SKKN Bồi dưỡng, phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lưởng động vật – Chương I, Sinh học 11

Thực trạng rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học.

Thanh Chương là huyện trung du, miền núi, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều

khó khăn. Trường THPT Đặng Thúc Hứa đóng trên địa bàn có nhiều xã khó khăn

có thể xem là “điểm trũng” về đầu tư giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học

theo hướng phát triển năng lực nói chung, rèn luyện năng lực hợp tác nói riêng vẫn

còn nhiều hạn chế:

Đối với giáo viên: Việc triển khai bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương

trình GDPT 2018 đã có những tác động mạnh mẽ đến nhận thức của giáo viên về

dạy học phát triển năng lực. GV nhận thức đúng về vai trò của NL hợp tác và việc

rèn luyện NL hợp tác cho HS. Về mức độ thường xuyên, các GV đã áp dụng rèn

luyện NL hợp tác nhưng ở các mức độ khác nhau. Qua phỏng vấn sâu cho thấy các

GV thường xuyên tổ chức cho HS hoạt động nhóm, tuy nhiên mới chỉ chú trọng

đến kết quả học tập chứ chưa rèn NL hợp tác một cách khoa học, một số HS tích

cực thì có thể nâng cao được khả năng thuyết trình, lãnh đạo, tự tin nói trước đám

đông.

Các GV đã sử dụng đa dạng các phương pháp, kỹ thuật dạy học trong quá

trình giảng dạy. Tuy nhiên, dễ nhận thấy các phương pháp GV sử dụng nhiều vẫn

là những phương pháp truyền thống, rất hạn chế trong việc rèn luyện NL cho HS.

Ngược lại, các phương pháp, kỹ thuật có tác dụng rất lớn cho rèn NL hợp tác thì lại

ít được sử dụng, như dạy học dự án có 84% GV không thường xuyên sử dụng.

Đối với học sinh: Khảo sát cá nhân cho thấy, đa số các em đều cho rằng việc

rèn luyện, phát triển năng lực trong quá trình học tập là cần thiết hoặc rất cần thiết.

Các năng lực cá nhân của các em chủ yếu được hình thành trong quá trình học tập

và hoạt động cá nhân. Hình thức học tập rèn luyện năng lực hợp tác mà các em

cảm thấy hứng thú nhất là thực hiện dự án. Việc các thầy cô thay đổi phương pháp

dạy học làm các em cảm thấy mình chủ động hơn trong học tập.

Như vậy, có thể nhận thấy giáo viên và học sinh đều rèn luyện NL hợp tác

cho HS trong dạy hoc ở trường THPT là rất cần thiết và đáp ứng được nhu cầu về

đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đó là phát triển các NL của người học.

pdf41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bồi dưỡng, phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lưởng động vật – Chương I, Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn thành vào bảng giấy Ao. 
+ Trình bày kết quả, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau Giáo viên sẽ chỉ định 
bất một thành viên ngẫy nhiên của một nhóm bất kỳ trình bày kết quả làm việc của 
nhóm. Từ bảng A0 các nhóm sẽ đánh giá kết quả làm việc lẫn nhau trước khi giáo 
viên chuẩn hoá kiến thức. 
+ GV: Kết luận chung về kiến thức và nhận xét quá trình làm việc của các 
nhóm. 
 + Mở rộng: Từ kết quả hoạt động tìm hiểu tiêu hoá ở động vật chưa có cơ 
quan tiêu hoá và phiếu học tập số 1, GV yêu cầu học sinh xác định những chiều 
hướng tiến hoá cơ bản của hệ tiêu hoá: Cấu tạo cơ quan tiêu hoá ngày càng phức 
tạp; tính chuyên hoá của các bộ phận ngày càng cao; phương thức tiêu hoá ngày 
càng hoàn thiện. 
 + Củng cố: Để ôn tập nội dung này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thảo 
luận nhóm rì rầm (2-3 học sinh trong bàn) giải quyết một số câu hỏi có tính mở 
rộng như: 
23 
1)Trước khi ăn, một người húp một bát canh nhỏ hoặc một muôi canh rồi 
mới ăn. Bình luận về thói quen này có người nói : Ăn canh như vậy không tốt vì nó 
làm loãng dịch vị, do đó thức ăn không được hấp thu hết. Người khác lại nói : ăn 
canh trước khi ăn như vậy là tốt. Một số khác lại cho rằng ăn canh như vậy chẳng 
có lợi cũng chẳng có hại gì cho việc tiêu hóa thức ăn . Theo bạn ý kiến nào là đúng 
? Giải thích. 
2)Trong hệ tiêu hóa người, khi c t bỏ một trong các cơ quan nào sau đây: dạ 
dày, túi mật, tụy thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa? Vì 
sao? 
PHIẾU HỌC TẬP 1 
Hãy nghiên cứu mục III, IV-SGK SH 11 trang 62 - 65, hoạt động nhóm để hoàn 
thành bảng so sánh quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa: 
Tiêu chí so sánh Túi tiêu hóa Ống tiêu hóa 
Cấu tạo cơ quan tiêu hoá 
Quá trình tiêu hoá 
Mức độ trộn lẫn thức ăn với chất 
thải 
Mức độ hòa loãng của dịch tiêu hóa 
Mức độ chuyên hóa của các bộ 
phận 
Chiều đi của thức ăn 
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 1 
Hãy nghiên cứu mục III, IV-SGK SH 11 trang 62 - 65, hoạt động nhóm để hoàn 
thành bảng so sánh quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa: 
Tiêu chí so sánh Túi tiêu hóa Ống tiêu hóa 
Cấu tạo cơ quan 
tiêu hoá 
- Dạng túi, cấu tạo từ nhiều 
tế bào. 
- Chỉ có một lỗ thông. 
- Trên thành túi có nhiều tế 
bào tuyến tiết enzim tiêu 
hoá vào lòng túi tiêu hoá 
- Dạng ống, được cấu 
tạo từ nhiều bộ phận: 
miệng, hầu, thực quản, 
dạ dày, ruột, hậu môn. 
- Có 2 lỗ thông. 
- Có các tuyến tiêu hoá 
tiết enzim tiêu hoá: 
tuyến nước bọt, tuyến 
tuỵ, tuyến dạ dày, tuyến 
24 
dan, tuyến ruột. 
Quá trình tiêu hoá - Tiêu hoá ngoại bào: nhờ 
enzim được tiết vào lòng túi 
tiêu hoá tạo thành các phân 
tử thức ăn kích thước nhỏ. 
- Tiêu hoá nội bào: Các 
phân tử thức ăn được hấp 
thụ vào các tế bào thành túi 
và tiêu hoá nội bào. 
- Tiêu hoá ngoại bào 
trong lòng ống tiêu hoá. 
- Mỗi bộ phận thực hiện 
các hoạt động tiêu hoá 
khác nhau gồm tiêu hoá 
hoá học và cơ học để 
biến đổi hoàn toàn thức 
ăn. 
Mức độ trộn lẫn 
thức ăn với chất 
thải 
- Thức ăn hoà lẫn chất thải - Thức ăn đi một chiều, 
không bị hoà lẫn. 
Mức độ hòa loãng 
của dịch tiêu hóa 
- Có - Không 
Mức độ chuyên 
hóa của các bộ 
phận 
- Không - Chuyên hoá 
Chiều đi của thức 
ăn 
- Lộn xộn - Một chiều: Miệng – 
Hậu môn. 
 2.2. Hoạt động tìm hiểu đặc điểm tiêu hoá của thú ăn thịt và thú ăn thực 
vật – Chủ đề tiêu hoá (tiết 2) 
Chuẩn bị của giáo viên: 
Trước khi thực hiện chủ đề Tiêu hoá động vật khoảng 1 tuần; GV chia lớp 
thành 4 nhóm cùng thực hiện dự án học tập: Làm mô hình cơ quan tiêu hoá của các 
nhóm động vật. 
 Nhóm 1,2: Mô hình cơ quan tiêu hoá của thú ăn thực vật. 
 Nhóm 3,4: Mô hình cơ quan tiêu hoá của thú ăn thịt 
Chuẩn bị của học sinh: 
Các nhóm nghiên cứu nội dung bài học; tìm kiếm thông tin và thực hiện yêu 
cầu, nộp sản phẩm cho GV duyệt trước khi giờ học chính thức diễn ra. 
Trong giờ lên lớp: 
+ HS: Mỗi nhóm cử 1 thành viên cùng xây dựng tiêu chí chấm sản phẩm. 
Giáo viên định hướng để học sinh chú ý: chất lượng sản phẩm (độ vững ch c, thể 
hiện được các thành phần, hài hoà màu s c, thuyết trình rõ ràng, phân chia nhiệm 
vụ hợp lý, thời gian 
25 
+ HS: Các nhóm sẽ cử thành viên báo cáo kết quả hoạt động: mô hình; ý 
tưởng; cách thức thực hiện và sản phẩm của nhóm. Thời gian trình bày mỗi nhóm: 
3 phút. 
+ GV: Các nhóm sẽ đánh giá kết quả các nhóm bằng bảng tiêu chí do đại 
diện các nhóm lập ra. 
+ GV sẽ nhận xét chung và đánh giá tổng quát thực hiện hoạt động xây dựng 
mô hình hệ tiêu hoá. 
+ Để hoàn thiện kiến thức và hoàn thành mục tiêu nêu được các đặc điểm 
thích nghi ở mỗi nhóm, GV chia lớp gồm 2 nhóm lớn: 
- Nhóm lớn 1: Gồm 2 nhóm thực hiện xây dựng mô hình hệ tiêu hoá thú ăn 
thực vật. 
- Nhóm lớn 2: Gồm 2 nhóm thực hiện xây dựng mô hình hệ tiêu hoá thú ăn 
thực vật. 
GV yêu cầu mỗi bạn học sinh đại diện cho một bộ phận trong hệ tiêu hoá 
của từng nhóm động vật. Học sinh sẽ trình bày lần lượt đặc điểm đặc trưng của 
từng bộ phận. Hai nhóm lớn thảo luận, trao đổi và đặt câu hỏi để làm rõ thêm từng 
bộ phận cấu trúc trong hệ tiêu hoá của hai nhóm đông vật. 
+ Giáo viên kết hợp đánh giá phần trình bày của học sinh và chuẩn hoá kiến 
thức để hoàn thành bảng so sánh: 
Bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật 
Miệng 
Răng được chia thành răng cửa, 
răng nanh, răng hàm, răng trước 
hàm. 
Răng nanh, răng cửa phát triển 
Răng nanh và răng cửa khác 
nhau giống nhau, kém phát 
triển. 
Răng hàm và răng trước 
hàm có nhiều gờ cứng. 
Dạ dày 
Dạ dày đơn 
Thức ăn được tiêu hoá cơ học và 
hoá học trong dạ dày 
Dạ dày đơn kích thước lớn; 
Thú nhai lại có dạ dày 4 
ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá 
sách, dạ múi khế. 
Ruột non Ng n Rất dài 
Manh 
tràng 
Không phát triển, không có vi 
sinh vật cộng sinh tiêu hoá 
xenlulozo 
Phat triển; có vi sinh vật 
cộng sinh, đặc biệt là nhóm 
dạ dày đơn. 
+ Sau khi hoàn thiện các điểm khác nhau trong cấu trúc ống tiêu hoá thú ăn 
thịt và thú ăn thực vật, GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm rì rầm (2-3 em) và 
26 
giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau trong đường ống tiêu hoá của các 
nhóm động vật. 
2.3. Hoạt động tìm hiểu hô hấp ở các nhóm động vật – Tiết 18, Bài 17 - 
Hô hấp ở động vật. 
Chuẩn bị của giáo viên 
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài 17 – Sưu tầm một số hình ảnh về các nhóm 
sinh vật tương ứng với môi trường sống khác nhau: dưới nước, trên cạn, trong 
đất,...tương ứng với các nhóm sinh vật khác nhau: động vật không xương, cá, 
lưỡng cư, 
- Chuẩn bị phiếu học tập cho các nhóm. 
PHIẾU HỌC TẬP 
Hãy nghiên cứu mục II, III- SGK Sinh học 11 trang 71 -74 hoàn thành bảng 
và trả lời các câu hỏi sau: 
Bảng: Các hình thức hô hấp ở động vật 
Hình thức hô 
hấp 
Đại diện 
Cơ quan 
hô hấp 
Cấu tạo cơ 
quan hô hấp 
Cơ chế trao 
đổi khí 
Hô hấp qua bề 
mặt cơ thể 
Hô hấp bằng hệ 
thống ống khí 
Hô hấp bằng 
mang 
Hô hấp bằng 
phổi 
Câu 1: Tại sao da của giun đất đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ 
thể? Khi b t giun để nơi khô ráo thì giun sẽ bị chết, tại sao? 
Câu 2: Đối chiếu với 4 đặc điểm trao đổi khí, hô hấp bằng hệ thống ống khí 
ở côn trùng có hiệu quả không? Tại sao? 
Câu 3: Hãy lí giải tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao? 
Khi b t cá lên cạn, sau một thời gian cá bị chết, vì sao? 
Câu 4: Tại sao phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả? Động vật trên cạn nào 
hô hấp hiệu quả nhất? 
Chuẩn bị của học sinh. 
27 
Nghiên cứu bài học, sưu tầm hình ảnh; chuẩn bị bút và giấy A0. 
Tổ chức hoạt động. 
+ GV: Giới thiệu nội dung, mục tiêu của hoạt động. HS l ng nghe, chuẩn bị 
thái độ, tinh thần hợp tác. 
+ GV: Chia lớp thành 8 nhóm; HS Ổn định tổ chức nhóm: Di chuyển vào 
các nhóm, lựa chọn vị trí ngồi phù hợp, phân công nhóm trưởng, thư kí, thành 
viên. Mỗi thành viên của nhóm được phát 01 số thứ tự (hoặc phiếu hình ảnh/ màu 
s c riêng) 
 + GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm qua phiếu học tập 2, giải thích cho các 
nhóm hiểu về nhiệm vụ học tập của mình. 
 Nhóm 1;5: Tìm hiểu về hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể, trả lời câu số 1 
Nhóm 2; 6: Tìm hiểu về hình thức hô hấp bằng hệ thống ống khí, trả lời câu số 2 
Nhóm 3;7:Tìm hiểu về hình thức hô hấp bằng mang, trả lời câu số 3 
Nhóm 4; 8:Tìm hiểu về hình thức hô hấp bằng phổi, trả lời câu số 4. 
 HS nhận nhiệm vụ thông qua phiếu học tập, làm việc theo nhóm. Thời gian 
hợp tác giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh 7 phút. 
+ GV: Trong quá trình HS thực hiện hợp tác, có vai trò quan sát, theo dõi, cố 
vấn, giúp đỡ, điều chỉnh quá trình hợp tác của HS. HS tiến hành các hoạt động hợp 
tác theo quy trình hợp tác: hoạt động nhóm nhỏ, thảo luận, thống nhất ý kiến, huấn 
luyện nội bộ. Kết quả làm việc được hoàn thành vào các mảnh ghép được chuẩn bị 
riêng cho từng nhóm (5 phần giấy tr ng tương ứng với nội dung phiếu học tập). 
+ Kết thúc phần làm việc hợp tác nhóm nhỏ của các nhóm 1-8, Mỗi thành 
viên của nhóm sẽ trở thành chuyên gia để trình bày nội dung làm việc với các 
nhóm khác. 
+ Các thành viên của 4 nhóm khác nhau (1,2,3,4) và (5,6,7,8) cùng số thứ tự 
hoặc cùng phiếu màu s c/ hình dạng sẽ trở thành 4 nhóm mới tìm hiểu. Trong 
nhóm mới, các thành viên cùng nhau di chuyển qua kết quả làm việc của 4 nhóm. 
Tại khu vực làm việc của từng nhóm, chuyên gia của nhóm sẽ trình bày kết quả và 
giải thích các câu hỏi liên quan đến nội dung làm việc nhóm mình thực hiện cho 
các thành viên còn lại. 
+ Sau khi hoàn thành kĩ thuật mảnh ghép; tất cả các nhóm 1-8, cùng dán kết 
quả làm việc của nhóm mình lên bảng A0 chung mà giáo viên chuẩn bị. 
+ Giáo viên sẽ chỉ định bất một thành viên ngẫu nhiên của một nhóm bất kỳ 
trình bày kết quả làm việc của nhóm. Từ bảng A0 các nhóm sẽ đánh giá kết quả 
làm việc lẫn nhau trước khi giáo viên chuẩn hoá kiến thức. 
+ GV: Đưa ra nhận xét, đánh giá về quá trình hợp tác của HS, chú ý đến các 
kỹ năng HS đã làm được và chưa làm được, rút kinh nghiệm cho lần sau. HS l ng 
28 
nghe nhận xét, đánh giá của GV. Từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân. 
+ Củng cố: Để ôn tập nội dung này, giáo viên yêu cầu học sinh phân loại các 
tranh/ ảnh về các loại động vật đã sưu tập theo hình thức hô hấp của chúng. Từ kết 
quả phân nhóm đại diện của học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét đặc 
điểm chung, sự thích nghi, tiến hoá của hệ hô hấp ở từng nhóm động vật với đời 
sống. 
2.4. Hoạt động tìm hiểu về các căn bệnh tim mạch và rối loạn cân bằng 
nội môi – Bài tập dự án kết hợp tiết thực hành “Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở 
người” 
Bài tập Dự án: Truyền thông về các bệnh tim mạch và rối loạn cân bằng nội môi. 
Phân lớp thành 4 nhóm. Phân theo nơi cư trú để thuận tiện trong thực hiện 
nhiệm vụ. 
1. Thiết kế poster truyền thông và tuyên truyền cho 01 căn bệnh tim mạch 
hoặc rối loạn cân bằng nội môi. 
2. Điều tra tình hình bệnh lý đó tại địa phương em cư trú. 
a) Chuẩn bị trước khi thực hiện dự án 
*Trong tiết học “Tuần hoàn máu” định hướng tìm hiểu về các thay đổi 
bệnh lý liên quan đến tim mạch như: 
- Hệ mạch gồm những thành phần nào? Huyết áp biến đổi như thế nào trong 
hệ mạch? Giải thích tại sao có sự biến đổi đó 
- Hoạt động của tim tuân theo quy luật nào? Tại sao tim hoạt động suốt đời 
mà không mệt mỏi? 
- Nhịp tim là gì? Nhịp tim của người trưởng thành bình thường là bao nhiêu? 
- Giải thích sự thay đổi huyết áp trong các trường hợp tim co bóp: nhanh, 
chậm, mạnh, yếu. Tại sao suy tim, xơ vữa động mạch, mất máu lại làm huyết áp 
thay đổi? 
- Giải thích hiện tượng sau: 
Khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm 
Khi ăn mặn làm huyết áp tăng. 
- Tại sao những người già, người béo phì dễ bị bệnh cao huyết áp? 
+ Trong tiết học “Cân bằng nội môi” giáo viên định hướng tìm hiểu các nội 
dung liên quan đến rối loạn cân bằng nội môi như: 
- Nguyên nhân nào gây bệnh cao huyết áp? 
- Cơ chế nào giúp điều hòa nồng độ glucozo trong máu? Cơ chế này thay đổi 
như thế nào ở bệnh nhân tiểu đường? 
29 
- Một người không bị bệnh tiểu đường, không ăn uống để đi xét nghiệm. Khi 
xét nghiệm bác sĩ thông báo nồng độ glucagon cáo, insulin thấp. Bệnh nhân đang 
rất lo l ng. Nếu là bác sĩ em sẽ giải thích cho bệnh nhân đó thế nào? 
- Tại sao ở người khi có sự gia tăng lượng axit uric lại dẫn đến bệnh Gout? 
 - Cuối tiết học, giáo viên thông báo về việc thực hiện dự án Truyền thông về 
các bệnh tim mạch và rối loạn cân bằng nội môi. 
 * Phân nhóm: Giáo viên phân chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho 
các nhóm. 
 Thời gian thực hiện: 7 ngày 
 Báo cáo kết quả: 01 tiết 
 Nhiệm vụ của mỗi nhóm 
1. Thiết kế poster truyền thông và tuyên truyền cho 01 căn bệnh tim mạch 
hoặc rối loạn cân bằng nội môi. 
2. Điều tra tình hình bệnh lý đó tại địa phương em cư trú. 
 b) Thực hiện dự án. 
 Học sinh hợp tác và xây dựng sản phẩm dự án. Tiến trình hợp tác thực hiện 
dự án có thể khái quát như sơ đồ sau. 
 Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh sẽ lập kế hoạch hợp tác và hợp tác 
với nhau để đưa ra sản phẩm: 
+ HS xác định các công việc cần phải làm. 
+ Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên hoặc các 
thành viên tự nhận nhiệm vụ phù hợp với mình. 
+Từ nhiệm vụ được phân công mỗi cá nhân sẽ hoàn thành các nội dung như: 
 - Tìm kiếm thông tin để xử lý các câu hỏi, bài tập trong dự án 
- Tiến hành điều tra, thu thập số liệu: số người m c bệnh, số người được cấp 
sổ theo dõi tại bệnh viện, số người có biến chứng của bệnh, triệu chứng của bệnh 
- Trao đổi, thảo luận trong nhóm về các thông tin, số liệu thu thập được, 
30 
phân tích số liệu thu được 
- Ghi lại biên bản các quá trình hoạt động nhóm theo mẫu 
- Báo cáo tiến độ thực hiện 
- Thiết kế, xây dựng, hoàn thiện báo cáo. 
c) Sau khi hoàn thành dự án: 
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hiện dự án của nhóm mình 
- Các nhóm khác nhận xét, có thể đặt thêm câu hỏi để làm rõ vấn đề 
- Nhóm báo cáo có nhiệm vụ làm rõ, giải thích hoặc đưa ra lý lẽ chứng minh 
cho ý kiến của nhóm mình; trả lời các nội dung mở rộng của giáo viên. 
- Kết hợp bộ phận y tế trường học tuyên truyền trong các hoạt động truyền 
thông về y tế học đường. 
31 
IV. Thực nghiệm sư phạm. 
1 -Mục đích và phương pháp thực nghiệm. 
Để đánh giá hiệu quả, tính khả thi của đề tài, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở các 
lớp 11A,11K (thực nghiệm), 11B, 11M (đối chứng) trường THPT Đặng Thúc Hứa. 
Các nội dung thực nghiệm: 
TT Tên chủ đề Thời gian 
1 Tiêu hóa ở động vật 2 tiết ở tại lớp 
2 Dự án Truyền thông về các bệnh tim 
mạch và rối loạn cân bằng nội môi. 
1 tuần làm dự án tại nhà; 01 tiết 
kết hợp tiết thực hành đo các chỉ 
tiêu sinh lý và ôn tập phần B 
chương I. 
Để kiểm tra tính khả thi tôi sử dụng bài kiểm tra kiến thức, phiếu hỏi cá nhân và 
quan sát trực tiếp trong quá trình dạy học. 
 2- Kết quả 
 Về mặt định tính: Qua quá trình quan sát và phân tích thông tin thu được, 
chúng tôi thấy HS có những thay đổi về thái độ, hành vi trong quá trình hợp tác 
theo chiều hướng tích cực và hiệu quả hơn. Biểu hiện cụ thể như sau: 
 - HS tích cực và hăng hái cũng như sẵn sàng tham gia các hoạt động học hợp 
tác hơn, HS không còn ngại di chuyển, tập trung chú ý và nghiêm túc hơn khi làm 
việc cũng như phấn đấu hơn để thể hiện mình trước các bạn. 
 - Các vị trí trong nhóm hợp tác như nhóm trưởng, thư kí được luân phiên 
giữa các thành viên trong nhóm, đảm bảo mỗi HS đều được trải nghiệm mình với 
các vai trò khác nhau, được có cơ hội để thể hiện mình. 
 - Phân công nhiệm vụ đầy đủ, rõ ràng và khoa học hơn. 
 - Các KN diễn đạt, l ng nghe và phản hồi, viết báo cáo cũng nhận thấy có sự 
tiến bộ thể hiện ở chỗ HS tự tin và lưu loát hơn trong việc trình bày ý kiến của 
mình, việc thống nhất ý kiến cũng nhanh và chính xác hơn. Nhiều học sinh lần đầu 
thực hiện nhiệm vụ báo cáo kết quả trước đám đông thực sự đã vượt qua chính 
mình. 
 - Không khí trong nhóm sôi nổi hơn, các thành viên đều có ý kiến và tập trung 
vào nhiệm vụ học tập, ít sao nhãng. Khi hoạt động nhóm, các em khai thác được khả 
năng của bản thân ở các lĩnh vực khác nữa: công nghệ thông tin, giao tiếp,... 
 Về mặt định lượng 
 Dựa trên kết quả bài kiểm tra thường xuyên sau 2 tiết học, chúng tôi tiến hành 
32 
so sánh kết quả lĩnh hội kiến thức hai nhóm học sinh. 
* Ở chủ đề: Tiêu hóa ở động vật. 
Kết quả 
Lớp 11M (Đối chứng) 
Sĩ số HS: 41 
Lớp 11K (Thực nghiệm) 
Sí số HS: 42 
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 
Giỏi 2 4,9 4 9,5 
Khá 16 39,1 19 45,3 
Trung bình 17 41,4 15 35,7 
Yếu 6 14,6 4 9,5 
Kém 0 0 0 0 
* Ở chủ đề: Truyền thông về các bệnh tim mạch và rối loạn cân bằng nội môi. 
Kết quả 
Lớp 11B (Đối chứng) 
Sĩ số HS: 42 
Lớp 11A (Thực nghiệm) 
Sí số HS: 44 
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 
Giỏi 8 19 12 27,9 
Khá 15 35,7 17 39,6 
Trung bình 16 38,1 14 32,5 
Yếu 3 7,1 0 0 
Kém 0 0 0 0 
 NL hợp tác của HS không chỉ thể hiện qua hành vi và thái độ hợp tác, tạo 
môi trường học tập tích cực, chia sẻ, khuyến khích tinh thần học tập của HS mà 
còn thể hiện qua kết quả học tập. Thông qua việc cùng nhau giải quyết nhiệm vụ 
học tập, thảo luận để cùng làm rõ vấn đề giúp HS hiểu rõ và sâu hơn về kiến thức 
bài học. Kết quả kiểm tra thường xuyên ở lớp thực nghiệm đã thể hiện sự thay đổi 
tích cực. Đặc biệt đối với các câu hỏi mức độ thông hiểu và vận dụng thì học sinh 
các lớp thực nghiệm có sự phân tích logic và hướng trả lời chính xác hơn. 
33 
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 1-Kết luận 
 -Việc rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh là phù hợp với xu thế hợp tác 
và phát triển toàn cầu hiện nay. Không chỉ giải quyết vấn đề mà giải quyết vấn đề 
cùng nhau một cách chủ động là yêu cầu của con người mới trong cuộc cách mạng 
công nghiệp 4.0. 
 - Quy trình dạy học hợp tác, rèn luyện và bồi dưỡng năng lực hợp tác được 
xây dựng với các thao tác cụ thể. Trong quá trình thực hiện, tôi nhấn mạnh vai trò 
của sự khoa học trong phân chia nhiệm vụ, sự trách nhiệm trong thực hiện nhiệm 
vụ của mỗi thành viên, sự tôn trọng ý kiến cá nhân, sự thống nhất trong tập thể, sự 
chia sẻ giữa các thành viên trên cơ sở cùng tiến bộ, sự phát triển quan điểm cá 
nhân và tư duy phản biện, 
 - Tôi đề xuất một số công cụ sử dụng trong dạy học hợp tác nhóm nhỏ rì 
rầm 2-3 thành viên đến nhóm dự án cho nhóm 8-12 học sinh. Các công cụ này có 
thể không chỉ phát triển năng lực hợp tác mà còn có thể phát triển các năng lực giải 
quyết vấn đề, vận dụng thực tiễn,hoàn toàn có tính khả thi trong thực hiện. 
 Kiến nghị 
 Việc rèn luyện cho học sinh năng lực nói chung, năng lực hợp tác nói riêng 
đòi hỏi sự thực hiện thường xuyên, kiên trì, liên tục. Do vậy, đòi hỏi giáo viên luôn 
phải đặt mình trong dòng chảy đổi mới phương pháp dạy học. 
 Hiệu quả cũng như mục tiêu của rèn luyện năng lực hợp tác tỷ lệ thuận với 
giải quyết các vấn đề thực tiễn. Học sinh luôn có xu hướng hứng thú và thích tìm 
hiểu những vấn đề gần gũi trong cuộc sống. Do vậy, căn cứ vào tình hình thực tiễn 
để lựa chọn và xây dựng các công cụ dạy học phù hợp và hiệu quả nhất. 
 Để nâng cao hiệu quả, bản thân giáo viên phải thường xuyên nâng cao năng 
lực sử dụng các kĩ thuật dạy học, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Trình bày một 
vấn đề có sẵn bao giờ cũng đơn giản hơn đánh giá kết quả làm việc sáng tạo của 
học sinh. Sự chuẩn bị chủ động và sự chia sẻ, động viên của giáo viên sẽ là động 
lực để học sinh hứng thú hơn trong hợp tác. Mọi sự chủ động, sáng tạo của học 
sinh đều cần được động viên, khích lệ và ghi nhận. 
34 
Một số hình ảnh học sinh trình bày kết quả học tập: 
35 
36 
37 
38 
39 
40 
41 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Sách giáo khoa Sinh học 11, NXB Giáo dục, Hà 
Nội. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Sách giáo viên Sinh học 11, NXB Giáo dục, Hà 
Nội 2. 
3. Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương (2015), Rèn luyện năng lực hợp tác 
cho học sinh trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng – Sinh học 
11 THPT. 
4. Viện ngôn ngữ học (2019), Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng Đức. 
5. Nguyễn Lân Dũng (2020), Sinh học – Khoa học sự sống, NXB Dân trí. 
6. Một số trang web, tạp chí. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_boi_duong_phat_trien_nang_luc_hop_tac_cho_hoc_sinh_thon.pdf
Sáng Kiến Liên Quan