SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua dạy học bài Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 và chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945

Thuận lợi và khó khăn.

2.1.1. Thuận lợi:

- Bản thân tôi được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo, giáo viên nhà

trường tôi đang giảng dạy. Đặc biệt năm học này nhà trường đã lắp đặt hệ thống

máy chiếu, hệ thống phòng học thông minh tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đổi

mới phương pháp dạy học toàn diện, đồng bộ, nâng cao chất lượng dạy và học.

- Đội ngũ Giáo viên môn lịch sử có 4 người, đều đã có kinh nghiệm, đoàn kết giúp

đỡ lẫn nhau, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Bản thân là một giáo viên nhiệt huyết, gần gũi với học sinh, có tâm huyết với

nghề, luôn có tinh thần cầu thị ham học hỏi, thường xuyên ứng dụng công nghệ

thông tin vào qúa trình dạy học.

- Học sinh đa số có ý thức trong hoạt động học như nhiều học sinh đã chủ động tìm

tòi, khám phá kiến thức lịch sử, ở trên lớp chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ,

tích cực thảo luận trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra; về nhà các em đã chuẩn

bị bài mới.

- Thời đại công nghệ thông tin giúp học sinh dễ dàng tiếp cận nguồn sử liệu, hỗ trợ

đắc lực cho việc dạy và học bộ môn.

2.1.2. Khó khăn

Trong những năm gần đây, môn Lịch sử không được coi trọng nữa, coi đó là

môn “phụ” trong chương trình giáo dục phổ thông. Các môn khoa học tự nhiên

ngày càng được chú trọng trong chương trình giảng dạy ở trường phổ thông, các8

môn khoa học xã hội ngày càng bị coi nhẹ. Một bộ phận học sinh lựa chọn học tập

bộ môn chỉ vì nhu cầu trước mắt chứ không xuất phát từ đam mê. Do đó một số em

học sinh chưa có ý thức học tập, thậm chí còn xem thường môn học. Vì vậy rất khó

khăn cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

Điều kiện cơ sở vật chất mặc dù đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu cho việc

dạy học bộ môn lịch sử đặc biệt là đồ dùng trực quan, phòng học bộ môn. Việc

phát triển năng lực, học sinh chưa được quan tâm đúng mực, toàn diện.

pdf53 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua dạy học bài Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 và chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n quan . 
- Các tài liệu tham khảo có liên quan. 
- Máy tính kết nối máy chiếu. 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 Tìm hiểu tư liệu về Chiến tranh thế giới thứ hai. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. 
1. Mục tiêu: 
Với việc học sinh quan sát một số hình ảnh về cuộc Chiến tranh thế giới thứ 
hai, các em có thể nhớ lại sự kiện bắt đầu, kết thúc cũng như sự khốc liệt khốc liệt 
của cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết tại sao 
cuộc chiến tranh bùng nổ, những diễn biến chính, hậu quả và tác động của cuộc 
Chiến tranh thế giới thứ hai đối với tình hình thế giới. Từ đó kích thích sự tò mò, 
lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành 
kiến thức mới của bài học. 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. 
1. Mục tiêu: 
Sử dụng kĩ thuật KWL giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã biết về 
cuộc chiến tranh thế giới 2. Trình bày những nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về vấn 
35 
đề này. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều 
chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. 
1. Phương thức: 
Giáo viên dùng kĩ thuật KWLH để triển khai hoạt động khởi động. Giáo viên 
thu một số kết quả chuẩn bị ở nhà, cho các em trình bày trong thời gian 3 phút. 
K W L H 
Em đã biết gì về 
cuộc chiến tranh 
thế giới thứ hai? 
Em có mong 
muốn tìm hiểu 
thêm vấn đề gì khi 
học về chiến tranh 
thế giới thứ hai? 
Liệt kê những 
điều em đã học 
được về chiến 
tranh thế giới 2? 
Các em sẽ tiếp tục 
tìm hiểu về chiến 
tranh thế giới thứ 
hai như thế nào? 
3. Gợi ý sản phẩm: 
Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa 
chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Con đường dẫn tới chiến tranh 
1. Mục tiêu: 
- Trình bày được những hoạt động xâm lược của các nước phát xít. Từ đó, thấy 
được con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. 
- Phân tích thái độ của các nước Liên Xô và Anh - Pháp - Mĩ trước hành động của 
các nước phát xít. 
- Hội nghị Muy - ních và đánh giá mối quan hệ quốc tế từ sau Hội nghị đến khi 
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ 
- Học sinh thảo luận theo cặp 
Nhóm 1. Tại sao các nước Đức, Italia và Nhật Bản liên kết với nhau? 
Nhóm 2. Nhận xét gì về các cuộc chiến tranh do các nước phát xít gây ra trong 
giai đoạn 1931- 1937. 
Nhóm 3. Thái độ của các nước lớn trước hành động xâm lược của phát xít. 
Nhóm 4. Bối cảnh, thành phần tham dự, nội dung của Hội nghị? Qua bức tranh 
biếm họa của họa sĩ Derso et Kelen và nội dung ở trên, vì sao nói Hội nghị Muy- 
ních là đỉnh cao của chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp của Anh - Pháp với Đức? 
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung. 
3. Gợi ý sản phẩm: 
* Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược 1931- 1937 
36 
- Các nước Đức, Italia và Nhật Bản liên kết với nhau vì: Sự liên kết này giúp các 
nước thực hiện được những tham vọng riêng và mục tiêu chung là phân chia lại 
thuộc địa, thị trường, chống Liên Xô và Quốc tế Cộng sản đồng thời chống cả Anh, 
Pháp, Mĩ. 
- Nhận xét về các cuộc chiến tranh do các nước phát xít gây ra trong giai đoạn 
1931- 1937: Các cuộc chiến tranh này cùng với sự bành trướng của Nhật Bản ở 
châu Á cho thấy âm mưu gây chiến tranh của các nước phát xít lan rộng trên toàn 
thế giới. Đây chính là những cuộc chiến tranh báo hiệu Chiến tranh thế giới thứ 
hai đang đến gần. 
* Thái độ của các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ và thái độ của Liên Xô. 
- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với 
các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, kiên quyết 
đứng về phía các nước bị chủ nghĩa phát xít xâm lược. 
- Vì muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình, Chính phủ các nước Anh, 
Pháp đã không thành thật hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng 
chủ nghĩa phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Còn Mĩ, với Đạo luật 
trung lập, giới cầm quyền nước này thi hành chính sách không can thiệp vào các 
sự kiện bên ngoài châu Mĩ. 
* Hội nghị Muy- ních (tháng 9 năm 1938) 
- Bối cảnh, thành phần tham dự, nội dung của Hội nghị: 
+ Bối cảnh: Tháng 3 - 1938, Đức xâm chiếm và sáp nhập nước Áo vào lãnh thổ 
Đức, sau đó gây ra vụ Xuy- đét để thôn tính Tiệp Khắc. 
+ Thành phần: Hội nghị Muyních gồm những người đứng đầu bốn nước Anh, 
Pháp, Đức, Italia đã được triệu tập. 
+ Nội dung: Anh - Pháp trao vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc cho Đức, đổi lấy việc 
Hítle cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. 
- Vì sao nói Hội nghị Muy - ních là đỉnh cao của chính sách dung dưỡng, thỏa 
hiệp giữa Anh - Pháp với Đức: 
+ Tại Hội nghị, Anh - Pháp hi sinh quyền lợi của nước nhỏ để bảo vệ quyền lợi và 
mục đích của mình. 
+ Trong khi đó Đức biến các nước trở thành con rối trong tay. 
Hoạt động 2. Diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) ): 
 Hướng dẫn HS tóm tắt những sự kiện lớn và ý nghĩa của mỗi sự kiện 
1. Mục tiêu 
- Trình bày được những sự kiện chính trong tiến trình của chiến tranh. 
- Phân tíchvai trò của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt phát xít Đức. 
37 
- Những sự kiện của chiến tranh có liên quan đến cách mạng Việt Nam. 
2. Phương thức 
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 93 - 101, kết hợp quan sát hình ảnh, 
lược đồ sgk) thảo luận đến về diễn biến của chiến tranh 
- Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm với kĩ thuật đóng vai: 
Nhóm 1: Đóng vai phóng viên chiến trường ghi lại những sự kiện chính trong tiến 
trình phát xít Đức tấn công châu Âu T9/1939 - T6/1941 
Nhóm 2: Diễn biến của chiến tranh từ T6/1941 - T11/1942 
Nhóm 3: Xây dựng đoạn phim tư liệu về cuộc phẩn công của quân Đồng minh từ 
T11/1942 - T6/1944. 
Nhóm 4: Quá trình chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt 
 Các nhóm báo cáo sản phẩm, hoc sinh lắng nghe và bổ sung 
3. Gợi ý sản phẩm 
* Những sự kiện chính trong tiến trình phát xít Đức tấn công châu Âu 
- Rạng sáng 1-9-1939, Đức bất ngờ tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh và Pháp 
buộc phải tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Với ưu thế 
vượt trội về sức mạnh quân sự, quân Đức áp dụng chiến lược "Chiến tranh chớp 
nhoáng" và chỉ trong gần 1 tháng đã chiếm được Ba Lan. 
- Từ tháng 4 - 1940, Đức chuyển hướng tấn công sang phía tây, nhanh chóng 
chiếm được hầu hết các nước tư bản châu Âu và đánh thẳng vào nước Pháp. Nước 
Pháp nhanh chóng bại trận. 
- Tháng 7 - 1940, không quân Đức đánh phá nước Anh, nhưng bị tổn thất nặng nề. 
Kế hoạch của Hítle đổ bộ vào nước Anh không thực hiện được. 
- Tháng 9 - 1940, tại Béclin ba nước phát xít Đức – Italia - Nhật Bản kí Hiệp ước 
Tam cường, nhằm tăng cường trợ giúp lẫn nhau và phân chia thế giới. 
- Từ tháng 10 - 1940, Đức chuyển sang thôn tính các nước Đông và Nam châu Âu 
: chiếm đóng ba nước chư hầu Rumani, Hunggari, Bungari; thôn tính Nam Tư và 
Hi Lạp. 
- Mùa hè 1941, phe phát xít đã chiếm phần lớn châu Âu và sẵn sàng mở cuộc tấn 
công Liên Xô. Thắng lợi trong trận En Alamen (Ai Cập), giành lại ưu thế ở Bắc 
Phi và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận. 
* Diễn biến của chiến tranh từ T6/1941- T11/1942 
- Sáng 22/06/1941, Đức tiến hành “chiến tranh chớp nhoáng” tấn công Liên Xô. 
Ban đầu, do có ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức tiến sâu vào 
lãnh thổ Liên Xô. 
38 
Nhân dân Liên Xô kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tháng 12 - 1941, Hồng 
quân Liên Xô do tướng Giu - cốp chỉ huy đã đẩy lùi quân Đức. Chiến thắng Mát - 
xcơ - va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít- le. 
- Cuối năm 1942, Đức tấn công Xta – lin - grát - “nút sống” của Liên Xô- không 
chiếm được. 
- Mặt trận Bắc Phi: 
+ Tháng 09/1940, I- ta - li - a tấn công Ai Cập. 
 + Tháng 10/1942, liên quân Anh - Mĩ giành thắng lợi trong trận En A- la- men, và 
chuyển sang phản công trên toàn mặt trận. 
- Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương 
+ Tháng 09/1940, Nhật kéo vào Đông Dương. 
+ Ngày 07/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng - căn cứ hải quân chủ 
yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Chiến tranh lan rộng toàn 
thế giới. 
+ Nhật tấn công vào Đông Nam Á và Thái Bình Dương. 
- Ngày 01/01/1942, tại Oa- sinh- tơn, 26 quốc gia, đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh 
đã ra “Tuyên ngôn Liên hiệp quốc” cam kết cùng nhau chống phát xít với toàn bộ 
lực lượng của mình. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập. 
- Mặt trận Xô - Đức: 
- Trận phản công Xta- lin- grát (từ tháng 11/1942 đến tháng 02/1943), Hồng quân 
Liên Xô đã tấn công tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 
vạn người do thống chế Pao - lút chỉ huy. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh 
chuyển sang tấn công trên các mặt trận. 
 - Ý nghĩa: Chiến thắng Xtalingrát đã đánh dấu bước ngoặt căn bản của chiến 
tranh thế giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngữ. Đồng thời 
bắt đầu tù đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các 
Mặt trận. 
- Cuối tháng 08/1943, Hồng quân đã bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại 
vòng cung Cuốc- xcơ. Tháng 06/1944. Phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. 
* Ở Mặt trận Bắc Phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mĩ - Anh phản công 
quét sạch quân Đức - Italia khỏi châu Phi. Chiến sự ở châu Phi chấm dứt. 
* Ở Italia: Tháng 7/1943 đến tháng 5/1945, liên quân Mĩ - Anh tấn công truy kích 
quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất 
phục. 
* Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua- đan- ca- nan 
(1/1943) Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương. 
39 
* Phát xít Đức bị tiêu diệt. 
- Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng 
quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông, tiến quân vào giải 
phóng các nước ở Trung và Đông Âu, tiến sát biên giới nước Đức. 
- Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Ianta gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh 
bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. 
- Hè 1944, Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ tại Noóc- 
măng- đi (miền Bắc Pháp) tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, chuẩn bị tấn công 
Đức. 
- Từ tháng 02 đến tháng 04/1945, Liên Xô tấn công Béc- lin, đánh bại hơn 1 triệu 
quân Đức. 
- Ngày 30/04, lá cờ đỏ búa liềm được cắm trên nóc toà nhà Quốc hội Đức. Ngày 
09/05/1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm 
dứt ở Châu Âu 
* Nhật bị tiêu diệt 
 - Mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944, liên quân Mĩ, Anh tấn công đánh 
chiếm Miến Điện và quần đảo Phi- líp- pin. 
 - Ngày 06/08- 1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử xuống Hi- rô- si- ma làm 8 vạn 
người thiệt mạng. Ngày 08/08, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân 
Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu. Ngày 09/08, Mĩ ném tiếp quả 
bom nguyên tử thứ hai huỷ diệt thành phố Na- ga- da- ki, giết hại 2 vạn người. 
 - Ngày 15/08, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai 
kết thúc. 
Hoạt động 3:Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai. 
1. Mục tiêu: Từ cuộc chiến tranh TG thứ hai, nhận thức và rút ra bài học cho cuộc 
đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay. 
2. Phương thức: 
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ở Hirô si ma sau khi bị ném bom nguyên tử 
và bảng so sánh 2 cuộc chiến tranh thế giới. Trả lời câu hỏi: Nêu kết cục của chiến 
tranh thế giới thứ hai. 
40 
3. Gợi ý sản phẩm: 
 - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I- ta- 
li- a, Nhật. 
 - Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu 
chống chủ nghĩa phát xít. 
 - Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt 
chủ nghĩa phát xít. 
 - Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 
triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô - la... 
 - Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã 
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: con đường dẫn tới Chiến tranh 
thế giới thứ hai; quá trình xâm chiếm thế giới của chủ nghĩa phát xít. 
 2. Phương thức: 
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: bằng kiến thức lịch sử đã học em hãy 
quan sát, giải thích sơ đồ dưới đây để làm rõ nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến 
tranh giới thứ 2. 
Giáo viên gọi nhóm ngẫu nhiên trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên 
nhận xét. Qua sơ đồ này học sinh cần nhận thức được nguyên nhân sâu xa dẫn đến 
chiến tranh thế giới thứ hai. 
41 
Thực hiện giáo viên giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu, sau đó chọn hai đội 
chơi, mỗi đội 5 bạn. Nhiệm vụ của mỗi đội là gắn các mảnh ghép có nội dung 
tương ứng với mốc thời gian cho sẵn trên bảng. Hết giờ, các bạn ở lớp cử đại diện 
nhận xét phần chơi của mỗi đội. 
Giáo viên chiếu bảng chuẩn hóa kiến thức và nhận xét. 
 Giáo viên kết hợp sử dụng câu hỏi nhận thức :sự kiện mở đầu cuộc chiến tranh 
thế giới thứ hai? Việc Liên Xô tham chiến có tác động như thế nào đến tính chất 
cuộc chiến tranh?Chiến thắng Xtalingrat có ý nghĩa quan trọng như thế nào?Phát 
xít Nhật đầu hàng có tác động như thế nào đến sự thành công của cách mạng tháng 
8? 
42 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 
1. Mục tiêu: 
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn 
đề mới trong học tập và thực tiễn về: 
+ Hòa bình cho thế giới. 
+ Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ hòa bình, an 
ninh thế giới. 
+ Tác động các sự kiện tiêu biểu trong Chiến tranh thế giới thứ hai đến cách mạng 
Việt Nam. 
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): 
1. Vì sao hòa bình trở thành yêu cầu cấp thiết của nhân loại tiến bộ? Trách nhiệm 
của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ hòa bình thế giới. 
2. Những thắng lợi của quân Đồng minh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật và tác 
động của những thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam. 
3. Gợi ý sản phẩm: 
1. Vì sao hòa bình trở thành yêu cầu cấp thiết của nhân loại tiến bộ? Trách nhiệm 
của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ hòa bình thế giới. 
- Nêu được khái niệm "Hòa bình": Là tình trạng không có chiến tranh hay xung 
đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các 
quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người. 
- Nêu được khái niệm "bảo vệ hòa bình": Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống 
bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột 
giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ 
trang. 
- Nêu được lí do cần bảo vệ hòa bình vì: 
+ Hòa bình đem lại cuộc sống bình yên, ấm no tự do, hạnh phúc, là khát vọng của 
toàn nhân loại. 
+ Chiến tranh chỉ mang lại đau thương, mất mát, đói khát, bệnh tật, gia đình li tán, 
là thảm họa của loài người. 
+ Trên thế giới ngày nay vẫn còn xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang, các thế lực 
phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hòa bình, ngòi nổ chiến tranh 
vẫn đang âm ỉ nhiều nơi trên hành tinh chúng ta. 
- Nêu được trách nhiệm: 
43 
+ Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại. Học 
sinh cố gắng phấn đấu học tập góp phần nhỏ vào việc giữ gìn hòa bình cho dân tộc 
và cả nhân loại. . . 
+ Ý thức bảo vệ hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thực hiện ở mọi lúc mọi 
nơi, trong các mối quan hệ giao tiếp hằng ngày giữa con người với con người. 
+ Học sinh phải biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân 
thiện và bình đẳng tránh xung đột mâu thuẫn. 
+ Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động vì hòa bình. 
2. Những thắng lợi của quân Đồng minh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật và tác 
động của những thắng lợi đó đối với Việt Nam. 
- Cuối năm 1944, đầu năm 1945, quân Đồng minh phản công và liên tiếp giành 
thắng lợi trước quân Nhật: Anh chiếm Miến Điện, Mĩ chiếm Philippin Tình thế 
đó Nhật buộc phải đảo chính Pháp ở Đông Dương. Đảng ta phát động cao trào 
kháng Nhật cứu nước. 
- Liên Xô tiêu diệt hơn một triệu quân Quan Đông của Nhật, Mĩ ném hai quả bom 
nguyên tử buộc Nhật đầu hang Đồng minh không điều kiện. Những điều đó làm 
cho chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang mang dao động đến cực độ. Ta chớp 
thời cơ quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh 
Tìm hiểu những sự kiện tiêu biểu của thế giới giai đoạn 1917- 1945. 
+ Ý thức bảo vệ hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thực hiện ở mọi lúc mọi 
nơi, trong các mối quan hệ giao tiếp hằng ngày giữa con người với con người. 
+ Học sinh phải biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân 
thiện và bình đẳng tránh xung đột mâu thuẫn. Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt 
động vì hòa bình. 
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh 
- Đọc trước nội dung bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại 
- Sưu tầm những tác phẩm văn học, hội họa, tác giả nổi tiếng của văn hóa thời cận 
đại ở Phương Đông và Phương Tây 
44 
Một số hoạt động thực tế tôi đã tiến hành khi giảng dạy bài chiến tranh thế 
giới thứ 1 và chiến tranh thế giới thứ 2 tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh: 
HỌC SINH LỚP 11 A3 THAM GIA TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG NHẰM TÌM 
HIỂU VỀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT. 
HOẠT ĐỘNG NHÓM LỚP 11 A3 
45 
 LỚP 11 A3 HOẠT ĐỘNG NHÓM VỀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1. 
HỌC SINH 11A3- NỐI MẢNH GHÉP- TRÌNH BÀY DIỄN BIẾN CHIẾN 
TRANH THẾ GIỚI 1. 
46 
TRÌNH CHIẾU VÀ THUYẾT TRÌNH VỀ HÒA BÌNH LỚP 11A3. 
KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM CỦA HỌC SINH 11A3 
47 
TRANH MINH HỌA CHỦ ĐỀ TRANH LUẬN VỀ HÒA BÌNH CỦA NHÓM 
2 LỚP 11 A3. 
Hoạt động đóng vai của học sinh 11A5 
48 
Học sinh sử dụng công nghệ thông tin minh họa diễn biến chiến tranh. 
Phóng viên Thúy Bình của 11A0 trình bày diễn biến chiến tranh 
49 
Giáo viên theo dõi hoạt động nhóm của học sinh 
Nhận xét phần trình bày của nhóm bạn 
50 
“Phóng viên” Thu Hiền của lớp 11A5 
Sản phẩm bài tập của 11 A0 
51 
 Sản phẩm nhận thức của 11A0 sau khi học xong bài chiến tranh thế giới 2. 
52 
MỤC LỤC 
 TRANG 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
1. Lý do chọn đề tài 1 
2. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 2 
2. 1. Đối tượng nghiên cứu 2 
2. 2. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 2 
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI. 3 
1. Cơ sở lí luận của đổi mới một số phương pháp dạy học lịch sử theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua bài dạy chiến tranh 
thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai. 
3 
1.1. Dạy học lịch sử theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh. 3 
1.1.1. Năng lực cần đạt của học sinh trong môn lịch sử. 3 
1.1.2. Khái niệm về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển 
năng lực học sinh trong dạy học lịch sử. 
4 
1.1.3. Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử. 
5 
2. Cơ sở thực tiễn của đổi mới một số phương pháp dạy học lịch sử 
theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua bài dạy chiến 
tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai. 
6 
2.1. Thuậnlợi và khó khăn 6 
2.1.1. Thuận lợi 6 
2.1.2. Khó khăn 6 
3.Một số biện pháp củađổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh thông qua bài dạy chiến tranh thế 
giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai. 
7 
3.1. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học 7 
3.2. Sử dụng kĩ thuật KWL 8 
3.3. Phương pháp dạy học hợp tác 11 
3.4. Phương pháp đóng vai 15 
3.5.Vận dụng phương pháp kết hợp câu hỏi nhận thức kết hợp các 
đoạn tường thuật miêu tả;kết hợp câu hỏi nhận thức với phương pháp 
trực quan. 
17 
3.6. Giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh. 19 
3.7. Giáo viên hướng dẫn nhiệm vụ học tập ở nhà cho học sinh. 20 
PHẦN III: KẾT LUẬN 23 
1. Kết luận 23 
2. Kiến nghị đề xuất 23 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 
PHỤ LỤC 25 
53 

File đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien.pdf
Sáng Kiến Liên Quan