SKKN Đa dạng hóa hoạt động khởi động nhằm nâng cao hứng thú học tập trong dạy học Sinh học Trung học Phổ thông
Thực trạng nghiên cứu.
1.2.1.1. Về phía học sinh.
Thời gian gần đây, hầu hết các trường đại học, cao đẳng tóp trên thường xét tuyển tổ hợp các môn khối A,A1; chính vì vậy lượng học sinh quan tâm học các môn tổ hợp khối B (trong đó có môn Sinh) không nhiều. Tâm lý các em coi đây là môn phụ, ít dành sự quan tâm đến việc học Sinh học cả trên lớp cũng như ở nhà, chỉ cần qua điểm chết trong kì thi trung học phổ thông quốc gia là được.
Tâm lý của học sinh nhìn chung không quan tâm và hứng thú nhiều với môn Sinh học. Mặt khác, khi vào tiết học thì quá trình dẫn dắt và định hướng bài học của nhiều giáo viên còn khô khan nên chưa tạo được sự hứng thu để thu hút các em; việc truyền thụ kiến thức của giáo viên còn nặng về lý thuyết, nội dung thiếu sinh động, hấp dẫn nên càng làm cho các em ít có sự quan tâm đối với bộ môn hơn.
Ngoài ra năng lực của học sinh là khác nhau: số học sinh khá, giỏi rất năng động, sáng tạo, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia nhiệt tình vào các hình thức khởi động bài học; nsgược lại học sinh yếu, kém lại rất lười học, tiếp thu bài học một cách thụ động, chưa có khả năng tham gia vào các hoạt động khởi động bài học tốt. Có những hình thức khởi động bài học tạo được nhiều hứng thú cho học sinh khá, giỏi, nhưng số học sinh yếu, kém lại không đủ khả năng tham gia tích cực, ngược lại có nhiều hình thức được sự hưởng ứng nhiệt tình của những học sinh yếu, kém, nhưng lại gây nhàm chán cho số học sinh khá, giỏi.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực , phát huy tính sáng tạo của học sinh là rất quan trọng, và việc đổi mới cần quan tâm, chú trọng thực hiện ngay từ khâu vào bài để bài học sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn.
1.2.1.2. Về phía giáo viên.
Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của ngành về dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên ở trường,tổ nhóm chúng tôi đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em. Song thực tế nhiều năm dự giờ đồng nghiệp chúng tôi thấy được vẫn còn thực trạng như sau:
- Giáo viên chỉ vào bài trực tiếp: Giới thiệu tên bài mới.
- Tổ chức hoạt động trò chơi không ăn nhập với bài học.
- Lựa chọn các tình huống không đắt, dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản (vấn đề với câu hỏi: cái gì?).
- Thời gian cho hoạt động này quá ít, vì chưa coi đó là một hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.
- Cố gắng giảng giải chốt kiến thức ngay ở hoạt động này.
- Lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy, không biết tổ chức như thế nào, sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác.
Qua phiếu khảo sát giáo viên, có rất nhiều giáo viên trả lời chưa bao giờ sử dụng phương pháp đóng vai, kể chuyện, xem phim, bài hát để khởi động vào bài học, một số ít thường xuyên sử dụng trò chơi để khởi động, còn hầu hết giáo viên dùng câu hỏi đơn giản để khởi động, hoặc vào bài một cách trực tiếp.
Vì vậy, trong quá trình dạy học, dù rất cố gắng nhưng nhiều giáo viên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học, dẫn tới hiệu quả giờ học bị giảm sút.
những sai sót. Kính mong các quý Thầy - Cô giáo đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài đạt kết quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm tác giả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu Lanh -Mai Sỹ Tuấn (2011) Sách giáo khoa sinh học 12. Nxb giáo dục. 2. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu Lanh -Mai Sỹ Tuấn (2011) Sách giáo viên sinh học 11. Nxb giáo dục. 3. Dương Thị Lan Hương, Một số hình thức khởi động bài học môn Tiếng Anh 9 4. Tài liệu tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực. 5. Trang Web: sangkienkinhnghiem.org 6. Trang Web: Bài giảng điện tử 7. Một số hình ảnh, âm nhạc, tư liệu lấy trên các trang mạng internet khác. 8. Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục. 9. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 PHỤ LỤC Phụ lục 1: . Giáo án minh họa BÀI 16 Sinh học 12: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm quần thể, tần số alen, tần số kiểu gen, quần thể tự thụ phấn, quần thể giao phối gần. - Trình bày được những đặc trưng di truyền của quần thể. - Tính được tần số của alen và tần số các kiểu gen của quần thể thụ phấn qua các thế hệ. - Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối cận huyết. - Giải bài tập về tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể. - Giải thích được một số loài trong tự nhiên ví dụ như chim bồ câu có giao phối cận huyết nhưng loài vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. 2. Kỹ năng - Quan sát biểu bảng - Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề - Kĩ năng khoa học: quan sát; phân loại; định nghĩa. - Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp. - Kĩ năng tìm kiếm mối quan hệ. - Kĩ năng tính toán, xử lí các số liệu. 3. Thái độ - Từ sự hiểu biết về vốn gen nâng cao ý thức bảo vệ đa dạng vốn gen của sinh giới. - Nâng cao hiểu biết về vấn đề kết hôn ở người. 4. Năng lực hình thành - Năng lực (NL) chung: + NL giải quyết vấn đề: ý thức được tình huống học tập giáo viên đưa ra về quần thể, tiếp nhận và tích cực xây dựng bài; thu thập các kiến thức về quần thể tự thụ, ngẫu phối trong tự nhiên, lấy ví dụ... + NL tự học: tính tần số len và thành phần kiểu gen quần thể trong trường hợp tổng quát. + NL hợp tác: khi tự học và khi thảo luận nhóm, làm việc cùng nhau giải quyết các vấn đề về quần thể tự thụ, giao phối gần, ngẫu phối, + NL giao tiếp: sử dụng ngôn ngữ nói, viết, phù hợp để giải thích các khái niệm quần thể, quần thể ngẫu phối, tần số alen, tần số kiểu gen, - NL chuyên biệt: quan sát, phân nhóm, định nghĩa, khảo sát II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: - Đoạn phim về quần thể sinh vật. - Phiếu học tập. - Máy tính, máy chiếu. - Bảng phụ. (*) Hệ thống câu hỏi hướng dẫn các nhóm Nhóm 1, 2: 1. Quần thể là gì? - Nêu định nghĩa QT: + Quần thể tự thụ phấn là gì? Đưa ra ví dụ bằng hình ảnh. + Quần thể giao phối gần là gì? Đưa ra ví dụ bằng hình ảnh. - Lấy các ví dụ không phải là quần thể. 2. Các đặc trưng di truyền của quần thể - Alen là gì? - Vốn gene? - Tần số alen, cách tính tần số alen (Công thức tính). - Tần số kiểu gen? Cách tính tần số kiểu gen (Công thức tính). - Áp dụng giải bài tập SGK trang 68. Nhóm 3, 4: - Xây dựng tiểu phẩm về tác hại của giao phối gần (ở người là kết hôn gần – Giải thích tại sao Luật Hôn nhân và gia đình cấm kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng 3 đời) và ở động vật. - Tìm hiểu ý nghĩa của tự thụ phấn và giao phối gần. 2. Chuẩn bị của HS: - Phần chuẩn bị chung: Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà và hoàn thành vào vở ghi. Tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung bài học. - Phần chuẩn riêng theo từng nhóm: Chuẩn bị kĩ nội dung của nhóm được phân công. Tiết Nhóm Nhiệm vụ Thời gian Tiết 1: Cấu trúc di truyền của quần thể. Nhóm 1 - Chuẩn bị: Bài báo cáo PowerPoint phần: Các đặc trưng di truyền quần thể 5-7 phút Nhóm 2 - Chuẩn bị: Bài báo cáo PowerPoint phần: Các đặc trưng di truyền quần thể - Nhận xét và bổ sung bài trình bày của nhóm 1. 3-5 phút Nhóm 3, 4 - Xây dựng kịch bản liên quan đến nội dung bài học: Ảnh hưởng của tự thụ phấn và giao phối gần (Việc kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng 3 đời). - Đóng tiểu phẩm đã xây dựng. 5-7 phút III. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành Nội dung Mức độ nhận thức Các Kn/NL hướng tới Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần. - Nêu được các khái niệm: quần thể, vốn gen, tần số alen, tần số kiểu gen – cấu trúc di truyền quần thể, tần số kiểu hình... - Trình bày được những đặc trưng di truyền của quần thể. (1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7) - Tính được tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể thụ phấn qua các thế hệ. - Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối cận huyết. (2.1, 2.2, 2.3) - Tính được tần số của alen và tần số các kiểu gen của quần thể thụ phấn qua n thế hệ trong trường hợp tổng quát: xAA:yAa:zaa (3.1, 3.2, 3.3, 3.5, 3.6,) - Giải thích được hiện tượng một số loài trong tự nhiên (ví dụ như chim bồ câu) giao phối cận huyết, hay tự thụ phấn không dẫn đến thoái hoá giống. (4.3) - Kĩ năng quan sát video, tranh ảnh về quần thể sinh vật. - Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề; tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp. IV. Tổ chức hoạt động dạy học A. Tình huống xuất phát (5’) 1. Mục tiêu - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. - Giúp học sinh huy động các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân muốn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến cấu trúc di truyền quần thể. 2. Tiến trình hoạt động . Bước 1: Giáo viên cho học sinh diễn kịch. Bối cảnh: phòng khám ( cho hs mạc áo blu): Có biển – Phòng tư vấn di truyền . Nhân vật: Bác sĩ ( bs), Pằng A páo, vợ của Pằng A páo. Bs: mời anh Pằng A páo A páo: Vào đây vào đây ( vừa đi vừa kéo tay vợ lôi vào ), vào đây!! (Hát): vào đây để bác sĩ nói cho mà nghe, sao mày cứ cãi, tao đã nói rồi, bọn chúng ko đc lấy nhau. ( theo nhạc bài để Mị nói cho mà nghe). Bác sĩ: chào anh chị. Vợ chồng Apao: Chào bác sỹ ạ. Apao: bs ơi, hôm nay tao dắt con vợ tao xuống đây, nhờ bs nói cho nó biết, con tao và con chị nó không được lấy nhau đâu, nó cứ đòi cho chúng lấy nhau bác sĩ ạ. Bác sĩ: Vâng, anh chị cứ từ từ ngồi xuống đã ạ A Páo: ko từ từ đc đâu, gấp lắm rồi, không nhanh là nó cưới đó. Vợ A páo: trâu tao nuôi rồi, rượu tao ủ rồi, trước đây cũng đồng ý rồi, giờ lại nói không được lấy, tao ko chịu đâu, mày ko cho chúng lấy tao cho nó bắt vợ đó. A páo: trước là tao không biết, hôm trước tao xuống chợ huyện, tao ngồi thấy cái tivi nó nói: nào là không được cho anh chị em lấy nhau, con chị con em cũng không được lấy nhau, nếu không đẻ ra con bị bệnh gì gì đó tao quên rồi Vợ A páo: ôi nó lừa đó. A Páo: mà các cán bộ xã, cán bộ huyện cũng nói không được mà, còn nói nhà nước không cho đó. Vợ A Páo: con tao thì kệ tao, tao cứ cho chúng lấy. A Páo: Bs ơi, nhờ bs nói cho con vợ tao biết với, nó đang định cho con trai tao cưới con gái chị gái ruột của nó đó, có được không bác sĩ?? Bác sĩ: À, tôi đã hiểu rồi, anh chị cứ bình tĩnh, ngồi xuống uống nước, rồi nghe tôi nói đã Vợ A Páo kéo chồng ngồi xuống: ừ cứ ngồi xuống đã, tao cũng khát nước quá. A páo : Rồi uống nước rồi, giờ bs nói đi: Bác sĩ: thế này anh chị ạ, đúng là pháp luật cấm việc kết hôn trong vòng 3 đời. A páo: Thấy chưa, mày cãi nữa đi Bác sĩ anh cứ bình tĩnh, sỡ dĩ pháp luật cấm việc kết hôn trong vòng 3 đời vì khi kết hôn giữa những người cùng huyết thống trong vòng 3 đời sẽ làm cho Vợ: Ôi dào, tao thấy con của a pềnh cũng lấy con cháu của anh trai nó đó thôi, có sao đâu. Và tao nuôi bồ câu đó, chúng đẻ ra con, con chúng lại đẻ ra cháu chúng, con nào cũng béo tròn mập ú , có sao đâu. Bác sĩ: thế này anh chị nhé, hôm nay cô giáo sẽ dạy bài học liên quan đến vấn đề này, anh chị có thời gian thì xin mời ngồi dự để hiểu kỹ hơn, được không ạ Vợ chồng A páo: được, được 3 người đứng dậy chào, xuống lớp. Bước 2: GV dẫn vào bài mới. Cô giáo lên: vậy để giúp vợ chồng Bác đây hiểu rõ vì sao không được kết hôn trong vòng 3 đời, chúng ta cùng nghiên cứu bài 16 : “ Cấu trúc di truyền của quần thể” tiết 1 các em nhé. B. Hình thành kiến thức mới. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm quần thể và các đặc trưng di truyền của quần thể (15’) 1. Mục tiêu: - Nhận biết được khái niệm quần thể, quần thể tự thụ phấn, quần thể giao phối gần. - Nêu được những đặc trưng di truyền của quần thể: vốn gen, tần số alen, tần số kiểu gen. - Tính được tần số của alen và tần số các kiểu gen của quần thể thụ phấn qua các thế hệ. 2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: - Hoạt động nhóm. 3. Phương tiện: - Máy tính, máy chiếu. - Bảng phụ (Giấy A0). 4. Tiến hành hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1 : Giao nhiệm vụ - GV: Giới thiệu về chuyên đề, mục tiêu của chuyên đề và nhiệm vụ của từng nhóm trong chuyên đề và trong tiết 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà theo nội dung của nhóm Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo - GV: Yêu cầu nhóm 1 lên báo cáo phần đã chuẩn bị - HS: Báo cáo, các thành viên khác (nhóm 2) lắng nghe, ghi chép phần cần bổ sung. - GV: Yêu cầu nhóm 2 lên báo cáo chỉ nhận xét phần còn thiếu và phần bổ sung cho nhóm 1 - HS: Nhóm báo cáo, các thành viên khác lắng nghe. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV: + Nhận xét phần báo cáo của các nhóm sau đó chốt lại nội dung. + Cho điểm các nhóm. Bước 5: Vận dụng - GV: Câu hỏi 1: Đưa ra bài tập để kiểm tra phần làm việc của nhóm 1 và 2, phần tiếp thu kiến thức của nhóm 3 và 4: * Ví dụ: Một quần thể đậu Hà lan có 600AA: 300Aa: 300aa. Hãy xác định tần số alen và thành phần kiểu gene của quần thể? Hãy điền vào bảng sau? Qua đó đưa ra công thức tính tần số kiểu gen và tần số alen? (Quy ước: TS alen A = p(A), TS alen a = q(a)) KG AA Aa aa Σ alen TS alen QT TS p(A) Tần số alen A = q(a) Tần số alen a = - HS: Vận dụng kiến thức giải bài tập. KG AA Aa aa Σ alen TS alen QT 600 300 300 1200 1 TS 0.5 0.25 0.25 p(A) Số alen A = 1350 0.5 q(a) Số alen a = 1 50 0.5 Từ đó rút ra công thức tính tần số kiểu gen và tần số alen. - GV: + Theo dõi hoạt động của HS. + Nhận xét, đánh giá kết quả, cho điểm từng nhóm. + Bổ sung hoàn thiện kiến thức. I/ Các đặc trưng di truyền của quần thể. 1. Ví dụ: 2. Định nghĩa: - Là tập hợp các cá thể cùng loài. - Cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định. - Vào một thời điểm nhất định. - Trong đó các cá thể trong quần thể phải có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. * Quần thể tự thụ phấn - Đối tượng: Quần thể cây đậu Hà Lan; quần thể chim bồ câu. - Định nghĩa: Quần thể tự thụ: hiện tượng thụ phấn giữa nhị và nhụy trong cùng một hoa và giữa các hoa trong cùng một cây. *Quần thể giao phối gần (GP cận huyết): giao phối giữa các các thể có mối quan hệ huyết thống gần gũi. 3. Các đặc trưng: - Vốn gene: Là tập hợp tất cả các gene, alen có trong quần thể. - Đặc điểm: vốn gen thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen. - Tần số KG: gọi là cấu trúc di truyền (chính là thành phần kiểu gen) - Phụ thuộc: hình thức sinh sản và các yếu tố biến động 4. Cấu trúc quần thể - TS KG = số KG đó/ΣKG - TS alen = số alen đó/Σ Alen P: dAA+hAa+raa=1 d, h, r tần số KG (d+h+r=1) p(A) = d + ; q(a) = r + p(A) + q(a) = 1 (QT có 2 alen) HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần. (17’) 1. Mục tiêu: - Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối cận huyết. - Tính được tần số các kiểu gen của quần thể qua các thế hệ tự thụ. - Giải thích được một số loài trong tự nhiên ví dụ như chim bồ câu có giao phối cận huyết nhưng loài vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. 2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: - Phương pháp đóng vai. - Hoạt động nhóm. 3. Phương tiện: - Tranh hình ngô thoái hóa giống do tự thụ phấn. - Bảng phụ (Giấy A0). 4. Tiến hành hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV: Yêu cầu HS + Xây dựng tiểu phẩm về quần thể tự thụ phấn (5’). (Gợi ý của GV: Đóng vai cây ngô giao tự thụ phấn) + Rút ra các đặc điểm của quần thể tự thụ phấn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS: + Diễn tiểu phẩm đã chuẩn bị trước. + Rút ra các đặc điểm của quần thể tự thụ phấn - GV: + Nhận xét, đánh giá phần tiểu phẩm của nhóm 3 và 4. + Cho điểm. + Dẫn dắt vào nội dung phần II. - GV: Câu hỏi 2: Chiếu hình ảnh, nghiên cứu SGK cho biết hậu quả của việc tự thụ phấn (GP cận huyết) qua nhiều thế hệ: Nguyên nhân vì sao? Để tìm hiểu các em hãy là bài tập sau: Cho QT P 100%Aa, QT này tự thụ qua 3 thế hệ em hãy tính tần số KG AA, aa, Aa, p(A), q(a) qua mỗi thế hệ tự thụ đó. Qua đó hãy cho biết nguyên nhân gây ra hậu quả trên Điền vào bảng sau: P: 100% Aa F1 F2 F3 AA=... aa=.... Aa=.... p(A) = .... q(a) = ..... - GV: Câu hỏi 4: Từ bảng trên hãy rút ra cấu trúc di truyền của quần thể tự phối nếu cho tự thụ qua n thế hệ với + Quần thể ban đầu là: 0%AA + 100%Aa + 0%aa = 1. + Quần thể ban đầu tổng quát: P: dAA + hAa + raa = 1 Với d, h, r khác 0 (d+h+r=1) Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo - GV: gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung - GV: + Đưa công thức đúng. + NX, đánh giá phần làm việc của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả Gv vấn đáp gợi ý để rút ra kết luận - GV: Câu hỏi 5: Yêu cầu HS từ quy luật hình thành cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ qua nhiều thế hệ hãy cho biết ý nghĩa của hình thức tự thụ qua nhiều thế hệ (cho n tiến tới dương vô cùng tính AA, Aa, aa) - HS: Đọc SGK + Tư duy logic → Rút ra ý nghĩa của hiện tượng tự thụ phấn. - GV: NX, đánh giá, hoàn thiện kiến thức. II/ Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần. 1. Cấu trúc quần thể tự thụ phấn. + QT ban đầu: P: 0% AA+100%Aa+0%aa=1 Aa = (1/2)n AA = aa = [1-(1/2)n] :2 + Nếu QT ban đầu d AA + h Aa + r aa = 1 d, h, r khác 0 (d + h + r = 1) - Qua n thế hệ tự phối ta có thành phần kiểu gen như sau: AA = d + Aa = h. aa = r + 3. Cấu trúc quần thể giao phối gần. - Qua các thế hệ giao phối gần thành phần kiểu gen biến đổi theo hướng tăng dần đồng hợp tử và giảm dị hợp tử. 3. Ý nghĩa - Hậu quả - Nguyên nhân: * Ý nghĩa: - Tạo ra dòng thuần - Củng cố, tăng cường tính trạng mong muốn * Hậu quả - Thoái hóa giống - Chết non, sức khỏe kém, quái thai.... * Nguyên nhân - Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử ngày một tăng (trong đó có các kiểu gen đồng hợp lặn có hại), tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ngày một giảm qua các thế hệ. C. Hoạt động luyện tập – vận dụng (5’) 1. Mục tiêu: - HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả lời câu hỏi liên quan. 2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: - Chơi trò chơi. 3. Phương tiện: - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. 4. Dự kiến sản phẩm của học sinh -HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng - GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh 5. Kỹ thuật tổ chức Bước 1. Giao nhiệm vụ - GV: + Giữ nguyên các nhóm. + Phổ biến luật chơi : Gói 4 câu hỏi, mỗi nhóm chọn 1 câu → Tính điểm cho nhóm có đáp án chính xác và nhanh nhất. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Tham gia trò chơi. (HS suy nghĩ độc lập, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi). Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo - GV: Gọi một số HS trả lời các câu hỏi, cho HS khác nhận xét Bước 4. Phương án KTĐG - GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS. - GV: Tổng kết, nhận xét và đánh giá hoạt động của các nhóm trong cả bài. Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong mỗi câu sau: 1. Vốn gen của quần thể là A. là tổng số các kiểu gen của quần thể tại thời điểm xác định. B. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể tại thời điểm xác định. C. tần số kiểu gen của quần thể tại thời điểm xác định. D. tần số các alen của quần thể tại thời điểm xác định. 2. Tần số tương đối của gen (tần số alen) là tỉ lệ phần trăm A. số giao tử mang alen đó trong quần thể. B. alen đó trong các kiểu gen của quần thể. C. số các thể chứa các alen đó trong tổng số các cá thể của quần thể. D. các kiểu gen chứa alen đó trong tổng số các kiểu gen của quần thể. 3. Tần số tương đối của một kiểu gen là tỉ số A. giao tử mang kiểu gen đó trên các kiểu gen trong quần thể. B. các alen của kiểu gen đó trong các kiểu gen của quần thể. C. các thể chứa kiểu gen đó trong tổng số các cá thể của quần thể. D. giao tử mang alen của kiểu gen đó trên tổng só các giao tử trong quần thể. 4. Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là A. sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau. B. qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp. C. làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm. D. trong các thế hệ con cháu của thực vật tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết của động vật sự chọn lọc không mang lại hiệu quả. Đáp án: 1B, 2A, 3C, 4D. D. Hoạt động tìm tòi mở rộng (5’) 1. Mục đích - Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan. 2. Nội dung - Tại sao trong thực tế có nhiều quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết không dẫn đến thoái hoá giống? 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh - HS dựa vào kiến thức vừa học đưa ra câu trả lời. 4. Kĩ thuật tổ chức - GV đưa câu hỏi vào cuối bài học - HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vào vở bài tập - GV kiểm tra vở bài tập vở HS vào giờ học hôm sau. E. Hướng dẫn tự học (2’) Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu bài 17 từ đó so sánh giữa quần thể tự phối với quần thể ngẫu phối về: - Hình thức sinh sản. - Xu hướng biến đổi vốn gen (tần số alen và tần số kiểu gen) qua các thế hệ giao phối ngẫu nhiên. Phụ lục 2. PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN (phiếu số 1) PHIẾU KHẢO SÁT VẤN ĐỀ TỔ CHỨC HOẠT KHỞI ĐỘNG TRONG DẠT HỌC SINH HỌC THPT Ngày.... Họ và tên: Nam/nữ.Lớp Trường: Địa chỉ email: Thầy (cô) đã sử dụng các hoạt động khởi động nào trong các tiết dạy của mình? Đánh dấu X vào ô thầy (cô) lựa chọn: TT Các hình thức khởi động Mức độ tham gia hoạt động 4 3 2 1 1 Đóng vai 2 Xem phim 3 Kể chuyện 4 Đóng vai chuyên gia 5 Bài hát 6 Câu hỏi ngắn 7 Tham gia trò chơi 8 Hình thức khác (Đánh giá các mức độ: 4: Thường xuyên; 3: không thường xuyên; 2: rất ít; 1: Chưa bao giờ) Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các Thầy cô! Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các hình thức khởi động của GV ( Số giáo viên tha gia khảo sát là 102 giáo viên) TT Các hình thức khởi động Mức độ tham gia hoạt động 4 3 2 1 1 Đóng vai 0 2 30 70 2 Xem phim 6 22 31 43 3 Kể chuyện 13 29 40 20 4 Đóng vai chuyên gia 0 3 18 81 5 Bài hát 7 21 36 38 6 Câu hỏi ngắn 72 13 17 0 7 Tham gia trò chơi 28 32 24 18 8 Hình thức khác 17 24 33 28 Phụ lục 3. Phiếu khảo sát về thái độ học tập của học sinh (Phiếu số 2) (DÀNH CHO HỌC SINH) Ngày.... Họ và tên: Nam/nữ.Lớp Trường: Địa chỉ email: Câu 1: Em đã tham gia nhiều nhất vào những hoạt động khởi động nào trong các tiết học môn sinh học mà e đã được học? Đánh dấu X vào ô em lựa chọn: TT Hoạt động khởi động Nhiều Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1 Đóng vai 2 Xem phim 3 Kể chuyện 4 Đóng vai chuyên gia 5 Bài hát 6 Câu hỏi ngắn 7 Trò chơi 8 Hình thức khác Câu 2: Em thích khởi động bằng hình thức nào sau đây? Đánh dấu X vào ô em lựa chọn: TT Hoạt động khởi động Mong muốn Có Không 1 Đóng vai 2 Xem phim 3 Kể chuyện 4 Đóng vai chuyên gia 5 Bài hát 6 Câu hỏi ngắn 7 Trò chơi 8 Hình thức khác Cảm ơn em đã hợp tác!
File đính kèm:
- skkn_da_dang_hoa_hoat_dong_khoi_dong_nham_nang_cao_hung_thu.docx