SKKN Công tác chỉ đạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho học sinh trường Trung học Phổ thông Cửa Lò 2

Thuận lợi

- Đội ngũ giáo viên (GV) trẻ, năng động, có lòng yêu nghề, yêu học sinh

(HS), có tinh thần trách nhiệm cao.

- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong việc giảng dạy kiến

thức bộ môn.

- Những năm gần đây, cùng với chủ trương đổi mới toàn diện và sâu sắc nền

giáo dục của nước ta, bộ GD&ĐT đã cho phép giáo viên có thể chủ động xây dựng

chương trình dạy học trên cơ sở khung chương trình của Bộ. Từ đó, thiết kế các bài

học theo hướng dạy học trải nghiệm cho học sinh tự học, tự tìm tòi trên cơ sở

hướng dẫn của GV. Thông qua các chủ đề dạy học rèn luyện các kỹ năng, hình

thành năng lực và phẩm chất cho người học, thực hiện đổi mới giáo dục một cách

toàn diện và hiệu quả mà toàn ngành đang hưởng ứng.

- Trong quá trình học trải nghiệm, HS có điều kiện để phát huy những năng

lực sẵn có của bản thân, chủ động trong tìm tòi phát hiện kiến thức, bày tỏ quan

điểm của bản thân, cách nhìn riêng về một vấn đề thực tiễn.

- Học sinh đa số chủ động, tích cực trong hợp tác, thảo luận tham gia thực

hiện đề tài và tranh luận, phản biện trong quá trình học tập.

- Một bộ phận HS yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng

tâm cơ bản thông qua việc hợp tác nhóm, thuyết trình, phản biện. Khi được giáo

viên yêu cầu, các em đã mạnh dạn tự tin hơn trong việc bày tỏ quan điểm, chủ

động ghi chép, lĩnh hội kiến thức hơn, từ đó các em chủ động sáng tạo hơn trong

việc học của bản thân.

Khó khăn:

- Một bộ phận GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động trải

nghiệm như: Xem tham quan là trải nghiệm, quan niệm hoạt động ngoài lớp học

mới là trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm mang tính hình thức ồ ạt không quan

tâm đến các đặc điểm cốt lõi của nó (Người học phải có quá trình chiêm nghiệm,9

các mục tiêu giáo dục phẩm chất, năng lực). Nhiều GV chuyên môn cho rằng chỉ

có các hoạt động đoàn thể mới có trách nhiệm tổ chức hoạt động còn GV chỉ có

nhiệm vụ giảng dạy.

- Một số thầy cô chưa có hiểu biết đầy đủ nội dung cách thức tổ chức quản lý

một hoạt động trải nghiệm, cho nên kết quả không đạt được như mục tiêu ban đầu

đề ra, gây nhàm chán cho học sinh.

- Cơ sở vật chất trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động

trải nghiệm.

- Sự phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa phương còn

hạn chế.

- Học sinh còn thụ động, chưa mạnh dạn đề xuất ý kiến cá nhân, thể hiện quan

điểm lập trường, sở thích cá nhân.

pdf40 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công tác chỉ đạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho học sinh trường Trung học Phổ thông Cửa Lò 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à máy lọc nước cho giáo viên và học sinh dùng chung. 
Trong nĕm học 2018- 2019, 2019- 2020 nhà trường đã hoàn thiện vào đưa 
vào sử dụng nhà tập đa nĕng và các công trình phụ trợ, cải tạo tất cả các phòng 
học với tổng số vốn 9 tỷ đồng, đầu tư sân bóng đá nhân tạo, nhà học đa chức 
nĕng,......phục vụ tốt cho công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Trang bị bàn 
ghế mới cho 6 phòng học của học sinh khối 12, trang bị hệ thống Camera an ninh, 
hệ thống nước sạch và rửa tay đầy đủ phục vụ tốt công tác phòng chống dịch bệnh 
Covid- 19. 
29 
2.6. Tĕng cường phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh 
doanh tại địa phương trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. 
Các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa của học sinh phần lớn phải triển khai 
trong thực tế, do vậy, ngoài sự tạo điều kiện của nhà trường và gia đình, nó còn cần 
sự tham gia vào cuộc của rất nhiều lực lượng khác trong xã hội: các ban ngành, 
đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp, doanh nhân 
thành đạt Vì vậy, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chính là cầu nối giữa 
nhà trường với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương; đồng thời huy động 
các lực lượng trong xã hội tham gia vào quá trình giáo dục. Thông qua các hoạt 
động này, làm cho học sinh “học” chủ động thông qua “hành” động của bản thân 
và các nhóm học sinh Đồng thời gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với 
xã hội. 
Để tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm, trường THPT Cửa Lò 2 đã 
và đang phối hợp chặt chẽ với một số đơn vị như: 
- Lực lượng Công an thị xã Cửa Lò, Công an tỉnh Nghệ An: tuyên truyền về 
thực trạng vi phạm ATGT, giáo dục học sinh chấp hành luật ATGT, phòng chống 
cháy nổ, Luật An ninh mạng, Phòng chống pháo nổ). 
- Hải đội 2- Bộ đội biên phòng đóng tại thị xã Cửa Lò: Tuyên truyền về biển 
đảo, Nạn vượt biên trái phép .... 
- Trung tâm Dân số và Kế hoạch hóa gia đình thị xã Cửa Lò: Tuyên truyền về 
Sức khỏe sinh sản vị thành niên, HIV- AIDS.... 
- Một số Trung tâm tiếng Anh: Trung tâm Anh ngữ Golden–Key, Trung tâm 
Anh ngữ Smart Kids, Trung tâm Anh ngữ quốc tế Skyline....... 
- Một số phụ huynh học sinh tham gia khai thác hải sản, tham gia sản xuất tại 
làng nghề chế biến hải sản, chủ cơ sở trồng Nấm........ 
Cách thức thực hiện: 
1. Xây dựng kế hoạch (Do tổ chức Đoàn trường, Công Đoàn, tổ, nhóm 
chuyên môn tham mưu và lập kế hoạch). 
2. Trình Ban giám hiệu nhà trường duyệt 
3. Gặp đối tác để thống nhất nội dung, chương trình, thời gian thực hiện. 
4. Khi thống nhất xong sẽ xây dựng kế hoạch chính thức. 
5. Gửi kế hoạch chính thức cho nhà trường duyệt.( Kế hoạch được báo cáo tại 
cuộc họp lãnh đạo nhà trường, nghe và cho ý kiến ) 
6. Gửi kế hoạch cho đối tác. 
7. Ban hành kế hoạch đến học sinh ( Thông qua GVCN, lớp trưởng, bí thư 
8.Thực hiện kế hoạch. 
30 
9. Rút kinh nghiệm sau quá trình triển khai thực hiện. 
10. Đề xuất hợp tác những lần sau. 
11. Đánh giá bài thu hoạch của học sinh. 
12. Tổng kết và trao thưởng (nếu có). 
2.7. Tĕng cường công tác kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm các hoạt động trải 
nghiệm. 
Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động phong phú và đa dạng, nhiều hoạt 
động được thực hiện ngoài nhà trường. Vì vậy, khâu kiểm tra và đánh giá rút kinh 
nghiệm phải được tiến hành kịp thời và phù hợp. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa 
trên kế hoạch đã quy định và có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động. 
Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm thực hiện: 
31 
- Kí duyệt kế hoạch hoạt động trải nghiệm của tổ nhóm chuyên môn và các tổ 
chức đoàn thể trong nhà trường. 
- Kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện: Đồng chí Hiệu phó phụ trách chuyên 
môn, tổ trưởng chuyên môn, trưởng các tổ chức đoàn thể theo dõi nội dung hoạt động 
trải nghiệm, Đồng chí Hiệu phó phụ trách Cơ sở vật chất, an ninh trường học theo dõi 
kiểm tra các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối 
cho học sinh đặc biệt là các hoạt động thực hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, bến 
cá, bãi biển...... 
- Đánh giá rút kinh nghiệm: trong các cuộc họp giữa BHG, với tổ chuyên môn, 
Đoàn trường, Công đoàn , họp cơ quan các hoạt động trải nghiệm đều được đánh giá 
rút kinh nghiệm. Lắng nghe ý kiến từ phía học sinh, GV, phụ huynh đơn vị đồng tổ 
chức (nếu có) để hoạt động này ngày càng có chất lượng và hiệu quả. Kết quả học 
tập, rèn luyện của học sinh về vĕn hóa và đạo đức lối sống, môi trường học tập 
và sự phát triển toàn diện, kỹ nĕng mềm, sự nĕng động sáng tạo của học 
sinh...chính là thước đo đánh giá sự thành công của hoạt động trải nghiệm. 
Trong hoạt động trải nghiệm, công tác kiểm tra đánh giá kịp thời, khách quan, 
chính xác là vô cùng quan trọng. 
3. Kết quả đạt được. 
3.1.Thay đổi nhận thức của Giáo viên, Học sinh Phụ huynh về hình thức 
dạy học trải nghiệm. 
Sau khi thực hiện đề tài có 100% số GV cho rằng trong giai đoạn giáo dục 
hiện nay và khi thực hiện chương trình phổ thông mới 2018 hình thức dạy học trải 
nghiệm là rất cần thiết để phát triển nĕng lực, phẩm chất toàn diện cho học sinh 
THPT. 
Phụ huynh học sinh có cái nhìn khác về hoạt động giáo dục của nhà trường, 
chương trình giáo dục không chỉ gói gọn trong các bài học Sách giáo khoa, tiến 
hành học tập tại lớp. Việc giáo dục toàn diện học sinh cần được thực hiện thông 
qua các hoạt động trải nghiệm, học đi đôi với hành. 
Khi chúng tôi tiến hành đề tài đề tài này các bậc phụ huynh tham gia một cách 
nhiệt tình vào các hoạt động trải nghiệm trong nhiều vai trò là phụ huynh học sinh, 
là chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, là ngư dân khai thác hải sản, chủ mô hình rau 
sạch.... Góp phần rất lớn vào sự thành công của các hoạt động trải nghiệm. Gắn kết 
mối liên hệ giữa phụ huynh và nhà trường trong việc giáo dục học sinh. 
Cụ thể trong 2 nĕm thực hiện đề tài chúng tôi nhận được sự hợp tác giúp đỡ 
và đồng hành của nhiều phụ huynh, tiêu biểu như: 
32 
Họ tên phụ huynh Họ tên học sinh 
– lớp 
Nghề nghiệp Tham gia hoạt 
động trải nghiệm 
1.Nguyễn Vĕn Kỳ Nguyễn Thị 
Duyên 
Học sinh lớp 
10A1 
Chủ cơ sở Trồng 
Nấm sạch tại 
Xóm 7 Nghi 
Thạch- Nghi 
Lộc. 
Giới thiệu, hướng 
dẫn học sinh tham 
quan, trải nghiệm 
quy trình trồng và 
chĕm sóc nấm ĕn. 
2.Bành Vĕn Tuấn Bành Đức Huy 
Học sinh lớp 
11D3 
Ngư dân – Khối 
Yên Định- 
phường Nghi 
Thủy 
Giới thiệu hướng 
dẫn học sinh tham 
gia các phương thức 
khai thác hải sản 
3.Nguyễn Vĕn 
Minh 
Nguyễn Thị Thủy 
 Học sinh lớp 
12A4 
Ngư dân –Khối 
Hải Bình 
phường Nghi 
Hải 
Giới thiệu hướng 
dẫn học sinh tham 
gia trải nghiệm các 
phương thức khai 
thác hải sản, Giới 
thiệu về nguồn lợi 
hải sản ở vùng biển 
Cửa Lò 
4.Nguyễn Thị Lý Nguyễn Thị 
Huyền 
Học sinh lớp 
12A1 
Chủ cơ sở sản 
xuất, chế biến 
nước mắm. 
Khối Hải Giang 
2 – Phường 
Nghi Hải 
Giới thiệu quy trình 
sản xuất chế biến 
nước mắm 
5.Nguyễn Thanh 
Tâm 
Nguyễn Trần 
Triệu Phước. 
Học sinh lớp 
12D2 
Chủ cơ sở chế 
biến hải sản khô. 
Tại Khối 
6phường Nghi 
Thủy – thị xã 
Cửa Lò 
Hướng dẫn học sinh 
quy trình chế biến 
tôm nõm, hải sản 
khô 
6.Nguyễn Thị 
Hồng 
Trần Ngọc Tuấn 
Học sinh lớp 
11A3 
Nông dân tại 
xóm Đông 
Thịnh, xã Khánh 
Hợp. 
Hướng dẫn học sinh 
trải nghiệm quy 
trình sản xuất rau 
sạch. 
33 
3.2. Nâng cao nĕng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên, góp phần chuẩn 
bị tốt cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu ở cấp 
THPT từ nĕm học 2022- 2023. 
- GV được nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phát triển được nĕng lực 
dạy học trải nghiệm. 
+ GV được cung cấp đầy đủ kiến thức về hoạt động trải nghiệm: Xây dựng 
mục tiêu, yêu cầu cần đạt; Lựa chọn kiến thức để xây dựng nội dung cho hoạt động 
trải nghiệm; Thiết kế và tổ chức chức triển khai hoạt động trải nghiệm; Tổ chức 
kiểm tra đánh giá học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm.... 
+ GV tất cả các môn học đều đã tham gia vào việc lựa chọn, xây dựng và tổ 
chức các hoạt động trải nghiệm có liên quan đến môn học của mình thông qua các 
hoạt động chuyên môn của tổ nhóm như chuyên đề, chủ đề, dạy học theo hướng 
nghiên cứu bài học...., hay chủ đề hoạt động của Đoàn trường, nhà trường theo 
từng tháng. 
Kết quả đó thể hiện trong bảng sau 
Bảng 2. Hiểu biết của giáo viên về dạy học dạy học trải nghiệm. 
 (Kết quả khảo sát của 42 giáo viên tại trường THPT Cửa Lò 2 tháng 1/2021 )
 Tiêu chí Mức độ Mức độ Mức độ 
1. Hoạt động trải nghiệm là hoạt 
động dạy học cần thiết trong nhà 
trường phổ thông 
Chưa cần thiết. Cần thiết. Rất cần thiết. 
Kết quả 0 9 33 
2. Thầy/ Cô đã nghe và tìm hiểu 
về nội dung hoạt động trải 
nghiệm. 
Tiếp cận lần 
đầu 
Có nghe chưa 
tìm hiểu kĩ 
Có nghe và 
tìm hiểu kĩ 
Kết quả 0 6 36 
3. Thầy/ Cô đã từng hoặc cùng 
tham gia lên kế hoạch, tổ chức 
một hoạt động trải nghiệm liên 
quan đến môn học mình giảng 
dạy. 
Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường 
xuyên 
Kết quả 0 12 30 
- GV chủ động hơn, nhiệt tình hơn trong việc tổ chức các hoạt động trong tiến 
trình dạy học. 
34 
+ Khi cùng học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế có nghĩa là 
môi trường dạy học thay đổi đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học, cách 
thức tổ chức dạy học phù hợp, sao cho tập thể học sinh được lôi cuốn vào các hoạt 
động. GV lúc này đồng thời đóng nhiều vai trò: người đồng hành, vừa là người 
hướng dẫn, tư vấn.... vì thế họ đã luôn chủ động để có được kết quả tốt nhất cho 
học sinh. 
+ Thông qua các hoạt động trải nghiệm, GV có cơ hội gần gũi với HS hiểu 
biết nhiều hơn tính cách, sở thích, lắng nghe nhiều tâm sự của các em từ đó có biện 
pháp giáo dục hiệu quả đối với từng học sinh. 
+ GV hiểu hơn tình hình kinh tế, xã hội vĕn hóa của địa phương, hiểu rõ môi 
trường giáo dục của địa phương từ đó xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục 
hiệu quả. 
- GV phát huy hiệu quả công tác tự học tự bồi dưỡng. 
+ Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các kiến thức không những chỉ 
trong phạm vi chuyên môn mà còn ở các lĩnh vực khác, nhóm môn khác. 
+ Chủ động nắm bắt thực tế, tìm hiểu môi trường giáo dục. 
+ Thành thạo hơn trong việc sử dụng và khai thác công nghệ thông tin qua 
việc tìm kiếm, thu thập tài liệu phục vụ cho bài giảng. 
3.3. Hoạt động trải nghiệm hình thành và phát triển nĕng lực toàn diện cho 
học sinh. 
- Thông qua việc thực hiện các chương trình trải nghiệm, học sinh có cơ hội 
để phát triển các phẩm chất và nĕng lực: 
+ Học sinh có hứng thú hơn với việc học, xây dựng được phương pháp học 
tập khoa học, đồng thời có được nhiều thông tin liên quan tới học tập và công việc 
sẽ giúp các em biết lập kế hoạch và chuẩn bị cho hướng đi tương lai của bản thân. 
+ Học sinh tự nguyện tham gia các hoạt động sáng tạo, qua đó nuôi dưỡng 
nĕng lực ứng phó một cách tích cực với môi trường sống đang thay đổi liên tục. 
+ Học sinh tham gia một cách tự nguyện, thường xuyên vào các hoạt động 
câu lại bộ, qua đó giúp phát huy heo hướng sáng tạo sở thích và nĕng lực đặc biệt 
của các em, đồng thời nuôi dưỡng nĕng lực hợp tác, đoàn kết trong học tập và xây 
dựng tác phong luôn tìm tòi, sáng tạo. 
+ Giúp các em biết quan tâm, chia sẻ với hàng xóm láng giềng và những 
người xung quanh, hình thành thói quen sinh hoạt bảo vệ môi trường tự nhiên, 
giúp các em nhận ra giá trị của cuộc sống. 
+ Giúp các em phát hiện ra nĕng lực, tố chất và sở thích bản thân, từ đó xây 
dựng cá tính riêng. 
Kết quả được thể hiện trong Bảng sau: 
35 
Bảng 3. Nĕng lực học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm trong nĕm học 
2019- 2020. 
 Khảo sát được thực hiện trước khi tiến hành đề tài 
Lớp Sĩ số 
Sau khi được tham gia vào một hoạt động trải nghiệm 
Số HS có khả 
nĕng tự học. 
Số HS phát huy 
được sở trường 
và sự sáng tạo 
Số HS cải thiện 
khả nĕng giao 
tiếp 
Số HS hiểu biết 
một số nghề 
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 
10A2 40 8 20% 11 27,5% 6 15% 4 10% 
10D3 41 6 14,63% 9 21,95% 5 12,2% 7 17,07% 
11D1 41 12 29,26% 10 24,4% 11 26,8% 10 24,4% 
11D2 42 9 21,4% 11 26,2% 10 23,8% 9 21,42% 
12A1 38 16 42,1% 14 36,8% 17 44,73% 12 31,57% 
12A5 36 7 19,4% 8 22,2% 10 27,78% 6 16,67% 
Tổng 238 58 24,37% 63 26,47% 59 24,78% 48 20,16% 
Khảo sát được thực hiện sau khi tiến hành đề tài 
Lớp Sĩ số 
Sau khi được tham gia vào một hoạt động trải nghiệm 
Số HS có khả 
nĕng tự học. 
Số HS phát 
huy được sở 
trường và sự 
sáng tạo 
Số HS cải thiện 
khả nĕng giao tiếp 
Số HS hiểu biết 
một số nghề 
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 
10A2 40 35 87,5% 34 85% 30 75% 27 67,5% 
10D3 41 30 73,17% 37 90,24% 32 78,04% 30 73,17 
11D1 41 33 80,49% 35 65,36% 33 80,48% 29 70,73% 
11D2 42 34 80,95% 38 92,68% 35 83,33% 32 76,19% 
12A1 38 34 89,47% 35 92,1% 32 84,21 32 84,21% 
12A5 36 27 75 % 34 94,4% 29 80,55 31 86,11% 
Tổng 238 193 81,09% 213 89,5% 191 80,25% 181 76,05% 
36 
Bảng 4. Nĕng lực học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm trong nĕm học 
2020- 2021. 
Tiến hành khảo sát trước khi thực hiện đề tài 
Lớp Sĩ số 
Sau khi được tham gia vào một hoạt động trải nghiệm 
Số HS có khả 
nĕng tự học. 
Số HS phát huy 
được sở trường 
và sự sáng tạo 
Số HS cải thiện 
khả nĕng giao 
tiếp 
Số HS hiểu biết 
một số nghề 
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 
10A1 42 8 19,04% 7 16,67% 5 11,9% 4 9,52% 
10D2 43 5 11,63% 6 13,95% 8 18,6% 5 11,63% 
10D3 42 7 16,67% 9 21,43% 11 25,58% 7 16,67% 
Tổng 127 20 13,05% 22 17,32% 24 18,9% 16 12,6% 
Tiến hành khảo sát sau khi thực hiện đề tài 
Lớp Sĩ số 
Sau khi được tham gia vào một hoạt động trải nghiệm 
Số HS có khả 
nĕng tự học. 
Số HS phát huy 
được sở trường 
và sự sáng tạo 
Số HS cải thiện 
khả nĕng giao 
tiếp 
Số HS hiểu biết 
một số nghề 
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 
10A1 42 38 90,48% 38 90,48% 34 80,95% 35 83,33% 
10D2 43 34 79,09% 37 86,04% 35 81,39% 32 74,72% 
11D3 42 33 78,57% 37 88,09% 30 71,43% 33 78,57% 
Tổng 127 105 82,67% 112 88,19% 99 77,95% 100 78,74% 
Như vậy, học sinh trường THPT Cửa Lò 2 đang ngày càng tiếp cận được mục 
tiêu của chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 hướng tới hình thành và phát triển 
các nĕng lực chung cho học sinh đó là: Nĕng lực tự chủ và tự học, nĕng lực giao 
tiếp và hợp tác, nĕng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Mặc dù chất lượng đầu vào của học sinh nhà trường còn thấp (nĕm học 
2020- 2021 điểm cao nhất của học sinh tuyển vào lớp 10 chỉ có 36 điểm), khi mới 
vào trường ý thức học tập và rèn luyện của HS chưa cao nhưng, nhờ sự kết hợp của 
nhiều biện pháp giáo dục trong đó có hoạt động trải nghiệm, chất lượng giáo dục 
toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng cao. 
37 
- Nhà trường liên tục dạt danh hiệu Lao động tiên tiến và Lao động tiên tiến 
xuất sắc. Trong nĕm học 2019- 2020 nhà trường vinh dự nhận Bằng khen của Chủ 
tịch UBND Tỉnh Nghệ An, Bằng khen về đổi mới, sáng tạo trong dạy học của Bộ 
GD- ĐT. 
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng nĕm luôn trên 98%. Tất cả các học sinh đều 
được định hướng nghề nghiệp trước khi ra trường: Một số học sinh có lực học khá 
giỏi được GVCN, GV bộ môn định hướng thi đại học, cao đẳng; Số học sinh còn 
lại được định hướng học các trường nghề, xuất khẩu lao động, hoặc tham gia vào 
lực lượng lao động tại địa phương trong các làng nghề truyền thống, trong lĩnh vực 
du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn... 
- Trong hoạt động vĕn hóa, thể dục, thể thao: Học sinh nhà trường tham gia 
nhiều hoạt động do nhà trường, Thị đoàn Cửa Lò, Tỉnh đoàn và các tổ chức xã hội 
khác tổ chức. Điển hình: 
+ Đội vĕn nghệ tham gia chương trình Giao lưu hữu nghị Trung ương giữa 
Đoàn thanh niên Lào và Việt Nam (Tổ chức tại Nghi Thủy – tháng 8/2020). 
+ Vào đầu nĕm học tham gia chương trình Chào nĕm học mới – tổ chức tại 
trường Đại học Vạn Xuân. 
+ Tham gia khâu chuẩn bị và phục vụ Giải Bóng chuyền hạng A quốc gia 
nĕm 2020 (Tháng 5 /2020). 
+ Tham gia Giải bóng chuyền học sinh sinh viên thị xã Cửa Lò nĕm 2020, đạt 
thành tích cao Giải Nhất bóng chuyền nam và Giải Nhì bóng chuyền nữ. 
+ Hằng nĕm đều tham gia lễ phát động trồng cây đầu xuân do thị xã Cửa Lò 
tổ chức. Đặc biệt vào tháng 2/2020 tham gia phát động lễ trồng cây đầu xuân do 
UBND tỉnh tổ chức tại thị xã Cửa Lò. 
+ Tham gia Hội khỏe phù đồng nĕm học 2019- 2020 đạt 1 giải nhì và 2 giải 
ba, Tham gia Hội thao quốc phòng đạt 6 giải khuyến khích và 1 giải nhì. 
+ Hằng nĕm đều tham gia thi KHKT dành cho học sinh trung học phổ thông 
dành giải ba và giải khuyến khích. 
Trong các hoạt động trên, tập thể học sinh trường THPT Cửa Lò 2 đều được 
đánh giá cao về ý thức đạo đức, và phẩm chất nĕng lực tổ chức, hợp tác, sáng tạo. 
38 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
1. Đánh giá một số kết quả đạt được của đề tài. 
Qua quá trình triển khai thực hiện đề tài: “ Kinh nghiệm trong công tác chỉ 
đạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao nĕng lực cho học sinh 
trường THPT Cửa Lò 2” chúng tôi đã thu được những kết quả bước đầu: 
- Tổ chức xây dựng thực hiện và quản lí một cách khoa học, hợp lí chương 
trình hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông. 
- Nâng cao được nhận thức và nĕng lực tổ chức dạy học hoạt động trải 
nghiệm cho giáo viên. 
- Hình thành và phát triển được các nĕng lực và phẩm chất cho học sinh theo 
yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. 
- Phối hợp hiệu quả các lực lượng giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội. 
Sự phối hợp chặt chẽ, hài hòa và tối ưu giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo ra 
các công dân toàn cầu có khả nĕng thích nghi với mọi môi trường làm việc ở các 
quốc gia khác nhau và các nền vĕn hóa khác nhau. 
- Ban giám hiệu và tập thể sư phạm nhà trường đã sẵn sàng chuẩn bị cho việc 
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt 
Nam phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có 
các nĕng lực chung và phát huy tiềm nĕng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa 
chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. 
2. Kết luận sau quá trình nghiên cứu, triển khai áp dụng đề tài. 
Đề tài đã trình bày cơ sở khoa học của hoạt động trải nghiệm, thực trạng tình 
hình, những thuận lợi khó khĕn đề xuất một số biện pháp thực hiện có hiệu quả và 
kết quả của hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Cửa Lò 2 với mong muốn hoạt 
động này ngày càng có hiệu quả hơn ở các trường học 
Qua kết quả thực hiện đề tài chúng tôi muốn được chia sẻ với các đồng 
nghiệp có một số kinh nghiệm khi xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động trải 
nghiệm tại trường THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong giai 
đoạn hiện nay. 
3.Một số kiến nghị, đề xuất 
Từ đề tài này, chúng tôi xin kiến nghị, đề xuất với các cấp, các ngành liên 
quan một số vấn đề sau đây: 
- Nhân rộng, phổ biến các mô hình giáo dục ngoại khóa trải nghiệm có hiệu 
quả của các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục. 
- Đầu tư hơn về cơ sở vật chất và kinh phí để các trường phổ thông có thể tổ 
chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có hiệu quả. 
39 
- Cần bổ sung các chính sách khuyến khích: cộng điểm thi đại học cho những 
học sinh tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng, những 
HS sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ cộng đồng đã được các tổ chức xã hội hoặc nhà 
trường cấp giấy chứng nhận. 
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về thiết kế và tổ chức các chủ đề giáo dục 
trải nghiệm cho GV. 
40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu tập huấn Kỹ nĕng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo trong trường trung học. Bộ Giáo dục và Đào tạo nĕm 2015 
2. Tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiêm và hoạt 
động trải nghiệm, hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo nĕm 2018. 
3. Kỷ yếu hội thảo Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ 
thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương. Bộ 
Giáo dục và Đào tạo nĕm 2014. 
4. Tài liệu bồi dưỡng phát triển nĕng lực nghề nghiệp giáo viên: Tĕng cường 
nĕng lực dạy học của giáo viên. 
5. Đề án khai thác và chế biến hải sản gắn liền với làng nghề - Cửa Lò giai 
đoạn 2016-2020. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_cong_tac_chi_dao_to_chuc_cac_hoat_dong_trai_nghiem_nham.pdf
Sáng Kiến Liên Quan