SKKN Biện pháp rèn cho trẻ 24-36 tháng tuổi có thói quen tốt trong chế độ sinh hoạt giờ ngủ của trẻ tại trường Mầm non Thới Hòa

Nội dung sáng kiến:

a)Tóm tắt sáng kiến:

Từ đầu năm, tôi đã thấy được tầm quan trọng của giờ ngủ nếu trẻ đến trường chỉ được ăn no, học hành đẩy đủ và vui chơi thôi chưa đủ, làm thế nào rèn cho trẻ có thói quen tốt trong giờ ngủ, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Qua khảo sát tôi thấy được ưu điểm và hạn chế như sau:

Ưu điểm: Lớp nhà trẻ có hai giáo viên đi song song hỗ trợ tuyệt đối trong các hoạt động ngày, phụ huynh nhiệt tình hỗ trợ cũng như cung cấp thông tin cần thiêt của trẻ cho cô giáo để dễ dàng nắm bắt kịp thời tình trạng của trẻ.

Hạn chế: Đa số trẻ còn nhỏ thuộc nhóm 24-36 tháng chưa biết tự vệ sinh trước và sau giờ ngủ 18/23 trẻ tỉ lệ 78,2%, chưa chủ động tự giác trong giờ ngủ còn phụ thuộc nhiều vào người lớn 18/23 trẻ tỉ lệ 78,2%, giờ ngủ trẻ còn khóc nhòe, chọc phá bạn chưa chịu ngủ giường vì quen ngủ võng 19/23 trẻ tỉ lệ 82,6%, phụ huynh kết hợp với giáo viên chưa sát sao trong rèn luyện thói quen cho trẻ ở nhà 10/23 phụ huynh tỉ lệ 43,4%.

Tôi đã đề ra một số biện pháp để thực hiện như: Cho trẻ ăn vừa đủ trước khi ngủ; Cho bé mặc quần áo thoáng mát; Vỗ về khi trẻ ngủ nhưng kết quả mang lại chưa cao nhằm khắc phục nhược điểm của biện pháp cũ tôi đã đề xuất biện pháp mới trong báo cáo sáng kiến năm 2020 – 2021.

b) Tính mới

Tôi nhận thấy khi ngủ ngon trẻ có đủ năng lượng cho cả ngày, có thái độ tích cực trong các hoạt động. Để rèn thói quen ngủ tốt cho trẻ cô giáo tiếp cận qua trao đổi với phụ huynh cùng phụ huynh đề xuất những biện pháp phù hợp hơn song song đó cô giáo cũng đề ra các giải pháp tích cực rèn trẻ bằng trò chơi, bài thơ, bài hát làm cho trẻ hứng thú tiếp nhận một cách tích cực và các biện pháp đóđược thể hiện như sau:

* Kết hợp với phụ huynh học sinh để trẻ quen với chế độ sinh hoạt giờ ngủ tại trường.

Kết hợp với phụ huynh cùng rèn cho trẻ thói quen tốt khi ngủ. Tuy nhiên, thói quen này không phải tự nhiên mà có, nên cần phụ huynh phối hợp khi trẻ ngủ ở nhà, cho trẻ chủ động trong giờ ngủ, tránh làm thay trẻ như: lúc đầu yêu cầu trẻ đi vệ sinh, tự lấy gối để ngủ, sau này khi đến giờ ngủ phụ huynh sẽ thấy trẻ tự lo cho mình tự lấy các đồ dùng cần thiết khi ngủ. Phụ huynh tránh cho trẻ ngủ võng, tắt đèn hoặc hạ ánh sáng xuống, hát ru hay cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng để giấc ngủ tự nhiên ùa đến với trẻ, nên kiên trì thói quen cho trẻ đó là vì trẻ và yêu thương trẻ.

Kiên trì phối kết hợp với phụ huynh rèn cho trẻ bằng các giải pháp đơn giản, hiệu quả giúp trẻ mạnh dạn tự tin giúp đỡ người lớn, giúp đỡ bạn bè, có kỹ năng và thói quen tốt trong giờ ngủ khi ở trường hay ở nhà.

 Phụ huynh nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường để nắm bắt được tình hình và cùng với nhà trường giáo dục trẻ một cách toàn diện hơn.

 

docx4 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp rèn cho trẻ 24-36 tháng tuổi có thói quen tốt trong chế độ sinh hoạt giờ ngủ của trẻ tại trường Mầm non Thới Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  UBND HUYỆN TRÀ ÔN                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
         TRƯỜNG MN THỚI HÒA                        Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Thới Hòa, ngày  1  tháng  5  năm 2021
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
1. Thông tin sơ lược:
- Họ và tên tác giả: NGUYỄN THIỆN MINH
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường MN Thới Hòa.
- Nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy lớp Nhà Trẻ
- Tên sáng kiến: “Biện pháp rèn cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi có thói quen tốt trong chế độ sinh hoạt giờ ngủ của trẻ tại Trường Mầm Non Thới Hòa ” năm học 2020 – 2021.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non
2. Nội dung sáng kiến:
a)Tóm tắt sáng kiến:
Từ đầu năm, tôi đã thấy được tầm quan trọng của giờ ngủ nếu trẻ đến trường chỉ được ăn no, học hành đẩy đủ và vui chơi thôi chưa đủ, làm thế nào rèn cho trẻ có thói quen tốt trong giờ ngủ, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Qua khảo sát tôi thấy được ưu điểm và hạn chế như sau:
Ưu điểm: Lớp nhà trẻ có hai giáo viên đi song song hỗ trợ tuyệt đối trong các hoạt động ngày, phụ huynh nhiệt tình hỗ trợ cũng như cung cấp thông tin cần thiêt của trẻ cho cô giáo để dễ dàng nắm bắt kịp thời tình trạng của trẻ.
Hạn chế: Đa số trẻ còn nhỏ thuộc nhóm 24-36 tháng chưa biết tự vệ sinh trước và sau giờ ngủ 18/23 trẻ tỉ lệ 78,2%, chưa chủ động tự giác trong giờ ngủ còn phụ thuộc nhiều vào người lớn 18/23 trẻ tỉ lệ 78,2%, giờ ngủ trẻ còn khóc nhòe, chọc phá bạn chưa chịu ngủ giường vì quen ngủ võng 19/23 trẻ tỉ lệ 82,6%, phụ huynh kết hợp với giáo viên chưa sát sao trong rèn luyện thói quen cho trẻ ở nhà 10/23 phụ huynh tỉ lệ 43,4%.
Tôi đã đề ra một số biện pháp để thực hiện như: Cho trẻ ăn vừa đủ trước khi ngủ; Cho bé mặc quần áo thoáng mát; Vỗ về khi trẻ ngủ nhưng kết quả mang lại chưa cao nhằm khắc phục nhược điểm của biện pháp cũ tôi đã đề xuất biện pháp mới trong báo cáo sáng kiến năm 2020 – 2021.
b) Tính mới
Tôi nhận thấy khi ngủ ngon trẻ có đủ năng lượng cho cả ngày, có thái độ tích cực trong các hoạt động. Để rèn thói quen ngủ tốt cho trẻ cô giáo tiếp cận qua trao đổi với phụ huynh cùng phụ huynh đề xuất những biện pháp phù hợp hơn song song đó cô giáo cũng đề ra các giải pháp tích cực rèn trẻ bằng trò chơi, bài thơ, bài hátlàm cho trẻ hứng thú tiếp nhận  một cách tích cực và các biện pháp đóđược thể hiện như sau:
* Kết hợp với phụ huynh học sinh để trẻ quen với chế độ sinh hoạt giờ ngủ tại trường.
Kết hợp với phụ huynh cùng rèn cho trẻ thói quen tốt khi ngủ. Tuy nhiên, thói quen này không phải tự nhiên mà có, nên cần phụ huynh phối hợp khi trẻ ngủ ở nhà, cho trẻ chủ động trong giờ ngủ, tránh làm thay trẻ như: lúc đầu yêu cầu trẻ đi vệ sinh, tự lấy gối để ngủ, sau này khi đến giờ ngủ phụ huynh sẽ thấy trẻ tự lo cho mình tự lấy các đồ dùng cần thiết khi ngủ. Phụ huynh tránh cho trẻ ngủ võng, tắt đèn hoặc hạ ánh sáng xuống, hát ru hay cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng để giấc ngủ tự nhiên ùa đến với trẻ, nên kiên trì thói quen cho trẻ đó là vì trẻ và yêu thương trẻ.
Kiên trì phối kết hợp với phụ huynh rèn cho trẻ bằng các giải pháp đơn giản, hiệu quả giúp trẻ mạnh dạn tự tin giúp đỡ người lớn, giúp đỡ bạn bè, có kỹ năng và thói quen tốt trong giờ ngủ khi ở trường hay ở nhà.
            Phụ huynh nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường để nắm bắt được tình hình và cùng với nhà trường giáo dục trẻ một cách toàn diện hơn.
* Rèn thói quen vệ sinh trước và sau khi ngủ dậy:
Khi ăn cơm trưa, có những trẻ ngồi ngay ngắn, ăn gọn gàng, bên cạnh đó, các trẻ khác thì chạy quanh không vào ghế ngồi, bóc cơm ăn, làm đổ cơm, đổ canh, ói Vì vậy trước khi cho trẻ đi ngủ cô giáo sẽ hỗ trợ trẻ như: rửa mặt, tay chân cho trẻ do vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hay miệng. Vệ sinh, thay đồ mới để trẻ sạch sẽ, thoải mái, tắt đèn ngủ cho ánh sáng dịu lại, nhạc nhẹ cho bé vừa tai, để trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn, trẻ có tinh thần tốt để chơi tập buổi chiều.
Trải qua giấc ngủ dài 150 phút theo thời gian biểu tại trường mầm non trẻ đã khỏe khoắn hơn. Có những trẻ tự biết đi vệ sinh trước và sau khi thức dậy, còn một vài trẻ chưa tự biết được nhu cầu vệ sinh của mình khi nào muốn đi vệ sinh thì tè vào quần. Nên cô giáo luôn bên cạnh nhắc nhỡ cho trẻ để trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh và nhận biết nhu cầu của mình dần dần trẻ sẽ không tè dầm, đi vệ sinh trước và sau khi ngủ dậy để giấc ngủ trọn vẹn hơn.
Ví dụ: Trước và sau khi ngủ trẻ không tự giác đi vệ sinh cô giáo hình thành cho trẻ đi vệ sinh bằng cách thông qua bài thơ “Đi vệ sinh”
* Rèn thói quen tự phục vụ giờ ngủ và thu dọn khi ngủ dậy:
Trước giờ ngủ cô giáo cũng gợi ý các trẻ ra phụ cô như: “Các con ơi! phụ cô đem cặp vào lớp” những ngày đầu trẻ còn bỡ ngỡ chưa làm phụ cô nhưng không lâu sau trẻ biết đi theo cô lấy cặp của mình. Ngoài ra, thấy cô kê giường trẻ cũng đến phụ, lúc đầu trẻ để giường không ngay ngắn, cô phải xếp lại vì trẻ thuộc nhóm 24-36 tháng tuổi cần tập và lặp đi lặp lại để trẻ hình thành thói quen.
Ví dụ: cô giáo cho 1 trẻ lớn cùng làm với 1 trẻ nhỏ, trẻ lớn hơn sẽ hỗ trợ trẻ nhỏ như lấy cặp ở các ngăn cao, xếp giường ngay ngắn và lấy gối cho trẻ nhỏ (cô quan sát).. nhờ quá trình lặp đi lặp lại trẻ có kỹ năng tốt, giúp được cô, nhận diện đồ dùng cá nhân của mình: gối, cặp,.. hiện tại trẻ có thể xếp chồng giường lên, tự mặc quần, tự đi vệ sinh, lấy gối, dẹp gối.. Mà trẻ có thể hỗ trợ bạn trong lớp công việc vừa tầm. Qua đó trẻ mạnh dạn tự tin giúp đỡ người lớn, giúp đỡ bạn bè, có kỹ năng tốt trong giờ ngủ.
Khi ngủ dậy ngoài hỗ trợ các bạn dẹp dọn đồ dùng ngủ mà trẻ vừa hoạt động như phút thể dục khi ngủ dậy, tươi tắn khỏe khắn hơn vừa giúp bạn, giúp cô vừa thể dục cho các cơ hoạt động khi vừa mới ngủ dậy.
* Rèn cho trẻ thói quen: ngủ trên giường và giữ trật tự khi ngủ:
            Hiện nay, các bé ở nhà thường được người thân cho ngủ võng và đã hình thành cho bé thói quen đó nên khi vào lớp, đến giờ ngủ trẻ bỡ ngỡ với cái gọi là giường, giường nhỏ khác xa với giường ở nhà, ngủ không có người thân âu yếu vỗ về khi ngủ làm trẻ cảm giác thiếu sự an toàn để đưa vào giấc ngủ. Hai cô giáo thay phiên nhau dỗ dành hát ru cho các bé để bé nín khóc và im lặng chìm vào giấc ngủ. Giờ ngủ lúc đầu năm, thật khó nhọc cho các cô nhưng các cô cho trẻ làm quen nhiều hơn với “cái giường” có những bé nhún trên giường giống như đang kết bạn với nó và thấy nó thật thú vị. Một tháng trôi qua trẻ có giấc ngủ sâu hơn và xem chiếc giường như người bạn tốt khi ngủ.
            Trò chuyện là cách trẻ giao tiếp với nhau trong các hoạt động trong ngày, trẻ như chưa được trò chuyện nhiều với bạn mình, chỉ lúc giờ ngủ trẻ được giỡn đùa cùng nhau, trò chuyện và chơi nhún giường, trẻ chọc ghẹo bạn ngủ kế bên hay hát, nói chuyện một mình làm cho bạn kế bên khó chịu, mách cô. Khi được cô giáo giải thích nói chuyện các trẻ biết giữ trật tự hơn, im lặng hơn để cho các bạn ngủ, lớp nhà trẻ hiện tại được nhiều phụ huynh phản ánh rất tích cực như: trẻ ngủ ngon hơn, nằm ngủ trên giường giỏi hơn, dù không có võng trẻ vẫn ngủ giỏi.
            Có nhiều cách để trẻ có ý thức ngủ như thông qua bài thơ, bài hát, câu chuyện để trẻ hiểu hơn về ngủ và cách ngủ.
Ví dụ:
 Bài thơ : “ Giờ đi ngủ”
Trẻ tự ý thức đến giờ ngủ phải ngủ giỏi không nói chuyện.
            c) Hiệu quả
Sau khi áp dụng các biện pháp thì kết quả đạt được là:
Mức độ khảo sát
Đầu năm
Tỉ lệ %
Cuối năm
Tỉ lệ %
So sánh tỉ lệ đầu năm
Kết hợp với phụ huynh học sinh để trẻ quen với chế độ sinh hoạt giờ ngủ tại trường.
4/23
17,4%
20/23
87%
Tăng 69,6%
Trẻ có thói quen vệ sinh trước và sau khi ngủ dậy
5/23
21,7%
20/23
87%
Tăng 65,3 %
Trẻ có thói quen tự phục vụ giờ ngủ và thu dọn khi ngủ dậy
4/23
17,4%
21/23
91,3%
Tăng 73,9%
Trẻ có thói quen ngủ trên giường và giữ trật tự khi ngủ
4/23
17,4%
22/23
97%
Tăng 79,6%
d) Phạm vi áp dụng
- Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tế của lớp đạt kết quả rất tốt, được bạn đồng nghiệp đánh giá cao và nhân rộng trong hội  đồng  trường áp  dụng có hiệu quả với lứa tuổi nhà trẻ và các trường trong huyện trà ôn.
4. Cam kết không sao chép hay vi phạm bản quyền.
            Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện báo cáo sáng kiến như đã nêu trên là trung thực không sao chép của bất cứ ai./.
         Xác nhận của cơ quan, đơn vị             Thới Hòa, ngày 1 tháng 5 năm 2021
               (Ký tên và đóng dấu)                          Người viết sáng kiến
                                                                                                                                                                                                      Nguyễn Thiện Minh

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_ren_cho_tre_24_36_thang_tuoi_co_thoi_quen_tot.docx
Sáng Kiến Liên Quan