Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non

Trẻ em là nguồn hạnh phúc to lớn của gia đình, là tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, bảo vệ trong gia đình và cộng đồng. Vì vậy, việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi gia đình, của toàn xã hội và đó cũng là trách nhiệm của bậc học mầm non.

Nói đến trường mầm non là chúng ta nói đến việc: “Nuôi cháu khỏe, dạy cháu ngoan, đảm bảo cho cháu an toàn”. Trong những nhiệm vụ ấy, nhiệm vụ nào cũng hết sức quan trọng, song đặc biệt quan trọng là đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, điều đó không chỉ có giá trị trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài.

Trẻ ở lứa tuổi này trẻ phát triển nhanh, mạnh về thể lực, trí lực cũng như nhân cách. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm, hình thành kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh. Chính sự hiếu động, thích khám phá khi trẻ còn non nớt chưa có kinh nghiệm trong việc phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó nếu người lớn thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thiếu sự quan tâm cần thiết hoặc các điều kiện chăm sóc - giáo dục trẻ không đảm bảo vệ sinh và an toàn thì tai nạn cũng rất dễ xảy ra đối với trẻ.

Hiện nay, có rất nhiều trẻ tử vong do tai nạn thương tích, trong đó số vụ tai nạn của trẻ do sự bất cẩn của người lớn cũng đã xảy ra. Một số trẻ bị tai nạn thương tích tuy không tử vong nhưng cũng bị tàn tật suốt đời. Môi trường gia đình, trường học mất an toàn cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ như: Ngã cầu thang, bỏng nước sôi, điện giật, bị vật sắc nhọn cắt, đâm, bị ngạt thở do nuốt đồ chơi, dị vật, v.v “Tai nạn thương tích không những gây tổn thất về người mà còn để lại gánh nặng cho cả gia đình và xã hội, đó là những hậu quả lâu dài như: “Thương tật vĩnh viễn, sang chấn tâm lý, mất khả năng đi lại, học tập ”

 

doc35 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 8605 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhằm tạo cho trẻ có thái độ và cách chơi đồ chơi đúng nên khi thỏa thuận chơi, tôi hỏi trẻ: Con chơi góc nào? Con sẽ chơi như thế nào? Chơi xong con sẽ làm gì? Nếu nhóm chơi của con có đồ chơi hỏng con sẽ làm gì? Có nên tranh giành đồ chơi với bạn không? Tại sao?
Ví dụ: Tại các góc chơi đóng vai theo chủ đề, góc nghệ thuật thường sử dụng các hột hạt nhỏ như: ngô, đỗ, thóc hay các nguyên liệu tạo hình như khuy áo, sáp màu, dây kim tuyến tiềm ẩn những nguy cơ gây thương tích rất cao nếu như trẻ nuốt phải. Để hạn chế những nguy cơ này, tôi đóng gói các loại hột hạt nhỏ vào các túi nhỏ, nếu các nguyên liệu khó đóng gói thì phải hướng dẫn trẻ cách sử dụng và có kí hiệu cảnh báo tại các hộp hoặc rổ đựng.
* Với hoạt động ngoài trời và chơi tự chọn:
Sau những hoạt động học trong lớp, trẻ rất hứng thú khi được ra sân, được chạy nhảy, nô đùa và chơi những đồ chơi yêu thích. Và thường xảy ra các tai nạn như: ngã xô đẩy bạn để tranh đồ chơi; chạy vấp ngã vào các bậc thềm, bồn hoa, ghế đá có cạnh nhọn; chạy ùa ra đu lan can, hàng rào, chạy ra cổng xem mọi người đi lại Để các hoạt động ngoài trời và chơi tự chọn được đảm bảo an toàn, tôi luôn theo sát các con, bao quát và xử lý tốt các tình huống xảy ra.
Ví dụ: Hình ảnh minh họa tại xích đu máy bay:
Trẻ chơi tự do.
	Trẻ chơi sau khi cô hướng dẫn.
Các con rất thích chơi đồ chơi này nên chạy ùa vào chơi, bạn thì đứng phía trước, bạn đu phía sau, không ai nhường ai. Quan sát thấy nguy cơ nhiều con có thể bị ngã nếu các bạn đu quá mạnh, tôi hướng dẫn trẻ xếp hàng, lần lượt hai bạn chơi một lần, các bạn còn lại đứng xa đầu xích đu tránh bị va vào người. Lần lượt thay phiên nhau chơi hoặc động viên trẻ chuyển sang những đồ chơi khác.
* Trò chơi dân gian: 
Các trò chơi dân gian thường đơn giản, không cầu kỳ hay tốn kém, có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi và mang lại hiệu quả giáo dục cũng như rèn thể chất và trí tuệ tuyệt vời cho trẻ. Hiểu được điều đó, tôi thường xuyên tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi dân gian đơn giản, có luật phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ. Khi trẻ chơi tôi yêu cầu các con xếp hàng, chơi đúng luật, không chen lấn, xô đẩy nhau, đoàn kết, hợp tác cùng bạn khi chơi. tôi nhắc trẻ không cho những hột hạt đó vào mồm, vào tai và không ném bạn. Với trò chơi có sự đối kháng như kéo co, ném còn, hay trò chơi phải bịp mắt như bịp mắt bắt dê, bắt vịt khi chơi tôi phải chọn khoảng sân rộng, bằng phẳng, không có chướng ngại vật ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ.
Ví dụ 1: Trò chơi: Ô ăn quan: 
Ảnh minh họa trò chơi: Ô ăn quan.
	Đây là trò chơi dân gian có sử dụng những hột hạt, sỏi Trong quá trình chơi, một số trẻ hay cho sỏi vào mồm hoặc cáu giận bạn thì dùng sỏi ném vào bạn gây ra thương tích trên cơ thể bạn và bản thân. Tôi chơi cùng trẻ, hướng dẫn trẻ không nên cho trẻ ngậm sỏi trong miệng tránh hóc sặc. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện không bình tĩnh, gây hấn với bạn, tôi động viên trẻ nên chuyển sang trò chơi khác hoặc trò chuyện để tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách giải quyết hợp lý.
Ví dụ 2: Trò chơi: Bịt mắt bắt dê: Ở trò chơi này các con phải bịt mắt. Khi bị bịt mắt, trẻ đi lại không tự tin, bước chân hụt dễ bị ngã. Vì vậy, trước khi chơi tôi cho các con quan sát thật kĩ vị trí chơi. Sau đó nhắm mắt lại, đưa hai tay sang ngang để giữ thăng bằng, di chuyển theo hướng dẫn của cô. Các con quen với cách đi, giữ thăng bằng, tự tin di chuyển thì tôi lấy khăn bịt mắt trẻ. Trò chơi diễn ra cùng với sự bao quát, giúp đỡ của tôi. 
* Hoạt động chiều: 
	Vào các buổi chiều trong ngày trẻ được ôn các kiến thức đã học và hướng dẫn những kĩ năng vệ sinh, kĩ năng tự phục vụ Qua tìm hiểu và khảo sát, tôi thấy 20% trẻ lớp tôi biết đội mũ bảo hiểm đúng cách nên đến Chủ đề: “ Giao thông” tôi tổ chức hướng dẫn trẻ đội mũ bảo hiểm vào chiều thứ hai các tuần trong chủ đề. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Tôi hướng dẫn trẻ thao tác đội mũ an toàn:
Đội mũ bảo hiểm sao cho vành trước mũ song song với chân mày.
Chỉnh quai mũ thẳng, không xoắn và ôm sát thùy tai.
Cài khóa mũ sao cho quai mũ vừa khít dưới cằm.
- Bước 2: Cho trẻ thực hành đội mũ bảo hiểm, cô hướng dẫn những trẻ chưa cài được chốt.
Trẻ thực hành đội mũ bảo hiểm.
Cô kiểm tra và hướng dẫn trẻ
cài chốt an toàn.
	Sau khi được hướng dẫn 90% trẻ lớp tôi biết cởi, đội mũ đúng cách, biết nhắc bố mẹ, người thân đội mũ theo quy định. Từ khi có Quy định ban hành về việc trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy tham gia giao thông, các con lớp tôi đã ý thức đội mũ bảo hiểm khi ngồi lên xe máy, nhắc bố mẹ phải đội mũ cho con và bản thân. 
d. Trong giờ ăn: 
Giờ ăn ở trường mầm non là một hoạt động rất quan trọng, cung cấp năng lượng, dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, trước bữa ăn các con phải vệ sinh tay chân sạch sẽ. Để rửa tay sạch, an toàn các con phải xếp thành hàng, theo thứ tự rửa tay, không chen lấn trong nhà vệ sinh, không vẩy nước ra sàn vệ sinh tránh trơn trượt, lau khô tay và về nhóm ăn của mình.
Xếp hàng rửa tay, không chen lấn, xô đẩy bạn.
Ảnh trẻ ngồi ăn cơm.
Vào bàn ăn, các con được bạn trực nhật bê cơm về nhóm. Cơm và thức ăn vẫn chưa nguội, bát ăn của trẻ chưa được chống nóng nên tôi hướng dẫn trẻ trực nhật cầm hai tay vào miệng bát và đặt ra bàn. Trẻ khi ăn sờ tay vào bát để thử độ nóng của cơm, hướng dẫn trẻ xúc thìa cơm đưa lên miệng thổi, nếu thấy cơm không còn nóng thì ăn được, xúc thìa cơm vừa đủ, không xúc thìa to tránh bị sặc. Đây là hình ảnh minh họa mà bản thân tôi đã nhắc các con mỗi khi đến giờ ăn bán trú.
Sau khi ăn các con còn được hướng dẫn cách lấy nước nóng khi uống; cất bát thìa vào chậu, xoong không đi vào khu bếp ăn của trường; nhắc nhở trẻ không được chạy nhảy, rèn trẻ có thói quen thu dọn đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ.
Ví dụ: Khi trẻ uống nước, tôi hướng dẫn trẻ lấy nước lạnh vào cốc trước sau đó lấy thêm nước nóng đưa lên uống thử một chút thấy vừa mới uống. Tôi thường xuyên quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ trong trẻ thực hiện. 
Vì hướng dẫn thường xuyên và nhắc nhở liên tục nên trẻ lớp tôi đã có kĩ năng rất tốt về vấn đề này.
e. Trong giờ đi dạo, đi thăm:
Tôi lên kế hoạch hai tuần cho trẻ đi dạo, đi thăm một lần. Trong quá trình đi dạo tôi thường trò chuyện với trẻ giúp trẻ nhận biết chỗ nào, nơi nào là không an toàn với trẻ để trẻ có kỹ năng phòng tránh. Trường mầm non nơi tôi công tác nằm trên địa bàn nông thôn, các phương tiện giao thông lưu thông trên đường phóng nhanh, đi từ trong ngõ không có tín hiệu còi rất nguy hiểm cho con người. Vì vậy, khi đi dạo trên đường, tôi cho các con đi sát lề đường bên phải, hướng dẫn đến nơi giao nhau với các ngõ nhỏ thì dừng lại quan sát, lắng nghe tín hiệu còi. Nếu không có phương tiện nào thì tiếp tục đi, nếu có thì chờ phương tiện đó qua rồi tiếp tục hành trình.
 Ở nông thôn thường xuyên xảy ra các tai nạn do đuối nước, nếu trẻ được kịp thời phát hiện thì thương tổn nhẹ, nếu không phát hiện kịp thời thì điều gì xảy ra? Không ai muốn nhắc đến những việc đau buồn nhưng chắc ai cũng đoán được hậu quả của việc bị đuối nước. Vì vây, cần hướng dẫn trẻ tránh xa các nơi dễ xảy ra đuối nước như: ao, mương sâu, giếng khơi, bể nước, bồn tắm lớn, xô chậu đầy nước... Để đạt được hiệu quả trong việc dạy trẻ, tôi lồng ghép giáo dục đuối nước cho trẻ vào các hoạt động đi dạo đi thăm, nhắc các con không đi gần ao, mương thoát nước trước cổng trường. Với chủ đề nước và mùa hè, tôi lồng ghép hướng dẫn trẻ cách sử dụng nước an toàn và hiệu quả. Bản thân tôi không để lưu nước trong thùng, xô, chậu; Sau khi dùng xong, tôi rửa sạch các dụng cụ chứa nước và úp để khô, tránh các nguy cơ gây đuối nước cho các con.
g. Các bài tập trắc nghiệm: 
Trẻ mầm non tư duy nhanh qua các đồ dùng, hình ảnh trực quan, hiểu rõ được điều đó tôi luôn tìm, nghiên cứu thiết kế các bài tập trắc nghiệm bằng những hình ảnh cụ thể để trẻ biết: nên hay không nên, đúng và sai, được làm hay không được làm cho trẻ thực hiện. Qua đó hình thành cho trẻ những kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích. Để đánh giá và kiểm tra được kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ tôi đưa ra các bài tập tình huống sau:
`* Bài tập 1: Nên - Không nên:
Ảnh 1: Nên 	 Không nên
Ảnh 2: Nên 	 Không nên
 Ảnh 3: Nên	 Không nên
	Ảnh 4: Nên Không nên
 Ảnh 5: Nên Không nên 
Ảnh 6: Nên Không nên
* Bài tập 2: Sai – đúng: Gạch bỏ các hành động không đúng:
Ảnh 1
Ảnh 2
Ảnh 3
Ảnh 4
Có rất nhiều các dạng bài tập trắc nghiệm phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, có thể cho trẻ trải nghiệm thực tiễn hoặc thông qua các bài tập để trẻ nhận thức rõ hơn những việc nên làm hay không nên làm, các nguy hại của các việc làm sai để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Từ đó, trẻ hình thành các thói quen, hành động đúng, tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm phòng tránh tai nạn thương tích. 
Sau khi áp dụng biện pháp giúp trẻ phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động ở trường mầm non, tôi thấy trẻ lớp tôi có kiến thức và kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân; Có phản ứng nhanh, kịp thời với những nguy cơ xảy ra tai nạn xung quanh trẻ. Kết quả cụ thể như sau:
Tổng số trẻ
Trẻ có phản xạ nhanh
Trẻ phản xạ chậm
Trẻ chưa có
phản xạ
35 trẻ 
20 trẻ = 60%
13 trẻ = 35%
2 trẻ = 5 %
3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ:
Gia đình là trường học đầu tiên giúp trẻ học làm người, trường mầm non là môi trường thứ hai giúp trẻ hình thành nhân cách toàn diện. Chính vì vậy, gia đình và nhà trường sẽ là hai ngôi nhà thân yêu nhất để trẻ được học tập, vui chơi và được cả tình yêu thương.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển số lượng con cái trong mỗi gia đình ít thì đa số phụ huynh rất quan tâm, lo lắng cho con cái, họ thường bao bọc trẻ và loại bỏ tất cả các nguy cơ không an toàn cho con mà bỏ qua việc hướng dẫn cho trẻ biết phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân nên cha mẹ rời mắt khỏi con chỉ trong tích tắc là tai nạn đã xảy ra. Để giúp giảm thiểu và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ được tốt, tôi thiết nghĩ chỉ một mình giáo viên thôi chưa đủ mà phải phối kết hợp với phụ huynh để cùng thực hiện phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã mạnh dạn trao đổi với các bậc phụ huynh thực hiện tốt việc đưa đón trẻ đúng giờ để đảm bảo an toàn cho trẻ, không nhờ người lạ đón hộ và không cho trẻ dưới 10 tuổi đón trẻ. Yêu cầu phụ huynh thực hiện tốt việc đón trả trẻ theo đúng nội quy, quy định của nhà trường. Trong các giờ đón trả trẻ tôi luôn gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, khuyến khích phụ huynh sử dụng các thiết bị an toàn cho trẻ. Việc sử dụng các thiết bị an toàn sẽ giúp trẻ được an toàn hoặc nếu bị tai nạn thương tích xảy ra và hậu quả thương tích sẽ ở mức thấp nhất.
Bản thân tôi luôn lắng nghe ý kiến của phụ huynh và chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với họ. Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ khi gia đình yêu cầu.
Ví dụ: Khi đèo trên xe đạp thì xe đạp nên có chắn nan hoa, đi xe máy phải có mũ bảo hiểm. Với đồ dùng trong gia đình phải sắp xếp gọn gàng, phích nước phải có giá đỡ, không cho trẻ tự tắm một mình mà phải có sự giúp đỡ của người lớn, nền nhà tắm luôn giữ khô ráo, chống trơn, trượt.
Để ổ điện và thiết bị điện ở trên cao, ngoài tầm với của trẻ, che chắn ổ điện bằng nắp đậy, băng dính hoặc sử dụng ổ điện có thiết bị che chắn, có các biển báo cấm tại các ổ điện không cho trẻ chọc tay vào ổ điện, dùng các thiết bị điện an toàn tuyệt đối không dùng dây điện trần (dây không có nhựa bọc) để mắc điện trong nhà, không dùng dây điện không có phích mà cắm trực tiếp vào ổ, những đồ điện không dùng tới nên rút phích cắm. Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của hệ thống dây điện và các thiết bị điện. Cho trẻ chơi ở những nơi an toàn, tránh xa các trạm biến áp, cột điện, đường dây cao thế
Ảnh ổ điện có biển báo cấm.
Ngoài ra, tôi còn sưu tập và viết bài tuyên truyền về một số nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ và cách phòng tránh theo từng chủ đề dán vào bảng tuyên truyền và phát cho phụ huynh tham khảo (đảm bảo an toàn khi trẻ ở nhà) để phụ huynh nắm được. Từ đó, các bậc phụ huynh cùng có biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Ví dụ: Khi học đến chủ đề “Động vật” tôi thông báo với các bậc phụ huynh giáo dục trẻ không đến gần chó, mèo, tổ ong hoặc chủ đề “Gia đình” tôi yêu cầu phụ huynh giúp trẻ nhận biết các đồ dùng có thể gây nguy hiểm với trẻ (ổ điện, bếp ga, phích nước,) và hướng dẫn phụ huynh cách xử lý khi trẻ bị bỏng, điện giật.
Khi cho trẻ tắm ở bồn, chậu lớn cần phải có sự giám sát, hướng dẫn của phụ huynh để phòng tránh ngạt, đuối nước cho trẻ. Không cho trẻ chơi gần ao, hồ, mương nước; không cho trẻ tắm sông, tắm ao. 
Không nên sử dụng cồn, bếp gần nơi vui chơi của trẻ để phòng bỏng.
Không cho trẻ chơi đùa trong bếp
Xây dựng nội dung giáo dục và hướng dẫn kĩ năng sống, kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà đưa cho phụ huynh để cùng phối hợp thực hiện. Để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tôi thông qua các bài tuyên truyền:
Bài tuyên truyền với phụ huynh.
Khi phụ huynh có nhận thức đầy đủ về các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tôi thấy kĩ năng sống của trẻ phong phú hơn, phản xạ nhanh hơn với các tình huống xảy ra vì được cha mẹ chỉ dạy. Hiểu được điều đó, tôi kịp thời điều chỉnh và phối hợp với phụ huynh chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Tìm hiểu và trao đổi với phụ huynh các dạng bài tập trắc nghiệm, các tình huống giả tưởng, tình huống đúng – sai để dạy trẻ.
Bài tập xử lý tình huống
Một số bài tập xử lý tình huống nâng cao kĩ năng sống của trẻ.
 Như vậy, thông qua việc giúp các con phòng chống tốt các tai nạn thương tích ở trẻ 3 - 4 tuổi đã phần nào hình thành thái độ và hành vi tích cực, thích nghi phù hợp cần thiết để giúp trẻ có thể xử lý tốt các tình huống trong cuộc sống. Giáo dục kĩ năng sống cho các con nhằm đạt mục tiêu trang bị cho trẻ những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp tạo cơ hội thuận lợi trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
Qua việc phối hợp với phụ huynh về việc đảm bảo an toàn cho trẻ, tôi thấy 100% trẻ lớp tôi biết tự bảo vệ và phòng tránh tai nạn thương tích, kĩ năng xử lý tình huống nhanh: biết chạy khỏi nơi nguy hiểm, không sờ vào ổ điện,...Đó là một niềm vui lớn không chỉ của tôi mà còn của phụ huynh và cả các con trong lớp.
IV. KẾT QUẢ SÁNG KIÊN:
	Sau khi áp dụng đề tài: “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4tuổi ở trường mầm non” vào thực tế lớp tôi trong thời gian nghiên cứu tôi đã thu được kết quả như sau:
1. Đối với giáo viên:
Bản thân tôi thường xuyên phối hợp với nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể.
Thường xuyên nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ, đề phòng những tai nạn cho trẻ có thể xảy ra tại gia đình, khi cho trẻ đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà.
Bản thân được củng cố và nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ đồng thời rèn luyện cho mình tính cẩn thận, chu đáo.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể xác lẫn tinh thần trong thời gian trẻ ở trường. Không có trẻ nào bị mất an toàn khi ở trường.
Thực hiện tốt thông tư 13/2010/TT-BGD&ĐT về việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Tạo được niềm tin đối với nhà trường cũng như với phụ huynh.
2. Đối với trẻ:
	Có một số kiến thức, kỹ năng nhận biết, phòng tránh tai nạn thương tích như: Khi mệt biết gọi cô, không trèo ghế cao, sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng quy định, không ra đường một mình, do đó trong năm học không có trường hợp tai nạn nào xảy ra đối với trẻ ở lớp cũng như ở nhà.
	Trẻ biết đoàn kết, nhường nhịn khi tham gia các trò chơi. Nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh của trẻ tốt, trẻ khỏe mạnh. 
Kết quả cụ thể như sau:
Nội dung đánh giá
Đầu năm: 35 trẻ
Cuối năm: 35 trẻ
Trẻ có kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích.
9/35 trẻ = 30%
33/35 trẻ = 90%
Trẻ chưa có kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích.
26/35 trẻ = 70%
35 trẻ = 10%
	Với kết quả trên đã làm tăng thêm sự tự tin cho tôi mỗi khi đến lớp. Từ đó, thôi thúc tôi tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng đề tài giúp trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non phòng tránh tốt các tai nạn thương tích.
3. Đối với phụ huynh:
	Phụ huynh tin tưởng và thường xuyên trao đổi, thảo luận với giáo viên về các biện pháp phòng tránh tai nạn cho trẻ.
Phụ huynh luôn quan tâm đến việc tạo môi trường và kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà.
 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận: 
	 - Ý nghĩacủa sk: Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế tục những truyền thống quý báu của dân tộc. Vì vậy, toàn xã hội cùng chung tay chăm sóc - giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.	
	-Nhận định chung: để làm được điều đó, các cô giáo mầm non và gia đình trẻ phải quan tâm sát sao trong việc xây dựng môi trường an toàn, thân thiện với trẻ. Giảm thiểu các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ. Mặt khác, phải tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ để có những giải pháp nhanh chóng, kịp thời điều chỉnh chương trình phù hợp, có lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non theo độ tuổi.
	Giáo viên phải luôn theo sát trẻ, khắc phục khó khăn và có những biện pháp mới giảm thiểu các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ. 
	Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để dạy trẻ biết các kiến thức, các kĩ năng 
phát hiện và phòng tránh thương tích.	
	- Bài học kinh nghiệm: giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, thường xuyên lựa chọn nội dung phù hợp, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trẻ.
	Với trách nhiệm, lương tâm của người giáo viên tôi đã hiểu sâu hơn về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Nhờ đó mà trẻ được cung cấp kiến thức, hình thành được những thói quen, hành vi, cách tự bảo vệ, biết tránh những nguy hiểm có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ. Với đề tài này tôi được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao, phụ huynh tin tưởng.
2. Khuyến nghị:
	Để trẻ được sống trong môi trường an toàn, không có tai nạn thương tích thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, tôi mong muốn và khuyến nghị: 
* Phòng Giáo dục và Đào tạo:
	Đầu tư cơ sở vật chất giúp trẻ được học tập, vui chơi trong điều kiện rộng rãi, an toàn.
	Phòng giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ để giáo viên được củng cố kiến thức và có điều kiện trau dồi kinh nghiệm.
	Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề nhằm nâng cao kinh nghiệm, kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. 
* Ban giám hiệu nhà trường: 
Ban giám hiệu cùng các cấp lãnh đạo phường sửa chữa tường bao, hàng rào,... để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Đầu tư cơ sở vật chất, các tranh ảnh truyền thông về phòng tránh tai nạn cho trẻ.
Cử giáo viên đi học các lớp tập huấn phòng tránh tai nạn thương tích và sơ cứu khi trẻ bị tai nạn.
	Trên đây là một số kinh nghiệm về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ từ 3 - 4 tuổi mà tôi đã nghiên cứu. Với sáng kiến này có thể áp dụng được với trẻ 3 - 4 tuổi trong các trường mầm non. Song tôi tự nhận thấy còn phải học hỏi nhiều hơn nữa để có thể áp dụng vào những năm tiếp theo. Vậy tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi ngày càng thực hiện tốt hơn công việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh” - Tác giả: Lê Tiến Thành do NXB giáo dục xuất bản năm 2011.
2. Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
3. Các tập san, tạp chí giáo dục.
4. Bộ sách dạy trẻ 4 - 5 tuổi kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích - Nhà xuất bản Đồng Nai. 
5. Tư vấn ứng xử sư phạm với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Tác giả: Vũ Mạnh Quỳnh. Nhà xuất bản Thời Đại. 
6. Tuyển tập truyện, thơ, câu đố mầm non. Nhà xuất bản Giáo Dục.
7. Một số bài tuyên truyền về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại các cơ sở y tế.
8. Nguồn tư liệu ảnh Internet.

File đính kèm:

  • docGD mau giao_Ta Ha_MN Hoa Thuy Tien.doc
Sáng Kiến Liên Quan