SKKN Biện pháp giáo dục học sinh THCS phát huy khả năng tự tin của bản thân vào học tập, công việc của cá nhân và tập thể

THỰC TRẠNG:

Tổng số học sinh khối 6 7 8 9 là: 418 em được chia thành 12 lớp.

Giáo dục công dân (GDCD) là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên ở trường THCS môn học này cũng bị xem là môn phụ, chưa thực sự thu hút sự đam mê, yêu thích của học sinh.

Vì trường ở vùng nông thôn nên đa phần các em chưa được rèn tính tự tin mặc dù năng lực các em vốn có nhưng khi tham gia hay cần thể hiện trước đám đông, trong các cuộc thi thì các em không làm được.

1. Thuận lợi:

- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa.

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường.

- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí đồng nghiệp.

- Nhà trường có đầy đủ phương tiện trang thiết bị phục vụ cho dạy học.

- Giáo viên được phân công giảng dạy đúng chuyên môn.

 - Nhà trường phân chia lớp theo trình độ của học sinh.

 - Đa số các em học sinh ngoan, lễ phép một số em tỏ ra thích học môn GDCD.

- Nhiều em rất năng động, nhiệt tình, rất tự tin vào khả năng của bản thân, tham gia phong trào thi đua của trường, lớp.

2. Khó khăn:

 - Học sinh còn lười học, học trước quên sau.

 - Ý thức học tập của nhiều học sinh có biểu hiện chưa tốt.

 - Học sinh đến lớp ít thuộc bài và làm bài ở nhà

 - Trong giờ học học sinh còn thụ động, thiếu tự tin phát biểu xây dựng bài.

 - Trường phát động nhiều phong trào thi đua nhưng các em còn rụt rè, nhút nhát, tự ti, thiếu tự tin vào bản thân.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục học sinh THCS phát huy khả năng tự tin của bản thân vào học tập, công việc của cá nhân và tập thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC HỌC SINH THCS PHÁT HUY KHẢ NĂNG TỰ TIN CỦA BẢN THÂN VÀO HỌC TẬP, CÔNG VIỆC CỦA CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ
 Trịnh Bích Phương
Giáo viên trường THCS Phong Thạnh Đông
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, giáo dục và đào tạo đã có nhiều bước phát triển mới cả về chất và lượng, tạo ra một nền tảng vững chắc để đất nước đi lên hùng mạnh sánh vai với các nước trên thế giới. Giáo dục - đào tạo luôn phấn đấu để đạt tới một nền giáo dục tiên tiến nhằm đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, tự chủ, tự tin, có năng lực để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đáp ứng được các nhu cầu của một xã hội mới.
	Do xu thế phát triển mới của thời đại, việc mở rộng quan hệ với bên ngoài một mặt góp phần phát triển đất nước bên cạnh đó cũng có một số bộ phận học sinh trong đó có học sinh THCS do chưa hiểu biết đầy đủ nên đã có một số biểu hiện vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, tham gia vào các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, gia đình, nhà trường, xã hội cần phải quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho các em học sinh ở bậc trung học phổ thông nói chung và THCS nói riêng.
	Qua thực tế cho thấy việc dạy học môn GDCD không chỉ đơn giản là truyền thụ tri thức mà phải tổ chức cho HS hoạt động. Qua hoạt động hình thành cho các em tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật và hình thành hành vi, thói quen đạo đức, ý thức pháp luật ở mỗi HS và đặc biệt là phát huy khả năng tự tin của bản thân vào công việc, học tập của bản thân học sinh trong cuộc sống hằng ngày. Bản thân tôi qua thực hiện giảng dạy môn GDCD ngoài việc giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh và đặc biệt là khả năng tự tin cao vào bản thân của mình trong cuộc sống, trong học tập, trong công việc. Vì vậy, tôi chọn biện pháp: “Giáo dục học sinh THCS phát huy khả năng tự tin của bản thân vào học tập, công việc của cá nhân và tập thể” để làm đề tài nghiên cứu của mình trong năm học 2020 - 2021.
II. THỰC TRẠNG:
Tổng số học sinh khối 6 7 8 9 là: 418 em được chia thành 12 lớp. 
Giáo dục công dân (GDCD) là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên ở trường THCS môn học này cũng bị xem là môn phụ, chưa thực sự thu hút sự đam mê, yêu thích của học sinh. 
Vì trường ở vùng nông thôn nên đa phần các em chưa được rèn tính tự tin mặc dù năng lực các em vốn có nhưng khi tham gia hay cần thể hiện trước đám đông, trong các cuộc thi thì các em không làm được.
1. Thuận lợi:
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường.
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí đồng nghiệp.
- Nhà trường có đầy đủ phương tiện trang thiết bị phục vụ cho dạy học.
- Giáo viên được phân công giảng dạy đúng chuyên môn.
 	- Nhà trường phân chia lớp theo trình độ của học sinh.
 	- Đa số các em học sinh ngoan, lễ phép một số em tỏ ra thích học môn GDCD.
- Nhiều em rất năng động, nhiệt tình, rất tự tin vào khả năng của bản thân, tham gia phong trào thi đua của trường, lớp.
2. Khó khăn:
 	- Học sinh còn lười học, học trước quên sau.
 	- Ý thức học tập của nhiều học sinh có biểu hiện chưa tốt.
 	- Học sinh đến lớp ít thuộc bài và làm bài ở nhà 
 	- Trong giờ học học sinh còn thụ động, thiếu tự tin phát biểu xây dựng bài.
 	- Trường phát động nhiều phong trào thi đua nhưng các em còn rụt rè, nhút nhát, tự ti, thiếu tự tin vào bản thân.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Qua khảo sát từ tuần thứ 2 của năm học 2020-2021 về phát huy khả năng tự tin của bản thân đối vói học sinh
Tổng số
HS tự tin
HS thiếu tự tin
418 em
305 em (73%)
113 em (27%)
Qua khảo sát ta thấy tỉ lệ HS thiếu tự tin là 113 em (27%), tỉ lệ còn khá cao cho thấy các em còn rụt rè, nhút nhát, tự ti, thiếu tự tin vào bản thân
2. Một số kỹ năng cụ thể giúp học sinh phát huy khả năng tự tin của bản thân
2.1. Kỹ năng thuyết trình:
 	- Thuyết trình giờ đây không còn là chuyện của riêng nghề diễn giả mà đã trở thành một phần kỹ năng thiết yếu của cuộc sống. Từ nhà lãnh đạo, nhân viên cho đến sinh viên, học sinh cũng đều trải qua nhiều tình huống phải nói chuyện, linh hoạt trước đám đông hay một nhóm người. Thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm cần thiết để thành công, hay nói cách khác những người thành công là những người có kỹ năng thuyết trình tốt. Nhưng không phải ai cũng tự tin để thuyết trình. Những người mới thuyết trình chia sẻ rằng cảm giác chung khi đứng trước nhiều người là run, mất tự tin, sợ bị nói sai, sợ nói không hay, bị ấp úng, ngồi dưới thì nghĩ ra rất nhiều nhưng đứng lên trên thì hồn vía bay đi đâu không rõ Không chỉ riêng người trẻ mà rất nhiều người lớn tuổi, đặc biệt là các em học sinh THCS cảm giác run sợ, rụt rè càng cao, không dám đứng lên phát biểu ý kiến hay trình bày kết quả làm việc của cá nhân hay tập thể của mình làm ra sản phẩm.
	- Các bước cơ bản để hình thành và phát huy kỹ năng thuyết trình tốt cho người học sinh:
	+ Bước 1: Lên kế hoạch
	+ Bước 2: Chuẩn bị tài liệu sẵn sàng cho bài thuyết trình của bản thân
	+ Bước 3: Thực hành trước ở nhà hay đứng trước gương.
	+ Bước 4: Tiến hành diễn thuyết, trình bày trước mọi người (trước lớp)
- Muốn thực hiện tốt kỹ năng thuyết trình, trước tiên người học sinh cần phải học hỏi kinh nghiệm của thầy cô giáo dạy mình qua từng bộ môn, học hỏi giữa các em học sinh với nhau, qua truyền thông cũng như thông tin đại chúng.dần dần hình thành kỹ năng tự tin vào bản thân, không nhút nhát, rụt rè trước các bạn cũng như thầy cô giáo. Có như vậy các em mới phát huy được khả năng tự tin vào bản thân mình trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
2.2. Kỹ năng giao tiếp:
Khuyến khích phát huy kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Để học sinh có khả năng giao tiếp tốt thì rất cần sự luyện tập hằng ngày trong quá trình học tập. Chính vì vậy yêu cầu cần có các mô hình lớp học có thể tạo môi trường thuận lợi rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh THCS bằng việc luyện tập thường xuyên. 
Đối với lớp học, để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học cơ sở, giáo viên sẽ là người đánh giá và phân loại học sinh với các mức độ về khả năng giao tiếp và học tập. Sau đó giáo viên sẽ phân chia các bạn học sinh vào các nhóm với những khả năng và lợi thế riêng của mỗi bạn từ đó có thể làm việc,trao đổi và kết hợp với nhau để hoàn thành công việc được giao. Đây sẽ là cơ hội để các bạn học sinh chủ động học hỏi được kỹ năng làm việc nhóm và biết đưa ra những ý kiến, sự thuyết phục của mỗi cá nhân trong nhóm.
Việc khuyến khích, động viên các bạn học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể là điều vô cùng cần thiết. Đối với những câu trả lời chưa đạt yêu cầu sẽ được giáo viên nhân xét và khuyến khích các bạn cố gắng hơn nữa trong các lần tiếp theo. Để học sinh có được kỹ năng giao tiếp tốt thì những ngày bắt đầu chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, phương pháp khuyến khích học sinh tự tin nêu ra ý kiến của mình là điều vô cùng cần thiết.
Trường học và những phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp. Trường học tạo điều kiện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh THCS qua việc thành lập các câu lạc bộ theo sở thích, năng khiếu của các bạn học sinh. Các câu lạc bộ với các lĩnh vực như: văn nghệ, vẽ tranh, bóng đá, cờ vua
Việc tổ chức hoạt động các câu lạc bộ này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để các bạn học sinh có thể thể hiện tài năng và niềm yêu thích của mình. Không những thế, khi sinh hoạt trong các câu lạc bộ sẽ giúp các bạn rèn luyện được kỹ năng giao tiếp trong môi trường có phạm vi lớn hơn lớp học. Các bạn học sinh có thể học được các kỹ năng giao tiếp tốt hơn trong môi trường này.
Việc luyện tập hằng ngày trong các tiết học hay qua sinh hoạt trong các câu lạc bộ sẽ là phương pháp vô cùng hiệu quả để rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh THCS. Tự tin giao tiếp trong lớp học giúp các bạn học sinh cũng sẽ có được các kỹ năng cần thiết để giao tiếp tốt trong các môi trường khác nhau.
Động viên khen thưởng nhanh chóng là cách rèn kỹ năng giao tiếp tốt. Những lời khen, sự động viên sẽ có sức mạnh rất lớn để tạo ra kết quả tích cực. Để rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thì một trong những phương pháp hiệu quả là khen thưởng và động viên kịp thời đối với các bạn học sinh có cố gắng và tự tin giao tiếp đạt được những kết quả cao. Đây sẽ là động lực vô cùng lớn để các bạn học sinh thi đua tích cực trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học
2.3. Kỹ năng thích nghi nhanh và cập nhật thông tin:
Học sinh bước vào THCS sẽ có sự thay đổi hoàn toàn về cách tiếp thu kiến thức mới, cách xử lí thông tin, giải quyết một vấn đề nào đó đặt ra cũng phải nhanh hơn và có sự suy nghĩ sâu sắc hơn so với cấp tiểu học. Vì vậy cần phải có sự thích nghi thay đổi nhanh chóng bản thân để phù hợp với môi trường học tập mới với nhiều thầy cô mới, môn học mới, bạn bè mới, để bản thân không bị bỏ lại phía sau nên các em học sinh THCS cần có sự thay đổi nhanh chóng để thích nghi với môi trường học tập mới.
	Quá trình học tập của học sinh cần phải được cập nhật kiến thức mới liên tục, cập nhật nhiều thông tin xã hội, đời sống, khoa học, kỹ thuật mới giúp bổ ích cho quá trình học tập cũng như kiến thức trong đời sống thực tiễn sau này cho chính bản thân của người học sinh.
	Nhu cầu của việc xử lý thông tin nhanh là vấn đề thiết yếu của quá trình học tập đòi hỏi sự thích nghi, tập hợp cũng như khả năng cập nhật những thông tin cần thiết cho việc học tập, trao dồi kiến thức mới. Muốn làm tốt nhiệm vụ học tập của cấp THCS, học sinh cần có sự thay đổi, thích nghi với môi trường học tập mới, có sự cạnh nhau về việc học cao hơn so với cấp tiểu học. Vì vậy, việc thích nghi nhanh giúp cho các em tự hoàn thiện khả năng của mình. Một số em không thích nghi với môi trường học tập mới, cũng như không cập nhập thông tin mới dẫn tới việc học tập không theo kịp các bạn có sự thích nghi nhanh chóng và chịu kho cập nhật thông tin cho bản thân.
	2.4. Kỹ năng làm việc nhóm:
	Hẳn trong tất cả chúng ta đã nghe về câu chuyện bó đũa hay câu tục ngữ “một cây làm chẳng lên non; Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Vậy bạn đã biết cách phát huy tối đa thế mạnh của mỗi thành viên để mang đến hiệu quả cao nhất trong các công việc đội nhóm. 
	Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh THCS đặc điểm tâm sinh lí có nhiều sự thay đổi. Việc áp dụng các phương pháp dạy học mới đòi hỏi sự hợp tác tích cực giữa các em học sinh nên cần sự phối hợp nhuẫn nhuyễn đối với nhau qua từng môn học, tiết học khác nhau. Các em cần phải nâng cao khả năng làm việc cá nhân một cách hiệu quả nhất, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được đặt ra trong nhóm về một công việc nào đó đòi hỏi khả năng tự tin, độc lập làm việc của từng cá nhân để hoàn thành tốt công việc chung của tập thể.
	Hình thành kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp cho từng cá nhân tự hoàn thiện khả năng, cũng như kỹ năng hoạt động độc lập và hoạt động tập thể của học sinh dần được tích lũy về kinh nghiệm cũng như sự tự tin hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân mình khi được tập thể giao cho thực hiện một nhiệm vụ nào đó.
	Việc hình thành tốt kỹ năng này sẽ càng giúp ích thêm cho các em về sau trong học tập cũng như công việc sau nay. Giúp các em tự tin hơn về kiến thức, kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết trình hay các kỹ năng giao tiếp trong các cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề nào đó. Nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của tự tin trong cuộc sống cũng như kỹ năng làm việc nhóm của từng cá nhân học sinh cần phải đạt được để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội kinh tế thị trường.
2.5. Ứng dụng vào một tiết học thực tế:
Bài 11: TỰ TIN
Đối với bài này, tôi thấy rằng đây không phải là bài dễ, làm thế nào để cho học sinh chiếm lĩnh được tri thức đồng thời biết vận dụng nó vào thực tế cuộc sống là điều luôn làm cho tôi trăn trở và suy ngẫm. Để gây được sự hứng thú, ấn tượng cho học sinh tôi đã vận dụng các biện pháp tích cực trong giờ dạy của mình. Tuy nhiên yếu tố không thể thiếu làm cho tiết dạy thành công đó chính là sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả.
Để "Đặt vấn đề" tôi lấy câu chuyện "Trịnh Hải Hà và chuyến du học Singapo".
Tôi gọi 1 học sinh lên kể câu chuyện này cùng với các hình ảnh liên quan:
Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin-Ga- Po.
Để học sinh hiểu rõ hơn về tự tin là gì? Tôi cho học sinh đóng tiểu phẩm "Chuyện nhỏ" thông qua câu chuyện học sinh phân biệt được tự tin với tự cao, tự đại và tự ti.
Hơn nữa, học sinh còn rèn được khả năng về ngôn ngữ, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình và của cá nhân. Ngoài ra học sinh còn được nhận xét về phần trình bày của các nhóm khác. Từ đó tạo được sự say mê, hứng thú của học sinh trong bài dạy.
Để từ đó học sinh rút ra được biểu hiện của đức tính tự tin. Đó chính là hành động cương quyết, dám nghĩ dám làm; chủ động trong mọi việc.
Tiếp theo tôi đưa hình ảnh Nguyễn Ái Quốc và con tàu Đô đốc Latouche- Tréville ở bến cảng Nhà Rồng, Sau đó tôi đặt câu hỏi: Hình ảnh trên gắn liền với câu chuyện cảm động nào về Bác. Em hãy kể lại câu chuyện đó? Thông qua phần này học sinh nhớ lại câu chuyện và được đứng trước lớp thể hiện mình, đồng thời rèn luyện được đức tính tự tin cho bản thân.
Sau đó tôi hỏi: Thông qua câu chuyện em học tập được đức tính gì của Bác? Sau đó tôi chốt lại vấn đề.
Tôi lại đưa hình ảnh tiếp theo về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, tôi đặt câu hỏi: "Em biết gì về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí" hãy kể lại câu chuyện. 
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký “Nhà giáo ưu tú”
Thông qua phần này giúp những học sinh đã tự tin rồi phát huy hơn nữa, còn những bạn chưa tự tin sẽ mạnh dạn hơn, dám thể hiện mình, tin vào khả năng của bản thân mình.
Để tạo được sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học, phần kiến thức học sinh chưa hiểu biết và có thái độ muốn tìm hiểu, muốn vậy kiến thức mà tôi truyền tới cho học sinh "Nửa kín, nửa hở" tạo sự thú vị cho học sinh.
Tôi đưa ra bản đồ tư duy về nội dung bài học, một số nội dung còn thiếu yêu cầu học sinh điền vào đó.
Thông qua phần này học sinh có thể khái quát lại toàn bộ nội dung bài đã học và có dịp ghi nhớ lại nội dung đó. Sau đó học sinh lên bảng trình bày phần nội dung còn thiếu và chốt lại nội dung bài học.
Ở mục luyện tập tôi đã cho học sinh xử lý tình huống liên quan đến bài học, chẳng hạn như: "Trong giờ kiểm tra toán, cả lớp đang chăm chúc làm bài. Hân làm bài xong nhìn sang bên trái thấy bài của Hoàng không giống bài của mình, Hân đã xóa đáp án cũ thay vào đó là đáp án mới giống của Hoàng. Hân nhìn sang phải, thấy Tuấn làm khác với mình. Đáp án vừa mới ghi Hân vội xóa đi và ghi lại thì trống báo hiệu hết giờ, cô giáo đã đi thu bài".
Sau đó tôi đặt câu hỏi "Em có nhận xét gì về hành vi của Hân?" và tôi chốt, nhấn mạnh: Cần phải tin vào khả năng của bản thân, không được hoang mang dao động.
Tiếp theo, tôi cho HS kể về những tấm gương thể hiện tốt đức tính tự tin trong học tập của học sinh Trường THCS ...
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua quá trình thực hiện biện pháp: “Giáo dục học sinh THCS phát huy khả năng tự tin của bản thân vào học tập, công việc của cá nhân và tập thể” đối với môn GDCD. Qua khảo sát lại tuần 30 đạt được kết quả sau:
Tổng
HS tự tin
HS thiếu tự tin
418 em
403 em (96,4%)
15 em (3.6%)
Qua việc áp dụng phương pháp trên tôi nhận thấy HS có hứng thú hơn trong việc học một bài học khô khan, luôn mang tính giáo dục một cách tích cực và sáng tạo, lớp học sôi nổi và có chất lượng hơn rất nhiều so với trước đây. Qua đó các em đã khắc phục được tính rụt rè, nhút nhát, tự ti, tự tin hơn vào bản thân, công việc, tham gia vào các hoạt động của trường, lớp rất nhiệt tình.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thông qua việc áp dụng phương pháp này tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
	- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết thực tế về các vấn đề mà các em đang tìm hiểu trong chương trình Giáo dục công dân nó đã và đang diễn ra như thế nào xung quanh cuộc sống của các em.
	- Giúp các em nhận thức đúng vai trò, xác định được phạm vi hành động, từ đó điều chỉnh được hành vi của mình.
	Đồng thời qua phương pháp liên hệ thực tế chúng ta có thể thấy một số tác động nổi bật của nó như:
	+ Thông qua việc đưa các thông tin thực tế vào bài dạy, giáo viên để học sinh đưa ra được những nhận xét, kết luận về các hành vi, sự kiện hay những tấm gương điển hình.
	+ Từ những thông tin giáo viên đưa ra học sinh biết liên hệ vấn đề liên quan đến bài học tại địa phương mình.
	+ Cuối cùng, các em biết vận dụng vào bản thân mình, tuyên truyền, động viên mọi người trong gia đình, ngoài cộng đồng xã hội cùng thực hiện.
Trên đây là biện pháp “Giáo dục học sinh THCS phát huy khả năng tự tin của bản thân vào học tập, công việc của cá nhân và tập thể” mong quý lãnh đạo, quý thầy cô nhận xét góp ý cho biện pháp này hoàn thiện hơn, trân thành cám ơn!
VI. KIẾN NGHỊ:
Không có kiến nghị 
 Phong Thạnh Đông, ngày 15 tháng 04 năm 2021 
Người viết
 Trịnh Bích Phương
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Phong Thạnh Đông xác nhận: Biện pháp “Giáo dục học sinh THCS phát huy khả năng tự tin của bản thân vào học tập, công việc của cá nhân và tập thể” của giáo viên: Trịnh Bích Phương áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
 Phong Thạnh Đông, ngày 26 tháng 04 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_thcs_phat_huy_kha_nang_tu_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan