SKKN Biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng kỹ năng đọc cho học sinh qua hoạt động đọc môn Tiếng Việt Lớp 4 (bộ sách Chân trời sáng tạo)

Thực tế cho thấy, những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Vì vậy, đọc thông, đọc một cách có ý thức sẽ giúp người đọc tiếp thu được nền văn minh của loài người, có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản để giao tiếp, bồi dưỡng tâm hồn và hình thành được một nhân cách toàn diện.

Cùng với các môn học khác trong chương trình lớp 4, hoạt động đọc góp phần trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, mở rộng vốn sống, khả năng tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Các bài đọc trong chương trình lớp 4 phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau, mở tầm nhìn xa rộng hơn so với các lớp dưới, góp phần cung cấp cho các em những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người, từ đó nâng cao trình độ văn hóa và phát triển nhân cách cho học sinh.

Để lĩnh hội được tri thức qua các bài đọc trong chương trình, đòi hỏi học sinh phải đọc thông, đọc một cách có ý thức. Vì vậy, trong quá trình dạy học, nếu đưa ra được những biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng đọc tốt, đọc một cách có ý thức thì chất lượng học đọc của học sinh sẽ được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường.

 

docx24 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng kỹ năng đọc cho học sinh qua hoạt động đọc môn Tiếng Việt Lớp 4 (bộ sách Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG TH.
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
“BIỆN PHÁP CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KỸ 
 NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG ĐỌC MÔN 
 TIẾNG VIỆT LỚP 4”
 (Bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
 Tác giả: 
 Trình độ chuyên môn: 
 Chức vụ: 
 Đơn vị công tác: 
 Năm học 2022-2023 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Trong Chương trình giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học, Tiếng Việt là môn 
học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực 
hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng 
là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn cơ bản làm cơ sở cho 
học sinh học tốt các phân môn khác của môn Tiếng Việt nói riêng cũng như các 
môn học khác trong chương trình tiểu học.
 Trong chương trình GDPT 2018, mục tiêu cần đạt được ở môn Tiếng việt 
cấp Tiểu học là giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu 
với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với 
cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học 
tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức 
thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh. 
Để đạt được mục tiêu này, bộ sách Chân trời sáng tạo đã xây dựng nội dung mới 
cho sách Tiếng Việt lớp 4. Theo đó, là một giáo viên giảng dạy trực tiếp môn học, 
tôi cũng cần tìm ra những phương pháp mới nhằm giúp cho học sinh nâng cao 
chất lượng học tập môn nói chung và cải thiện kỹ năng hoạt động đọc nói riêng.
 Hoạt động đọc lớp 4 tiếp tục rèn kĩ năng đọc cho học sinh với yêu cầu củng 
cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đồng thời tiến hành đọc diễn cảm và phát 
triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn. Bên cạnh đó, nội dung các bài đọc trong 
sách giáo khoa Tiếng Việt 4 phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm 
chất, sở thích, thú vui lành mạnhcủa con người thông qua ngôn ngữ văn học và 
những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân văn. Do đó, nó có tác dụng mở rộng 
tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình 
cảm và nhân cách cho học sinh.
 Xác định đúng vai trò của hoạt động đọc trong việc nâng cao chất lượng dạy 
học môn Tiếng Việt lớp 4 nói riêng và các môn học khác trong chương trình, trong 
những năm học vừa qua, công tác rèn kĩ năng đọc cho học sinh luôn được sự quan 
 1 - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
 - Phương pháp khảo nghiệm.
 - Phương pháp điều tra nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
 - Phương pháp thống kê toán học.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Thực tế cho thấy, những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, 
khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và cả những người đương thời 
phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Vì vậy, đọc thông, đọc một cách có ý thức 
sẽ giúp người đọc tiếp thu được nền văn minh của loài người, có khả năng chế 
ngự một phương tiện văn hóa cơ bản để giao tiếp, bồi dưỡng tâm hồn và hình 
thành được một nhân cách toàn diện. 
 Cùng với các môn học khác trong chương trình lớp 4, hoạt động đọc góp phần 
trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, mở rộng vốn sống, khả năng tư duy logic, 
tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách 
cho học sinh. Các bài đọc trong chương trình lớp 4 phản ánh nhiều lĩnh vực khác 
nhau, mở tầm nhìn xa rộng hơn so với các lớp dưới, góp phần cung cấp cho các 
em những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người, từ đó nâng cao trình độ văn 
hóa và phát triển nhân cách cho học sinh.
 Để lĩnh hội được tri thức qua các bài đọc trong chương trình, đòi hỏi học sinh 
phải đọc thông, đọc một cách có ý thức. Vì vậy, trong quá trình dạy học, nếu đưa 
ra được những biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng đọc tốt, đọc một cách có ý 
thức thì chất lượng học đọc của học sinh sẽ được nâng lên, góp phần nâng cao 
chất lượng học tập các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo 
phòng giáo dục cũng như sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đã tạo mọi điều 
kiện thuận lợi giúp giáo viên được bồi dưỡng nâng cao tay nghề bằng nhiều hình 
 3 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 b.1. Chuẩn bị cho giờ dạy
 Khâu chuẩn bị của giáo viên chính là nền tảng quan trọng, tạo ra sự khác biệt 
giữa một tiết học tốt và một tiết học xuất sắc. Đặc biệt, khi đề cập đến việc rèn kĩ 
năng đọc cho học sinh, khâu chuẩn bị trở nên hết sức cần thiết, vì nó định hình 
không chỉ mức độ hiểu biết mà còn cả sự yêu thích học sinh dành cho việc đọc. 
Đầu tiên và quan trọng nhất, giáo viên cần nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức, kỹ 
năng cần đạt cho mỗi bài học. Điều này bao gồm việc hiểu rõ những khái niệm, 
thông tin cần truyền đạt, cũng như cách thức để kích thích trí tưởng tượng và sự 
tò mò của học sinh. Các giáo viên cũng cần chắc chắn hiểu rõ mục tiêu học tập 
của mỗi bài học, từ đó xác định những kỹ năng cần phát triển và những kiến thức 
cần đạt được sau mỗi tiết học.
 Giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy các 
bài tập đọc thông qua các câu hỏi như: 
 + Trong bài vừa đọc học sinh dễ mắc những lỗi nào về phát âm? (đó thường 
là những tiếng khó, những chỗ ngắt nhịp khó, đặc biệt hoặc câu quá dài). 
 + Giọng điệu chung của cả bài như thế nào? Đoạn nào cần nhấn giọng, cần 
đọc diễn cảm, cần bộc lộ cảm xúc gì ?
 + Bài cần được đọc trong thời gian bao lâu? (xác định tốc độ).
 + Những từ ngữ nào cần được giải nghĩa, những nội dung nào cần hướng dẫn 
học sinh tìm hiểu?... 
 Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần xem xét, chuẩn bị hệ thống câu hỏi cuối mỗi 
bài để có sự điều chỉnh phù hợp với cách hiểu của mình về bài đọc cũng như phù 
hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng 
dạy học phục vụ cho giờ dạy, ví dụ đồ dùng trực quan như: tranh ảnh, vật thật, 
video, bảng phụ,...
 Ví dụ: Bài đọc “Những ngày hè tươi đẹp” - trang 10 SGK Tiếng việt 4 - bộ 
sách Chân trời sáng tạo - tập 1
 5 Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ 
học tập.
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng 
dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
 - Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn 
học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
 + Phương pháp dạy: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng 
vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
 + Đối với bài đọc này, tôi sẽ tiến hành chuẩn bị:
 - Tranh hoặc ảnh chụp một số món quà để thực hiện hoạt động khởi động.
 - Vật thật hoặc tranh ảnh: cây cỏ chọi gà, hòn bi ve,
 - Bảng phụ ghi đoạn từ Vừa lúc hội bạn ở làng đến ở đình làng.
 - Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
 - Máy tính, máy chiếu.
 + Thời gian đọc: Từ 2 - 3 phút
 + Giọng đọc của bài được đọc như sau:
 - Giọng người dẫn truyện thong thả, vui tươi, nhấn mạnh ở những từ ngữ chỉ 
hoạt động, trạng thái và cảm xúc của nhân vật, từ ngữ gọi tên các món quà.
 - Giọng Điệp thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa.
 + Trong bài vừa đọc học sinh dễ mắc những lỗi về cách phát âm các từ khó 
như: lớn tướng, bịn rịn, hay cách ngắn nghỉ ở các câu như: “Sau cùng là Tuyết, 
nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng, dặn lên phố nướng ăn để nhớ mà về chơi 
với nhau”
 + Những từ ngữ cần giải nghĩa:
 - Bịn rịn: lưu luyến không muốn rời xa khi phải chia tay.
 - Cỏ chọi gà (còn gọi là cỏ gà, cỏ chỉ, cỏ ống): loại cỏ có thân rễ bò dài ở 
 7 Giáo viên hướng dẫn học sinh cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp 
giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. 
 Ví dụ: Khi đọc, không được tách một từ làm hai, không ngắt hơi: 
 “Mẹ bắc/ gầu tát bên sông
 Đợi gặt mùa vàng ấm/ áp”
 Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm, không đọc:
 “Bầu/ trời gieo mưa rồi nắng
 Cho gió hong những đám/ mây”
 (Trích bài đọc “Gieo ngày mới” - trang 18 SGK Tiếng việt 4 - bộ sách Chân 
trời sáng tạo - tập 1)
 Đối với những câu văn dài, để xác định đúng cách ngắt nghỉ trong câu khi đọc, 
giáo viên cần hướng dẫn học sinh căn cứ vào những đặc điểm sau: ý nghĩa của 
các từ, cụm từ trong câu và ý nghĩa của cả câu văn; diễn biến nội dung câu chuyện 
(bài đọc); đặc điểm, tính cách, thái độ, tình cảm, lời nói nhân vật; diễn biến tâm 
lí, cảm xúc khi đọc. Như vậy, ngoài việc ngắt, nghỉ ở các dấu câu còn có các 
trường hợp ngắt, nghỉ như: ngắt, nghỉ tâm lý; ngắt, nghỉ theo ý nghĩa; ngắt, nghỉ 
tình huống.
 Ví dụ: Bài đọc “Cô bé ấy đã lớp” - trang 26 SGK Tiếng Việt 4 - bộ sách 
Chân trời sáng tạo - tập 1
 “Trông thấy/ cây sấu nhỏ xinh trong vườn//, cả bọn/ trầm trồ bàn tán///. Ai 
 9 người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để cho người nghe hiểu kịp được. 
Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Vì vậy, để rèn kĩ năng đọc nhanh 
cho học sinh tiểu học, giáo viên thường hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng 
cách đọc mẫu.
 Đọc mẫu là một biện pháp có tác dụng nhất định trong quá trình dạy học hoạt 
động đọc ở tiểu học. Tuy nhiên, thực tế dạy học cho thấy, đến lớp 4, một số học 
sinh đã có kĩ năng đọc khá tốt (đọc lưu loát và bước đầu diễn cảm). Để phát huy 
tính tích cực và tạo hứng thú trong hoạt động đọc, giáo viên nên giao việc đọc 
toàn bài (làm mẫu) trước khi luyện đọc cho một hoặc hai học sinh đã đạt được 
trình độ đọc khá chuẩn mực (nếu có). Sau khi luyện đọc củng cố, trước khi tìm 
hiểu bài và luyện đọc ở mức cao hơn (đọc diễn cảm), giáo viên đọc mẫu toàn bài 
để vừa có ý “chốt” lại hoạt động trước (luyện đọc) vừa định hướng tiếp cho các 
hoạt động sau (tìm hiểu bài, đọc diễn cảm), hiệu quả rèn kĩ năng đọc nhanh cho 
học sinh vì thế sẽ cao hơn.
 b.2.3. Đọc thành tiếng để luyện đọc diễn cảm
 Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng 
giọng, cường độ giọngđể biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả gửi gắm 
trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối 
với tác phẩm. Kĩ năng đọc diễn cảm thường được luyện tập thông qua các văn bản 
nghệ thuật, sau khi học sinh đã đạt được những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc 
(đọc đúng, rõ ràng, rành mạch), đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa 
bài đọc.
 Đối với lớp 4, để giúp học sinh làm quen và từng bước hình thành kĩ năng đọc 
diễn cảm, giáo viên cần căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dẫn dắt, gợi 
mở học sinh tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc. Đối với văn bản nghệ 
thuật, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở 
học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, 
cảm xúc, tính cách nhân vậttrong bài. Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật, 
giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục 
 11

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_cai_thien_va_nang_cao_chat_luong_ky_nang_doc.docx
Sáng Kiến Liên Quan