SKKN Định hướng phát triển năng lực Lịch sử cho học sinh Lớp 8 khi dạy chương 3: Châu Á thế kỷ XVIII – đầu thế kỉ XX

Cơ sở lí luận của vấn đề

 Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về đổi mới giáo dục đã được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản dưới đây:

 Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711 ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ : " Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học ».

 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định " Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học ».

 Những quan điểm nêu trên đã tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lí thuận lợi

cho việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực của người học. Dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực của học sinh được thể hiện ở chỗ, học sinh được hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của bộ môn Lịch sử.

3. Thực trạng của việc dạy- học lịch sử hiện nay

 Cho đến nay, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng đã được tiến hành ở bậc THCS xong còn chậm, chưa mang lại hiệu quả cao, chưa chú ý hình thành các năng lực cần thiết cho học sinh.

 Qua điều tra thực tế, tôi thấy số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy- học cũng như sử dụng các phương pháp dạy- học phát huy năng lực học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn chưa thực sự được quan tâm. Trong dạy học lịch sử hiện nay, nhiều giáo viên còn gặp khó khăn, chưa tìm được cho mình những biện pháp thích hợp để hình thành và phát triển năng lực học sinh.

 

doc39 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Định hướng phát triển năng lực Lịch sử cho học sinh Lớp 8 khi dạy chương 3: Châu Á thế kỷ XVIII – đầu thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực lịch sử cho học sinh lớp 8 khi dạy chương III: Châu Á thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX ” 
tôi thu được kết quả như sau:
 * Về phía giáo viên: Có những cơ sở định hướng trong việc hình thành và phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử nói chung và dạy chương III lịch sử lớp 8 nói riêng.
 * Về phía học sinh: Trong quá trình áp dụng sáng kiến tôi quan sát, theo dõi diễn biến tâm lý tình cảm của học sinh và tôi nhận thấy rằng trong giờ học, học sinh tích cực chủ động, lĩnh hội tri thức. Học sinh đã biết trình bày vấn đề lịch sử một cách rõ ràng, các em không rụt rè như trước. Không chỉ vậy kĩ năng thực hành bộ môn được nâng lên, các em không còn lúng túng khi trình bày diễn biến hoặc sự kiện lịch sử trên lược đồ, bản đồ. Đặc biệt đối với những câu hỏi vận dụng, liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn, học sinh rất tích cực tư duy, trao đổi với bạn và tìm kiếm thông tin trên mạng Internét để đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình với những lập luận phù hợp.
 Như vậy với việc dạy- học học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên đã giúp học sinh không chỉ biết mà còn hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức lịch sử, các em tích cực, chủ động, không khí học tập rất sôi nổi. Học sinh không còn “sợ học”, “ngại học” lịch sử như trước mà có sự thay đổi lớn về nhận thức, các em đã yêu thích bộ môn hơn. 
 Kết quả thực hiện sáng kiến còn được đánh giá bằng điểm số. Sau khi dạy xong tiết 17 ở chương III: Châu Á thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX, tôi tiến hành khảo sát học sinh qua đề kiểm tra 15 như sau:
 ĐỀ BÀI
Câu 1( 2đ): Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Ấn Độ là thuộc địa của thực dân
A. Pháp B. Anh C. Tây Ban Nha D. Hà Lan
2. Quốc gia ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây là
 A. In-đô-nê- xi-a. B. Phi- líp- pin.
 C. Xiêm( Thái Lan). D. Lào
Câu 2( 2đ): Vì sao cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm
Trung Quốc?
Câu 3( 6đ): Trình bày ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản 1868? Theo em, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm gì từ cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản? 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1( 2đ): Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm
Câu
1
2
Đáp án
B
C
Câu 2( 2đ): 
Các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc vì:
 - Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên và có nền văn hoá rực rỡ.
1,0đ
- Nửa sau thế kỷ XIX, phong kiến Mãn Thanh suy yếu. 
1,0đ
Câu 3( 6đ): 
* Ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản 1868:
- Nhật Bản giữ vững được độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. 
1,5đ
- Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành nước tư bản công nghiệp giàu mạnh. 
1,5đ
* Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản( đây là câu hỏi mở vì vậy học sinh có thể nêu nhiều đáp án khác nhau mà Việt Nam học tập từ Nhật Bản sao cho đó là những ý đúng đắn, hợp lý đều được. HS nêu mỗi ý đúng được 1điểm)
3đ
Có thể là: Chọn những người lãnh đạo tài giỏi, yêu nước thương dân vào cơ quan nhà nước; đầu tư cho phát triển giáo dục; Xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh để bảo vệ chủ quyền biển đảo...
 Sau khi chấm bài 15 phút, kết quả thu được cụ thể như sau:
Khối
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
60
11
18,3
24
40
22
36,7
3
5
 So sánh với kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến:
Khối
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
60
8
13,3
19
31,7
27
45
6
10
 Qua đây cho thấy sau khi áp dụng sáng kiến, tỉ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi đã tăng lên và tỉ lệ học sinh đạt loại trung bình, yếu giảm đi đáng kể.
 Với kết quả trên, tôi nhận thấy những ưu điểm và tính khả thi của sáng kiến, góp phần quan trọng vào hình thành, phát triển năng lực cho học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em và nâng cao chất lượng môn Lịch sử ở trường THCS. 
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
 Để sáng kiến được nhân rộng cần có các điều kiện sau:
 - Các cấp quản lí giáo dục cần tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên đề theo mô hình liên trường, cấp huyện, cấp tỉnh để giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về các phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.
 - Giáo viên phải tâm huyết, say mê với nghề, có sự chuẩn bị chu đáo cho việc dạy học và biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học càng nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử.
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học đầy đủ: bản đồ, tranh ảnh, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng...
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
	Việc đổi mới phương pháp dạy học giai đoạn hiện nay là vấn đề tất yếu khách quan phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội trong nền “kinh tế tri thức”. Vì vậy, không những được ngành giáo dục đào tạo xúc tiến một cách mạnh mẽ, khẩn trương mà nó còn được cả dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Với mục tiêu là đào tạo cho đất nước những con người mới có đủ năng lực trình độ đáp ứng yêu cầu mới trong sự nghiệp phát triển đất nước. Song đổi mới những gì, đổi mới như thế nào cho phù hợp có hiệu quả để đạt được những mục tiêu đặt ra vẫn còn là một thử thách lớn trong sự nghiệp giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, chúng ta có thể khẳng định rằng không thể có công thức “ tĩnh ” cho công cuộc đổi mới phương pháp dạy học.
 Do đó, người giáo viên phải dựa trên hệ thống lí luận của phương pháp dạy học lịch sử nói chung và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng mà có sự kết hợp vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng nội dung và kiểu bài lên lớp. Đặc biệt, trong dạy học lịch sử hiện nay cần phải phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập làm giờ học sôi nổi, học sinh phấn khởi khắc phục được sự buồn tẻ, nhàm chán. Giáo viên cần chú ý hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh: tái hiện, thực hành bộ môn, nhận xét, vận dụng liên hệ kiến thức... Như vậy, các em không chỉ biết, hiểu sâu sắc kiến thức mà còn vận dụng tốt những điều đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Việc vận dụng khéo léo, linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học của giáo viên đã góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh, thái độ học tập của các em cũng có sự thay đổi rõ rệt, tiết học trở lên sôi động bởi sự hăng say góp ý xây dựng bài, số lượng các em sẽ yêu thích, môn học nhiều hơn. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng của bộ môn lịch sử ở trường THCS.
 2. Khuyến nghị:
 Để việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử, tôi xin có một số đề xuất,
khuyến nghị sau:
* Đối với các cấp quản lí giáo dục:
 Các cấp quản lí giáo dục cần tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên đề theo mô hình liên trường, cấp huyện, cấp tỉnh để giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn lịch sử, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, máy vi tính...để giáo viên dễ dàng tổ chức các hoạt động dạy học một cách hiệu quả nhất.
* Đối với giáo viên dạy lịch sử:
 Cần phải tâm huyết, yêu ngành, yêu nghề, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu rõ các năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy học lịch sử. Từ đó biết sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học lịch sử để phát triển năng lực cho các em, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng môn học lịch sử ở trường THCS.
 Ngoài ra, giáo viên phải có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Giáo viên tích cực tìm đọc các tài liệu tham khảo, có sự hiểu biết về các vấn đề thực tiễn hiện nay: ô nhiễm môi trường, xung đột trên thế giới, biển đảo, xu thế toàn cầu hóa...làm cho giờ học thêm hấp dẫn, sinh động hơn.
Trên đây là những vấn đề bản thân tôi đã từng áp dụng trong thực tế giảng dạy chương III môn lịch sử 8. Trong quá trình thực hiện sáng kiến còn nhiều hạn chế rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử THCS ( phần lịch sử thế giới), NXB Giáo dục, 2008
2. Đai ri, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, NXB Giáo dục, 1973
3. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nguyễn Thị Côi - Trịnh Đình Tùng, Phương pháp dạy học lịch sử ( Tập II), NXB ĐH Sư phạm, 2009.
3. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Lịch sử cấp THCS, Hà Nội - 2014.
4. Kiều Thế Hưng, Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông trung học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
________________________ 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
 1. GV: Giáo viên
 2. HS: Học sinh
 3. THCS: Trung học cơ sở
PHỤ LỤC
Giáo án minh họa : Tiết 17- Lịch sử lớp 8
 CHƯƠNG III: CHÂU Á THẾ KỈ XVIII- ĐẦU THẾ KỈ XX
BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
A. Mục tiêu bài học : Học xong bài này HS cần đạt được: 
1.Kiến thức
* HS biết:
- Trình bày đựơc những nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868. 
* HS hiểu:
- Giải thích được vì sao Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cải cách? Tại sao cuộc Duy tân Minh Trị được gọi là cuộc cách mạng tư sản?
* HS vận dụng:
- Chứng minh được vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
 - Nhận xét về chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị và đánh giá công 
lao của ông đối với Nhật Bản.
- Liên hệ: Việt Nam học tập được gì từ cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.
2.Kĩ năng 
- HS biết sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học và biết nhận xét về sự kiện, nhân vật lịch sử.
3. Thái độ:
- HS nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, tự học, tư duy.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử: Trình bày đựơc những nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868; quá trình Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
+ Năng lực thực hành bộ môn lịch sử: Khai thác nội dung cần thiết về đế quốc Nhật thông qua Lược đồ đế quốc Nhật cuối TK XIX- đầu thế kỉ XX.
+ Năng lực nhận xét, đánh giá: Nhận xét về chính sách cải cách của Thiên 
hoàng Minh Trị và đánh giá công lao của ông đối với Nhật Bản.
+ Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức vào thực tiễn: Việt Nam học tập được gì từ cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
* Giáo viên:
- Hướng dẫn thực hiện theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử; SGK, SGV sử 8; Máy chiếu.
* Học sinh: SGK, học bài cũ và tìm hiểu về Thiên hoàng Minh Trị và những cải cách của ông đối với Nhật Bản.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Trình bày quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Đông Nam Á?
? Nhận xét chung về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX ?
3. Dạy - học bài mới:
* Nêu vấn đề: GV nêu vấn đề
 Giữa thế kỉ XIX, đứng trước nguy cơ bị xâm lược, Nhật Bản đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa rồi chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Vậy nội dung, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị như thế nào và Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học để trả lời cho vấn đề đó.
* Các hoạt động dạy- học
 Tôi đã hình thành một sơ đồ cấu trúc bài học về kiến thức, kĩ năng lịch sử trước khi vào dạy các mục để HS xác định được năng lực hình thành ở bài học.
NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX
Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
Cuộc Duy tân Minh Trị
- Kinh tế
- Chính trị, đối ngoại
- Nguyên nhân
- Nội dung
- Ý nghĩa
 KỸ NĂNG LỊCH SỬ
- Khai thác Lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- Nhận xét nhân vật lịch sử, liên hệ thực tế
- Khai thác
 ảnh lịch sử
 I. Cuộc Duy tân Minh Trị
 Hoạt động của GV- HS
 Nội dung bài học
* Hoạt động 1: GV sử dụng bản đồ để xác định vị trí Nhật Bản.
- GV chiếu bản đồ châu Á.
- HS lên xác định vị trí của Nhật Bản trên bản đồ.
- GV bổ sung về Nhật Bản thế kỉ XIX.
* Hoạt động 2: Nêu vấn đề
- GV nêu vấn đề: Nước Nhật vào giữa thế kỉ XIX có điểm gì giống với các nước châu Á?
- HS giải quyết vấn đề
- GV nhận xét, kết luận
? Đứng trước yêu cầu đó, đòi hỏi Nhật Bản phải làm gì?
- HS trả lời
* Hoạt động 3: Khai thác tranh ảnh lịch sử
- GV chiếu chân dung Thiên Hoàng Minh Trị và hướng dẫn HS quan sát.
? Nêu hiểu biết của em về Thiên hoàng Minh Trị ?
- HS: Suy nghĩ trả lời
- GV: nhận xét, bổ sung 
* Hoạt động 4: Đàm thoại tìm hiểu về nội dung cuộc Duy tân Minh Trị
- Gv nêu vấn đề: Trình bày nội dung những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị ?
- HS giải quyết vấn đề
- GV nhận xét, phân tích, kết luận.
- GV nêu vấn đề: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như thế nào?
- HS: Dựa SGK trả lời
- GV chốt ý đúng.
* Hoạt động 5: Khai thác ảnh lịch sử
- GV chiếu bức tranh: Khánh thành một đoàn tàu ở Nhật Bản.
 - GV hướng dẫn HS quan sát 
? Hình ảnh trong bức tranh cho em thấy điều gì? 
- HS trả lời
- GV kết luận.
- GV chiếu bài thơ ca ngợi về Thiên hoàng Minh Trị.
? Nhận xét về Thiên hoàng Minh Trị?
- HS trình bày cá nhân.
* Hoạt động 6: thảo luận nhóm
 ? Cuộc Duy tân Minh Trị có phải là cuộc cách mạng tư sản không?Vì sao?
- HS thảo luận và đại diện trả lời
- GV- HS các nhóm khác: nhận xét và bổ sung. 
1. Nguyên nhân 
- Chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng.
- Các nước đế quốc Phương Tây "nhòm ngó".
=> Phải tiến hành cải cách nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
2. Nội dung
- Tháng 1-1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành những cải cách:
+ Kinh tế: Xóa bỏ sự ràng buộc của chế độ phong kiến, thống nhất thị trường, tiền tệ...
+ Chính trị : Xoá bỏ chế độ nông nô, đưa giai cấp tư sản, quý tộc lên nắm quyền, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử người đi du học...
+ Quân sự: Chú trọng sản xuất vũ khí, tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây...
3. Ý nghĩa
- Nhật Bản giữ vững được độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.
- Nhật Bản trở thành nước tư bản công nghiệp.
-> Đây là cuộc cách mạng tư sản. Vì 
 + Đã đưa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hóa lên nắm chính quyền.
 + Xóa bỏ những rào cản của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
 II. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
* Hoạt động 1: Đàm thoại
- GV yêu cầu HS nhắc lại về đặc điểm chung của các nước đế quốc: Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
- HS đọc phần chữ in nhỏ ( SGK T68).
- GV nêu vấn đề: Nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX như thế nào? 
- HS trả lời
- GV chiếu thông tin về công ty 
Mứt-xưi ở Nhật Bản.
? Nhận xét về vai trò của công ty Mứt-xưi ở Nhật Bản?
- HS giải quyết vấn đề.
- GV bổ sung.
* Hoạt động 2: Khai thác lược đồ để thấy được chính sách bành trướng của Nhật Bản
- GV chiếu lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
- GV chú thích và hướng dẫn HS quan sát.
- GV nêu vấn đề: Dựa vào lược đồ, trình bày quá trình xâm lược thuộc địa của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? 
- HS lên trình bày trên lược đồ
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nêu vấn đề: Qua đó, em có nhận xét gì về đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? 
- HS trao đổi và trả lời
- GV bổ sung: Chiến tranh Nga-Nhật; Nhật-Trung và chốt ý về đặc điểm của đế quốc Nhật.
1. Kinh tế
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh: Sự tập trung sản xuất cao => Xuất hiện các công ti độc quyền chi phối nền kinh tế, chính trị của Nhật Bản.
2. Chính trị, đối ngoại:
- Thực hiện chính sách xâm lược 
hiếu chiến: chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung- Nhật, Nga- Nhật.
+ Chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận, Sơn Đông, Triều Tiên...
-> Đế quốc Nhật có đặc điểm là " Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" 
D. Tổng kết và hướng dẫn học tập 
* Bài tập củng cố: 
 Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trước đáp án đúng?
- Cuộc Duy tân Minh Trị được thực hiện vào thời gian:
 A. Tháng 1- 1868 C. Tháng 4- 1905
 B. Tháng 5- 1868 D. Tháng 10- 1911
- Đặc điểm của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là:
a. “ Chủ nghĩa đế quốc thực dân” 
b. “ Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”
c. “ Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” 
d. “ Xứ sở của các ông vua công nghiệp”
- HS lên bảng làm
- GV- HS nhận xét
 Bài 2: Theo em, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm gì từ cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản? 
 - GV gợi ý cho HS: để kinh tế đất nước phát triển, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam học tập được gì về các chính sách, lãnh đạo... 
- HS thảo luận theo hình thức “ Đôi bạn học tập”.
- HS các nhóm báo cáo
- GV- HS cùng chốt lại ý đúng trên cơ sở kết quả của các nhóm.
* Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài, làm bài tập trong SGK và bài tập sau:
 Viết một đoạn văn khoảng 250 từ nói về công lao của Thiên hoàng Minh Trị đối với Nhật Bản? 
 - Tìm hiểu về nguyên nhân, diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất( 1914-1918).
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
Trang
1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1
2
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
2
3
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
4
4
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
4
5
2. Cơ sở lí luận của vấn đề
4
6
3. Thực trạng của việc dạy- học lịch sử hiện nay
5
7
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
6
8
4.1. Khái niệm năng lực và dạy học theo định hướng năng lực học sinh
6
9
4.1.1. Khái niệm năng lực
6
10
4.1.2. Năng lực chung
6
11
4.1.3.Năng lực chuyên biệt
6
12
4.1.4. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
7
13
4.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành khi dạy chương III- Lịch sử lớp 8.
8
14
4.2.1. Kiến thức 
8
15
4.2.2. Kỹ năng
9
16
4.2.3. Thái độ 
9
17
4.2.4. Bảng mô tả chương
9
18
4.3 Biện pháp hình thành và phát triển năng lực học sinh khi dạy chương III- lịch sử lớp 8.
12
19
4.3.1 Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
13
20
4.3.2 Năng lực thực hành bộ môn
15
21
4.3.3. Năng lực nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử
20
22
4.3.4. Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức vào thực tiễn.
23
23
4.4. Giáo án minh họa tiết 17, bài 12( Chương III- Lịch sử 8)
25
24
5. Kết quả đạt được
25
25
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
27
26
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
28
27
1. Kết luận
28
28
 2. Khuyến nghị.
28
29
Danh mục tài liệu tham khảo
30
30
Danh mục chữ viết tắt
30
31
Phụ lục
31
31
Mục lục
38

File đính kèm:

  • docskkn_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_lich_su_cho_hoc_sinh_lop.doc
Sáng Kiến Liên Quan