say mê khoa học và có thể nó sẽ là tiền đề cho các em lựa chọn nghiên cứu khoa học cho tương lai. 
Sáng kiến có thể áp dụng cho học sinh THPT trong cả nước. Với thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải và thuốc trừ sâu hóa học ở nhiều nơi như hiện nay, việc bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng. Vì theo thống kê mới được công bố trên VTV1 mới đây, Việt Nam đứng trong tốp đầu thế giới về rác thải túi ni lông và rác thải ra biển. Việt Nam là quốc gia đáng báo động về tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu hóa học tràn lan lan, làm người dân phải ăn thực phẩm không an toàn. Các em tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương mình ở những môn học co liên quan.
	Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Mức độ áp dụng: tùy theo đối tượng học sinh. Hiện nay hầu hết các trường THPT đều phân lớp theo năng lực của học sinh, ở các lớp khá, có thể áp dụng luôn sáng kiến, còn với các lớp học sinh trung bình giáo viên có thể linh động giảm bớt mức độ khó của một số yêu cầu trong các hoạt động, các em vẫn có thể tiếp cận và đạt được các mục tiêu như mong muốn. 
Kim Sơn, tháng 5 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ 
Người nộp đơn
Nguyễn Thị Hương
	KẾT QUẢ HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP TRƯỜNG
* Nhận xét
- Ưu điểm: 
..
- Tồn tại: 
* Điểm đánh giá: .; Xếp loại: 
KẾT QUẢ HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP NGÀNH
* Nhận xét
- Ưu điểm: 
- Tồn tại: 
.
 Điểm đánh giá: .; Xếp loại: 

File đính kèm:

  • docKSA Đổi mớp PP dạy học và một số giải pháp bảo vệ MT ở huyện Kim Sơn trong dạy học bài 10. CM KHCN v.doc
Sáng Kiến Liên Quan