SKKN Dạy học phần: một số vấn đề phát triển và phần bố công nghiệp - Địa lí 12 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Những ưu thế của môn địa lí 12 THPT trong việc tổ chức dạy học theo hướng
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
1.3.1 Nội dung môn Địa lí gắn liền với các vấn đề thực tiễn.
Nội dung môn Địa lí 12 thể hiện bức tranh tổng thể, khái quát về tự nhiên, kinh tế -
xã hội của đất nước. Việc tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu, giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống liên quan đến nội dung địa lí địa phương và đất nước sẽ giúp cho HS rèn luyện
và phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự vật,
hiện tượng Địa lí. Đặc biệt là với các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong
các hoạt động TN, HN sẽ giúp HS có được các trải nghiệm thực tế, hiểu hơn về tình hình
phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
với tình hình thực tế địa phương trong tương lai, đồng thời vận dụng các kiến thức, kĩ
năng đã có vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất.
1.3.2. Nội dung dạy học phong phú đa dạng.
Cấu trúc SGK được cấu tạo theo các đơn vị kiến thức lớn, sắp xếp lôgic, rõ ràng, hệ
thống kiến thức chi tiết, nội dung dạy học, các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đa dạng, có
nhiều nội dung mở tạo điều kiện cho việc áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng
hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp. Nội dung SGK cũng được lựa chọn những kiến
thức có tính tiêu biểu, nổi bật nhất về địa lí tự nhiên cũng như về kinh tế xã hội của đất
nước. Nội dung này giúp HS có thể tham gia tìm hiểu, giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống liên quan đến nội dung địa lí. Bên cạnh đó, HS được tạo điều kiện làm việc với
những lược đồ, biều đồ, số liệu thống kê, sẽ giúp cho các em rèn luyện và phát triển kĩ
năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự vật, hiện tượng Địa lí.
1.3.3. Nội dung môn Địa lí là môn học có đặc trưng vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội, vừa thuộc khoa học tự nhiên.
Với đặc trưng này, môn Địa lí giúp HS nắm được những đặc điểm tổng quát của của
khoa học Địa lí, các ngành nghề có liên quan, khả năng ứng dụng kiến thức trong đời
sống, đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được
hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo
học các ngành nghề có liên quan.
Các đặc thù của môn Địa lí như nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải
thích các hiện tượng và quá trình Địa lí, sử dụng các công cụ Địa lí học và tổ chức học
tập thực địa, thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin Địa lí. giúp các em có những trải
nghiệm, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn và định hướng nghề nghiệp.
- Về câu hỏi kiểm tra đánh giá: Do mục đích chủ yếu của kiểm tra đánh giá là kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học, cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức thực tế vào bài học và định hướng nghề nghiệp của HS cho nên, nội dung câu hỏi tập trung vào khả năng thu thập và xử lí thông tin, cách giải quyết vấn đề thực tế của các em, cách đưa ra quan điểm, lập luận về vấn đề; cách thể hiện quan điểm cá nhân đối với vấn đề đánh giá, cách trải nghiệm thực tế về cuộc sống lao 111 động và nghề nghiệp Nên khi HS đã được GV hướng dẫn, được rèn luyện, được trải nghiệm, được cống hiến, được tham gia các hoạt động lao động công ích và hoạt động cộng đồng các em sẽ có cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm các nhân một cách tự tin, toàn diện; và quan trọng hơn là các em hiều hơn về cuộc sống, về các hoạt động lao động, về các nghề nghiệp trên thực tế. HS biết cống hiến sức mình để bảo vệ môi trường sống, biết tham gia các hoạt động tình nguyện, có trách nhiệm hơn với tập thể và cộng đồng, biết yêu lao động, trân quý những giá trị mà lao động mang lại, Như vậy, việc dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thông qua môn Địa lí sẽ giúp các em có được những kĩ năng, kiến thức cần thiết vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thực tiễn để nhìn nhận vấn đề địa lí một cách đúng đắn. Qua đây, các em cũng tự rèn luyện cho mình sự tự tin, có cái nhìn đa chiều các vấn đề xảy ra trong thực tiễn đời sống, giúp các em biết cách phân tích, xử lí thông tin và vận dụng kiến thức vào cuộc sống một cách hữu ích, hình thành những kĩ năng quan trọng, cần thiết và biết định hướng nghề nghiệp cho tương lai. 112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Dạy học phần: Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp- Địa lí 12 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp”, chúng tôi nhận thấy: Việc dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS thông qua môn địa lí ở trường THPT là cần thiết, phù hợp với các yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đáp ứng các yêu cầu chuẩn bị để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Không chỉ trong môn Địa lí mà tất cả các môn học khác, việc dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS là rất cần thiết, GV cần nhận thức đúng vai trò của việc dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và xem đây là việc làm thường xuyên của GV và HS. 1.1. Kết quả đạt được Quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Dạy học phần: Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp- Địa lí 12 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ”, đề tài của chúng tôi đạt được một số kết quả dưới đây: - Bước đầu xây dựng được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh thông qua môn địa lí lớp 12THPT. - Trong đề tài đã đưa ra được các yêu cầu đối với việc dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh thông qua môn địa lí lớp 12 THPT. - Một số tình huống/nội dung có thể dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh thông qua môn địa lí 12 THPT. - Quy trình dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh. - Các cách dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trong dạy học địa lí 12 THPT. - Giáo án dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp”- Địa lí 12 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. - Chúng tôi đã tiến hành TNSP tại các trường THPT. Kết quả TNSP cho thấy tính khả thi và tính hiệu quả của các cách dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong môn địa lí cho HS ở trường THPT. Cùng với đó, các cách rèn luyện, học tập theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp sẽ giúp các em bổ sung, mở rộng thêm kiến thức; bồi dưỡng tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho bản thân như kỹ năng quan sát, kỹ năng thu thập xử lí thông tin, kĩ năng thuyết trình, phản biện trước đám đông, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng thực hành. Đây là các kỹ năng cần thiết cho HS trong học tập và thực tiễn đời sống. 113 Một điều quan trong mà chúng tôi nhận thấy khi thực hiện đề tài là: HS rất hứng thú khi được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, thích được làm, được thử nghiệm các sản phẩm vừa sức. Và chúng tôi đã nhận thấy sự hứng thú, tính tò mò, háo hức và sáng tạo của các em qua từng sản phẩm mà các em được phép “thử làm, học làm theo”. 1.2. Hạn chế của đề tài - Do hạn chế về điều kiện thực tế của các cơ sở sản xuất công nghiệp trong mùa dịch Covid (hạn chế người vào) và thời gian thực hiện đề tài có hạn, nên chúng tôi chỉ thực nghiệm các nội dung của chủ đề ở 4 lớp của 2 trường THPT. Các lớp khác, HS chỉ được GV yêu cầu trải nghiệm một số phần trong thực tế như: tham quan một cơ sở sản xuất công nghiệp (không có sự hướng dẫn, đi cùng của giáo viên), tập làm một sản phẩm công nghiệp, tham gia các hoạt động công hiến, hoạt động mang tính cộng đồng (lao động vệ sinh, hoạt động tình nguyện tại địa phương), biết sử dụng hợp lí, đúng cách một số sản phẩm công nghiệp được dùng trong gia đình, biết vệ sinh, giữ gìn, sửa chữa một số sản phẩm công nghiệp, - Có rất nhiều sản phẩm HS đã làm nhưng không quay được video quá trình tạo ra sản phẩm; có nhiều nội dung hoạt động rất sôi nổi ở trên lớp song việc quay video quá dài, tốn nhiều dung lượng bộ nhớ nên chỉ quay được từng đoạn ngắn, HS tham gia hoạt động tình nguyện và trải nghiệm nhưng chưa quay lại được video mà chỉ có các hình ảnh - Đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu, thực nghiệm ở phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp” môn địa lí lớp 12 THPT. Nên ứng dụng rộng rãi vào quá trình dạy học Địa lí 10, 11, 12. 2. Kiến nghị Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi có một số kiến nghị sau: - Các GV cần phải chủ động tiếp cận phương pháp nghiên cứu, sử dụng hàng ngày các phương pháp dạy học tích cực theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp. - Chủ đề của hoạt động học tập theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp phải “vừa sức” với học sinh. - Giáo viên phải là người hỗ trợ, hướng dẫn HS trong suốt quá trình trải nghiệm. - Điều quan trọng là GV phải xây dựng được kế hoạch trải nghiệm một cách cụ thể. Trong quá trình trải nghiệm, GV phải tổ chức được đa dạng các hoạt động (hoạt động khám phá, hoạt động có tính thể nghiệm, tương tác, hoạt động có tính cống hiến, hoạt động có tính nghiên cứu) để HS có nhiều cơ hội tham gia trải nghiệm. - HS cần phải được tiếp cận, cập nhật các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp diễn ra trong thực tiễn địa phương, thu nhận thông tin từ thực tiễn cuộc sống. - Bên cạnh đó, GV cần hướng dẫn HS sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho việc học tập một cách hiệu quả, ví dụ như dùng internet để thảo luận nhóm, để tìm hiểu 114 thông tin, thu thập dữ liệu, dùng các phần mềm đơn giản như Word, exel, paint, powerpoint, video để làm bài báo cáo, thảo luận nhóm. - Để tạo được hứng thú cho HS, GV cho các em tự chọn chủ đề địa lí phù hợp với thực tiễn địa phương để trải nghiệm, đưa ra ý kiến các nhân của mình. - Với các trường THPT thì nhà trường nên thường xuyên tổ chức các khóa học trải nghiệm thực tế, hướng nghiệp, coi đây như là công việc của tập thể giáo viên, nhằm mục đích giúp học sinh năng động, sáng tạo, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp THPT, NXB Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II, NXB Giáo dục . 4. Nguyễn Minh Chiến, sáng kiến kinh nghiệm (2017-2018), “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT thông qua dạy học môn Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh”. 5. Đỗ Anh Dũng, Lê Thông, Trần Ngọc Diệp, Trắc nghiệm địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam. 6. Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Viết Bình, Nguyễn Thị Yến, Lê Mai Hồng (2015), Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Địa lí 12, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm. 7. Trần Thị Duy Đào, sáng kiến kinh nghiệm (2017-2018), Một số giải pháp dạy học trong bộ môn Địa lí ở trường THPT, trường THPT Đức Trọng. 8. Đặng Văn Đức (1999), Kĩ thuật dạy học Địa lí ở trường THPT, Nxb.Giáo dục. 9. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (2007), Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, Nxb ĐHSP Hà Nội. 10. Trần Thị Gái, Luận tiến sĩ (2016), Rèn luyện kĩ năng thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học ở trường THPT. 11. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục. 12. Vũ Quốc Lịch (2010), Thiết kế bài giảng Địa lí 11, NXB Hà Nội. 13. Trường đại học luật Hà Nội (2015), Giáo trình tâm lí học đại cương. NXB Công an nhân dân Hà Nội. 14. Mai Thị Tuyết Nhung , Sáng kiến kinh nghiệm, Học tập trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Địa lí 10 - THPT, trường THPT C Nghĩa Hưng, Nam Định. 15. Đinh Văn Nhật (2015), Phương pháp dạy học Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 16. Phạm Thị Sen (Chủ biên) (2008), Đổi mới thiết kế bài giảng địa lí 12, NXB Giáo dục. 17. Lê Thông (Tổng chủ biên) (2012), Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam. 18. Lê Thông (Tổng chủ biên) (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí 12, Nhà xuất bản ĐHSP. 116 19. Nguyễn Đức Vũ (Chủ biên) (2009), Tư liệu địa lí 12, NXB Giáo dục. 20. Viện ngôn ngữ học (1994), Từ điển tiếng Việt. NXB Khoa học Xã hội. 21. Viện nghiên cứu sư phạm (2005), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Địa lí chu kỳ 3 (2004-2007), NXB Giáo dục. 22. Võ Thị Vinh (2019), Bài giảng một số hình thức tổ chức dạy học địa lí hiện đại ở trường THPT, Trường ĐH Vinh. 23. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí 12 (2009), Nx giáo dục. 24. Trường đại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng (2020), Tài liệu bồi dướng giáo viên mô đun 4 – Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Đà Nẵng. Webside Tiếng Việt: 1. https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/de-gio-hoc-dia-ly-sinh-dong-3752428.html 2. https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/day-hoc-dia-ly-qua-cac-tro-choi-3197044.html 3. https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/su-dung-phuong-phap-thao-luan-trong-giang- day-dia-ly-1919975.html 4. Khái niệm hướng nghiệp http// Phỏng vấn du học (wordpress.com) . PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho Giáo viên) Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học phần: “Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp- Địa lí 12 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp”. Để có thêm thông tin phục vụ cho nghiên cứu, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy (cô) thông qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách dấu X vào các ô hoặc ghi các câu trả lời vào các chỗ trống. Họ và tên:Đơn vị công tác: . Trình độ chuyên môn: Thâm niên công tác. Địa chỉ mail: ................................ Ý kiến cá nhân của quý thầy (cô) về việc dạy học theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp thông qua môn địa lí lớp 12 THPT 1. Theo quý Thầy (Cô), dạy học theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp là : Hoạt động dạy học bắt đầu với việc thực hành, thực nghiệm và sau đó người học phân tích, suy ngẫm về sự trải nghiệm và kết quả của sự trải nghiệm đó. Hoạt động dạy học/ giáo dục tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Hoạt động học tập gắn với thực tiễn mà học sinh cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm về tự nhiên và kinh tế - xã hội, để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn trên cơ sở sáng tạo và phối hơp nội dung môn học 2. Theo quý thầy (cô), việc dạy học theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp thông qua môn địa lí là: Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 3. Thầy (cô) hoặc nhà trường – nơi quý thầy (cô) công tác đã từng tổ chức cho HS tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa? Đã từng tổ chức. Chưa bao giờ 4. Xin thầy (cô) vui lòng cho biết, thái độ của đa số HS khi được tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp? Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Không tham gia. 5. Các hình thức/ phương pháp được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học là: Tên hình thức/phương pháp. Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Hình thức Phương pháp Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác Tổ chức hội thảo chuyên đề Tổ chức diễn đàn, giao lưu Tổ chức trò chơi Tổ chức sân khấu tương tác (sân khấu hóa) Hình thức khám phá Tổ chức tham quan Tổ chức cắm trại Hình thức nghiêncứu Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh Tổ chức thực hiện dự án Tổ chức câu lạc bộ (Hoạt động nhóm theo sở thích) Hình thức cống hiến Tổ chức hoạt động tình nguyện Tổ chức lao động công ích 6. Nội dung công việc giáo viên thường giao cho HS thực hiện trong quá trình dạy học. Công việc Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 6. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Nghiên cứu/ tìm hiểu các vấn đề thực tế, các vấn đề của địa phương có liên quan đến bài học Đọc bài và làm bài tập SGK 7. Quá trình học tập trên lớp Đặt câu hỏi/ giao bài tập cho HS Làm việc nhóm/ cặp. Tham gia trò chơi Trình bày sản phẩm học tập trước lớp Thực hành Việc làm khác 8. Sau khi học xong Trả lời câu hỏi/ bài tập có liên quan Làm bài thực hành Vận dụng kiến thức vào thực tiễn Nghiên cứu/ tìm hiểu các vấn đề thực tế của địa phương có liên quan đến bài học Tham quan Việc làm khác 7. Thầy/cô thường gặp những khó khăn nào sau đây trong quá trình dạy học? Nội dung bài học quá dài Câu hỏi/ bài tập nhiều Thiếu thời gian Thiếu phương tiện, thiết bị dạy học cần thiết Nhiều HS lười học Năng lực tổ chức/công nghệ thông tin Khó khăn khác: . .. .. 8. Theo Thầy/cô, khi tổ chức cho HS tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp các khó khăn thường gặp là: Tốn nhiều thời gian Không có đủ kinh phí HS không thích tham gia Thiếu phương tiện, thiết bị cần thiết Năng lực của GV còn hạn chế Không có nội dung học tập liên quan đến trải nghiệm Khó khăn về yếu tố không gian địa lí: các địa danh, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanhthường khá xa trường học. Khó khăn về việc đảm bảo an toàn trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Khó khăn khác: . .... 9. Theo Thầy/cô, để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp mang lại hiệu quả cao, cần có một số giải pháp nào? ................., Ngày..tháng. năm 20. Người trả lời Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn quý Thầy (Cô)! Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA HỌC SINH Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm:Dạy học phần: “Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp- Địa lí 12 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp”. Để có thêm thông tin phục vụ cho nghiên cứu, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cá nhân em thông qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách dấu X vào các ô hoặc ghi các câu trả lời vào các chỗ trống. Họ và tên: Lớp: Trường: Ý kiến cá nhân của em về việc học tập theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp thông qua môn Địa lí lớp 12 THPT. 1. Theo em, dạy học theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp là : Hoạt động dạy học bắt đầu với việc thực hành, thực nghiệm và sau đó người học phân tích, suy ngẫm về sự trải nghiệm và kết quả của sự trải nghiệm đó. Hoạt động dạy học/ giáo dục tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Hoạt động học tập gắn với thực tiễn mà học sinh cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm về tự nhiên và kinh tế - xã hội, để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn trên cơ sở sáng tạo và phối hơp nội dung môn học 2.Theo em, mức độ cần thiết của việc học tập theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp là: Rất cần thiết. Cần thiết. Không cần thiết. 3.Thái độ của em khi được học tập theo hướng này ? Rất hứng thú. Hứng thú. Không hứng thú 4.Những hoạt động giáo viên tổ chức cho HS thực hiện trong quá trình dạy học. Hoạt động Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ 1. Hội thảo chuyên đề 2. Diễn đàn, giao lưu 3.Trò chơi 4.Sân khấu tương tác (sân khấu hóa) 5.Tham quan 6. Cắm trại 7. Hoạt động nghiên cứu. 8. Các dự án học tập. 9. Câu lạc bộ (Hoạt động nhóm theo sở thích) 10. Hoạt động tình nguyện 11. Lao động công ích 5. Theo em, những lợi ích khi học tập theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp là: Tạo hứng thú hơn trong học tập. Làm tăng khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau. Tạo khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân. Hiểu hơn các nghề nghiệp trong thực tế và có định hướng lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Xây dựng được kế hoạch rèn luyện bản thân đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Những lợi ích khác 6.Theo em, những khó khăn khi học tập theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp là: Mất nhiều thời gian. Mất kinh phí . Chưa quen với hướng tiếp cận này . Phương tiện học tập chưa đầy đủ. Điều kiện của nhà trường và địa phương không phù hợp. Những khó khăn khác: .. 7. Hãy cho biết mức độ ứng dụng của môn Địa lí trong cuộc sống và em đã từng áp dụng kiến thức môn Địa lí để tạo ra sản phẩm. TT Tiêu chí Rất nhiều Nhiều Ít Không có 1. Những ứng dụng thiết thực của môn Địa lí trong cuộc sống. 3. Em đã từng áp dụng kiến thức môn Địa lí để tạo ra sản phẩm. 8. Theo em, để nâng cao hiệu quả của việc học tập theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp thì thầy (cô) hoặc bản thân em cần làm những gì? , ngày.tháng..năm 2021 Học sinh được khảo sát
File đính kèm:
- skkn_day_hoc_phan_mot_so_van_de_phat_trien_va_phan_bo_cong_n.pdf